Quy Định Của Pháp Luật Chứng Khoán Về Bảo Vệ Quyền Được Cung Cấp Thông Tin Của Nhà Đầu Tư

một khoản tiền ký quỹ tối thiểu nào để mở tài khoản. Vì vậy, quy định nêu trên của SSI một mặt đã thể hiện rõ chính sách phân biệt đối xử của SSI đối với nhà đầu tư, theo đó chỉ có các nhà đầu tư có tiền, có giá trị giao dịch lớn mới được phép mở tài khoản giao dịch tại SSI, ngược lại những nhà đầu tư nhỏ thì không được phép. Chính vì vậy, những nhà đầu tư nhỏ, số vốn ít đã bị Công ty chứng khoán Sài Gòn từ chối quyền tham gia TTCK thông qua SSI.

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, việc phá vỡ thứ tự của các lệnh giao dịch của khách hàng, phân biệt đối xử với từng loại khách hàng nêu trên đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền được đặt lệnh một cách bình đẳng, minh bạch của nhà đầu tư đồng thời gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Về nguyên tắc, những khách hàng đặc biệt, khách hàng quan trọng cũng là những nhà đầu tư trên TTCK, khi tham gia thị trường các nhà đầu tư phải được đối xử, bình đẳng, không có sự phân biệt về thứ hạng, đẳng cấp và nhà đầu tư lớn. Với các doanh nghiệp, việc phân loại khách hàng để có những cách tiếp cận và chăm sóc cho phù hợp với từng loại khách hàng là hợp lý và cần thiết. Tuy nhiên, những ưu tiên, ưu đãi cho khách hàng cũng phải hợp lý và tuân thủ theo quy định chung của pháp luật. Các nhà đầu tư lớn, các khách hàng đặc biệt có thể được tiếp đón, đối xử và tạo điều kiện thuận lợi hơn so với các khách hàng là các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác. Nhưng khi tham gia thị trường, mọi lệnh giao dịch của nhà đầu tư đều được đối xử bình đẳng theo nguyên tắc ưu tiên khớp lệnh lần lượt về giá, thời gian, khối lượng. Đây chính là hai yếu tố đảm bảo tính minh bạch và công bằng của thị trường, do vậy không thể có sự phân biệt đối xử của các nhà đầu tư lớn, các tổ chức đặc biệt với các nhà đầu tư cá nhân với khối lượng và giá trị giao dịch rất nhỏ.

* Các hành vi xâm phạm quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán khi nhập lệnh giao dịch của khách hàng vào hệ thống giao dịch của TTGDCK/ SGDCK

Như chúng ta đã biết, phương thức giao dịch của TTCKTT ở Việt Nam hiện nay được thực hiện qua hai bước, khách hàng đặt lệnh tại các công ty

chứng khoán, các công ty chứng khoán nhận lệnh, duyệt lệnh và truyền vào TTGDCK/ SGDCK. Tại TTGDCK/ SGDCK các đại diện giao dịch của công ty chứng khoán sẽ nhập các lệnh đã truyền vào hệ thống giao dịch của TTGDCK/ SGDCK. Với bước nhập lệnh thủ công này, một lần nữa, quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư lại có khả năng bị xâm phạm và bị hạn chế.

Một thực tế mà chúng ta cần phải thừa nhận là khả năng của từng cá nhân là hữu hạn. Tại sàn giao dịch của TTGDCK/ SGDCK các đại diện giao dịch sẽ thực hiện gõ thủ công từng lệnh đã được công ty chứng khoán truyền vào thiết bị đầu cuối của công ty đặt tại TTGDCK/ SGDCK. Nội dung của các lệnh mà đại diện giao dịch phải gõ lại chính là các lệnh của các nhà đầu tư đã đặt mà các nhân viên môi giới ở công ty đã nhập vào hệ thống hoặc khách hàng đã đặt lệnh qua Internet. Nhiệm vụ của các đại diện giao dịch là nhập lại chính xác các lệnh đã truyền vào hệ thống giao dịch của TTGDCK/ SGDCK để khớp lệnh. Với khối lượng lệnh rất lớn, có khi lên đến hàng ngàn lệnh trong mỗi phiên giao dịch, khả năng nhập chính xác tất cả các lệnh đã truyền vào là điều khó có thể thực hiện được. Những sai sót trong quá trình nhập lệnh là không thể tránh khỏi. Việc đại diện giao dịch nhập sai lệnh của nhà đầu tư sẽ dẫn đến nguy cơ lệnh của nhà đầu tư không thể khớp với các lệnh đối ứng hoặc khớp nhưng với mức giá, khối lượng sai. Vì vậy khả năng nhà đầu tư không thể mua bán được chứng khoán đã một lần nữa bị hạn chế.

Một vấn đề nữa cũng liên quan đến năng lực của đại diện giao dịch là do số lượng lệnh giao dịch quá lớn trong khi năng lực nhập lệnh của từng đại diện giao dịch là hữu hạn và phiên giao dịch chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, nguy cơ lệnh của nhà đầu tư đã truyền vào trạm đầu cuối của công ty chứng khoán nhưng không thể nhập vào hệ thống giao dịch của TTGDCK/ SGDCK là rất cao. Đặc biệt khi thị trường trong giai đoạn phát triển nóng, khối lượng giao dịch tăng mạnh. Thực tế TTCK Việt Nam cuối năm 2006, đầu năm 2007 đã chứng minh rõ. Tại thời

gian này, TTCK Việt Nam bước vào giai đoạn bùng nổ, khối lượng giao dịch tăng đột biến và luôn luôn nằm trong tình trạng vượt quá năng lực nhận lệnh và nhập lệnh của các công ty chứng khoán. Số lượng lệnh giao dịch mà các công ty chứng khoán nhận và truyền vào sàn giao dịch là rất lớn, có công ty chứng khoán nhận hàng chục ngàn giao dịch mỗi phiên, trong khi đó năng lực nhập lệnh của đại diện giao dịch tại sàn là có hạn, số lượng đại diện giao dịch lại bị hạn chế bởi TTGDCK/ SGDCK. Vì vậy, hiện tượng lệnh đã đặt, đã truyền nhưng không được nhập vào hệ thống giao dịch là rất phổ biến. Nhà đầu tư mất cơ hội kinh doanh nhưng cũng không thể trách ai vì rõ ràng, công ty chứng khoán và các đại diện giao dịch của họ đã làm hết sức mình và không thể làm hơn.

Phương thức nhập lệnh qua hai công đoạn này cũng là cơ sở cho những hành vi của các đại diện giao dịch, các nhân viên môi giới và các công ty chứng khoán xâm phạm đến lợi ích của các nhà đầu tư. Thực tế cho thấy, có nhiều cách để xâm phạm và tạo ra sự bất bình đẳng trong quá trình tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư.

Khi thực hiện nhập lệnh vào hệ thống giao dịch, các đại diện giao dịch cũng có thể có những hành vi không minh bạch, ưu tiên nhập vào hệ thống các lệnh giao dịch của bản thân, của nhân viên môi giới và của các nhân viên trong công ty chứng khoán. Đại diện giao dịch cũng có thể thực hiện hành vi chèn lệnh của mình hoặc của người khác vào lệnh của một khách hàng bất kỳ bằng cách gõ số lượng chứng khoán mà nhà đầu tư đã đặt mua/ bán lớn hơn lệnh gốc mà nhà đầu tư đã đặt. Số lượng chứng khoán nhập vào hệ thống giao dịch sẽ bằng số lượng chứng khoán của lệnh gốc của nhà đầu tư cộng với số lượng mà đại diện giao dịch muốn mua bán. Sau khi lệnh được khớp, lệnh này sẽ được phân chia về các tài khoản mà đại diện giao dịch muốn mua bán qua thủ tục ghép lệnh nội bộ của công ty chứng khoán. Việc làm này của đại diện giao dịch cũng mang lại lợi ích cho một số ít người đồng thời xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư khác tham gia bình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

đẳng trên thị trường.‌


Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam - 8

2.2. BẢO VỆ QUYỀN ĐƯỢC CUNG CẤP THÔNG TIN


2.2.1. Quy định của pháp luật chứng khoán về bảo vệ quyền được cung cấp thông tin của nhà đầu tư

Quyền được cung cấp thông tin của nhà đầu tư được Luật Chứng khoán 2006 ghi nhận như là một trong các nguyên tắc hoạt động chứng khoán và TTCK. Điều 4 Luật Chứng khoán ghi nhận nguyên tắc "Công bằng, công khai, minh bạch". Điều 9 Luật Chứng khoán về các hành vi bị cấm trong hoạt động chứng khoán và TTCK quy định 4 nhóm hành vi bị cấm, trong đó có ba nhóm hành vi liên quan đến quyền thông tin, bao gồm:

- Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

- Công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục mua, bán chứng khoán hoặc công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ về các sự việc xảy ra có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường.

- Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ [8].

Cụ thể hóa nghĩa vụ công bố thông tin của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường trong Luật Chứng khoán, Thông tư số 38/2007/TT-BCT của Bộ Tài chính được ban hành ngày 18/4/2007 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK là văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán trong lĩnh vực công bố thông tin nhằm đảm bảo sự vận hành minh bạch của thị trường và

bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư với các quy định như sau.

- Đối tượng công bố thông tin

Công ty đại chúng, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, SGDCK, TTGDCK và các cá nhân liên quan là đối tượng phải công bố thông tin định kỳ hoặc bất thường theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc của việc công bố thông tin là kịp thời, đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật.

* Công bố thông tin của tổ chức niêm yết

+ Công bố thông tin định kỳ

Tổ chức niêm yết phải định kỳ công bố các thông tin sau đây:

- Báo cáo tài chính năm

- Báo cáo tài chính quý

+ Công bố thông tin bất thường

Tổ chức niêm yết phải công bố thông tin trong thời hạn hai mươi bốn

(24) giờ, kể từ khi xảy ra một trong số các sự kiện sau:

- Công ty bị tổn thất tài sản có giá trị từ mười phần trăm (10%) vốn chủ sở hữu trở lên

- Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong tỏa hoặc tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa;

- Tạm ngừng kinh doanh;

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động;

- Thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 104 của Luật doanh nghiệp (bao gồm: (i) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; (ii) Thông qua định hướng phát triển công ty; (ii) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; (iv) Bầu, miễn

nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; (v) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; (vi) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; (vii) Tổ chức lại, giải thể công ty).

- Quyết định của Hội đồng quản trị về việc mua lại cổ phiếu của công ty mình hoặc bán lại số cổ phiếu đã mua; về ngày thực hiện quyền mua cổ phiếu của người sở hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi sang cổ phiếu và các quyết định liên quan đến việc chào bán theo quy định tại khoản 2 Điều 108 của Luật Doanh nghiệp;

- Có quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của công ty; có bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến hoạt động của công ty; có kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật về thuế.

Tổ chức niêm yết phải công bố công bố thông tin bất thường trong thời hạn bảy mươi hai (72) giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

- Quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ ba mươi phần trăm (30%) vốn thực có trở lên;

- Quyết định của Hội đồng quản trị về chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định thay đổi phương pháp kế toán áp dụng;

- Công ty nhận được thông báo của Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.

Khi công bố thông tin bất thường, tổ chức niêm yết phải nêu rõ nội dung thông tin, nguyên nhân xảy ra sự kiện, kế hoạch và các giải pháp khắc

phục (nếu có).

+ Công bố thông tin theo yêu cầu

Trong thời hạn hai bốn (24) giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của UBCKNN, SGDCK, TTGDCK, tổ chức niêm yết phải công bố những thông tin sau:

- Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;

- Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó.

Nội dung công bố thông tin phải nêu rõ sự kiện được UBCKNN, SGDCK, TTGDCK yêu cầu công bố; nguyên nhân; mức độ xác thực của sự kiện đó.

* Công bố thông tin giao dịch của cổ đông nội bộ

Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của tổ chức niêm yết và người có liên quan khi có ý định giao dịch cổ phiếu của tổ chức niêm yết, kể cả trường hợp chuyển nhượng không thông qua hệ thống giao dịch tại SGDCK, TTGDCK (cho, tặng, thừa kế….) phải báo cáo cho UBCKNN, SGDCK, TTGDCK trước ngày thực hiện giao dịch tối thiểu là một (01) ngày làm việc. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất giao dịch người thực hiện giao dịch phải báo cáo cho UBCKNN, SGDCK, TTGDCK và tổ chức niêm yết về kết quả giao dịch, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu sau khi giao dịch và mức độ thay đổi tỷ lệ nắm giữ.

* Công bố thông tin của các tổ chức trung gian:

Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ công bố thông tin định kỳ giống như tổ chức niêm yết (công bố báo cáo tài chính). Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ công bố thông tin bất thường đối với các thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành của doanh nghiệp như việc tổn thất tài sản từ 10% giá trị tài sản trở lên, việc mua bán, hợp nhất, sáp

nhập công ty, việc thay đổi thành viên HĐQT, Giám đốc, Phó Giám đốc, hoặc khi công ty có những thay đổi quan trọng khác trong hoạt động kinh doanh.

* Công bố thông tin của các tổ chức cung ứng dịch vụ:

Các tổ chức cung ứng dịch vụ như SGD, TTGDCK có nghĩa vụ công bố thông tin trong giờ giao dịch như tổng số chứng khoán được phép giao dịch, giá tham chiếu của các loại chứng khoán, ba mức giá chào mua, chào bán tốt nhất trong phiên giao dịch kèm theo khối lượng mua bán của các chứng khoán đó. Các tổ chức cung ứng dịch vụ còn có nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ trong đó nhấn mạnh đến chỉ số giá tổng hợp trong ngày (VN Index hoặc HASTC Index), biến động của các chỉ số giá so với phiên giao dịch trước đó, tổng khối lượng chứng khoán giao dịch trong ngày (toàn bộ và từng loại chứng khoán) và giá trị của các giao dịch đó, các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, các giao dịch thỏa thuận…

2.2.2. Thực trạng bảo vệ quyền được cung cấp thông tin của nhà

đầu tư

Từ góc độ quy định pháp lý, có thể thấy các quy định về công bố thông

tin đã được ban hành khá chi tiết, đảm bảo mọi thông tin cần thiết đều được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời cho nhà đầu tư. Mặc dù vậy, theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới (năm 2008), chỉ số về công bố thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam đạt điểm 6 trên thang điểm 10, tức là ở mức trung bình, tương đương với các nước Trung Đông và Bắc Phi, cao hơn các nước Mỹ La tinh, các nước Nam Á. Trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, chỉ số công bố thông tin của Việt Nam xếp sau Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ (7 điểm), Indonesia (9 điểm) Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore (10 điểm), xếp trên Brunei (3 điểm), Campuchia (5 điểm). Xét trong các tiêu chí đánh giá về chỉ số công bố thông tin, mức độ nhanh chóng công bố thông tin đến các cổ đông và công bố ra công chúng của các doanh nghiệp Việt Nam là bằng 0 (thang điểm từ 0 đến 2) [27]. Điều đó có nghĩa là, từ các quy định pháp lý đến thực tiễn là một khoảng cách còn khá xa.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 29/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí