Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Trong Việc Bảo Vệ Nhà Đầu Tư Không Chuyên Nghiệp Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung

hành chưa có quy định cụ thể về các tội danh trong hoạt động chứng khoánthị trường chứng khoán. Khi đó, muốn truy cứu các tội danh về chứng khoán này, ta phải vận dụng một số tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự 1999 (BLHS) để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số hành vi phạm tội trong lĩnh vực chứng khoán như: tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng [31, Điều 165]; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản [31, Điều 139]; tội sử dụng trái phép tài sản [31, Điều 142]; tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức [31, Điều 267]; tội cố ý làm lộ bí mật công tác [31, Điều 286 ]… Hiện nay, Nhà nước đã ban hành Luật hình sự sửa đổi 2009 và Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP- BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC đã quy định hướng dẫn cụ thể về xử lý hình sự đối với 3 hành vi vi phạm được xem là nguy hiểm nhất trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Với việc cụ thể hóa xử lý hình sự các vi phạm này mà công cuộc đấu tranh với tội phạm chứng khoán sẽ được thực hiện có hiệu quả hơn. Theo đó, 3 tội danh liên quan đến vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán gồm: cố ý thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán và tội thao túng giá chứng khoán [11, Điều 4-6]. Xét trong mối tương quan với các loại tội phạm thuộc lĩnh vực kinh tế khác, rõ ràng cơ quan soạn thảo đã tính đến những đặc thù trong lĩnh vực chứng khoán. Do vậy, các mức thiệt hại vật chất đã được nâng cao hơn so với những hướng dẫn xử lý định tội thông thường đối với các tội phạm về kinh tế khác.

Trong bối cảnh các vi phạm có dấu hiệu hình sự trên thị trường chứng khoán ngày một diễn ra phức tạp và tinh vi, thì việc cụ thể hóa hình sự các vi phạm này là sự răn đe cần thiết đối với những động cơ phạm tội trong lĩnh vực chứng khoán.

Một vấn đề nữa là khác với quy định của Luật hình sự nhiều nước trên thế giới, Bộ luật hình sự Việt Nam chỉ áp dụng với các cá nhân có hành vi nguy hiểm cho xã hội gây thiệt hại đến lợi ích của cá nhân, tổ chức và Nhà nước, luật hình sự Việt nam không áp dụng với tổ chức vi phạm và cách thức xây dựng luật có những điểm riêng. Nếu như các nước vi phạm hình sự trong lĩnh vực chuyên ngành có thể được quy định trong văn bản pháp luật của chính lĩnh vực đó, thì ở Việt Nam bộ

luật hình sự có thể được coi là văn bản pháp luật duy nhất quy định về xử lý hình sự và được áp dụng để xử lý bất cứ vi phạm nào nếu gây nguy hiểm cho xã hội, mặc dù đó là các lĩnh vực rất khác nhau như quản lý hành chính, hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội,..Việc quy định xử lý hình sự các tội phạm chứng khoán không nằm ngoài thông lệ này.

2.1.2.6. Các biện pháp giải quyết tranh chấp

Các biện pháp giải quyết tranh chấp giúp các nhà đầu tư không chuyên nghiệp có các phương thức để tự bảo vệ mình, đảm bảo quyền và lợi ích của mình khi xuất hiện các hành vi gây tổn hại đến quyền và lợi ích chính đáng của họ trên thị trường chứng khoán. Điều 131 Luật chứng khoán 2006 có quy định “Tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và TTCK tại Việt nam có thể được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu trọng tài, hoặc tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật” [29, Điều 131].

Biện pháp thương lượng được hai bên có tranh chấp tự thực hiện, pháp luật không có quy định gì cụ thể về biện pháp này. Đối với biện pháp hòa giải, trước đây, theo quy định của Nghị định 144/2003/NĐ-CP thì “Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán và UBCKNN có thể làm trung gian hoà giải các tranh chấp phát sinh” [14, Điều 113, Khoản 1], hiện nay Luật chứng khoán 2006 cũng quy định SGDCK, TTGDCK có quyền “làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán” [29, Điều 37].

