Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam - 10

qua internet, với các lệnh nhỏ hơn giá trị tối thiểu, các nhà đầu tư phải đặt lệnh qua điện thoại hoặc trực tiếp đến quầy giao dịch của công ty chứng khoán. Ví dụ như quy định của Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (VCBS) vào thời điểm năm 2008 thì chỉ khi khách hàng đặt lệnh có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên thì khách hàng mới có thể đặt lệnh giao dịch qua internet. Quy định này của VCBS đã hạn chế rất nhiều lệnh của các nhà đầu tư không chuyên, vì chủ yếu họ là những nhà đầu tư nhỏ, số lượng giao dịch ít, giá trị giao dịch thấp.

Thứ ba, về việc chèn lệnh của CTCK, nhân viên CTCK

Luật chứng khoán quy định công ty chứng khoán có nghĩa vụ “ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty” [29, Điều 71, Khoản 4]. Tuy nhiên không phải bao giờ công ty chứng khoán cũng thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ở những công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh, tồn tại sự xung đột lợi ích giữa đặt lệnh của công ty chứng khoán và nhà đầu tư, việc công ty chứng khoán hưởng lợi từ vị thế thị trường, tranh mua tranh bán với nhà đầu tư không phải là một vấn đề mới. Công ty chứng khoán có rất nhiều lợi thế hơn nhà đầu tư. CTCK biết trước được xu thế giao dịch nên có thể mua bán trước để trục lợi. Trong giao dịch thì CTCK là chủ thể quyết định thứ tự nhập lệnh, có nhân viên tại các sàn giao dịch chứng khoán nên biết trước được quan hệ cung cầu đối với từng chứng khoán. CTCK kiểm soát được thời gian đặt lệnh của nhà đầu tư nghiệp dư, trong khi đó nhà đầu tư nghiệp dư lại không thể kiểm soát được thời gian đặt lệnh của công ty chứng khoán. Thực tế khi tiến hành kiểm tra thanh tra tại các CTCK, Ủy ban chứng khoán nhà nước cũng đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm liên quan đến thứ tự đặt lệnh ảnh hưởng đến nhà đầu tư. Ngày 2/6/2008 chủ tịch ủy ban chứng khoán nhà nước đã ký quyết định số 384/QĐ-UBCK xử phạt hành chính đối với công ty cổ phần chứng khoán sài gòn với mức tiền phạt 20 triệu do đã không tổ chức thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát ngăn ngừa xung đột lợi ích nội bộ công ty để cho một số nhân viên công ty thực hiện chèn lệnh của khách hàng.

Thứ tư, vấn đề kiểm tra tài khoản của khách hàng trước khi nhập lệnh bán chứng khoán vào hệ thống với khách hàng thực hiện việc chào mua công khai.

Theo quy định tại Thông tư số 194/2009/TT-BTC hướng dẫn chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng dạng đóng: “Kể từ thời điểm gửi đăng ký chào mua công khai đến khi hoàn thành đợt chào mua, bên chào mua không được thực hiện các hành vi: bán hoặc cam kết bán cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ mà mình đang chào mua” [3]. Tuy nhiên, trên thực tế đã có nhiều hành vi lợi dụng việc chào mua công khai để đẩy giá chứng khoán lên cao và “lén lút” bán chứng khoán của mình đang sở hữu nhằm trục lợi bất chính, và được sự hậu thuẫn của công ty chứng khoán. Điển hình hai vụ việc của bà Nguyễn Thị Kim Phượng và vụ việc của ông Trần Thái Hưng [Xem phụ lục 4].

Ở đây, nảy sinh một vấn đề là pháp luật chưa quy định rõ vai trò và trách nhiệm của CTCK trong quá trình thực hiện lệnh bán cho những đối tượng này mặc dù hành vi của các đối tượng trên đã gây thiệt hại đáng kể cho các NĐT trên TTCKTT. Đối chiếu các quy định của pháp luật, chưa có quy định cụ thể nào xác định rằng CTCK phải có trách nhiệm kiểm tra xem những khách hàng định bán chứng khoán có nằm trong diện chào bán công khai hay không. Ngoài ra, trong Nghị định 108/2013/TT-BTC về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK cũng không có quy định xử phạt về việc không kiểm tra của CTCK đối với việc bán chứng khoán của khách hàng đang chào mua công khai chứng khoán. Cho nên, vì lợi nhuận, các CTCK có thể chấp nhận dễ dàng việc nhập lệnh bán của các chủ thể chào mua công khai mà không sợ bị pháp luật xử lý

Thứ năm, về lỗi giao dịch trực tuyến của CTCK: Hiện nay giao dịch trực tuyến, hay đặt lệnh qua internet là cách thức sử dụng phổ biến nhất với các nhà đầu tư nghiệp dư. Bởi tính chất của loại giao dịch này rất thuận tiện cho họ, các nhà đầu tư nghiệp dư vừa có thể thực hiện hoạt động bình thường của họ ở nhà, ở nơi làm việc, vừa có thể theo dõi, cập nhật, đặt lệnh qua internet mà không phải ngồi bám sát tại các sàn hay các CTCK. Tuy nhiên do tính chất là mạng giao dịch trực tuyến, nên không thể tránh khỏi trường hợp mạng kết nối có vấn đề. Và khi CTCK có lỗi giao dịch trực tuyến xẩy ra, thì đồng thời sẽ gây những thiệt hại cho các nhà đầu tư của CTCK đó. Mới đây nhất là vụ việc của CTCP Chứng khoán VNDirect, chiều ngày 26.8.2014 bị

lỗi giao dịch gây thiệt hại đáng kể cho các nhà đầu tư không chuyên nghiệp [Xem Phụ lục 5: Lỗi giao dịch trực tuyến của CTCP Chứng khoán VNDirect].

Ta có thể dễ thấy, việc lỗi giao dịch trực tuyến ở công ty chứng khoán có thể gây ra một số hậu quả dễ nhìn thấy cho nhà đầu tư không chuyên nghiệp: Thứ nhất là, thấy tín hiệu bất thường từ một số mã chứng khoán do lỗi hệ thống gây ra, tạo tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư, nhiều NĐT tìm cách bán tháo các cổ phiếu đó hoặc các cổ phiếu khác vì thấy có những tín hiệu rất bất thường của thị trường. Tuy nhiên hết phiên giao dịch, họ mới được thông báo đó đơn thuần là lỗi giao dịch trực tuyến. Điều này đã làm nhiều nhà đầu tư bị những thiệt hại hoàn toàn có thể kiểm chứng được. Thứ hai là, việc lỗi giao dịch trực tuyến như vậy, làm CTCK bị ngắt kết nối giao dịch trực tuyến, các lệnh đặt của NĐT phải nhập vào hệ thống của sở giao dịch thông qua cách thủ công, bằng các đại diện sàn của CTCK ngồi tại Sở giao dịch. Với việc nhập lệnh thủ công, tốc độ lệnh được nhập vào thị trường rất chậm trễ. Thay vì hàng chục, hàng trăm nghìn lệnh được đưa vào hệ thống một cách nhanh nhất qua giao dịch trực tuyến mỗi buổi, ở đây với 4 - 5 đại diện sàn nhập lệnh hết tốc lực, một CTCK chỉ có thể xử lý được 4.000 - 5.000 lệnh, chưa kể tốc độ chậm và dễ mắc sai sót. Trong khi TTCK chỉ thay đổi một vài phút là đã có thể gây thiệt hại cho NĐT, không kể đến chuyện NĐT không thể biết được thời điểm nào lệnh của NĐT được đưa vào thị trường và có bị nhập sai hay không như với cách nhập lệnh thủ công của CTCK.

Giao dịch trực tuyến mang lại sự thuận tiện, linh hoạt cho NĐT nghiệp dư trong quá trình giao dịch; rút ngắn thời gian xử lý mỗi giao dịch; qua đó giúp NĐT không chuyên nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, giao dịch trực tuyến vẫn tiềm ẩn một số rủi ro phát sinh từ thiết bị, đường truyền hoặc bên thứ ba cung cấp dịch vụ ngoài sự kiểm soát như: lỗi kỹ thuật phát sinh từ hệ thống phần cứng, phần mềm; nguy cơ ngưng trệ hoạt động của hệ thống mạng do tắc nghẽn đường truyền, mất điện hoặc lỗi lập trình; máy tính có thể bị nhiễm virus làm ngưng trệ các hoạt động trao đổi thông tin trong mạng máy tính; lệnh giao dịch có thể bị treo, ngừng, trì hoãn hoặc có lỗi dữ liệu; việc nhận dạng Khách hàng có thể không chính xác, sai sót;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

bảng giá chứng khoán và các thông tin chứng khoán khác có thể có lỗi hoặc sai; mạng viễn thông dùng để đặt lệnh qua điện thoại, tra cứu thông tin giao dịch hoặc nhận thông báo có thể bị sự cố, quá tải hay nghẽn mạch; ngoài ra, tốc độ truy cập hệ thống có thể ảnh hưởng bất lợi bởi sự biến động của thị trường, lưu lượng truy cập internet cao, hiệu năng hệ thống hoặc các yếu tố khác ngoài tầm kiểm soát của CTCK [18].

Sự cố trong giao dịch trực tuyến là bất khả kháng, bởi vậy trong hợp đồng ký với nhà đầu tư khi mở tài khoản giao dịch, nhiều CTCK cũng thòng điều khoản “nhà đầu tư phải chấp nhận khả năng có sự cố xảy ra khi giao dịch trực tuyến”. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để tránh để xảy ra những sự cố này trong tương lai. Vụ việc của VNDirect vừa qua chỉ bị phạt cảnh cáo và đình chỉ giao dịch trực tuyến cho đến khi CTCK xử lý xong sự cố. Cách xử lý này theo học viên là quá nhẹ, chưa thể làm các CTCK nghiêm túc hơn trong việc kiểm tra và vận hành hệ thống của mình, giảm thiểu tối đa khả năng để xảy ra những tình huống tương tự trong tương lai có thể làm ảnh hưởng đến thị trường và quyền lợi của các nhà đầu tư nghiệp dư.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam - 10

(ii) Quyền được cung cấp thông tin

Các quy định về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên TTCKTT ở Việt Nam về quyền cung cấp thông tin được quy định ở Luật Chứng khoán, Luật doanh nghiệp, thông tư 52/2012/TT-BTC. Theo đó doanh nghiệp niêm yết phải thực hiện việc công bố thông tin theo ba mục là thông tin định kỳ (báo cáo tài chính quý, năm) thông tin bất thường (ngừng kinh doanh, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) và thông tin theo yêu cầu (Yêu cầu của Ủy ban chứng khoán nhà nước về việc công bố các thông tin có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà đầu tư, ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu). Về mặt pháp lý, các nội dung đều được thể hiện trong các khung pháp lý khá chặt chẽ mà ngay từ khi soạn thảo, các nhà làm luật đã tuân thủ các quy định chung để bảo vệ nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề này ở nhiều khía cạnh còn sơ khai, việc tuân thủ chưa chặt chẽ ở cả công ty đại chúng lẫn các thành viên thị trường, thể hiện ở nhiều giác độ.

Thứ nhất, các tổ chức niêm yết, CTCK, Công ty quản lý quỹ thường xuyên vi phạm các quy định về công bố thông tin:

Với tổ chức niêm yết các lỗi liên quan đến thông tin thường là chuẩn bị hồ sơ

thiếu chính xác, không bổ sung các sự kiện mới phát sinh, thời hạn không đúng theo quy định, phát hành không đúng nội dung trong bản đăng ký phát hành, bản cáo bạch không chi tiết…Các bản báo cáo tài chính chưa công bố đầy đủ thông tin mà nhà đầu tư cần và cơ quan quản lý yêu cầu. Hiện tượng các tổ chức niêm yết, CTCK, công ty quản lý quỹ cũng thường xuyên nộp báo cáo tài chính muộn, sự vi phạm việc công bố thông tin của các cổ đông nội bộ trong mua bán cổ phiếu quỹ… còn khá phổ biến. Chất lượng website chưa cao, chưa chú trọng kênh thông tin điện tử này tới đông đảo nhà đầu tư nhỏ lẻ. Trong năm 2013, UBCKNN đã tổ chức hơn 60 đoàn thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử phạt hơn 100 trường hợp vi phạm với tổng số tiền phạt hơn 7,7 tỷ đồng. Trong đó vi phạm cũng chiếm một nửa là liên quan đến chế độ báo cáo thông tin. Các lỗi liên quan đến chế độ báo cáo thông tin này thường là: Vi phạm của Công ty chứng khoán bao gồm: chậm công bố thông tin báo cáo tài chính năm đã kiểm toán, báo cáo tài chính quý, báo cáo thường niên,.. Vi phạm của công ty quản lý quỹ bao gồm: vi phạm không công bố thông tin, không báo cáo theo quy định... Các tổ chức niêm yết chủ yếu vi phạm về công bố thông tin liên quan đến việc không công bố về vi phạm giao dịch của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn, người liên quan, không báo cáo, không công bố thông tin trước khi giao dịch, không báo cáo thay đổi sở hữu của cổ đông lớn, chậm báo cáo kết quả giao dịch hoặc lý do không thực hiện giao dịch [48, tr.3]. Có những công ty chứng khoán tuân thủ việc công bố thông tin khá đều đặn, nhưng những thông tin liên quan đến xung đột lợi ích giữa công ty và khách hàng lại chưa kịp thời và chưa đầy đủ. Các thông tin về việc thực hiện các quy định về an toàn tài chính của công ty chứng khoán, về thực hiện quản lý công ty trong sổ sách chứng từ, về các quy định trong thực hiện đạo đức nghề nghiệp… chưa đầy đủ. Việc bưng bít thông tin, hoặc cố tình chậm công bố thông tin có thể gây ra những thiệt hại rất lớn cho các NĐT nghiệp dư.

Có rất nhiều những vụ việc thực tế liên quan đến việc lợi dụng việc không hoặc chậm báo cáo thông tin, gây thiệt hại cho NĐT, như chuyện lãnh đạo cao cấp ở nhiều doanh nghiệp thoái vốn trước khi công ty bị thua lỗ hay có nguy cơ phá sản đang diễn ra khá nhiều trên thị trường. Có thể kể đến chuyện ông Đinh Hồng Long, Chủ tịch Hội

đồng quản trị công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (SHN) và một số thành viên Hội đồng quản trị từ cuối năm 2011 đã âm thầm bán ra hàng triệu cổ phiếu, bán hết cổ phiếu quỹ. Đến cuối tháng 3, báo cáo tài chính quý IV/2011 của SHN chính thức công bố cho biết, công ty sắp phá sản. Hay chuyện Công ty chứng khoán Sacombank (SBS) đầu năm nay mới công khai chuyện thua lỗ cao hơn cả vốn chủ sở hữu trong khi ban điều hành đã bán xong toàn bộ cổ phiếu sở hữu trước đó. Chỉ đến khi sai phạm bị vạch trần, các nhà đầu tư mới biết thì tiền mất và không biết kêu ai.

Thứ hai, về việc công bố thông tin theo tháng của doanh nghiệp niêm yết: Việc công bố thông tin được Bộ tài chính quy định chi tiết trong thông tư 52/2012/TT- BTC Theo đó doanh nghiệp niêm yết phải thực hiện việc công bố thông tin theo ba mục là thông tin định kỳ, thông tin bất thường, và thông tin theo yêu cầu

Tuy nhiên điều nhà đầu tư nghiệp dư mong đợi nhất đó là quy định doanh nghiệp niêm yết phải công bố thông tin hàng tháng đã không được quy định. Với nhà đầu tư nghiệp dư có quan điểm đầu tư ngắn hạn thì đây là chỉ báo quan trọng để mua bán chứng khoán của doanh nghiệp niêm yết. Cần bổ sung báo cáo tài chính tháng vào thông tư.

Thứ ba, về trách nhiệm của CTCK trong việc cung cấp thông tin đến NĐT

Tiếp nhận thông tin là một trong những lợi thế và nhân tố quyết định khi đầu tư chứng khoán. NĐT có quyền nhận tư vấn từ CTCK, về giá cả chứng khoán chẳng hạn, là những thông tin do nhân viên của CTCK cung cấp. Tuy nhiên những thông tin này lại không bắt buộc có tính pháp lý hay rằng buộc gì mà chỉ là tư vấn để thoả mãn về thắc mắc của NĐT. Vì thế nên trong Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán, nhiều CTCK có quy định về “Thông báo mặc định”, buộc khách hàng phải rơi vào tình trạng đã được thông báo tất cả mọi thứ liên quan, kể cả là thực tế công ty chứng khoán có thông báo hay chưa, thông tin có chính xác hay không, như công ty chứng khoán An Thành, công ty chứng khoán Đệ Nhất, trong Hợp đồng mở tài khoản có ghi rõ:

(i) Khi ký tên vào hợp đồng này, khách hàng mặc định thừa nhận giá cả chứng khoán có thể và luôn biến động và một chứng khoán bất kỳ

đều có thể lên giá hoặc xuống giá và trong một số trường hợp có thể trở nên hoàn toàn vô giá trị. Khách hàng công nhận rằng luôn có một rủi ro tiềm tàng là thua lỗ có thể xuất hiện nhiều hơn là có lãi khi mua và bán chứng khoán. (ii) khi ký tên vào hợp đồng này, khách hàng thừa nhận CTCK đã thông báo đầy đủ với khách hàng về chức năng, giấy phép hoạt động, phạm vi kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện ký hợp đồng khách hàng của công ty. (iii) Khi ký tên vào phiếu lệnh, khách hàng mặc nhiên thừa nhận đã có đủ thông tin về tư cách của người giao dịch với mình [18].

Điều này mặc nhiên là loại trừ trách nhiệm của CTCK trên thực tế, và NĐT không chuyên nghiệp có thể có những thiệt hại do việc không được phổ biến thông tin mà không thể khiếu nại hay làm bất cứ điều gì với các CTCK.

Một vấn đề nữa liên quan là hiện nay CTCK vẫn thường xuyên cung cấp các báo cáo, kết quả phân tích và các khuyến nghị liên quan đến việc đầu tư của khách hàng dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp cho một cá nhân hay tất cả các khách hàng. Tuy nhiên, giữa CTCK và khách hàng không hề có một điều khoản nào rằng buộc trách nhiệm của CTCK với tính cách là một đơn vị đưa ra ý kiến tư vấn. Trong mỗi báo cáo, phân tích của CTCK đều có chú thích điều khoản loại trừ trách nhiệm của CTCK đối với kết quả phân tích hay các ý kiến khuyến nghị khách hàng. Ví dụ như bản báo cáo phân tích của công ty chứng khoán Bảo Việt có ghi rõ:

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) không đảm bảo tuyệt đối tính chính xác và đầy đủ của những thông tin nêu trên. Các quan điểm, nhận định, đánh giá trong báo cáo này là quan điểm cá nhân của các chuyên viên phân tích tại thời điểm viết báo cáo và có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Do đó, chúng tôi không có trách nhiệm phải thông báo cho nhà đầu tư. Người đọc cần lưu ý rằng BVSC có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi thực hiện báo cáo phân tích này [19].

Hoặc như Báo cáo phân tích của Công ty cổ phần chứng khoán Apec cũng ghi rõ “bài phân tích chỉ có giá trị tham khảo, APEC không chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với việc sử dụng tài liệu này”[19]. Dường như các CTCK quan niệm việc

đưa ra các báo cáo phân tích hay ý kiến khuyến nghị chỉ như một phần “giá trị gia tăng” cho hoạt động môi giới chứng khoán. Mặc dù quyết định đầu tư của NĐT phụ thuộc khá nhiều vào quan điểm tư vấn của CTCK, mà đặc biệt với các nhà đầu tư nghiệp dư ít hiểu biết về thị trường, đây là một trong những nguồn quan trọng, chủ yếu, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ. Vì vậy khi có kết quả đầu tư thua lỗ phát sinh từ những khuyến nghị, phân tích không chính xác đó thì nhà đầu tư không có cơ sở pháp lý để yêu cầu CTCK chia sẻ trách nhiệm. Mặc dù hiện nay pháp luật đã quy định việc tư vấn đầu tư chứng khoán là một nghiệp vụ của công ty chứng khoán, và khi thực hiện nghiệp vụ này cần phải lập thành hợp đồng, có cam kết, và các điều khoản rằng buộc trách nhiệm từ phía bên chủ thể cung cấp, phân tích thông tin tại Điều 56, Thông tư 210/2012/TT-BTC Hướng dẫn về thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, song điều dễ nhận thấy là hầu hết các công ty chứng khoán đều coi việc tư vấn này là một điều khoản hoặc một phần theo hợp đồng môi giới, và không có hợp đồng riêng khi thực hiện nghiệp vụ này. Điều đó khiến chất lượng thông tin mà công ty chứng khoán cung cấp không bị rằng buộc gì về chất lượng, và nhiều công ty chứng khoán có thể lợi dụng việc đưa ra các khuyến cáo, khuyến nghị, bài phân tích về thị trường để dẫn dắt nhà đầu tư không chuyên, kém hiểu biết đi theo xu hướng họ mong muốn và trục lợi.

Thứ tư, về các hành vi giao dịch nội gián, thao túng giá

Thông tin nội gián thường là những loại thông tin quan trọng có ảnh hưởng đến giá chứng khoán, được một số đối tượng biết trước và lạm dụng những thông tin này trước khi những thông tin này được công bố ra công chúng. Các hành vi giao dịch nội gián có thể gây ra những hệ quả to lớn lên thị trường chứng khoán và nhà đầu tư, nó có thể gây nên những biến động giá và khối lượng giao dịch bất thường trên TTCK, gây thiệt hại nặng nề cho những NĐT không chuyên nghiệp biết thông tin sau; làm giảm lòng tin của NĐT khi tham gia thị trường. Pháp luật Việt Nam có các quy định về giao dịch nội gián được đề cập tại Nghị định 14/2007/NĐ- CP; Nghị định 36/2007/NĐ-CP; Thông tư số 17/2007/TT-BTC; Thông tư số 18/2007/TT-BTC; Nghị định số 109/2007/NĐ-CP; Qui chế mẫu về bán đấu giá cổ phần tại TTGDCK ban hành kèm theo Quyết định số 115/2007/QĐ-UBCK, và hiện

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí