Bảo Vệ Nhà Đầu Tư Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung

thông tin phái sinh, công ty niêm yết, các tổ chức trung gian và cung cấp dịch vụ thị trường hay cơ quan quản lý nhà nước không chịu trách nhiệm về các nguồn thông tin không chính thức này.

Quyền được thông tin của nhà đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của TTCK như:

- Minh bạch hóa thông tin, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường. Như trên đã nói, TTCK được coi là thị trường của thông tin. Khi nguồn thông tin được cung cấp đến nhà đầu tư nhanh chóng, chính xác, đủ độ tin cậy thì mức độ minh bạch của thị trường được nâng lên. Yếu tố thông tin thị trường càng minh bạch bao nhiêu thì thị trường càng phát triển lành mạnh bấy nhiêu. Độ minh bạch của thị trường sẽ dẫn đến niềm tin của nhà đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Đặc biệt, độ minh bạch của thị trường là yếu tố hấp dẫn sự tham gia của các nhà đầu tư quốc tế, là đối tượng có nguồn tài chính dồi dào, vững mạnh nhưng lại được coi là hạn chế hơn trong việc tiếp cận thông tin hơn so với các nhà đầu tư trong nước.

Sở dĩ các TTCK như New York, London, Tokyo, Hong Kong thành công là vì một lý do rất đơn giản: họ xây dựng được lòng tin của các nhà đầu tư quốc tế về một thị trường trung thực và có hệ thống pháp luật đủ mạnh để răn đe và trừng phạt các đối tượng trục lợi từ thị trường. Nhà đầu tư khi tham gia vào các thị trường này được đảm bảo tiếp cận các nguồn tin cân xứng, bình đẳng và chân thực, bởi vì quyền này được quy định chặt chẽ rõ ràng và có hệ thống chế tài đủ mạnh để bảo đảm quyền đó cho họ. Niềm tin của nhà đầu tư vào sự minh bạch của thị trường là bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững của bất kỳ thị trường nào.

- Ngăn ngừa giao dịch nội gián

Các yêu cầu về minh bạch hóa thông tin, bên cạnh ý nghĩa cung cấp thông tin để giúp nhà đầu tư có quyết định đầu tư đúng đắn, còn có ý nghĩa làm hạn chế tác động tiêu cực của các giao dịch nội gián.

Theo Từ điển Wikipedia, giao dịch nội gián được hiểu là:

Giao dịch của những người có khả năng tiếp cận được các nguồn thông tin nội bộ của doanh nghiệp mà chưa được công bố. Ở một số quốc gia, giao dịch này được coi là hợp pháp nếu được thực hiện theo cách thức mà các lợi ích của thông tin nội bộ không bị lợi dụng. Tuy nhiên, thuật ngữ này chủ yếu được dùng để chỉ hành vi bất hợp pháp, theo đó người có khả năng tiếp cận được các nguồn thông tin nội bộ đã sử dụng các thông tin này từ quá trình thực thi công việc của mình, phá vỡ các cam kết về bảo mật để dựa vào các thông tin này nhằm đầu tư cổ phiếu [29].

Theo luật pháp Hoa Kỳ, người biết thông tin nội bộ (insider) được bao gồm nhân viên, ban giám đốc, các chủ nợ hoặc người nắm giữ từ 10% cổ phiếu của công ty trở lên. Các giao dịch của những người này dựa trên các thông tin quan trọng chưa được công bố của công ty sẽ bị coi là bất hợp pháp khi họ vi phạm nghĩa vụ bảo mật và lợi dụng lòng tin của các cổ đông đã trao thẩm quyền cho họ. Khi những người này nhận trách nhiệm từ các cổ đông theo quan hệ lao động, họ đã phải cam kết sẽ đặt lợi ích của cổ đông lên trên lợi ích của cá nhân họ. Khi thực hiện các giao dịch nội gián, những người này đã vi phạm thỏa thuận mà họ đã cam kết với cổ đông [29].

Giao dịch nội gián thường được diễn ra theo nhiều cấp độ, từ việc mua bán trực tiếp đến việc che đậy bằng các hình thức hết sức tinh vi như che giấu qua giao dịch của người ủy thác, người chỉ định, qua công ty con được thành lập ở nước ngoài… Bởi vậy, theo luật pháp Hoa Kỳ, "người biết thông tin nội bộ" không chỉ là những người quản lý và cổ đông lớn, mà còn bao gồm bất kỳ người nào giao dịch cổ phiếu dựa vào các thông tin chưa được công bố [29], có nghĩa là kể cả bạn bè, người thân của những người nắm được nguồn tin nội bộ cũng có thể trở thành người thực hiện giao dịch nội gián.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Hiện nay trên thế giới vẫn có nhiều tranh cãi xung quanh tính hợp pháp hay bất hợp pháp của giao dịch nội gián. Mặc dù đạo luật về ngăn chặn giao

dịch nội gián của Nhật được ban hành từ năm 1988, nhưng cho đến nay, nhiều người Nhật vẫn không hiểu tại sao giao dịch này lại bị coi là bất hợp pháp. Theo họ, về mặt nhận thức chung, đó chỉ đơn giản là kiếm tiền từ những thông tin mà mình có được (trực tiếp hoặc gián tiếp). Một số nhà kinh tế học như Milton Friedman (nhà kinh tế học người Mỹ, được giải Nobel Kinh tế năm 1976) và nhà luật học như Henry Manne (Giáo sư trường Đại học George Manson - Hoa Kỳ, được coi như người sáng lập ra học thuyết về vệc áp dụng các phương pháp kinh tế để nghiên cứu luật pháp, hay còn gọi là economic analysis of law) cho rằng các quy định pháp lý coi giao dịch nội gián là bất hợp pháp là vô lý, cần phải được bãi bỏ. Họ cho rằng, các giao dịch nội gián mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư bằng cách tiếp cận trước các thông tin mà sau đó cũng được công bố ra thị trường, mà nếu việc thực hiện này được coi là hợp pháp thì sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phải nhanh chóng công bố các thông tin ra công chúng. Họ cũng đặt ra câu hỏi tại sao những giao dịch tương tự trong lĩnh vực bất động sản, hay bất kỳ loại hàng hóa nào khác không phải là cổ phiếu, lại không bị coi là bất hợp pháp [29].

Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam - 5

Vậy, giao dịch nội gián ảnh hưởng như thế nào đến quyền lợi của cổ đông, những người không được tiếp cận những thông tin nội bộ của doanh nghiệp, hoặc được tiếp cận muộn hơn những người biết thông tin nội bộ? Rõ ràng là, TTCK là một "chiến trường" mà thông tin là vũ khí quan trọng nhất, người nào có nhiều thông tin, người đó sẽ thắng. Nhưng vấn đề là ở chỗ, mọi người đều có quyền bình đẳng ngang nhau trong việc tiếp cận thông tin, hay còn gọi là thông tin cân xứng. Giao dịch nội gián là hành vi vi phạm quyền này. Hơn thế nữa, hành vi giao dịch nội gián vi phạm cam kết giữa các cổ đông với những người được giao trách nhiệm quản lý, điều hành, kiểm soát hoạt động của công ty về việc khi thực thi trách nhiệm quản lý, điều hành, kiểm soát, những người này phải bảo đảm quyền lợi của công ty và các cổ đông cao hơn lợi ích cá nhân. Hành vi giao dịch nội gián mang lại lợi ích cho một nhóm người biết thông tin nội bộ nhưng cũng đồng thời làm thiệt hại đến lợi ích của

đa số cổ đông khác. Đó là lý do mà cho dù các học giả còn nhiều tranh cãi thì hầu hết luật pháp của các nước đều coi giao dịch nội gián là bất hợp pháp.

1.3.3. Quyền được bảo vệ tài sản đầu tư

Tài sản đầu tư là khái niệm chung chỉ các loại tài sản mà nhà đầu tư sử dụng để đầu tư chứng khoán trên TTCKTT. Tài sản đầu tư bao gồm hai loại, tiền và chứng khoán. Quyền bảo vệ tài sản đầu tư, xét về bản chất là việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản theo quy định chung của pháp luật dân sự, đó là quyền của người sở hữu tài sản bảo vệ tài sản của mình khỏi sự xâm hại, quyền truy tìm, đòi lại tài sản của mình bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.

Đối với các loại tài sản thông thường, quyền sở hữu tài sản có thể bị xâm phạm dưới hình thức vi phạm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Đối với tài sản là chứng khoán, việc xâm hại tài sản đầu tư còn thể hiện ở các hành vi làm giảm giá trị của tài sản đầu tư, ví dụ việc công ty tự ý tăng vốn điều lệ mà không có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, việc tăng vốn dẫn đến hệ quả pha loãng giá trị cổ phiếu, làm giảm giá trị cổ phiếu mà các cổ đông đang nắm giữ.

Với các loại tài sản thông thường, được chủ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng, hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền của chủ sở hữu thì mức độ kiểm soát của chủ sở hữu đối với tài sản của mình là tương đối cao. Nhưng chứng khoán niêm yết là một loại tài sản đặc biệt. Nhà đầu tư kiểm soát tài sản đầu tư của mình qua các định chế trung gian như công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ tín thác, các Sở giao dịch, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký, ngân hàng thương mại…, bởi vậy, cơ chế kiểm soát có phần khó khăn hơn, đồng nghĩa với việc tài sản đầu tư của nhà đầu tư có khả năng dễ dàng bị chiếm hữu, sử dụng và định đoạt không có căn cứ pháp luật, không thể hiện ý chí của chủ sở hữu.

Nhà đầu tư mặc dù là chủ sở hữu số tiền đầu tư chứng khoán và số chứng khoán mà mình đã mua, nhưng số tài sản này lại do chủ thể khác quản lý. Bằng các hợp đồng, thỏa thuận mở tài khoản giao dịch chứng khoán, ủy thác đầu tư…, nhà đầu tư đã ủy quyền cho các tổ chức trung gian thị trường và cung ứng dịch vụ thị trường chiếm hữu và quản lý tài sản đầu tư của mình. Như đã nêu trên, số chứng khoán thuộc sở hữu của nhà đầu tư được lưu ký tại thành viên lưu ký hoặc Trung tâm Lưu ký. Tùy thuộc vào loại chứng khoán và loại hình TTCK mà chứng khoán được lưu ký một cấp (tức là lưu giữ tại thành viên lưu ký) hay lưu ký hai cấp (nhà đầu tư lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký, sau đó thành viên lưu ký tái lưu ký số chứng khoán đó tại Trung tâm Lưu ký). Còn số tiền mà nhà đầu tư sử dụng để mua chứng khoán cũng không do họ trực tiếp quản lý, mà được lưu giữ trong một tài khoản tại ngân hàng gọi là tài khoản tiền gửi đầu tư chứng khoán. Tùy từng luật pháp của mỗi quốc gia, số tiền gửi đầu tư chứng khoán này có thể được kết hợp trong chính tài khoản tiền gửi thông thường (tài khoản kết hợp), có nơi lại sử dụng tài khoản tiền gửi chuyên dùng cho mục đích đầu tư chứng khoán (tài khoản chuyên dùng), cũng có nơi số tiền đầu tư chứng khoán này lại được lưu giữ cùng với chứng khoán trong một tài khoản chung là tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư mở tại công ty chứng khoán.

Tài sản đầu tư của nhà đầu tư có thể bị xâm hại theo những cách thức như sau:

- Thành viên lưu ký tự ý bán số chứng khoán có trong tài khoản giao dịch chứng khoán mà không có lệnh hoặc ủy quyền của nhà đầu tư: Nhà đầu tư là người duy nhất được sử dụng và định đoạt số chứng khoán thuộc sở hữu của mình. Các công ty chứng khoán, thành viên lưu ký chỉ là người quản lý và thay mặt cho nhà đầu tư thực hiện quyền của nhà đầu tư theo lệnh của họ. Tuy nhiên, vì số chứng khoán này đã được lưu ký, nên thành viên lưu ký (cụ thể là nhân viên quản lý tài khoản) vẫn có thể tự động thực hiện lệnh bán chứng khoán mà nhà đầu tư không hay biết. Điều này có thể xảy ra khi mà nhân viên

môi giới nhận thấy xu hướng thị trường đang lên cao, họ đặt lệnh bán chứng khoán trong tài khoản nhà đầu tư, sau đó, khi giá xuống, họ đặt lệnh mua lại đúng số chứng khoán mà họ đã bán, còn số tiền chênh lệch thì nhân viên môi giới hưởng.

- Do sự cố kỹ thuật hoặc do sơ suất của nhân viên công ty chứng khoán khi đặt lệnh cho nhà đầu tư bị nhầm lệnh mua thành lệnh bán hoặc ngược lại, lệnh mua ít thành lệnh mua nhiều, lệnh bán ít thành lệnh bán nhiều hoặc ngược lại. Trong trường hợp này, do lệnh đã được thực hiện trên tài khoản của nhà đầu tư không thể hiện đúng ý chí của nhà đầu tư, nhưng không do sự chiếm hữu hoặc sử dụng trái pháp luật mà do sự cố đường truyền, sự cố kỹ thuật, hoặc do sự bất cẩn của nhân viên môi giới chứng khoán.

- Nhà đầu tư không thể tiếp cận tài khoản của mình để đặt lệnh mua, bán chứng khoán, hoặc số dư tiền, chứng khoán trong tài khoản bị phong tỏa không theo lệnh của nhà đầu tư, không có căn cứ pháp lý, khiến cho giao dịch mua bán chứng khoán của nhà đầu tư không thể thực hiện được.

- Tiền gửi của nhà đầu tư trong tài khoản chứng khoán bị sử dụng sai mục đích hoặc không theo lệnh của nhà đầu tư: Cũng giống như chứng khoán, tiền gửi của nhà đầu tư chỉ được sử dụng theo yêu cầu của nhà đầu tư và chỉ sử dụng cho mục đích duy nhất là mua bán chứng khoán, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, khoản tiền gửi này lại do các Công ty chứng khoán hoặc Ngân hàng thương mại quản lý trong tài khoản của họ (tùy theo quy định của pháp luật từng quốc gia). Do vậy, khoản tiền gửi của nhà đầu tư có thể được các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại sử dụng để mang lại lợi nhuận cho chính họ như mua bán chứng khoán tự doanh khi giá thấp, bán ra khi giá cao hưởng chênh lệch, cho vay hưởng lãi hoặc sử dụng theo mục đích khác.

Ngoài ra, tài sản đầu tư của nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng bởi các hành vi sau:

- Tổ chức niêm yết tự ý tăng vốn điều lệ làm giảm giá trị cổ phiếu của nhà đầu tư là cổ đông hiện hữu: Việc tăng vốn điều lệ luôn làm giảm giá trị của cổ phiếu, được gọi bằng thuật ngữ "pha loãng giá trị cổ phiếu". Việc giảm giá trị cổ phiếu này nếu được thực hiện mà không thể hiện ý chí của đa số cổ đông bằng một nghị quyết của đại hội đồng cổ đông là một hình thức làm giảm tài sản đầu tư của nhà đầu tư.

- Các hành vi thao túng thị trường bằng cách tạo ra cung cầu giả tạo làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán, gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Trên thị trường, có nhiều người cũng tham gia mua bán nhưng có người sử dụng các chiêu thức để thao túng thị trường như mở nhiều tài khoản để cùng lúc giao dịch cùng một loại cổ phiếu, tạo ra cung hay cầu ảo đối với một loại cổ phiếu nào đó, dẫn đến việc tăng giảm giá chứng khoán không đúng với bản chất của giao dịch, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư khác.

Bảo vệ tài sản đầu tư là một nội dung chi tiết hóa quyền bảo vệ tài sản nói chung, là một trong những quyền trung tâm của con người. Quyền bảo vệ tài sản đầu tư khi được pháp luật quy định rõ ràng, chi tiết với các cơ chế thực hiện quyền hiệu quả sẽ tạo dựng niềm tin cho nhà đầu tư, đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường. Ngoài ra, khi cơ chế thực hiện quyền bảo vệ tài sản đầu tư được thực hiện khoa học, hợp lý và khả thi, thì sẽ ngăn chặn được các hành vi xâm hại đến lợi ích chung của thị trường, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả hoạt động của TTCK.


1.4. BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG


Bảo vệ nhà đầu tư trên TTCKTT là một trong những nội dung quan trọng nhất của pháp luật về chứng khoán và TTCK. Nói tổng quát, pháp luật về bảo vệ nhà đầu từ trên TTCK là tổng thể các quy định điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà đầu tư với các chủ thể khác của TTCK, nhằm mục đích xác lập, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, đồng thời cung cấp các công cụ pháp lý hỗ trợ nhà đầu tư trong việc thực hiện các quyền và thụ hưởng các lợi ích hợp pháp đó. Luật pháp các quốc gia có nền tài chính - chứng khoán phát triển đều rất chú

trọng đến vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư. Ví dụ, ở Hoa Kỳ đã có riêng một đạo luật điều chỉnh về vấn đề này, đó là Luật Bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán năm 1970. Luật này lập ra một cơ quan có chức năng bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán gọi là SIPC, đồng thời định ra trình tự, thủ tục chặt chẽ và rõ ràng để cơ quan chức năng này thực hiện trách nhiệm bảo vệ nhà đầu tư.

Ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư chứng khoán nói chung và nhà đầu tư trên TTCKTT nói riêng đã được đề cập đến ngay từ văn bản pháp lý đầu tiên quy định về chứng khoán và TTCK, đó là Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ban hành ngày 11/7/1998. Nghị định này đã dành hẳn một điều (Điều 19) để quy định về "Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư". Cho đến khi Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 được ban hành thay thế cho Nghị định số 48/1998/NĐ-CP thì bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháo của nhà đầu tư đã được ghi nhận là một nguyên tắc hoạt động của TTCK.

Hiện nay, Luật Chứng khoán đã được ban hành nhằm luật hoá các quy định pháp lý riêng lẻ trước đây về chứng khoán và TTCK. Luật Chứng khoán vẫn tiếp tục ghi nhận nguyên tắc "bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư" là một nguyên tắc quan trọng trong vận hành và hoạt động của TTCK. Nguyên tắc này được thể hiện không chỉ trong luật mà cả các văn bản hướng dẫn thi hành như các quy định về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, lưu ký và thanh toán bù trừ, công bố thông tin... Tuy nhiên, Luật Chứng khoán chưa có các quy định cụ thể hoá nguyên tắc này, đặc biệt trong việc định ra các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư. Qua tổng thể các quy định pháp luật về chứng khoán và TTCK nói riêng, cũng như các quy định của pháp luật dân sự, hành chính, hình sự... nói chung, có thể thấy, quyền và lợi ích của nhà đầu tư được bảo vệ bằng các biện pháp như sau:

* Biện pháp tự bảo vệ

Tự bảo vệ là biện pháp thể hiện tính định đoạt cao nhất của chủ sở hữu. Biện pháp này cho phép chủ sở hữu được áp dụng các biện pháp nhất định để ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 29/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí