Thực Trạng Bảo Vệ Quyền Tham Gia Thị Trường Và Thực Hiện Các Giao Dịch Chứng Khoán Của Nhà Đầu Tư

Một công cụ nữa bảo vệ nhà đầu tư được áp dụng chính là các quy chế giao dịch của TTGDCK/ SGDCK, mặc dù tính chất bảo vệ của các quy định tại quy chế giao dịch của TTGDCK/ SGDCK thấp hơn so với quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành. Lệnh mua bán chứng khoán được thực hiện tại các TTGDCK/ SGDCK khác nhau, vì vậy mỗi TTGDCK/ SGDCK đều có những quy chế giao dịch riêng phù hợp với cách thức giao dịch của từng TTGDCK/ SGDCK. Những quy chế giao dịch này đòi hỏi các công ty chứng khoán thành viên phải tuân thủ khi thực hiện giao dịch tại TTGDCK/ SGDCK đó. Chính vì vậy, những quy định về giao dịch của các TTGDCK/ SGDCK chỉ mang tính chất nội bộ của chính TTGDCK/ SGDCK đó và có hiệu lực ràng buộc đối với các công ty chứng khoán thành viên đã đăng ký giao dịch. Tại TTCK Việt Nam, chứng khoán của các công ty đại chúng có thể được niêm yết giao dịch tại hai nơi khác nhau là SGDCK thành phố Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội. Tại mỗi thị trường giao dịch sẽ có một phương thức giao dịch khác nhau và những quy định về niêm yết và yêu cầu khác nhau phù hợp với phương thức giao dịch của thị trường đó.

2.1.2. Thực trạng bảo vệ quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư

Như chúng ta đã biết, khi đặt lệnh mua bán chứng khoán trên TTCKTT có nhiều chủ thể tham gia vào quá trình đặt lệnh, nhận lệnh, xử lý lệnh và truyền lệnh của khách hàng vào hệ thống giao dịch của TTGDCK/ SGDCK. Mỗi chủ thể khi tham gia vào quá trình thực hiện lệnh mua bán chứng khoán của khách hàng lại có sự tham gia của nhiều cá nhân và hệ thống với những mức độ ảnh hưởng khác nhau đến lệnh giao dịch của khách hàng. Chính vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng trên thực tế có rất nhiều yếu tố tác động đến quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư và khả năng lệnh giao dịch của các nhà đầu tư bị xâm phạm là rất cao. Những yếu tố tác động đến lệnh giao dịch của nhà đầu tư là không thể tránh khỏi, điều này đòi hỏi phải có những quy định nhằm bảo vệ quyền tham

gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nhằm đảm bảo lợi ích cao nhất của nhà đầu tư khi tham gia thị trường. Đề thấy rõ thực trạng xâm phạm đến quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư, chúng ta sẽ thực hiện phân tích, đánh giá mức độ liên quan, sự tác động của từng chủ thể tham gia thị trường lên các lệnh giao dịch mà các nhà đầu tư đã thực hiện.

* Các hành vi xâm phạm quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư khi đặt lệnh và giao dịch tại các công ty chứng khoán.

Chủ thể đầu tiên nhà đầu tư tiếp cận khi đặt lệnh mua, bán chứng khoán là công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán thực hiện các công việc theo một quá trình từ khi nhận lệnh, xử lý lệnh, truyền và nhập các lệnh giao dịch của nhà đầu tư vào hệ thống giao dịch của TTGDCK/ SGDCK. Đây là một chu trình khép kín, trong đó lệnh mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư được đặt tại các công ty chứng khoán, các công ty chứng khoán sẽ kiểm tra lệnh của khách hàng để đảm bảo tuân theo các quy định về hình thức và nội dung của lệnh, truyền và nhập lệnh của nhà đầu tư vào hệ thống giao dịch của TTGDCK/ SGDCK. Ở chiều ngược lại, các lệnh giao dịch của nhà đầu tư sau khi được so khớp tại TTGDCK/ SGDCK sẽ được gửi kết quả về cho Công ty chứng khoán, các công ty chứng khoán căn cứ vào kết quả thực hiện lệnh mà TTGDCK/ SGDCK gửi về, thực hiện thông báo cho khách hàng và thực hiện thanh toán bù trừ theo quy định của pháp luật. Chu trình nhận lệnh của công ty chứng khoán nêu trên có nhiều giai đoạn khác nhau và có sự tham gia của nhiều cá nhân khác nhau, các hệ thống xử lý khác nhau. Vì vậy sẽ có những sự tác động khác nhau lên lệnh giao dịch mà nhà đầu tư đã đặt.

Khi muốn thực hiện một lệnh mua/ bán chứng khoán, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh tại một công ty chứng khoán mà nhà đầu tư đó mở tài khoản giao dịch. Theo quy định hiện hành và tùy thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ

của từng công ty chứng khoán khác nhau, nhà đầu tư có thể đặt lệnh theo một trong ba cách thức đặt lệnh sau đây:

Nhà đầu tư trực tiếp đặt lệnh tại quầy giao dịch của Công ty chứng khoán. Theo cách này, nhà đầu tư sẽ đến quầy giao dịch của Công ty chứng khoán, điền các thông tin cần thiết vào phiếu lệnh và chuyển cho nhân viên môi giới của Công ty chứng khoán để các nhân viên này nhận và nhập lệnh vào hệ thống giao dịch của công ty chứng khoán trước khi truyền vào TTGDCK/ SGDCK. Khi nhận lệnh giao dịch của khách hàng, nhân viên môi giới sẽ thực hiện ghi rõ thời điểm nhận lệnh (ngày, giờ, phút nhận lệnh);

Nhà đầu tư đặt lệnh mua/ bán chứng khoán qua điện thoại. Theo cách này, nhà đầu tư sẽ gọi điện đến quầy giao dịch của Công ty chứng khoán, cung cấp cho nhân viên môi giới của công ty chứng khoán, số tài khoản và mật khẩu bảo mật tài khoản. Sau đó nhà đầu tư sẽ thực hiện đọc các lệnh mua/ bán chứng khoán, số lượng và giá chứng khoán đặt bán. Nhân viên môi giới sẽ ghi nhận lệnh của khách hàng và nhập vào hệ thống giao dịch của công ty chứng khoán;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nhà đầu tư đặt lệnh qua Internet. Theo cách đặt lệnh này, nhà đầu tư sẽ trực tiếp đặt lệnh của mình qua hệ thống internet. Khi sử dụng dịch vụ, nhà đầu tư được cấp một tài khoản và một mật khẩu riêng. Khi có nhu cầu đặt lệnh, nhà đầu tư truy cập tài khoản giao dịch trực tuyến của mình tại trang web của công ty chứng khoán, nhập thông tin về người sử dụng và mật khẩu, nếu thông tin người sử dụng và mật khẩu trùng với thông tin người sử dụng và mật khẩu có trên hệ thống, tài khoản giao dịch trực tuyến của nhà đầu tư sẽ kích hoạt, nhà đầu tư sẽ tự mình thực hiện đặt lệnh mua bán của mình vào hệ thống giao dịch của công ty chứng khoán.

Với ba cách thức đặt lệnh nêu trên, ta thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến việc đặt lệnh của khách hàng. Trong đó đặc biệt là các cách thức đặt lệnh trực tiếp tại quầy giao dịch và qua điện thoại. Với hai cách đặt lệnh này, nhà

Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam - 7

đầu tư sẽ đặt lệnh thông qua các nhân viên môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán. Ở đây có sự tham gia của các cá nhân và thực hiện một cách thủ công, chính vì vậy, khả năng làm sai lệch và xâm phạm quyền lợi của khách hàng là rất rõ ràng. Như đã phân tích ở trên, theo quy định của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành, khi nhận lệnh giao dịch của khách hàng, nhân viên môi giới của các công ty chứng khoán bắt buộc phải ghi rõ thời điểm nhận lệnh của khách hàng. Nội dung ghi nhận phải ghi chi tiết và đầy đủ các nội dung ngày nhận lệnh, giờ nhận lệnh, phút nhận lệnh. Trên thực tế, việc thực hiện những quy định trên đây ít khi được các nhân viên môi giới tuân thủ nghiêm túc. Bản thân khách hàng cũng không mấy khi quan tâm đến quy định này để kiểm tra và tự bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, việc không tuân thủ quy định này không phải là nhược điểm lớn nhất của hai cách thức đặt lệnh nêu trên.

Với sự tham gia một cách thủ công vào quá trình đặt lệnh của khách hàng như trên, ngoại trừ các sai sót khách quan và những sự cố ngoài ý muốn, khả năng nhân viên môi giới và công ty chứng khoán có thể can thiệp và xâm phạm vào lệnh của khách hàng là rất lớn. Về nguyên tắc, nhân viên môi giới phải tuân thủ nghiêm chỉnh trình tự nhận và nhập lệnh của khách hàng, lệnh đến trước thì nhập trước, lệnh đến sau thì nhập sau. Tuy nhiên, do cố ý hoặc vì lý do cá nhân, nhân viên môi giới có thể phá vỡ trật tự của lệnh nêu trên và có thể ưu tiên nhập lệnh của những khách hàng khác đến sau. Hành vi này có thể xảy ra theo các trường hợp sau đây:

Các nhà đầu tư là những người quen, người thân của nhân viên môi giới có mở tài khoản tại công ty chứng khoán. Vì tình cảm cá nhân, vì sự quen biết, nhân viên môi giới hoàn toàn có thể ưu tiên nhận lệnh và nhập lệnh của những khách hàng là người quen, người thân vào hệ thống giao dịch trước khi thực hiện các lệnh giao dịch của các khách hàng bình thường khác.

Lệnh giao dịch là của chính nhân viên môi giới đó hoặc của các nhân

viên khác trong công ty chứng khoán. Pháp luật Việt Nam không cấm các nhân viên môi giới, nhân viên công ty chứng khoán tham gia đầu tư trên TTCK. Vì vậy, lợi dụng vị trí và công việc của mình, nhân viên môi giới hoàn toàn có thể ưu tiên nhập lệnh của bản thân hoặc lệnh của những cán bộ khác trong công ty trước lệnh khách hàng.

Đặc biệt, vì lợi ích cá nhân của chính mình mà nhân viên môi giới có thể vi phạm quy định về trật tự lệnh để ưu tiên nhập lệnh của một số khách hàng có mối quan hệ đặc biệt. Thực tế TTCK Việt Nam cuối năm 2007 đã chứng minh những hạn chế của cách thức nhận lệnh và nhập lệnh thủ công này và tạo điều kiện cho những hành vi không minh bạch có cơ hội phát triển. Khi TTCK tăng trưởng quá nóng, giá chứng khoán liên tục tăng cao, khối lượng giao dịch tăng quá nhiều, vượt quá khả năng nhận lệnh và nhập lệnh của các công ty chứng khoán. Việc đặt lệnh tại các công ty chứng khoán là tương đối khó khăn và nếu có đặt được lệnh thì khả năng khớp lệnh cũng khó thành công vì khối lượng lệnh quá nhiều và chỉ có một số ít lệnh được nhập vào hệ thống trước mới có khả năng thành công. Trong trường hợp này, quy định bắt buộc phải ghi rõ thứ tự, thời điểm nhận lệnh cũng chỉ mang tính hình thức, bởi vì thực tế, trong cùng một thời điểm, nhân viên môi giới có thể nhận rất nhiều lệnh khác nhau của nhiều khách hàng khác nhau. Và với số lượng khách hàng đặt lệnh quá đông thì nhân viên môi giới khó có thể tuân thủ quy định về ghi thời điểm nhận lệnh cũng như tuân thủ nghiêm chỉnh trình tự lệnh theo đúng quy định của pháp luật.

Việc phân loại khách hàng và chính sách phân biệt đối xử của các công ty chứng khoán đối với họ cũng là biểu hiện sự xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. Đối với bất kỳ tổ chức nào cũng luôn tồn tại hai loại khách hàng khác nhau là: khách hàng bình thường và khách hàng đặc biệt. Những khách hàng đặc biệt luôn chiếm số lượng ít trong số những khách hàng của công ty chứng khoán nhưng lại có những đóng góp không nhỏ vào doanh thu và lợi nhuận của công ty chứng khoán vì số lượng và giá trị giao

dịch luôn ở mức rất cao nhưng nhu cầu và đòi hỏi của nhóm khách hàng này cũng rất cao. Chính vì vậy, để đảm bảo lợi ích của khách hàng và của chính bản thân công ty chứng khoán, các công ty chứng khoán sẵn sàng có sự phân loại khách hàng và đồng nghĩa với sự phân loại khách hàng là phân loại cách phân biệt đối xử. Đối với khách hàng nhỏ lẻ, khách hàng bình thường, việc nhận lệnh và đặt lệnh được thực hiện theo cách thông thường, tức là khách hàng đến trước được đặt lệnh trước, nhập lệnh trước, khách hàng đến sau đặt lệnh và nhập lệnh sau. Tuy nhiên, với những khách hàng đặc biệt, trình tự ưu tiên như trên không tồn tại, những khách hàng đặc biệt này luôn luôn có đặc quyền được đặt lệnh bất kỳ thời điểm nào và lệnh giao dịch của khách hàng đặc biệt luôn được ưu tiên thực hiện trước các khách hàng khác. Thậm chí, những khách hàng đặc biệt còn có những kênh riêng với một hệ thống nhân sự và công cụ hỗ trợ riêng để đảm bảo việc đặt lệnh của khách hàng một cách nhanh nhất từ khâu đặt lệnh, truyền lệnh đến nhập lệnh vào hệ thống giao dịch tại sàn giao dịch của SGDCK/ TTGDCK.

Đối với cách thức đặt lệnh qua Internet, có thể nói đây là cách thức đặt lệnh công bằng và lý tưởng nhất để đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng của các nhà đầu tư. Với cách thức đặt lệnh này, các nhà đầu tư tự mình đặt các lệnh mua bán trên tài khoản của mình. Nhà đầu tư tự quyết định thời điểm đặt lệnh, mức giá và khối lượng chứng khoán đặt mua. Chỉ cần những thao tác đặt lệnh đơn giản, lệnh giao dịch của nhà đầu tư được trực tiếp truyền vào hệ thống giao dịch của Công ty chứng khoán mà không cần phải thông qua bất kỳ một nhân viên môi giới hay một cá nhân nào khác. Mọi hoạt động của nhà đầu tư đều được thực hiện một cách tự động và xử lý bởi hệ thống phần mềm giao dịch của công ty chứng khoán. Với cách thức đặt lệnh này, khả năng xâm phạm hoặc can thiệp vào lệnh giao dịch của nhà đầu tư đã được hạn chế rất nhiều.

Việc sàng lọc khách hàng, ưu tiên cho những khách hàng có giá trị giao dịch lớn qua Internet còn được thể hiện thông qua việc hạn chế giá trị tối

thiểu của mỗi lệnh đặt. Theo đó, chỉ khi đặt lệnh với giá trị tối thiểu theo quy định của công ty chứng khoán các nhà đầu tư mới được phép đặt lệnh qua Internet, với các lệnh giao dịch nhỏ hơn giá trị tối thiểu, các nhà đầu tư phải đặt lệnh qua điện thoại hoặc trực tiếp đến quầy giao dịch của công ty chứng khoán. Ví dụ như quy định của Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) thì chỉ khi khách hàng đặt lệnh có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên thì khách hàng mới có thể đặt lệnh giao dịch qua Internet [23]. Quy định này của VCBS đã hạn chế rất nhiều lệnh của các nhà đầu tư nhỏ, số lượng giao dịch ít, giá trị giao dịch thấp.

Một hành vi xâm phạm quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư qua việc đặt lệnh cũng cần phải nhắc đến đó chính là việc các công ty chứng khoán ưu tiên thực hiện lệnh tự doanh trước lệnh của khách hàng. Theo quy định của Luật Chứng khoán thì các công ty chứng khoán cũng có quyền tham gia đặt lệnh mua bán cho chính công ty trên thị trường tập trung. Điều này phát sinh một thực tế là các lệnh giao dịch của chính công ty chứng khoán cũng được đặt và giao dịch như các khách hàng khác của công ty chứng khoán. Lường trước khả năng các công ty chứng khoán sẽ vì lợi ích của chính mình và ưu tiên thực hiện lệnh tự doanh trước lệnh của khách hàng, Luật Chứng khoán đã có quy định tại khoản 4 Điều 71 yêu cầu các công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh tự doanh của công ty. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp công ty chứng khoán vi phạm quy định này và đã ưu tiên thực hiện lệnh tự doanh trước lệnh của khách hàng. UBCKNN đã nhiều lần phải xử phạt các công ty chứng khoán vì lỗi ưu tiên lệnh tự doanh của các công ty chứng khoán, nhưng thực tế hiện tượng ưu tiên lệnh này cũng không có xu hướng giảm. Nguyên nhân trước hết là vì yếu tố lợi nhuận, với tư cách là một chủ thể tham gia thị trường, yếu tố lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu của các công ty chứng khoán khi thực hiện các lệnh tự doanh, cũng giống như những nhà đầu tư khác, lệnh tự doanh của công ty chứng khoán cũng phải đảm bảo các yếu tố về giá và thời gian để được ưu tiên khớp lệnh, chính vì vậy, để đảm bảo hiệu

quả cao nhất, các công ty chứng khoán không ngần ngại vi phạm các quy định của pháp luật để ưu tiên thực hiện lệnh tự doanh của mình. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, quy định một cách chung chung như khoản 4 Điều 71 trên đây cũng đã làm khó cho các công ty chứng khoán. Ngoài tư cách là một nhà đầu tư tham gia thị trường, các công ty chứng khoán khi tham gia TTCK còn đóng vai trò là một nhà tạo lập thị trường. Nghĩa là sự tham gia của các công ty chứng khoán vào TTCKTT còn mang ý nghĩa tạo xu thế thị trường và tạo tính thanh khoản cho thị trường. Chính vì vậy, lệnh tự doanh của các công ty chứng khoán không chỉ mang lại lợi nhuận cho chính công ty đó mà nó còn mang ý nghĩa lớn cho toàn bộ các nhà đầu tư tham gia thị trường. Vì vậy, việc quy định một cách chung chung hạn chế việc ưu tiên thực hiện lệnh tự doanh của các công ty chứng khoán đã hạn chế rất nhiều vai trò tạo lập thị trường của các công ty chứng khoán khi tham gia thị trường.

Ngoài việc phân biệt đối xử đối với khách hàng trong quá trình đặt lệnh, trên TTCK Việt Nam đã tồn tại những quy định mang tính phân biệt rõ ràng của các công ty chứng khoán đối với các khách hàng là nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đó chính là quy định về số tiền tối thiểu để mở tài khoản của Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI). Sự việc xảy ra vào cuối năm 2006 khi TTCK Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển cực thịnh, số lượng người tham gia thị trường bùng nổ và vượt quá năng lực của rất nhiều công ty chứng khoán. Theo quy định của SSI thì nhà đầu tư muốn mở tài khoản giao dịch tại SSI phải nộp ký quỹ một khoản tiền là 100.000.000 đồng, nhà đầu tư không có đủ số tiền kỹ quỹ nêu trên thì không được mở tài khoản tại SSI [25]. Đây chính là một hành vi phân biệt đối xử một cách công khai các nhà đầu tư khi tham gia thị trường và cũng là một biện pháp hạn chế quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư của Công ty chứng khoán Sài Gòn. Theo quy định của pháp luật thì bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền tham gia vào TTCK và được phép mở tài khoản giao dịch tại bất kỳ công ty chứng khoán nào. Việc mở tài khoản giao dịch chứng khoán cũng không bắt buộc phải có

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023