Đánh Giá Của Các Đối Tượng Khảo Sát Về Ảnh Hưởng Của Yếu Tố Khách Hàng Tới Áp Dụng Marketing Mix Của Bảo Minh

Như vậy, hầu hết số người được khảo sát đều cho rằng chính đặc điểm mô hình quản trị doanh nghiệp bao gồm quản trị tài chính, quản trị nhân lực của Bảo Minh tác động lớn tới áp dụng marketing mix. Điều này là hợp lý bởi doanh nghiệp là nơi xây dựng, vận hành, đánh giá áp dụng marketing mix.

3.3.1.5. Khách hàng

Nhận thức được tác động của khách hàng đến áp dụng marketing mix Bảo minh luôn tìm cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu tham gia bảo hiểm của khách hàng. Bảo Minh không ngừng nỗ lực ứng dụng các công nghệ hiện đại trong việc quản lý thông tin và chăm sóc khách hàng đồng thời kiện toàn cơ cấu tổ chức nhằm đem lại chất lượng phục vụ cao nhất trong thời gian ngắn nhất. Bảo Minh hiện đang đứng thứ 3 trên thị trường về số lượng khác hàng, trên 80.000 khách hàng.

Bảo Minh chú trọng đến công tác phục vụ khách hàng tại tất cả các khâu trong quá trình bảo hiểm, cụ thể:

Giám định trước khi bảo hiểm, xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng, hạn chế rủi ro bằng chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất giám định khi xảy ra tổn thất, giải quyết thanh toán tiền bồi thường.

Hai trung tâm bồi thường về xe ô tô tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đã chuyên nghiệp hoá công tác bồi thường và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, công tác giải quyết bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời.

Công tác bồi thường tổn thất tài sản kỹ thuật và hàng hải: hầu hết những vụ xảy ra là lớn và phức tạp nhưng do là vụ lớn nên thuộc phân cấp Tổng Công ty. Kết quả là việc giải quyết thường nhanh gọn, hạn chế nhiều vụ khiếu kiện xảy ra như trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn một số vụ việc kéo dài gây mất lòng tin ở khách hàng.

Và sau đây là đánh giá của các đối tượng khảo sát về ảnh hưởng của yếu tố khách hàng đến áp dụng marketing mix tại Bảo Minh. Phần lớn đối tượng được khảo sát cho rằng khách hàng tác động lớn đến áp dụng marketing mix của BM.

Bảng 3.22: Đánh giá của các đối tượng khảo sát về ảnh hưởng của yếu tố khách hàng tới áp dụng marketing mix của Bảo Minh

ĐVT: %


Tiêu chí


Yếu


Trung bình


Khá


Tốt


Rất tốt


Tổng

Xác định khách hàng mục tiêu

0,75

3,01

24,81

46,24

25,19

100,00

Cần luôn luôn coi khách hàng là thượng đế trong hoạt động marketing của

Bảo Minh


1,88


5,26


24,81


48,87


19,17


100,00

Cần nghiên cứu sâu hành vi mua của khách hàng, khách hàng cá nhân,khách hàng có tác động lớn đến áp dụng

marketing mix của BM


1,50


4,89


19,55


46,24


27,82


100,00

Chăm sóc khách hàng và tìm kiếm khách hàng thủy chung là nhiệm vụ rất quan

trọng


1,50


5,26


17,29


47,74


28,20


100,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Áp dụng Marketing mix tại tổng công ty bảo hiểm Bảo Minh - 14

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

3.3.1.6. Quản trị rủi ro

Thực tế cho thấy, tổ chức tốt hoạt động quản trị rủi ro giúp Bảo Minh gia tăng hiệu quả áp dụng marketing mix và hạn chế các tác động không mong muốn.

Bảo Minh đã xây dựng được hệ thống quản trị rủi ro nhằm phát hiện và đánh giá các rủi ro mà họ phải đối mặt. Xây dựng các chính sách và quy trình kiểm soát rủi ro có thể chấp nhận được. Hệ thống quản trị rủi ro được đánh giá định kỳ để BM có thể xác định được tốt nhất các rủi ro và tìm giải pháp ứng phó. Các rủi ro này bao gồm: rủi ro về thị trường (rủi ro về tỉ giá, lãi suất và giá cổ phiếu) rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro bảo hiểm. Trong rủi ro về thị trường, Bảo Minh không chủ động đối phó được rủi ro về tỉ giá do đó, Bảo Minh tìm các biện pháp né tránh tối đa tác động bằng các biện pháp cân bằng tác động trái chiều; đối với rủi ro lãi suất thì chính sách của Bảo Minh là duy trì nguồn tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư cả ngắn hạn và dài hạn; đối với rủi ro cổ phiếu thì Bảo Minh xử lý bằng các hạn mức đầu tư, cụ thể là Hội đồng Quản trị công ty sẽ xem xét các mức đầu tư và phê duyệt dựa trên việc xem xét và đánh giá kỹ lưỡng.

Đối với rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng hoặc đối tác không đáp ứng được nghĩa vụ trong hợp đồng và dẫn đến tổn thất . Để kiểm soát rủi ro này Bảo Minh có chính sách tín dụng phù hợp và thường xuyên theo dõi tình hình để đánh giá.

Đối với rủi ro thanh khoản Bảo Minh theo dõi thường xuyên các yêu cầu thanh khoản hiện tại và dự kiến trong tương lai nhằm đảm bảo có thể duy trì được mức dự phòng tiền mặt, vốn, đáp ứng được các yêu cầu về thanh khoản ngắn hạn và dài hạn.

Đối với rủi ro bảo hiểm, xảy ra khi có sự kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm phải trả không thể đoán trước được. Để quản trị rủi ro Bảo Minh đã thiết lập và áp dụng các quy trình đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm, quy trình chuyển giao rủi ro bảo hiểm và tái bảo hiểm, quy trình giám định tổn thất, quy trình giải quyết bồi thường đối với hoạt động khai thác bảo hiểm. Bên cạnh đó Bảo Minh còn áp dụng các tiêu chí lựa chọn rủi ro, cụ thể là không chấp nhận bảo hiểm đối với các rủi ro bảo hiểm có thể xảy ra cao hoặc có nguy cơ bị trục lợi cao; tăng cường đánh giá rủi ro tích tụ và đưa ra các quy định về chấp nhận bảo hiểm đối với các nghiệp vụ khác nhau tại các địa phương khác nhau để phân tán rủi ro. Ở cấp độ công ty, Bảo Minh đã xác định lại tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng đối với từng nhóm rủi ro dựa trên kinh nghiệm xử lý tổn thất và dự báo rủi ro, lạm phát, mức độ cạnh tranh…..

Các nhóm rủi ro có tỷ lệ tổn thất và chi phí gia tăng BM chỉ chấp nhận bảo hiểm nếu người tham gia bảo hiểm chấp nhận đăng ký bảo hiểm tương ứng hoặc giới hạn phạm vi bảo hiểm. Đồng thời Bảo Minh áp dụng các giải pháp chuyển giao rủi ro để chia sẻ rủi ro đối với các công ty bảo hiểm khác, với chính khách hàng như đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm. Việc giám định tổn thất và giải quyết bồi thường được công ty thực hiện theo hai cấp, theo đó những vụ tổn thất lớn có tính chất phức tạp đều được xử lý bồi thường tập trung tại trụ sở chính công ty, những tổn thất nhỏ mà các đơn vị thành viên có kinh nghiệm tiếp nhận giải quyết được xử lý tại các công ty thành viên. Cùng với đó, Bảo Minh chủ trương đẩy nhanh tốc độ xử lý khiếu nại, giải quyết bồi thường để tránh các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình giám định bồi thường, rủi ro về biến động tỷ giá, và các rủi ro khác.

3.3.1.7. Cạnh tranh

Cũng giống như các yếu tố khác, cạnh tranh đang tác động nhiều chiều đến áp dụng marketing mix của Bảo Minh. Tính chất cạnh tranh đang ngày càng gia tăng. Điều này được nhận diện thông qua số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm đang gia tăng. Các doanh nghiệp này cũng coi áp dụng marketing mix như một công cụ cạnh tranh quan trọng.

Theo báo cáo hàng năm của Bộ Tài chính về thị trường bảo hiểm Việt Nam được cập nhật đến năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, sự phối hợp của các cơ quan liên quan đã triển khai đồng bộ nhiều nhóm giải pháp hoàn thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm và thị trường bảo hiểm Việt Nam (Xem phụ lục, bảng Thống kê thị trường bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2017).

Năm 2017, có 64 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm 25 công ty TNHH 1 thành viên, 10 công ty TNHH 2 thành viên trở lên, 28 công ty cổ phần và 01 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam.

Loại hình doanh

nghiệp / Hình thức pháp lý

TNHH 1

thành viên

TNHH 2

thành viên trở lên

Cổ phần

Chi nhánh DNBH

phi nhân thọ nước ngoài

Tổng cộng

Phi nhân thọ

9

4

16

1

30

Nhân thọ

13

4

1

0

18

Tái bảo hiểm

0

0

2

0

2

Môi giới bảo hiểm

3

2

9

0

14

Tổng cộng

25

10

28

1

64

Bảng 3.23: Số lượng các công ty bảo hiểm theo loại hình doanh nghiệp năm 2017


Nguồn: Bộ Tài chính, 2018, Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2017, NXB Tài chính, tr.9.

Xét về quy mô thị trường, năm 2016, thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với tăng trưởng GDP, doanh thu toàn ngành đạt 132.369 tỷ đồng, tăng 28,25% so với năm 2016, trong đó doanh thu phí bảo hiểm đạt 107.821 tỷ đồng, doanh thu hoạt động đầu tư đạt 24.548 tỷ đồng (Xem phụ lục, bảng Doanh thu phí bảo hiểm và thị phần theo lĩnh vực giai đoạn 2015 – 2016).

Năm 2016, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 41.594 tỷ đồng, tăng 12,83% so với năm 2016. Phần lớn thị phần doanh thu phí bảo hiểm năm 2017 tập trung vào 5 doanh nghiệp hàng đầu gồm: Bảo Việt (19,36%), PVI (16,08%), Bảo Minh 8,16% PTI (7,74%), Pjico (6,28%), 25 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam chiếm 42,41%. Tỉ lệ này có sự thay đổi nhất định so với năm 2016 Bảo Việt (17,81%), PVI (17,71%), Bảo Minh (8,41%), PTI (8,40%), Pjico (6,74%), 25 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam còn lại chiếm 40,93% thị phần doanh thu phí.

Khung khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tiếp tục được hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu phát triển thị trường cũng như cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Ngày 01/7/2016, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm. Nghị định này thay thế các Nghị định 45/2007/NĐ-CP, Nghị định 46/2007/NĐ-CP, Nghị định 123/2011/NĐ-CP và Nghị định 68/2014/NĐ-CP. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm thủy sản và bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng...

Điều cần lưu ý rằng, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm gia tăng sẽ làm cho môi trường cạnh tranh phức tạp hơn. Các doanh nghiệp đều tìm cách khai thác và chiếm lĩnh thị trường với những giải pháp marketing riêng biệt. Bảo Minh không nằm ngoài số đó. Khi phỏng vấn các đối tượng khảo sát về tác động của cạnh tranh tới áp dụng marketing mix của Bảo Minh, người ta đều cho rằng, yếu tố này tác động rất lớn theo cả hai hướng là tích cực và tiêu cực. Và nhận diện sự tác động này thông qua quyết định mua hay không mua sản phẩm bảo hiểm. Bảng sau đây là một minh chứng.

Bảng 3.24: Đánh giá của các đối tượng khảo sát về tác động của yếu tố cạnh tranh tới áp dụng marketing mix của Bảo Minh

ĐVT: %


Tiêu chí


Yếu


Trung bình


Khá


Tốt


Rất tốt


Tổng

Xác định các đối thủ cạnh tranh chính là nhiệm vụ quan

trọng đối với Bảo Minh


1,13


4,14


13,91


50,00


30,83


100,00

Xây dựng chiến lược cạnh

tranh cho từng loại sản phẩm trong các thời kỳ khác nhau


2,26


6,39


16,54


43,61


31,20


100,00

Xây dựng chiến lược cạnh tranh cho từng loại khách hàng trong các thời kỳ khác

nhau


3,76


7,89


20,30


44,74


23,31


100

Tìm cách thu thập thông tin từ đối thủ cạnh tranh thông qua

hội chợ, hội thảo….


0,75


3,01


19,17


52,26


24,81


100,00

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

3.3.2. Kết quả phân tích yếu tố khám phá

3.3.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Để xác định chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng marketing mix tại Bảo Minh, từ đó đề ra giải pháp thúc đẩy tác động tích cực từ các yếu tố này, tác giả đã lựa chọn phương pháp sử dụng mô hình yếu tố khám phá EFA thông qua phần mềm SPSS.

Như đã nói ở trên, có 300 phiếu điều tra đã được gửi đi và nhận về được 280 phiếu. Sau khi xem xét loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu còn lại 266 phiếu để tiến hành nghiên cứu. Các biến nghiên cứu trong mô hình được xây dựng từ 1 –10 biến quan sát khác nhau cho một yếu tố. Sự tin cậy các thang đo của các yếu tố này dựa trên hệ số Cronbach Alpha, đây là một hệ số phổ biến trong việc đánh giá tính tin cậy của một khái niệm nghiên cứu (Suander et al, 2007; Hair et al, 2006). Tiêu chuẩn lựa chọn là hệ số Cronbach Alpha tối thiểu bằng 0,6 và các hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại khỏi thang đo yếu tố và không xuất hiện tại các bước phân tích tiếp theo.

a) Thang đo của yếu tố kinh tế

Bảng “Kết quả kiểm định hệ số Cronbach's Alpha thang đo kinh tế” (Chi tiết xem phụ lục Bảng : Kết quả kiểm định hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố kinh tế) cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha của thang đo kinh tế= 0,788 > 0,6 và hệ số tương quan biến-tổng của các biến đều lớn hơn 0,3 nên độ tin cậy của thang đo này đạt yêu cầu. Do đó các biến quan sát của thang đo này sẽ được sử dụng cho phân tích yếu tố khám phá (EFA) tiếp theo.

b) Thang đo của yếu tố chính trị, luật pháp và xã hội

Bảng “Kết quả kiểm định hệ số Cronbach's Alpha của thang đo của yếu tố chính trị, luật pháp và xã hội” (Chi tiết xem phụ lục Bảng kết quả kiểm định hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố chính trị, luật pháp và xã hội) cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố chính trị, luật pháp và xã hội = 0,639 > 0,6 nhưng hệ số tương quan biến-tổng của biến CLXH1 < 0,3 nên với thang đo này ta phải loại bỏ biến CLXH1.

Tiến hành kiểm định lại thang đo ta được kết quả như bảng Kết quả kiểm định hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố chính trị, luật pháp và xã hội (lần 2).

Bảng kết quả Kết quả kiểm định hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố chính trị, luật pháp và xã hội (lần 2) (Chi tiết xem phụ lục Kết quả kiểm định hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố chính trị, luật pháp và xã hội (lần 2)) cho

thấy, hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố chính trị, luật pháp và xã hội = 0,795 > 0,6 và hệ số tương quan biến-tổng của các biến còn lại đều lớn hơn 0,3 nên độ tin cậy của thang đo này đạt yêu cầu sau khi loại bỏ biến CLXH1. Do đó các biến quan sát của thang đo này sẽ được sử dụng cho phân tích yếu tố khám phá (EFA) tiếp theo.

c) Thang đo của yếu tố công nghệ

Bảng Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo của yếu tố công nghệ (Chi tiết xem phụ lục Bảng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo của yếu tố công nghệ) cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố công nghệ = 0,913 > 0,6 và hệ số tương quan biến-tổng của các biến đều lớn hơn 0,3 nên độ tin cậy của thang đo này đạt yêu cầu. Do đó các biến quan sát của thang đo này sẽ được sử dụng cho phân tích yếu tố khám phá (EFA) tiếp theo.

d) Thang đo của yếu tố doanh nghiệp

Kết quả bảng Kết quả kiểm định hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố Doanh nghiệp (Chi tiết xem phụ lục Bảng: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố Doanh nghiệp) cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha của thang doanh nghiệp = 0,551 < 0,6 và hệ số tương quan biến-tổng của biến DNBM1

< 0,3 nên với thang đo này ta phải loại bỏ biến DNBM1.

Tiến hành kiểm định lại thang đo ta được kết quả như bảng Kết quả kiểm định hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố doanh nghiệp (chạy lần 2).

Bảng Kết quả kiểm định hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố doanh nghiệp (chạy lần 2) (Chi tiết xem phụ lục Bảng kết quả kiểm định hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố doanh nghiệp (chạy lần 2)) cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố doanh nghiệp = 0,761 > 0,6 và hệ số tương quan biến- tổng của các biến còn lại đều lớn hơn 0,3 nên độ tin cậy của thang đo này đạt yêu cầu. Do đó các biến quan sát của thang đo này sẽ được sử dụng cho phân tích yếu tố khám phá (EFA) tiếp theo.

e) Thang đo của yếu tố khách hàng

Bảng kết quả Kết quả kiểm định hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố khách hàng (Chi tiết xem phụ lục Bảng: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố khách hàng) cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố khách hàng = 0,814 > 0,6 và hệ số tương quan biến-tổng của các biến đều lớn hơn 0,3 nên độ tin cậy của thang đo này đạt yêu cầu.

f) Thang đo của yếu tố Quản trị rủi ro

Bảng kết quả Kết quả kiểm định hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố Quản trị rủi ro (Chi tiết xem phụ lục Bảng : Kết quả kiểm định hệ số Cronbach's

Alpha thang đo của yếu tố Quản trị rủi ro) cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố quản trị rủi ro = 0,798 > 0,6, nhưng hệ số tương quan biến-tổng của biến “Chia sẻ rủi ro là cách cách quản lý rất quan trọng – QTRR5” = 0,222 nhỏ hơn 0,3 nên với thang đo này ta phải loại bỏ biến QTRR5.

Tiến hành kiểm định lại thang đo ta được kết quả như bảng Kết quả kiểm định lại hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố Quản trị rủi ro (lần 2).

Nhìn vào bảng Kết quả kiểm định lại hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố Quản trị rủi ro (lần 2) (Chi tiết xem phụ lục Bảng : Kết quả kiểm định lại hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố Quản trị rủi ro (lần 2)), kiểm định lại thang đo của yếu tố QTRR ta thấy hệ số Cronbach's = 0,842 > 0,6 và hệ số tương quan biến-tổng của các biến đều lớn hơn 0,3 nên độ tin cậy của thang đo này đạt yêu cầu sau khi loại bỏ biến QTRR5.

g) Thang đo của yếu tố Cạnh tranh

Nhìn vào bảng Kết quả kiểm định hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố cạnh tranh (Chi tiết xem phụ lục Bảng : Kết quả kiểm định hệ số Cronbach's Alpha thang đo của yếu tố cạnh tranh)cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha của thang đo cạnh tranh = 0,730 > 0,6 và hệ số tương quan biến-tổng của các biến đều lớn hơn 0,3 nên độ tin cậy của thang đo này đạt yêu cầu.

Như vậy, tiến hành kiểm định thang đo của 7 yếu tố đặc trưng với 38 biến quan sát, sau khi loại bỏ các biến không đạt yêu cầu mô hình còn lại của 7 yếu tố đặc trưng với 35 biến quan sát có thang đo đảm bảo chất lượng, cụ thể được trình bày qua bảng Các biến đặc trưng và thang đo có chất lượng tốt.

Bảng 3.25: Các yếu tố đặc trưng và thang đo có chất lượng tốt

ST T

Yếu tố

Biến quan sát

Cronbach Alpha của thang đo

Diễn giải

1

CN

CN1, CN2. CN3, CN4, CN5, CN6, CN7, CN8, CN9, CN10

0,913

Công nghệ

2

KT

KT1, KT2, KT3, KT4, KT5

0,788

Kinh tế

3

DNBM

DNBM2, DNBM3, DNBM4

0,761

Doanh nghiệp

4

CLXH

CLXH 2, CLXH 3, CLXH 4

0,795

Chính trị, luật pháp, xã hội

5

KH

KH1, KH2, KH3, KH4, KH5

0,814

Khách hàng

6

QTRR

QTRR1, QTRR2, QTRR3,

QTRR4

0,842

Quản trị rủi ro

7

CTBM

CTBM1, CTBM2, CTBM3,

CTBM4, CTBM5

0,730

Cạnh tranh

Nguồn: Tổng hợp và phân tích từ phiếu điều tra qua SPSS

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí