Hệ Số Hồi Quy Đã Chuẩn Hoá (Standardized Coefficients)

3.3.2.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA

+ Kiểm định tính thích hợp của EFA

Sau khi thực hiện kiểm định thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, ngoại trừ biến DNBM1, CLXH1 và QTRR5 bị loại thì tất cả các biến quan sát còn lại đều đảm bảo chất lượng tốt. Tiến hành đưa tất cả các biến quan sát này vào phân tích yếu tố khám phá kết quả được thể hiện qua bảng Kết quả kiểm định KMO and Bartlett.

Bảng 3.26: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett

Hệ số KMO

,782


Kiểm định Bartlett’s của thang đo

Kiểm định chi bình phương (Approx.

Chi-Square)

3395,087

Tổng bình phương các sai lệch (df)

666

Sig.(p-value)-mức ý nghĩa quan sát

,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Áp dụng Marketing mix tại tổng công ty bảo hiểm Bảo Minh - 15

Nguồn: Tổng hợp và phân tích từ phiếu điều tra qua SPSS

Bảng 3.26 cho thấy trị số KMO của mô hình = 0,782, thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1. Điều này chứng tỏ phân tích yếu tố khám phá là phù hợp với dữ liệu thực tế.

+ Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện

Kiểm định Bartlett có Sig. = ,000 < 0,05 cho thấy các biến quan sát có tương quan tuyến tính với yếu tố đại diện.

+ Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với yếu tố

Để kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát với các yếu tố trong mô hình, tác giả sử dụng trị số đặc trưng để xác định số lượng yếu tố. Trị số đặc trưng đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi yếu tố. Những yếu tố có trị số đặc trưng riêng (eigenvalue) nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc. Do vậy chỉ những yếu tố có trị số đặc trưng lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mô hình. Kết quả được thể hiện qua bảng Tổng phương sai giải thích – xem phần phụ lục.

Từ bảng “Tổng phương sai giải thích” phân tích trên thông qua xử lý dữ liệu bằng SPSS ta thấy trị số đặc trưng được phân tích từ 35 biến số phụ. Tương ứng với 35 biến số phụ là 35 yếu tố có trị số đặc trưng riêng. Tuy nhiên, chỉ có 8 yếu tố lớn hơn 1 mới giữ lại, số còn lại nhỏ hơn 1 nên sẽ không được sử dụng. Điều này có nghĩa 35 biến số phụ đã được rút gọn về 8 yếu tố, và đây chính là 8 khía cạnh của mô hình yếu tố tác động tới áp dụng marketing mix của Bảo Minh. Đồng thời trong bảng kết quả “Tổng phương sai giải thích” ta thấy cột Cumulative có trị

số phương sai trích là 64,886% là khá cao. Điều này có nghĩa là việc sử dụng 8 yếu tố đại diện với 35 biến phụ thuộc đã có thể giải thích được 64,886% bởi các biến quan sát trong mô hình. Như vậy có thể kết luận có thể sử dụng 8 yếu tố để phản ánh những thông tin cung cấp từ 35 biến phụ.

- Kết quả của mô hình EFA

Để sắp xếp lại chi tiết các biến quan sát thuộc 8 yếu tố trên ta cần sử dụng ma trận yếu tố xoay. Kết quả đạt được thể hiện ở bảng “Ma trận yếu tố xoay” phần phục lục.

Kết quả quan sát thấy các biến đặc trưng đều có hệ số tải yếu tố (Factor Loading) lớn hơn 0,55 ngoại trừ biến quan sát CTBM4 và CTBM5 phản ánh không rõ ràng và các nhóm các biến quan sát có sự thay đổi so với mô hình lý thuyết ban đầu với 8 yếu tố đại diện. Tiến hành sắp xếp 8 yếu tố đại diện cụ thể như sau:

- Yếu tố 1: gồm các biến: CN1; CN2; CN6; CN7; CN8; CN9, CN10 Nhóm yếu tố này được đặt tên là Công nghệ (kí hiệu CN).

- Yếu tố 2: gồm các biến KT1; KT 2; KT 3; KT 4; KT 5. Nhóm yếu tố này được đặt tên là Kinh tế (kí hiệu KT).

- Yếu tố 3: gồm các biến QTRR1; QTRR2; QTRR3; QTRR4. Nhóm yếu tố này được đặt tên là Quản trị rủi ro (kí hiệu QTRR)

- Yếu tố 4: gồm các biến KH1; KH2; KH3; KH4; KH5. Nhóm yếu tố này được đặt tên là Khách hàng (kí hiệu KH)

- Yếu tố 5: gồm các biến DNBM2; DNBM3; DNBM4. Nhóm yếu tố này được đặt tên là Doanh nghiệp (kí hiệu DNBM)

- Yếu tố 6: gồm các biến CLXH2; CLXH3; CLXH4. Nhóm yếu tố này được đặt tên là Chính trị, luật pháp và xã hội (kí hiệu CLXH)

- Yếu tố 7: gồm các biến: CTBM1; CTBM2; CTBM3. Nhóm yếu tố này được đặt tên là Cạnh tranh (kí hiệu CTBM)

- Yếu tố 8: gồm các biến CN3, CN4; CN5. Nhóm yếu tố này được đặt tên là Công nghệ 1 (kí hiệu CN0).

Như vậy sau khi tiến hành các bước kiểm định độ tin cậy của các thang đo; kiểm định mô hình EFA; mô hình nhận diện có 8 yếu tố đại diện với 33 biến quan sát được thể hiện qua bảng “Bảng tổng hợp lại biến quan sát đặc trưng”.

Bảng 3.27: Bảng tổng hợp lại biến quan sát đặc trưng

STT

Yếu tố

Biến quan sát

Giải thích

1

CN

CN1; CN2; CN6; CN7; CN8;

CN9; CN10

Công nghệ

2

KT

KT1; KT2; KT3; KT4; KT5

Kinh tế

3

QTRR

QTRR1; QTRR2; QTRR3;

QTRR4

Quản trị rủi ro

4

KH

KH1; KH2; KH3; KH4; KH5

Khách hàng

5

DNBM

DNBM2; DNBM3; DNBM4

Doanh nghiệp

6

CLXH

CLXH2; CLXH3; CLXH4

Chính trị, luật pháp và xã hội

7

CTBM

CTBM1; CTBM2; CTBM3

Cạnh tranh

8

CN0

CN3; CN4; CN5

Công nghệ 1

Nguồn: Tác giả tổng hợp qua SPSS Sau khi phân tích EFA đối với các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng marketing mix tại Bảo Minh thông qua 3 kiểm định trên, luận án tiến hành phân tích mô hình hình hồi quy trên các góc độ kiểm định mức độ phù hợp của mô hình, kiểm định mức độ giải thích của mô hình, kiểm định hệ số hồi quy (Chi tiết xem phụ lục: phân tích phương sai; bảng tổng hợp mô hình; hệ số hồi quy; hệ số hồi quy chưa chuẩn

hóa).

Tiếp đó luận án tiến hành tìm ra hệ số hồi quy chuẩn hóa xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập đã đưa ra. Kết quả thể hiện ở bảng “Hệ số hồi quy đã chuẩn hoá (Standardized Coefficients)” dưới đây.

Bảng 3.28: Hệ số hồi quy đã chuẩn hoá (Standardized Coefficients)


Biến độc lập

Giá trị tuyệt đối

Giá trị (%)

DNBM

0,361

41,73

KH

0,203

23,47

CTBM

0,167

19,31

CN

0,134

15,49

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Từ bảng trên ta thấy, thứ tự tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng marketing mix của Bảo Minh lần lượt là: yếu tố doanh nghiệp: 41,74%; khách hàng ảnh

hưởng 23,47%; cạnh tranh 19,31% và yếu tố công nghệ ảnh hưởng ở mức 15,49%.

3.4. Đánh giá chung

3.4.1. Những thành công

Những thành tựu trong áp dụng marketing mix của Bảo Minh được phản ánh thông qua hiệu quả của việc áp dụng marketing mix giai đoạn 2015-2018, cụ thể như sau:

Thứ nhất, chiếm vị thế cao trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Trong suốt hơn 25 năm hình thành và phát triển, Bảo Minh đã luôn luôn sáng tạo, chủ động thích ứng với bối cảnh từng giai đoạn để xây dựng thành công một Bảo Minh có vị thế thứ 3 thị trường bảo hiểm phi nhân thọ như hiện nay. Từ nhiều năm trước với sản phẩm chủ đạo là bảo hiểm cháy nổ, Bảo Minh luôn là một doanh nghiệp có chi phí bồi thường cao trong ngành. Giai đoạn tăng trưởng nóng đã qua, vì vậy, công ty đang chủ động điều chỉnh tốc độ tăng trưởng, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị rủi ro nhằm đưa tỷ lệ bồi thường về mức sát với thị trường. Từ tháng 7/2013, Bảo Minh đã thực hiện tái cấu trúc toàn hệ thống.

Thứ hai, tăng số lượng khách hàng. Thị phần bảo hiểm của Bảo Minh luôn chiếm từ 8% đến 9,5% và đứng trong top 5 thị trường bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất của Việt Nam. Hiện Bảo Minh có danh mục khách hàng lớn, được chăm sóc một cách bài bản với số lượng lên tới 80.000 khách hàng (cả khách hàng cá nhân và tổ chức).

Việc mở rộng thị trường, phân khúc khách hàng tại các thành phố lớn được Bảo Minh chú trọng, quan tâm như thành lập thêm 5 công ty thành viên từ 2016 đến nay tại Hà Nội và TPHCM, nhằm đáp ứng nhiều hơn về như cầu phát triển của thị trường.

Bảng 3.29: Thị phần của Bảo Minh so với các đối thủ khác(%)

Năm

Sản phẩm

Thương hiệu

bảo hiểm

2016

2017

2018


Con người

Bảo Việt

24,90

23,98

25,64

Bảo Minh

9,94

10,02

7,58

PVI

9,94

7,65

7,79

PTI

5,84

7,01

9,24

PJCO

2,96

3,09

3,53

Khác

46,42

48,25

46,22


Tài sản

Bảo Việt

10,34

10,58

10,03

Bảo Minh

8,96

8,90

10,58

PVI

27,73

28,68

25,35

PTI

4,77

3,96

4,71

PJCO

4,75

4,77

5,15

Khác

43,44

43,11

44,18


Bảo Việt

18,42

32,00

33,99

Hàng không

Bảo Minh

3,39

3,22

2,79

PVI

51,75

37,51

40,78

PTI

1,92

2,47

1,84

PJCO

0

0

0,93

Khác

24,52

24,80

19,68


Bảo Việt

22,94

33,47

28,20

Bảo Minh

11,73

14,77

12,35

PVI

37,28

34,02

51,43

PTI

0

0

0,66

PJCO

0

0

0

Khác

28,05

17,73

7,37


Nguồn: Bảo Minh, 2018, Phân tích thị trường phi nhân thọ, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, tr.12-14.

Với số lượng sản phẩm bảo hiểm cung cấp ra thị trường của Bảo Minh là 107 sản phẩm bảo hiểm, trong đó sản phẩm bảo hiểm về con người đã giúp Bảo Minh có doanh thu cao nhất, trên 1000 tỷ năm 2018, Việc đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm đồng thời cạnh tranh với thị trường để có sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, nhờ đó đã giúp doanh số bán của Bảo Minh tăng trưởng hàng năm.

Chất lượng dịch vụ là cơ sở để đánh giá căn bản đối với sản phẩm bảo hiểm, vì vậy việc thành lập 2 trung tâm giải quyết bồi thường đã giúp chuyên môn hóa trong việc xử lý, xét duyệt bồi thường cho khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Từ đó đem lại sự tin tưởng của khách hàng khi tham gia bảo hiểm đồng thời tiếp tục kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm bảo hiểm của Bảo Minh .

Bảo Minh đang nghiên cứu và trình cơ quan có thẩm quyền về những sản phẩm bảo hiểm mới, những sản phẩm bảo hiểm này có tiềm năng trong tương lại, đáp ứng như cầu phát triển kinh tế cũng như nhu cầu người được bảo hiểm tại các địa bàn thành phố lớn. Việc triển khai các sản phẩm mới này nhằm hướng tới tăng trưởng doanh thu một cách bền vững và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Thứ ba, tăng tỉ suất hoàn vốn. Với nỗ lực kiểm soát tỷ lệ bồi thường và chi phí, năm 2014, tỷ lệ bồi thường của Bảo Minh đã giảm xuống mức 40% dưới trung bình ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ này có tăng trở lại trong năm 2015, phần nhiều do liên quan đến các vụ bạo động ở các Khu công nghiệp Bình Dương và Đồng Nai.

Ngoài chi phí bồi thường, các chi phí khác ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm gồm: chi phí hoa hồng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Bảo Minh đã tích cực cắt giảm chi phí bằng cách cắt bỏ các khâu bán

hàng trung gian, thiết lập các điểm bán lẻ trực tiếp của Bảo Minh, để khách hàng có thể trải nghiệm trực tiếp đầy đủ các loại sản phẩm của Bảo Minh.

Bảng 3.30:Tình hình hoàn vốn của Bảo Minh qua các năm 2015-2018

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015

2016

2017

2018

Lợi nhuận ròng

129.220,192

182.413,589

163.185,303

162.302,812

Chi phí đầu tư

145.855,613

158.470,162

114.140,835

115.947,927

ROI(%)

88,5

115,1

142,3

139,9

Nguồn: Bảo Minh, 2018, Báo cáo tổng hợp kinh doanh sau kiểm toán, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh và tính toán của tác giả.

Tỉ suất hoàn vốn của Bảo Minh ngày càng tăng, là minh chứng rõ ràng cho việc sử dụng ngày càng hiệu quả vốn mà công ty bỏ ra.

Thứ tư, tăng doanh số bán. Chỉ số doanh số bán của Bảo Minh tăng trường 10,1% năm 2017 so với 2016, và 2018 tăng trưởng 5,3% so với năm 2017. Tỉ lệ bồi thường của Bảo Minh năm 2018 là 44%, đứng thứ 4 sau PVI 56%, Bảo Việt 55%, PJCO 46% [32, tr.14].

Bảng 3.31: Doanh số bán bảo hiểm của Bảo Minh và một số doanh nghiệp khác năm 2017-2018

Đơn vị tính: Việt Nam đồng


2017

2018

Bảo Minh

3.824.572.678.594

4.028.362.267.977

Bảo Việt

8.316.992.000.000

10.099.121.000.000

PVI

7.129.972.699.951

7.203.589.416.608

PTI

3.350.003.098.895

4.285.834.681.463

PJICO

2.787.984.528.984

2.943.153.122.415

Nguồn: Bảo Minh, 2018, Phân tích thị trường phi nhân thọ, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, tr. 23

Bảng 3.32: Doanh số bán bảo hiểm gốc của các doanh nghiệp tiêu biểu trên thị trường năm 2018 theo nhóm sản phẩm

Đơn vị tính: 1000đ, %

DN BH

Tổng

DTNV

Hàng hải

tàu

Hàng hóa

Xe cơ giới

Con người

Tài sản

Hàng

không

Khác

Bảo Việt

9.852.925

3.536.258

381.230

3.757.479

3.073.547

1.242.833

218.457

13.121

Bảo

Minh

3.547.811

161.997

193.154

762.768

1.095.276

1.310.968

17.904

5.744

PVI

6.873.764

661.344

219.229

1.441.620

1.125.120

3.140.395

262.125

23.931

PTI

4.159.477

84 .364

142.868

2.001.733

1.335.273

583.111

11.823

305

PJICO

2.809.333

304.878

288.232

1.061.535

510.093

638.627

2.968


19.409.372

8.365.502

1.366.918

5.398.012

6.676.221

5.472.771

126.521

3.427

Tổng

46.652.682

221.143.433

2.591.631

14.423.147

14.445.530

12.388.705

642.798

46.528

Tăng

trưởng

12,84

-7,72

10,84

8,89

18,26

17,03

3,13

2,45

Năm 2018 so với 2017

Tăng trưởng

TT

12,84

-7,72

10,84

8,89

18,26

17,03

3,13

2,45

Tăng trưởng

của BM

4,47

-23,98

21,31

-8,21

-10,52

39,21

-10,85

-14,38

Khác

Nguồn: Bảo Minh, 2018, Phân tích thị trường phi nhân thọ, bảo hiểm Bảo Minh, tr. 9.

Thứ năm, lợi nhuận trên chi phí quảng cáo (ROAS) ở mức cao. Những năm gần đây, do cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm nên Bảo Minh rất chú trọng tới công tác quảng cáo. Đầu tư cho quảng cáo liên tục tăng từ năm 2015 đến 2018. Đây là kết quả của doanh thu liên tục tăng qua các năm, nhờ đó chỉ số ROAS tiếp tục được cải thiện.

Bảng 3.33: Lợi nhuận trên chi phí quảng cáo của Bảo Minh giai đoạn 2015-2018

Đơn vị tính: tỉ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015

2016

2017

2018

Doanh thu

3158,8

3473,8

3824,6

4028,4

Chi phí quảng

cáo

6,2

6,5

7,1

11,4

ROAS

509,5

534,4

538,7

353,4

Nguồn: Bảo Minh, 2018, Báo cáo tóm tắt, Tổng công ty CP Bảo Minh. Điều này cho thấy chỉ số ROAS vẫn tiếp tục xu thế cải thiện song chỉ số tuyệt đối ROAS qua từng năm lại biến động không đều. Riêng năm 2018, chi phí dành cho quảng cáo tăng vọt, song lợi nhuận thu được giảm. Điều này cũng hợp lý bởi năm 2018 có sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ bảo hiểm trong nước và quốc tế, khiến cho Bảo Minh phải tăng cường đầu tư cho hoạt động quảng cáo, tìm cách gia

tăng số lượng khách hàng.

Thứ sáu, nâng cấp quy trình quản lý. Bảo Minh đã xây dựng các quy trình quản lý ISO theo tiêu chuẩn 2015, để phù hợp với phương thức quản lý hiện đại mà nhiều doanh nghiệp trong nước đã và đang thực hiện. Nhờ đó Bảo Minh quản lý

toàn hệ thống một cách chuẩn mực, trong cả khâu khai thác cho đến khâu quản lý tài chính,

Với việc thực hiện tích hợp hoạt động nghiệp vụ vào quy trình quản lý, đã giúp Bảo Minh giảm thiểu những rủi ro, hạn chế nhiều sai sót và đảm bảo các bộ phận thực hiện một cách đồng bộ. Từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh hàng năm đều tăng, đáp ứng kỳ vọng của các cổ đông khi tham gia góp với vào Bảo Minh.

Và thứ bảy, Bảo Minh ngày càng nhận thức rõ vai trò của khách hàng trong hoạt động kinh doanh, không có khách hàng thì không có kinh doanh. Do vậy, coi trọng lợi ích khách hàng, tìm cách đáp ứng tốt nhất mong muốn, kỳ vọng của khách hàng, làm cho khách hàng hài lòng luôn luôn là mục tiêu cần đạt tới trong áp dụng marketing mix của Bảo Minh. Đây là cách tốt nhất để tạo ra một khách hàng mới – yếu tố quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp - sự gia tăng số lượng khách hàng hàng năm cho thấy hoạt động kinh doanh của Bảo Minh đang hiện thực hóa mục tiêu coi lợi ích khách hàng chính là lợi ích của doanh nghiệp.

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trọng áp dụng marketing mix như đã nêu trên, song cũng còn không ít những tồn tại mà Bảo Minh phải đối mặt.

Thứ nhất, về nhân lực: việc tuân thủ các quy định từ khâu khai thác đến khâu giám định tổn thất, xét duyệt bồi thường, thanh toán bồi thường còn chưa thực hiện đúng các quy định của doanh nghiệp, gây ra khiếu nại từ khách hàng. Việc này ảnh hưởng đến hình ảnh, cũng như việc khách hàng mất lòng tin đối với Bảo Minh khi tham gia bảo hiểm. Khả năng nghiệp vụ quản trị marketing của những người tham gia hoạt động marketing ở ban marketing của tổng công ty và của các đơn vị thành viên chưa cao, chưa thực sự chuyên nghiệp. Còn thiếu về số lượng, chất lượng không đồng đều và hiệu quả công việc chưa cao.

Bảo Minh vẫn còn thiếu nhân sự điều hành kinh doanh trực tiếp, thiếu chuyên gia chuyên nghiệp trong các lĩnh vực như: Đầu tư tài chính, nghiên cứu phát triển thị trường và sản phẩm, đánh giá rủi ro, định giá và hoạch định chiến lược, ...

Chưa có chính sách nhất quán trong việc đào tạo, quy hoạch nguồn lực kế cận, do đó, rất bị động khi cần thiết thay các vị trí lãnh đạo.

Bảo Minh chưa có chiến lược nhân sự và tiền lương, cũng như chính sách chế độ ưu đãi cán bộ, nhân viên phù hợp để thu hút và giữ lại các cán bộ nhân viên có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024