Đối với biện pháp trọng tài, ở Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động chứng khoán bằng trọng tài cũng đã được quy định trong các Nghị định 48/1998/NĐ-CP, Nghị định 144/2003/NĐ-CP, và nay là tại Điều 131 Luật chứng khoán 2006, sửa đổi bổ sung 2010. Tuy nhiên, Luật chứng khoán không quy định cụ thể thẩm quyền của trọng tài thương mại cũng như trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mà những vấn đề này được thực hiện theo quy định của Luật trọng tài thương mại. Đối với giải quyết tranh chấp thông qua con đường tòa án, việc giải quyết tranh chấp được tiến hành theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004.

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc bảo vệ nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung

2.2.1. Thành quả đạt được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Trong những năm gần đây, bằng việc ban hành hàng loạt các nghị định thông tư mới thay thế trong lĩnh vực chứng khoán, pháp luật Việt nam đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc bảo vệ nhà đầu tư nói chung, nhà đầu tư không chuyên nghiệp nói riêng: Thông tư 121/2012/TT-BTC về quản trị doanh nghiệp áp dụng cho các công ty niêm yết, Nghị định 108/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Thông tư số 111/2013/TT-BTC [12], nghị định 58/2012/TT-BTC quy định chi tiết một số điều của luật chứng khoán 2006 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật chứng khoán 2010... Trong các văn bản mới ban hành và thay thế, quyền lợi nhà đầu tư được nâng cao hơn đáng kể bằng các quy định: yêu cầu tách bạch tiền gửi của nhà đầu tư và tài khoản của công ty chứng khoán, nâng cao mức phạt với công ty chứng khoán và các chủ thể xâm hại đến quyền lợi nhà đầu tư và sự bình ổn, minh bạch của thị trường chứng khoán, yêu cầu về công bố thông tin chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn...

Bởi quyền lợi nhà đầu tư được đảm bảo hơn trên thực tế, mà Việt nam cũng được thế giới đánh giá cao hơn về những nỗ lực cải thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ nhà đầu tư. Trong Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2014 công bố sáng 29/10/2013 [54] ngân hàng Thế giới xếp Việt Nam ở vị trí thứ tám trong số các nền kinh tế đẩy mạnh việc bảo vệ các nhà đầu tư nhiều nhất trong năm qua. Báo cáo cho biết từ năm 2012 đến năm 2013, Việt Nam đã có các biện pháp tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp trong nước bằng việc ban hành hàng loạt các nghị định, thông tư mới, trong đó đặc biệt được đánh giá cao là thông tư 52/2012/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Điểm số trong việc bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam trong Báo cáo này cũng tăng 3,3 điểm trong năm 2013, giúp Việt Nam đứng vị trí thứ tám trong bảng xếp hạng này, sau Macedonia, Rwanda, Thổ Nhĩ Kỳ, Panama, Côoet, Tiểu vương Quốc Arập Thống

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam - 9

nhất và Congo. Như vậy chúng ta đã có những dấu hiệu khả quan cho thấy những nỗ lực trong việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư không chuyên nghiệp (Xem phụ lục 3).

Đối với các hoạt động quản lý, và xử lý vi phạm, pháp luật về chứng khoán và TTCK đã tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, góp phần xây dựng thanh tra chứng khoán minh bạch, bảo vệ tối đa quyền lợi nhà đầu tư. Nội dung công tác thanh tra giám sát TTCK tập trung vào việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động chứng khoán; đồng thời đưa ra các khuyến nghị kịp thời đối với các chủ thể tham gia thị trường. Thời gian qua, công tác giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán tập trung được siết chặt, qua đó đã phát hiện và kịp thời xử lý nhiều công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, nhà đầu tư vi phạm. Lực lượng thanh tra của UBCKNN đã thực hiện các biện pháp như: Giám sát thông qua tin đồn, báo cáo và kiểm tra trực tiếp, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, đặc biệt là các trường hợp vi phạm các quy định về giao dịch của các công ty chứng khoán và các tổ chức, cá nhân có hành vi làm giá, thao túng thị trường. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu quả giám sát trên TTCKTT, UBCKNN đã đưa vào hoạt động hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán (MSS) hỗ trợ trong việc giám sát giao dịch đối với các cổ phiếu ngân hàng, tài chính, kịp thời phối hợp, cung cấp thông tin cho cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong năm 2012, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã tổ chức 7 đoàn thanh tra và 60 đoàn kiểm tra đối với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đại chúng, ngân hàng giám sát, công ty kiểm toán. UBCKNN đã ban hành 180 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức và cá nhân, với tổng số tiền phạt 11 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý, giám sát, xử lý vi phạm về thao túng giá, giao dịch nội bộ, UBCKNN đã triển khai 6 đoàn kiểm tra giao dịch đối với các cổ phiếu có nghi vấn và chuyển hồ sơ 4 vụ việc liên quan đến bán khống cho cơ quan công an [43, tr.3]. Trong 6 tháng đầu năm 2013, UBCKNN đã ban hành 40 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân với tổng số tiền

phạt là 2,9 tỷ đồng; Trong đó, có 13 trường hợp vi phạm các quy định về chế độ báo cáo, công bố thông tin của công ty đại chúng, công ty niêm yết, xử lý 17 trường hợp vi phạm về báo cáo giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn; xử phạt 1 cá nhân có hành vi thao túng cổ phiếu, đang tiếp tục xử lý 1 cá nhân có hành vi thao túng giá cổ phiếu của Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến khoáng sản Bắc Giang (BGM); xử phạt 5 công ty chứng khoán và 4 công ty quản lý quỹ; đồng thời đình chỉ hoạt động đối với 1 công ty quản lý quỹ do hoạt động không đúng nội dung quy định trong giấy phép. Ngoài ra, UBCKNN đã xử lý 46 đơn thư tố cáo; các đơn thư tố cáo chủ yếu tập trung vào các tranh chấp, yêu cầu bồi thường thiệt hại của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán. Trong cả năm 2013, UBCKNN đã tổ chức hơn 60 đoàn thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử phạt hơn 100 trường hợp vi phạm với tổng số tiền phạt hơn 7,7 tỷ đồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu liên quan đến việc các CTCK không thực hiện đúng việc công bố thông tin, cho khách hàng đặt lệnh khi không có đủ tiền trong tài khoản; vi phạm quy định về lưu giữ chứng từ, các hành vi bị cấm như giao dịch tạo cung cầu giả, thao túng giá cổ phiếu niêm yết... [44, tr.4].

Đối với việc xử lý vi phạm, pháp luật về chứng khoán và TTCK đã bảo vệ các nhà đầu tư không chuyên nghiệp bằng cách xây dựng, kiện toàn khung pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên TTCK thông qua việc ban hành Nghị định 108/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Cùng với đó, pháp luật về chứng khoán và TTCK được bảo đảm thực thi có hiệu quả hơn so với các lĩnh vực khác thông qua việc đã chính thức hình sự hóa một số hành vi phạm tội trong lĩnh vực chứng khoán. Một trong những điểm nhấn của Luật Chứng khoán là quy định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự [29, Điều 121-123, Điều 125-127], và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2009 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010) đã chính thức ghi nhận 03 tội phạm chứng khoán tại các Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán [32, Điều 181a], Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán [32, Điều 181b], Tội thao túng giá chứng khoán [32, Điều 181c], và cụ thể hóa hơn qua Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-

VKSNDTC-BTC. Kể từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự có hiệu lực đến nay, đã có vụ án Lê Văn Dũng cùng đồng bọn thao túng giá chứng khoán do Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an thụ lý, khởi tố, được xét xử phúc thẩm ngày 20/4/2012 vừa qua. Đây là vụ án đầu tiên được đưa ra xử lý hình sự. Chúng ta có thể khẳng định, việc hình sự hóa hành vi phạm tội trong lĩnh vực chứng khoán đã nâng cao hiệu quả phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Tuy đã có những nỗ lực đáng kể trong việc cải thiện chính sách bảo vệ nhà đầu tư nói chung, nhà đầu tư không chuyên nghiệp nói riêng, song nhìn

chung chúng ta vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Những hạn chế đó sẽ được đề cập tới ở những phần dưới đây.

2.2.2. Một số vấn đề còn tồn tại

2.2.2.1. Về các quy định công nhận quyền

(i) Quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán trên TTCKTT

Để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng trong quá trình mở tài khoản, đặt lệnh giao dịch và các hoạt động liên quan đến quá trình sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán, Nhà nước đã ban hành những quy phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ này. Tuy nhiên trên thực tế, khi thực hiện các quy định này vẫn tồn tại những phát sinh gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư nghiệp dư.

Thứ nhất, về việc quyền mở tài khoản bị hạn chế. Vào khoảng thời gian năm 2006-2007 nước ta thật sự là thời kỳ hoàng kim của chứng khoán, khi mà mỗi ngày có hàng trăm nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường. có thể ví dụ như Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (SBS), năm 2007 bình quân hơn 50 tài khoản mới được mở mỗi ngày, tính riêng 6 tháng đầu năm 2007 đã có hơn 6.000 tài khoản mới được mở và giá trị giao dịch hằng ngày đạt hơn 80 tỷ đồng. Khi ồ ạt các nhà đầu tư tham gia vào thị trường như vậy, các công ty chứng khoán do không theo kịp được nhu cầu mở tài khoản, nên đã tự ý đặt ra những quy định riêng để lựa chọn tài khoản chứng khoán được mở, ưu tiên hơn những tài khoản lớn bằng cách

đặt ra giá trị tối thiểu phải có khi mở tài khoán. Ví dụ như công ty chứng khoán Sài Gòn SSI công bố chỉ chấp nhận tài khoản mở trên 100 triệu đồng, Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương VCBS cũng quy định chỉ những tài khoản trị giá trên 20 triệu mới được đặt lệnh [38]. Theo các công ty chứng khoán, việc đặt ra giới hạn như vậy là để đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư, do với số lượng nhà đầu tư quá đông, mà nguồn nhân lực và khả năng có hạn thì công ty chứng khoán không thể thực hiện hoạt động một cách trôi chảy, hiệu quả. Tuy nhiên, việc đặt ra giới hạn như vậy, rõ ràng đã là một cách phân biệt đối xử công khai với nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Bởi vì với các nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp là các định chế tài chính lớn, sự giới hạn như vậy về cơ bản là không có trở ngại gì, nhưng lại là cản trở lớn với các nhà đầu tư không chuyên. Hầu hết nhóm nhà đầu tư này tham gia thị trường với số vốn nhỏ, bị giới hạn như vậy, vô hình chung đã ngăn cản những nhà đầu tư này tham gia được thị trường chứng khoán, gây bất bình đẳng, không công bằng với họ. Luật không có quy định gì về điều kiện nhà đầu tư được tham gia thị trường, vì thế theo thông lệ chung, họ chỉ cần có vốn là họ đã có thể tham gia được TTCKTT, không kể vốn ít hay vốn nhiều. Việc các công ty chứng khoán tự đặt ra quy định như vậy đã làm xâm phạm đến quyền lợi cơ bản được tham gia thị trường của nhóm nhà đầu tư này. Tuy rằng từ năm 2008 chứng khoán rơi vào khủng hoảng, số lượng nhà đầu tư giảm hẳn trên thị trường, với số lượng ít nhà đầu tư, lúc này công ty chứng khoán không còn đặt ra những giới hạn như trên nữa, nhưng không có gì đảm các công ty chứng khoán lại không đặt ra những quy định vô lý, loại bỏ khả năng tham gia thị trường của những nhà đầu tư không chuyên, có số vốn it như đã làm khi thị trường chứng khoán sôi động trở lại. Vì vậy pháp luật cần có những quy định để đảm bảo công bằng trong việc tham gia thị trường của nhóm nhà đầu tư không chuyên nghiệp.

Thứ hai, về việc quyền đặt lệnh bị hạn chế. Sở dĩ những nhà đầu tư chuyên nghiệp, những định chế đầu tư luôn được ưu tiên vì những NĐT này tuy chiếm số lượng ít nhưng lại có những đóng góp lớn vào vào doanh thu và lợi nhuận của công ty chứng khoán bởi số lượng và giá trị giao dịch luôn ở mức cao. Ví dụ như ở

NYSE (Sở giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ) sau khi thị trường cổ phiếu đã được định chế hóa ở mức độ cao thì có tới trên 80% số cổ phiếu thường là do các nhà đầu tư cá nhân, các tổ chức chơi chứng khoán nghiệp dư nắm giữ. Tuy nhiên các định chế vẫn thống trị trong giao dịch, do chiếm tới hai phần ba tổng khối lượng giao dịch. Trong những ngày mà tổng khối lượng giao dịch lên tới 200 triệu cổ phiếu thì trong đó gần 133 triệu là do các định chế giao dịch [23, tr.60]. Vì thế để phục vụ cho lợi ích của công ty mà công ty chứng khoán sẵn sàng có sự phân loại khách hàng và đồng nghĩa là sự phân biệt đối xử. Các nhà đầu tư không chuyên chủ yếu đặt lệnh với giá trị và số lượng giao dịch nhỏ, lẻ, được coi là những khách hàng bình thường, việc nhận và đặt lệnh được thực hiện theo cách thông thường, tức là khách hàng đến trước thì nhận lệnh trước, đến sau thì nhập lệnh sau. Tuy nhiên với những khách hàng đặc biệt như đã kể trên, những ngân hàng, quỹ đầu tư chứng khoán... trình tự ưu tiên này dường như không tồn tại, những khách hàng này được đặt lệnh bất kỳ thời điểm nào và lệnh giao dịch luôn được ưu tiên thực hiện trước các khách hàng khác. Thậm chí những đối tác này còn có những kênh riêng với một hệ thống nhân sự riêng và công cụ hỗ trợ riêng để đảm bảo việc đặt lệnh của khách hàng một cách nhanh nhất từ khâu đặt lệnh, truyền lệnh đến nhập lệnh vào hệ thống giao dịch tại sàn giao dịch của SGDCK.

Đối với việc đặt lệnh qua Internet, vốn là phương thức đặt lệnh công bằng, minh bạch nhất. Vì chỉ cần những thao tác đặt lệnh đơn giản, lệnh giao dịch của nhà đầu tư được trực tiếp truyền vào hệ thống giao dịch của Công ty chứng khoán mà không cần phải thông qua bất kỳ một nhân viên môi giới hay cá nhân nào khác. Mọi hoạt động của nhà đầu tư đều được thực hiện một cách tự động và xử lý bởi hệ thống phần mềm giao dịch của công ty chứng khoán. Với cách thức đặt lệnh này, tưởng như khả năng xâm phạm và can thiệp vào lệnh giao dịch của NĐT không chuyên đã được hạn chế tối đa. Tuy nhiên ở phương thức này, nhiều công ty chứng khoán vẫn thực hiện sự ưu tiên công khai cho những khách hàng có giá trị giao dịch lớn bằng cách hạn chế giá trị tối thiểu của mỗi lệnh đặt. Theo đó, chỉ khi đặt lệnh với giá trị tối thiểu theo quy định của công ty chứng khoán thì các nhà đầu tư mới được phép đặt lệnh

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí