Nhà Đầu Tư Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung

ngân hàng. Đây được coi là giá trị nổi bật, có ý nghĩa lâu dài và đáng được đề cao nhất của TTCK sau hơn 7 năm hoạt động.

Thứ hai, là yếu tố minh bạch hóa hoạt động của doanh nghiệp. Khi chưa có TTCK, hoạt động của hầu hết doanh nghiệp có hạn chế lớn là không công khai, không minh bạch, quản trị doanh nghiệp hầu hết đều yếu kém. Khi tham gia TTCK, yếu tố đầu tiên phải thay đổi của doanh nghiệp là việc công khai hóa, minh bạch hóa hoạt động của doanh nghiệp, cải thiện công tác quản lý và quản trị doanh nghiệp để đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư và của thị trường.

Thứ ba, TTCK đã tạo ra một kênh hiệu quả trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đang ngày một tăng mạnh mẽ, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế.

Thứ tư, TTCK góp phần tác động tích cực đến quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Thông qua thị trường, các công ty chứng khoán, các công ty kiểm toán, các tổ chức định giá cùng nhau đẩy mạnh tiến trình chung, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, bán cổ phiếu ra công chúng, lên sàn niêm yết. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vừa có ý nghĩa cung cấp hàng hóa cho TTCK, đa dạng hóa hình thức sở hữu trong các doanh nghiệp vốn là thế mạnh của nhà nước, giảm dần trạng thái nhà nước làm kinh tế, đồng thời mang lại cho nhà nước nguồn vốn thặng dư rất lớn để thực hiện các chính sách xã hội và đầu tư công.

Thứ năm, TTCK thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung hội nhập nhanh hơn với thế giới. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, sự hợp tác quốc tế của các doanh nghiệp niêm yết với các tổ chức nước ngoài qua hình thức cổ đông chiến lược, cổ đông góp vốn, việc các doanh nghiệp Việt Nam tìm đường niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của nước ngoài... không chỉ tạo ra sự hội nhập về nguồn

vốn mà còn là kinh nghiệm quản lý, nhân sự, công nghệ. Điều đó thể hiện sự hội nhập của nền kinh tế nói chung [22].


1.2. NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG


Khi nói đến thị trường, tức là nói đến việc mua bán một loại hàng hóa nhất định, người ta phải nhắc đến các chủ thể tham gia vào quá trình trao đổi hàng hóa trên thị trường. Nói một cách khác, đó là những người mua, người bán hàng hóa trên thị trường, trong đó người bán đóng vai trò là người cung cấp hàng hóa còn người mua là người tiêu thụ các loại hàng hóa do người bán cung cấp. Tương tự như vậy, khi nhắc đến TTCK, không thể không nhắc đến khái niệm nhà đầu tư với tư cách là những chủ thể tham gia mua bán các loại chứng khoán trên thị trường. Hiểu một cách chung nhất, nhà đầu tư trên TTCK là những người tham gia mua bán các loại chứng khoán trên thị trường nhằm mục đích thu lợi từ việc mua bán chứng khoán của mình. Khác với các chủ thể tham gia mua bán hàng hoá ở các thị trường hàng hóa thông thường, nhà đầu tư trên TTCK vừa đóng vai trò là người mua vừa là người bán các loại chứng khoán trên thị trường. Trên TTCK, nhà đầu tư mua các loại chứng khoán không nhằm mục đích tiêu thụ hoặc sử dụng các loại chứng khoán mà họ mua về mà nhà đầu tư thực hiện việc mua đi, bán lại các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường nhằm mục đích kiếm lời từ việc mua bán của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Cùng với sự phát triển của thị trường, khái niệm nhà đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng có những thay đổi. Tại khoản 22 Điều 2 Nghị định 48/1998/NĐ-CP qui định: "Người đầu tư là người sở hữu chứng khoán, người mua hoặc dự kiến mua chứng khoán". Theo khái niệm này, thì nhà đầu tư chứng khoán có thể bao gồm những người đã mua chứng khoán và đang nắm giữ chúng hoặc những người có ý định mua chúng. Nghị định 144/2003/NĐ-CP không đưa ra định nghĩa về nhà đầu tư. Đến Luật Chứng khoán năm 2006 thì khái niệm "Nhà đầu tư" được quy định là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên TTCK.

Với quy định như trên, khái niệm nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam đã được mở rộng và có nội dung đầy đủ hơn. Theo quy định của Luật Chứng khoán, nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam bao gồm cả tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, có sở hữu, tham gia mua bán các loại chứng khoán trên TTCK Việt Nam. Với quy định nhà đầu tư là các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài có tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường, Luật Chứng khoán đã quy định đầy đủ hơn về các đối tượng được phép mua bán chứng khoán trên TTCKTT. Các tổ chức, cá nhân mua bán chứng khoán ở đây không còn đơn giản là các cá nhân, các tổ chức đơn thuần mà nó còn được hiểu là các công ty quản lý quỹ, các công ty đầu tư, các quỹ đầu tư (các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp) cũng được phép tham gia vào TTCK Việt Nam.

Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam - 3

Hiện có nhiều quan niệm và cách phân biệt khác nhau về người đầu tư chứng khoán cũng như có nhiều cách phân loại nhà đầu tư chứng khoán, căn cứ vào các tiêu chí và mục đích khác nhau:

- Căn cứ theo mục đích đầu tư:

Nhà đầu tư dài hạn: Là những nhà đầu tư thực hiện mua chứng khoán với ý định nắm giữ chúng trong một thời gian tương đối dài để hưởng cổ tức do doanh nghiệp trả hoặc tham gia vào hoạt động quản trị công ty.

Nhà đầu tư ngắn hạn: là những nhà đầu tư mua chứng khoán để nắm giữ trong một thời gian ngắn và hy vọng bán lại với mức cao hơn để hưởng chênh lệch giá. Những người tham gia đầu tư theo mục đích này còn được gọi là những nhà đầu cơ.

- Căn cứ theo quốc tịch của nhà đầu tư:

Nhà đầu tư trong nước: Là các tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam và các cá nhân mang quốc tịch Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài: Là các tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài và các cá nhân không mang quốc tịch Việt Nam thực hiện việc mua bán chứng khoán trên TTCK Việt Nam.

Ngoài hai cách phân loại trên, nhà đầu tư trên TTCK tập trung còn được phân loại thành nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức:

Nhà đầu tư cá nhân: là những cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi mua bán chứng khoán của chính mình, có khả năng tài chính hoặc có đủ số chứng khoán đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.

Nhà đầu tư tổ chức: Là các tổ chức thực hiện việc mua bán chứng khoán như là một phần hoạt động kinh doanh của mình. Luật Chứng khoán phân loại nhà đầu tư tổ chức theo mức độ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp bao gồm các định chế tài chính trung gian, các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán... thực hiện việc mua bán chứng khoán một cách chuyên nghiệp, là một trong những lĩnh vực hoạt động chính. Nhà đầu tư tổ chức không chuyên nghiệp là các tổ chức thực hiện việc mua bán chứng khoán không thường xuyên và không chuyên nghiệp với mục đích tạo thêm nguồn thu nhập bổ sung [12, tr. 9-10].


1.3. CÁC QUYỀN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG

Nhà đầu tư trên TTCKTT trong mối quan hệ với tổ chức niêm yết họ còn có tư cách cổ đông. Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư có đầy đủ các quyền và lợi ích của cổ đông đối với tổ chức niêm yết theo đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp, ví dụ như quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông, quyền tham gia quản lý doanh nghiệp nếu dồn đủ số cổ phần quy định, quyền kiểm tra các sổ sách, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, quyền dồn phiếu để bầu thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, quyền khởi kiện ra

tòa án nếu thủ tục tiến hành Đại hội đồng cổ đông không theo luật định, quyền nhận cổ tức... Tuy nhiên, các quyền của cổ đông được điều chỉnh bằng một hệ thống văn bản pháp luật khác là hệ thống pháp luật về doanh nghiệp.

Còn xét từ góc độ pháp luật chứng khoán thì nhà đầu tư có các quyền đặc trưng liên quan đến việc mua, bán chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung, đó là quyền được tham gia thị trường để thực hiện việc mua bán chứng khoán, quyền được cung cấp đầy đủ thông tin thị trường để đảm bảo việc mua bán chứng khoán được công bằng, minh bạch, và quyền được bảo vệ tài sản đầu tư.

1.3.1. Quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán

Đầu tư chứng khoán là khái niệm chỉ hoạt động mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán của các nhà đầu tư trên TTCK. Hiểu theo nghĩa chung nhất, khi muốn mua một loại chứng khoán bất kỳ, nhà đầu tư sẽ thực hiện các giao dịch mua với các nhà đầu tư khác đang sở hữu loại chứng khoán mà nhà đầu tư đó muốn mua, ngược lại, khi muốn bán một loại chứng khoán mà mình đang sở hữu, nhà đầu tư sẽ thực hiện một giao dịch bán với người muốn mua loại chứng khoán mà nhà đầu tư đang sở hữu. Đối với TTCKTT, phương thức giao dịch mua/ bán chứng khoán không đơn giản như cách hiểu nêu trên. Ở TTCKTT, ngoài các nhà đầu tư có nhu cầu mua/ bán các loại chứng khoán còn có nhiều chủ thể khác tham gia vào hoạt động mua bán chứng khoán như SGDCK/ TTGDCK, Trung tâm lưu ký chứng khoán, các công ty chứng khoán hoặc trên một số thị trường phát triển, có thể có thêm các nhà môi giới chứng khoán độc lập. Chính vì vậy phương thức giao dịch mua/ bán chứng khoán trên thị trường cũng phức tạp hơn, đa dạng hơn. Thay vì thực hiện một giao dịch mua/ bán trực tiếp với người mua hoặc người bán, nhà đầu tư chứng khoán trên TTCKTT sẽ thực hiện giao dịch thông qua những tổ chức trung gian và lệnh mua/ bán chứng khoán cũng được thực hiện theo nhiều bước khác nhau, thông qua nhiều chủ thể khác nhau trước khi hoàn

thành việc mua bán. Vì vậy, để thực hiện một giao dịch mua bán chứng khoán, ngoài việc tìm hiểu đầy đủ các thông tin liên quan đến loại chứng khoán mà mình muốn mua, các nhà đầu tư luôn quan tâm đến khả năng mình có thể thực hiện giao dịch một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất, minh bạch nhất và các lệnh giao dịch của mình không bị tác động, xâm phạm để thực hiện thành công các giao dịch mua bán chứng khoán của mình. Đây không chỉ là mong muốn của nhà đầu tư mà còn là quyền của nhà đầu tư khi tham gia TTCKTT và là một quyền bất khả xâm phạm của nhà đầu tư. Quyền được tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán này của các nhà đầu tư là một quyền được bảo vệ bởi các cơ quan tổ chức thị trường cũng như của pháp luật bởi lẽ chỉ khi các lệnh mua bán chứng khoán của nhà đầu tư được thực hiện thì giao dịch của nhà đầu tư mới được coi là thành công và mang lại lợi nhuận cho họ.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư là quyền được mở tài khoản giao dịch chứng khoán và thực hiện các giao dịch mua bán các loại chứng khoán trên TTCKTT theo nguyên tắc: nhà đầu tư có quyền đặt lệnh nhanh nhất, thuận tiện nhất. Lệnh giao dịch của nhà đầu tư được tiếp nhận, xử lý một cách minh bạch nhất, công bằng nhất và không bị xâm phạm bởi bất kỳ một chủ thể nào. Trong đó:

- Nguyên tắc đặt lệnh nhanh chóng, thuận tiện nhất phản ánh việc nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán chứng khoán của mình tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian giao dịch, việc đặt lệnh của nhà đầu tư được thực hiện một cách dễ dàng, thuận tiện không bị cản trở hoặc hạn chế. Lệnh đặt được tiếp nhận, xử lý và truyền vào hệ thống giao dịch một cách nhanh chóng để đảm bảo thứ tự ưu tiên sớm nhất để khớp lệnh.

- Nguyên tắc lệnh giao dịch của khách hàng được tiếp nhận, xử lý một cách minh bạch, công bằng và không bị xâm phạm bởi bất kỳ một chủ thể nào

phản ánh việc lệnh giao dịch của nhà đầu tư phải được đối xử công bằng, minh bạch, không có sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư khác nhau. Lệnh giao dịch của bất kỳ nhà đầu tư nào với số lượng và giá trị như thế nào cũng được đối xử một cách công bằng với các lệnh của các nhà đầu tư khác, không có sự phân biệt đối xử. Các lệnh giao dịch của nhà đầu tư phải được đảm bảo đúng nội dung, bản chất, trình tự và không có sự xâm phạm, tác động của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào tham gia vào quá trình đặt lệnh mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư.

Như chúng ta đã biết, TTCKTT là một thị trường đặc biệt. Thị trường được tổ chức, quản lý bởi những cơ quan, tổ chức đặc thù, có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng. Hàng hóa mua bán trên thị trường không phải là các tài sản hữu hình mà là các loại cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá do các công ty, tổ chức có thẩm quyền phát hành theo những điều kiện nhất định. Hàng hóa niêm yết trên TTCKTT không được giao dịch, mua bán trao tay trực tiếp mà tất cả các loại chứng khoán giao dịch đều được lưu ký tập trung tại một nơi và giao dịch tại một hệ thống giao dịch thống nhất. Các nhà đầu tư khi mua bán chứng khoán trên thị trường cũng không thực hiện quyền sở hữu một cách hữu hình với các tài sản mà mình đã mua. Trên TTCKTT, các nhà đầu tư chứng khoán không trực tiếp thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán như thực hiện mua bán các loại hàng hóa thông thường khác mà lệnh mua/ bán chứng khoán của các nhà đầu tư phải thông qua rất nhiều chủ thể trung gian để thực hiện như Công ty chứng khoán, TTGDCK/ SGDCK, Trung tâm lưu ký chứng khoán. Chính vì vậy, quyền được tham gia và thực hiện các giao dịch mua bán các loại chứng khoán trên TTCKTT của các nhà đầu tư cũng được thể hiện và được bảo vệ theo những cách thức khác nhau. Để xác định rõ việc bảo vệ các quyền liên quan đến khả năng tiếp cận thị trường của nhà đầu tư, trước hết chúng ta phải làm rõ phương thức giao dịch tại TTCK Việt Nam.

Có thể nói rằng, phương thức giao dịch của thị trường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của nhà đầu tư khi tham gia TTCKTT. Phương thức giao

dịch chính là cách thức nhà đầu tư đặt lệnh và cách thức truyền và nhận lệnh lệnh từ công ty chứng khoán vào hệ thống giao dịch của SGDCK/ TTGDCK. Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đặt lệnh, nhận lệnh và thực hiện các lệnh mua/ bán chứng khoán của nhà đầu tư được thực hiện qua hai bước theo trình tự như sau:

(i) Khi có nhu cầu đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư mở một tài khoản giao dịch chứng khoán tại một công ty chứng khoán là thành viên giao dịch của các SGDCK/ TTGDCK. Muốn mua/ bán một hoặc nhiều loại chứng khoán niêm yết trên thị trường tập trung, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua/ bán tại công ty chứng khoán mà mình đã mở tài khoản;

(ii) Khi nhà đầu tư đặt lệnh mua/ bán chứng khoán đảm bảo đúng các nội dung theo quy định và hợp lệ, Công ty chứng khoán sẽ thực hiện việc truyền lệnh vào trạm đầu cuối của Công ty chứng khoán đặt tại TTGDCK/ SGDCK để nhập vào hệ thống giao dịch. Các lệnh đã được truyền vào sẽ được đại diện giao dịch của Công ty chứng khoán nhập vào hệ thống giao dịch của TTGDCK/ SGDCK để khớp lệnh. Việc nhập lệnh của các đại diện giao dịch của các công ty chứng khoán sẽ được thực hiện một cách thủ công bằng cách các đại diện sàn nhập từng lệnh đã truyền vào trạm đầu cuối của công ty chứng khoán mở tại TTGDCK/ SGDCK vào hệ thống giao dịch của TTGDCK/ SGDCK đã mở cho từng công ty chứng khoán thành viên.

(iii) Các lệnh mua bán chứng khoán của khách hàng sau khi được nhập vào hệ thống giao dịch của TTGDCK/ SGDCK sẽ so khớp với các lệnh đối ứng theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian. Theo đó, các lệnh mua có mức giá cao hơn sẽ được thực hiện trước, các lệnh bán có mức giá thấp hơn sẽ được thực hiện trước. Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được thực hiện trước.

Với phương thức nhận lệnh và truyền lệnh như trên, có thể dễ dàng nhận thấy có rất nhiều chủ thể và yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyền của nhà

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 29/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí