và người đứng đầu là thành viên Chính phủ. Nhìn vào quá trình phát triển của mô hình tổ chức của UBCKNN cho thấy, đã đến lúc mô hình tổ chức của UBCKNN cần phải được thay đổi cho phù hợp. Như đã phân tích ở trên, việc thiết kế mô hình UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính đã làm giảm đáng kể tính chủ động trong quản lý thị trường. Do vậy, theo tôi, mô hình tổ chức UBCKNN nên quay trở về với mô hình UBCKNN trực thuộc Chính phủ với tính chất là một cơ quan ngang bộ của Chính phủ. Nếu mô hình này được tái lập lại sẽ mang lại những lợi thế là xây dựng cơ quan QLNN độc lập và có đủ thẩm quyền quản lý thị trường. Cụ thể:
(1) UBCKNN được chủ động tối đa trong việc đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với diễn biến của thị trường, nhất là khi thị trường xảy ra những biến động xấu, cần những quyết định kịp thời
(2) Khi có vị trí pháp lý của cơ quan ngang bộ, UBCKNN được quyền chủ động ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quản lý thị trường, còn với vị trí pháp lý trực thuộc Bộ Tài chính, UBCKNN chỉ được quyền ban hành các quyết định hành chính cá biệt vào giải quyết những công việc cụ thể với vị trí là thành viên Chính phủ, người đứng đầu UBCKNN được tham dự các phiên họp của Chính phủ, tham gia góp ý kiến và có định hướng phát triển thị trường phù hợp với chính sách kinh tế vĩ mô của của Chính phủ. Trong trường hợp cần thiết, UBCKNN có thể chủ động đề xuất với các bộ, ngành hữu quan trong việc thúc đẩy phát triển thị trường để khẳng định vị trí là "hàn thử biểu" của nền kinh tế.
(3) Chúng ta cũng nên xem xét nhanh chóng bổ sung thẩm quyền điều tra ban đầu cho UBCKNN: Luật chứng khoán cần thiết bổ sung thẩm quyền điều tra ban đầu cho UBCKNN đối với vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán nói chung và vi phạm quyền lợi nhà đầu tư không chuyên nghiệp nói riêng; kiến nghị những tội danh phát sinh trên thị trường chứng khoán và chế tài xử lý. Thẩm quyền điều tra này là không mới đối với Ủy ban chứng khoán của các nước trên thế giới. Ví dụ như Luật chứng khoán Trung Quốc [53, Điều 167], có quy định cơ quan giám khoản của Quốc vụ viện trong khi tiến hành giám sát quản lý thị trường chứng khoán, được quyền điều tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Để thực hiện chức năng đó, cơ quan giám
khoản chứng khoán của Quốc vụ viện có quyền dùng các biện pháp như:vào nơi xẩy ra các hành vi vi phạm để điều tra, lấy chứng cứ, thẩm vấn các đương sự và các cá nhân liên quan, niêm phong các tài liệu, văn bản dễ bị di chuyển hoặc cất giấu, yêu cầu cơ quan tư pháp phong tỏa tài khoản tiền, chứng khoán, tẩu tán tài sản. Ở Mỹ, theo Luật chứng khoán 1934 và Luật cưỡng chế lừa đảo chứng khoán và giao dịch nội gián năm 1988, Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) có nhiệm vụ điều tra các yêu cầu, khiếu nại của công chúng đầu tư và các dấu hiệu cho thấy khả năng vi phạm luật trong các giao dịch chứng khoán. SEC có quyền triệu tập những người có liên quan để xét hỏi, yêu cầu đưa ra sổ sách báo cáo và các tài liệu liên quan khác..để điều tra. Trường hợp đương sự không chấp hành lệnh triệu tập, SEC có thể yêu cầu tòa án liên bang cưỡng chế thi hành. Hoặc như ở Hàn Quốc, theo quy định của Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, SEC được tiến hành các cuộc điều tra chính thức cũng như không chính thức khi SEC nghi ngờ hay có thông báo về các hành vi vi phạm pháp luật, các giao dịch không công bằng. SEC cũng có quyền triệu tập, chất vấn những người có liên quan đến giao dịch bị nghi vấn. Sau quá trình điều tra ban đầu, nếu sự việc không nghiêm trọng, SEC áp dụng hình phạt hành chính thông qua quyết định của mình. Nếu vượt quá thẩm quyền, SEC chuyển giao cho công tố viên bằng chứng liên quan đã thu được trong quá trình điều tra. Như thế, dù thẩm quyền xử lý hình sự thuộc về Tòa án, nhưng SEC lại có vai trò điều tra ban đầu rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Tòa án chỉ xem xét vụ án và ra quyết định xử phạt trên cơ sở yêu cầu và kết luận điều tra của SEC. Như vậy, việc bổ sung thẩm quyền điều tra ban đầu cho Ủy ban chứng khoán Việt Nam không phải quá mới mẻ, mà thực tế là một quyền đã được rất nhiều nước trên thế giới công nhận cho Ủy ban chứng khoán. Hiện nay, để đảm bảo tính răn đe trên TTCK, vào cuối năm 2013, UBCKNN, Bộ Tài chính cũng đã đề xuất với Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về việc bổ sung thẩm quyền khởi tố, điều tra ban đầu cho UBCKNN đối với 3 tội danh, gồm Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán, và tội thao túng giá chứng khoán, vào dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi. Đề xuất trên của Bộ Tài
chính không ngoài mục đích nâng cao quyền hạn của UBCKNN (hiện mới chỉ dừng ở phạt và xử lý hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Trường hợp nghiêm trọng thì chuyển sang cơ quan Công an điều tra, xử lý). Điều này phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế bởi đặc thù quản lý, giám sát TTCK đang đòi hỏi việc xử lý nhanh, chính xác nhằm đảm bảo tính răn đe với các hành vi vi phạm. Hiện nay Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi vẫn đang được thảo luận. Chúng ta hy vọng kiến nghị này của Bộ tài chính sẽ được xem xét đưa vào Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi lần này, để tăng thẩm quyền cho UBCKNN, đảm bảo cho việc bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT không chuyên được tốt hơn.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp
Một là, Đưa biện pháp thương lượng, cách thức thực hiện và việc đảm bảo kết quả thương lượng, vào quy định pháp luật. Thực tế cho thấy giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng được sử dụng khá phổ biến, chiếm tỷ trọng gần như quyết định trên thị trường chứng khoán hiện nay. Điều này xuất phát từ chính ưu điểm của phương thức này, giảm chi phí, thủ tục đơn giản, giữ được uy tín giữa các bên (đây là điều mà thị trường có tính cạnh tranh cao như TTCK đặc biệt quan tâm). Tuy nhiên hiện nay Luật chứng khoán mới chỉ đề cập đến mà không có quy định cụ thể, hướng dẫn việc thực hiện, và bảo đảm giá trị của kết quả thương lượng, cho nên các quy định này vẫn chưa được hiệu quả hoàn toàn trên thực tế. Theo học viên, luật chứng khoán nên quy định cụ thể về việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng. Như pháp luật về chứng khoán và thị trường CK của một số nước trên thế giới còn coi thương lượng là một điều kiện bắt buộc trước khi các bên sử dụng các hình thức giải quyết tranh chấp khác. Ví dụ, Luật về chứng khoán và giao dịch chứng khoán Hàn Quốc quy định, khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên liên quan đến việc mua, bán hoặc các giao dịch chứng khoán khác thì trưởng ban giám sát của UBCK Hàn Quốc có thể thông báo cho các bên liên quan về việc yêu cầu tự thương lượng, hoà giải trong vòng 30 ngày, kể từ khi có yêu cầu này [61, Điều 202, Khoản 2.2]. Xuất phát từ ưu điểm rất lớn của biện pháp thương lượng, chúng ta cũng nên đưa yêu cầu thương lượng là điều kiện bắt buộc khi các bên sử dụng các hình
thức giải quyết tranh chấp khác như các quốc gia trên thế giới. Và đặt ra một thời hạn nhất định, nếu sau thời hạn đó, nếu có biên bản thương lượng không thành thì mới tiến hành các biện pháp giải quyết tranh chấp khác. Đặc biệt kết quả thương lượng nên được lập thành văn bản, có giá trị như một hợp đồng rằng buộc các bên, và được pháp luật bảo vệ nếu như một bên không thi hành.
Hai là, với biện pháp hòa giải, luật cần bổ sung thêm quy định về quyền của nhà đầu tư được yêu cầu hòa giải. Theo đó, Nhà đầu tư cần có quyền yêu cầu SGDCK, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt nam, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Việt nam làm trung gian hòa giải. Cách thức hòa giải cần được quy định rõ. Cùng với biện pháp thương lượng, học tập kinh nghiệm của các nước khác, chúng ta cũng nên đưa việc yêu cầu việc hòa giải hoặc thương lượng là một biện pháp bắt buộc trước khi thực hiện các biện pháp giải quyết tranh chấp khác. Khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên liên quan đến việc mua, bán hoặc các giao dịch chứng khoán khác thì UBCK có thể thông báo cho các bên liên quan về việc yêu cầu tự thương lượng, hoà giải trong một khoảng thời gian nhất định. Và biên bản hòa giải cần được công nhận như một hợp đồng, có hiệu lực pháp lý phát sinh rằng buộc các bên, và các bên sẽ được pháp luật bảo vệ nếu một bên không thực hiện việc đã cam kết trong biên bản hòa giải.
Có thể bạn quan tâm!
- Về Các Biện Pháp Quản Lý Và Xử Lý Vi Phạm
- Sự Cần Thiết Hoàn Thiện Pháp Luật Chứng Khoán Trong Việc Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Nhà Đầu Tư Không Chuyên Nghiệp Trên Thị Trường
- Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Nhà Đầu Tư Không Chuyên Nghiệp Trên Ttcktt
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam - 15
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam - 16
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam - 17
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
3.2.2. Các đề xuất nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong việc bảo vệ nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên TTCKTT
Thứ nhất, cần đẩy mạnh việc tái cấu trúc công ty chứng khoán:
Để giảm bớt các công ty chứng khoán yếu kém trên thị trường, chúng ta cần đẩy nhanh tốc độ thực hiên Đề án tái cấu trúc công ty chứng khoán theo Quyết định số 62/QĐ-BTC [10]. Đề án này nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp và khả năng kiểm soát rủi ro của các công ty chứng khoán. Biện pháp thực hiện tăng cường năng lực quản trị và hoạt động của các CTCK dựa trên ba trụ cột chính: Quy định về mức độ đủ vốn; Quy định về hướng dẫn thông lệ khuôn khổ quản lý rủi ro cho các CTCK; Đánh giá, xếp hạng các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo thông lệ quốc tế từ đó phân loại và giám
sát các tổ chức này. Trên cơ sở đó, từng bước thu hẹp số lượng các công ty chứng khoán, đồng thời tăng cường khả năng, hiệu quả quản lý, giám sát đối với hoạt động công ty chứng khoán; mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo lộ trình hội nhập đã cam kết. Để thực hiện việc tái cấu trúc nói chung, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư nói riêng, học viên thấy có một số những mục tiêu cần được đẩy mạnh như: Một là, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu các công ty chứng khoán nhằm giảm số lượng công ty, tập trung vào nâng cao chất lượng, năng lực tài chính. Từ đó, tăng cường sự lành mạnh cho thị trường. Người viết đề xuất chúng ta nên theo như kiến nghị yêu cầu của VAFI:
Giảm số công ty chứng khoán từ 106 công ty như hiện nay xuống còn 25 công ty. Bằng cách:
(i) Thủ tướng Chính phủ nên có văn bản yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, CTCP có cổ phần chi phối nhà nước đang nắm cổ phần chi phối tại các công ty chứng khoán thực hiện ngay việc giải thể, hợp nhất, sáp nhập hoặc thoái vốn tại các công ty chứng khoán đó hoặc chuyển thành công ty đầu tư chứng khoán;
(ii) Yêu cầu CTCK phải tăng vốn pháp định theo lộ trình: năm 2015 là 1200 tỷ đồng [20].
Bằng các giải pháp trên, sẽ dễ dàng tái cơ cấu hệ thống CTCK, đồng thời sẽ bảo vệ được tài sản của nhà đầu tư.
Thứ hai, thực hiện triệt để việc tách bạch tiền gửi của NĐT và tài khoản của CTCK: UBCKNN cần mạnh tay xử phạt các CTCK hiện chưa tách bạch tiền gửi của NĐT và tài khoản của CTCK, đưa tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư ra khỏi công ty chứng khoán để nhà đầu tư mở tài khoản trực tiếp tại hệ thống ngân hàng thương mại nhằm bảo vệ tuyệt đối tiền của nhà đầu tư đồng thời ngăn chặn việc chiếm dụng sử dụng không an toàn tiền gửi của nhà đầu tư. VAFI cũng đã nghiên cứu khảo sát và thấy rằng hầu hết các công ty chứng khoán đều đáp ứng được qui định này một cách dễ dàng, một vài công ty không đáp ứng được điều kiện do họ không hội đủ số vốn pháp định và đương nhiên là cần bị loại bỏ chức năng môi giới
chứng khoán [20]. Song song với việc xử phạt, UBCKNN cũng cần giải thích để các công ty chứng khoán nhận thức rằng từ bỏ lợi ích nhỏ từ việc tách bạch tài khoản là để có những lợi ích lớn hơn như loại bỏ được một số công ty chứng khoán yếu kém, đồng thời lấy lại lòng tin cho nhà đầu tư (ở mức độ lớn hơn) vào hệ thống công ty chứng khoán.
Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các CTCK
Lĩnh vực chứng khoán là lĩnh vực tương đối phức tạp. Trong điều kiện hiện nay của chúng ta, khi mà nhận thức của nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư không chuyên nghiệp còn nhiều hạn chế, thì những người môi giới chứng khoán có ảnh hưởng rất lớn đến sự hiểu biết và quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Từ thực tế việc nhân viên môi giới tràn lan không kiểm soát và đạo đức, chuyên môn xuống cấp như hiện nay, tôi cho rằng cần có một số những giải pháp sau để nâng cao nguồn nhân lực.
(i), UBCKNN nên thường xuyên cập nhật danh sách các cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề trên website của mình. Đây là việc phổ biến ở các nước trên thế giới. Như ở Philippin, tất cả các thông tin cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán này đều công bố công khai cho đại chúng tại Trụ sở của UBCK (tên và địa chỉ của công ty chứng khoán, người hành nghề, người liên quan). Ngoài ra, các nhân viên được cấp phép hành nghề chứng khoán phải báo cáo với UBCK Philippin các thay đổi theo quy định và lưu hồ sơ cá nhân.
(ii) UBCKNN cần thường xuyên rà soát, kiểm tra lại tình hình sử dụng nhân sự tại các CTCK, yêu cầu các công ty phải đăng tải rõ thông tin và các nhân viên đã được cấp giấy phép, chưa được cấp phép. Phải thông báo rõ ràng với khách hàng từ lúc ký hợp đồng mở tài khoản là nhân viên quản lý tài khoản đã được cấp chứng chỉ hành nghề của UBCK hay chưa.
Trong giấy phép hành nghề của UBCK cấp có ghi số seri, số CMND, tên tuổi địa chỉ của người được cấp phép. Đây chính là cơ sở để quản lý, truy cứu trách nhiệm mỗi khi có vụ việc phát sinh bất kể người được cấp phép đang làm gì, ở đâu.
(iii) UBCK tổ chức thêm các khóa đào tạo cả về chuyên môn và đạo đức, các kỳ thi cấp phép để tạo điều kiện cho những nhân viên làm việc trong các CTCK
chưa có giấy phép tham gia học và thi lấy chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Ngoài ra, UBCKNN cần sớm ban hành các bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong ngành chứng khoán, áp dụng thống nhất trên cả thị trường cổ phiếu và trái phiếu và có chế tài kiểm soát, giám sát người hành nghề chứng khoán trong các hành vi liên quan đến đạo đức hành nghề [25].
(iiii) Hiện nay có rất nhiều các nhân viên trong công ty chứng khoán không có giấy phép hành nghề, điều này làm tăng những rủi ro trong giao dịch cho nhà đầu tư chứng khoán, vì thế cách giải quyết đề xuất là tăng chế tài cho việc không có chứng chỉ kinh doanh chứng khoán. Hiện nay mức phạt của chúng ta đã tương đối cao, tôi cho rằng mức phạt như vậy là hợp lý, song công ty chứng khoán vẫn tiếp tục tình trạng này, vì vậy chúng ta cũng nên xem xét bổ sung thêm hình thức phạt bổ sung cùng với phạt tiền. Có thể tham khao như hình thức phạt tại Úc và Newzeland, ở các quốc gia này danh sách người môi giới phải được đăng ký với cơ quan quản lý kinh doanh (Uỷ ban tài phán thương mại). Tại Newzeland, nếu không đăng ký mà vẫn thực hiện dịch vụ sẽ bị phạt 50 đơn vị phạt (mỗi đơn vị là 100 đô la Úc với cá nhân, và 500 đô la Úc với tổ chức), bỏ tù 6 tháng hoặc vừa bị phạt tiền vừa bị bỏ tù, ngoài ra không được hưởng lương, hoa hồng từ các dịch vụ. Tại Australia, Nếu ai hoạt động môi giới chứng khoán mà không có giấy phép thì sẽ bị phạt tới 220 ngàn dollar Australia (tương đương 200 ngàn USD) hoặc bị phạt tù 2 năm hoặc cả hai.
(iiiii) Thừa nhận chủ thể môi giới tự do: Từ việc thực tế có rất nhiều người hành nghề chứng khoán mà không làm việc trong công ty chứng khoán, không thể phủ nhận ít nhiều trong số đó cũng có những người có sự am hiểu, kinh nghiệm, có thể giúp các nhà đầu tư không chuyên nghiệp có cái nhìn và sự lựa chọn đúng đắn vào việc đầu tư trên TTCKTT, chúng ta cũng nên xem xét việc công nhận cho hình thức môi giới tự do. Hiện nay, trong các văn bản pháp luật, khái niệm nhà môi giới chứng khoán tự do hoạt động trên TTCK chính thức chưa xuất hiện tại Việt Nam, vì trong các văn bản pháp lý và quan điểm của nhiều thành viên thị trường thì chỉ có những người làm việc tại CTCK và được cấp chứng chỉ hành nghề mới được thực
hiện chức năng môi giới chứng khoán. Chính quy định này đã hạn chế sự phát triển của hệ thống nhà môi giới tự do, một nhân tố quan trọng hỗ trợ nghiệp vụ môi giới cho các CTCK, hỗ trợ cho các nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên TTCK. Từ khi Luật Chứng khoán có hiệu lực(1/1/2007), quy định về việc thi cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán đã có sự thay đổi theo hướng cho phép những người làm việc ngoài CTCK, công ty quản lý quỹ cũng được thi để lấy chứng chỉ hành nghề chứng khoán nếu có đủ chứng chỉ đào tạo. Tuy nhiên, theo quy chế hành nghề chứng khoán số 15/2008/QĐ-BTC, “Người hành nghề chứng khoán là người được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán và đang làm việc tại các vị trí nghiệp vụ chuyên môn trong công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán” [2]. Do vậy, khi người môi giới chứng khoán có đủ điều kiện như quy định của pháp luật thì sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán và chứng chỉ hành nghề chỉ có giá trị khi người được cấp này hành nghề tại một công ty chứng khoán. Cũng đồng nghĩa với việc nhà môi giới chứng khoán tự do, hay người hành nghề chứng khoán tự do vẫn chưa được công nhận ở Việt nam.
Nghề môi giới tự do không mới tại TTCK nước ngoài, nhưng tại Việt Nam, đây là nghề mới và rất cần phát triển. Các CTCK phải có chiến lược mở rộng mạng lưới khách hàng để tăng lượng người đầu tư, giúp thị trường lớn lên thì ai cũng có lợi. Quan trọng nhất là nhà đầu tư không chuyên nghiệp có thể có thêm kênh tư vấn để giúp mình có sự lựa chọn đúng đắn. Mặt khác thực tế thì hiện nay các hoạt động môi giới chứng khoán tự do cũng đã rất phát triển nhưng chưa có giải pháp để kiểm soát tình trạng này, vì vậy có thể gây những rủi ro nhất định cho nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Tôi cho rằng tốt hơn hết, pháp luật nước ta nên thừa nhận vị trí vai trò của các nhà môi giới tự do, để đưa họ vào một khuôn khổ pháp luật nhất định, từ đó kiểm soát được chất lượng chuyên môn đạo đức, và cái đích cuối cùng là bảo vệ các nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư không chuyên nghiệp, giúp cho họ có thêm sự lựa chọn tư vấn để đầu tư được hiệu quả trên TTCKTT.
Ở các nước trên thế giới, nghề môi giới tự do tương đối phát triển. Tuy mở cửa cho việc hoạt động môi giới tự do, nhưng các nước đều có những quy định chặt chẽ, để