Mối Liên Hệ Của Xúc Tiến Và Hỗ Trợ Kinh Doanh Với Các Yếu Tố Trong Marketing Mix


cách toàn diện từ cử chỉ, lời nói, thái độ, cách ăn mặc đến những kiến thức chào hàng, giới thiệu hàng, có khả năng phản ứng nhanh với các tình huống bất ngờ.

4.3.5.Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp xuất hiện đầu tiên dưới hình thức gửi thư trực tiếp và catalog đặt hàng qua bưu điện. Trong những năm gần đây nó có thêm hình thức khác như marketing qua điện thoại, trả lời trực tiếp trên truyền thanh, truyền hình, mua hàng điện tử, mua hàng bằng máy…Các công cụ marketing rất đa dạng này đều có một điểm chung là chúng đều được sử dụng để có được những đơn đặt hàng trực tiếp của các khách hàng mục tiêu hay khách hàng triển vọng.

Marketing trực tiếp mang lại lợi ích cho cả khách hàng lẫn người bán. Với người mua hàng, họ có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, không phải gặp gỡ nhân viên bán hàng, không gặp nhiều phiền phức trong việc mua hàng…Với người bán, phương thức này cho phép chọn lọc khách hàng triển vọng kỹ hơn. Người làm marketing trực tiếp có thể mua một danh sách địa chỉ, họ tên của bất kỳ nhóm đối tượng nào. Marketing trực tiếp còn có thể định lịch chính xác hơn để tiếp cận khách hàng triển vọng đúng lúc. Cuối cùng người làm marketing trực tiếp biết được chiến dịch đó có sinh lợi hay không thông qua việc định lượng phản ứng đáp lại. Với những lợi ích mà marketing trực tiếp mang lại, cùng với sự phát triển của các hãng chuyển phát nhanh, các số điện thoại miễn phí, máy tính, thẻ tín dụng và thái độ sẵn sàng phục vụ 24/24 giờ của người làm marketing trực tiếp, hình thức này chắc chắn sẽ phát triển rộng rãi trong tương lai.

4.4. Mối liên hệ của xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh với các yếu tố trong Marketing mix

Các sản phẩm khác nhau có chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh khác nhau. Giá là một công cụ phục vụ cho hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.


Khi doanh nghiệp giảm giá, khuyến mãi mua 2 tặng 1 hoặc mua sản phẩm với mức giá ưu đãi sẽ kích thích tiêu thụ hiệu quả do người mua cảm thấy mình được lợi khi mua hàng với giá thấp hơn mức giá thông thường.

Hoạt động phân phối có mối liên hệ rất chặt chẽ với hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Các kênh phân phối, địa điểm trưng bày hàng hoá, cách thức trưng bày hàng hoá sẽ thu hút chú ý và tạo ấn tượng ban đầu cho khách hàng. Khi một sản phẩm được trưng bày bắt mắt, tại những vị trí thuận lợi ở từng điểm phân phối chắc chắn sẽ được tiêu thụ hiệu quả hơn sản phẩm khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Tóm lại, Marketing mix gồm 4 yếu tố cơ bản: sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Để xây dựng được một kế hoạch Marketing mix thành công các doanh nghiệp cần coi trọng cả 4 yếu tố và kết hợp nhuần nhuyễn giữa chúng với nhau. Ngoài ra các doanh nghiệp phải hiểu rõ đặc thù của lĩnh vực hoạt động để áp dụng linh hoạt và sáng tạo Marketing mix vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Như vậy, toàn bộ chương I đã giúp chúng ta hiểu một cách cơ bản nhất về các yếu tố trong hoạt động marketing mix của doanh nghiệp. Ứng dụng vào trường hợp cụ thể tại Việt Nam, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và đánh giá thực trạng về hoạt động Marketing mix của công ty P&G Việt Nam.

Hoạt động marketing mix của công ty P&G Việt Nam - 5


CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY P&G VIỆT NAM‌‌

I. GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA P&G

1. Giới thiệu chung về tập đoàn

1.1. Lịch sử hình thành tập đoàn P&G

Procter&Gamble (P&G) được thành lập năm 1837 bởi hai anh em rể là William Proter người Anh là người sản xuất nến và James Gamble người Ireland là chủ hãng xà phòng. Cả hai đều là dân nhập cư vào Mĩ và cùng dừng chân tại thành phố Cincinnati, bang Ohaio, nước Mĩ - một trung tâm công nghiệp và thương mại sầm uất. Số phận đưa đẩy và cả hai cùng làm rể một gia đình, lấy 2 chị em ruột là Olivia và Elizabeth Norris. Người bố vợ là Alexander Norris đã khuyên hai con rể cùng hợp tác và thành lập nên P&G.

P&G là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các loại xà phòng, sữa tắm, dầu gội đầu, và các loại sản phẩm tiêu dùng tương tự. P&G đã xây dựng nhãn hiệu số 1 cho những mặt hàng quan trọng như Máy rửa chén tự động (Cascade), Chất tẩy rửa (Tide), Giấy vệ sinh (Charmin), Khăn giấy (Bounty), Nước xả mềm vải (Downy), Kem đánh răng (Crest), Dầu gội (Pantene, Head&Shoulder)….

1.2. Mục đích, giá trị và phương châm hoạt động16

1.2.1.Mục đích hoạt động

Mục đích hoạt động của P&G trên toàn thế giới đó là: “Chúng ta cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có giá trị và chất lượng hàng đầu, nhằm cải thiện đời sống của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Kết quả là những người tiêu dùng sẽ thưởng cho chúng ta doanh số bán hàng hàng đầu và gia tăng lợi nhuận. Nhờ đó chúng ta, các cổ đông và cộng đồng nơi chúng ta sống và làm việc cùng phát triển thịnh vượng”.



16 http://www.pg.com/company/who_we_are/ppv.jhtml


1.2.2.Các giá trị căn bản

P&G được tạo thành bởi các cá nhân và những giá trị căn bản mà họ tuân thủ, bao gồm:17

Con người của công ty: P&G luôn thu hút và tuyển chọn những người có năng lực nhất cho công ty để từ đó có thể xây dựng được một tổ chức vững mạnh từ bên trong. Việc đề bạt và thưởng các thành viên không hề có sự phân biệt mà dựa trên hiệu quả công việc. P&G hoạt động dựa trên niềm tin vững chắc rằng nhân viên của công ty không kể nam hay nữ - luôn là tài sản quý giá nhất của công ty.

Lãnh đạo P&G: đều là những nhà lãnh đạo trong phạm vi trách nhiệm của mình, với sự quyết tâm sâu sắc mang lại kết quả hàng đầu. P&G tập trung các nguồn lực, loại bỏ các rào cản trong tổ chức và phát triển mọi khả năng của nhân viên để đạt được các mục tiêu và chiến lược hàng đầu.

Làm chủ: P&G chấp nhận trách nhiệm cá nhân trong việc đáp ứng các nhu cầu kinh doanh, cải tiến hệ thống làm việc và giúp đỡ các thành viên khác nâng cao hiệu quả làm việc. P&G hành động như những người làm chủ, coi tài sản của công ty như tài sản của mỗi người và luôn có ý thức hành động vì sự thành công dài lâu của công ty.

Liêm chính: Các thành viên của P&G luôn làm điều phải, thẳng thắn và trung thực với nhau, hành động theo đúng nội dung và tinh thần pháp luật, luôn giữ vững các giá trị và nguyên tắc của công ty trong mọi hành động và quyết định, làm việc dựa trên cơ sở dữ liệu, trung thực một cách có hiểu biết và ý thức được các rủi ro khi xét duyệt dự án.

Khát vọng chiến thắng: P&G quyết tâm dẫn đầu trong các lĩnh vực hoạt động trọng yếu. Do vậy, không tự thoả mãn với những gì đã có, P&G luôn khao khát vươn lên, hoàn thiện và chiến thắng trên thương trường.


17 http://www.pg.com/company/who_we_are/ppv.jhtml


Tin cậy: Thành viên P&G luôn tôn trọng đồng nghiệp, khách hàng, người tiêu dùng và đối xử với họ theo cách mà mình muốn được họ đối xử, tin tưởng vào năng lực và thiện chí của nhau, và tin rằng mọi người sẽ làm việc tốt nhất trên cơ sở của sự tin cậy.

1.2.3.Nguyên tắc hoạt động:

Đây là các nguyên tắc và hành vi thích ứng bắt nguồn từ mục đích hoạt động và các giá trị căn bản, bao gồm:

Tôn trọng mọi cá nhân.

Lợi ích của công ty và cá nhân là không thể tách rời.

Tập trung một cách có chiến lược vào công việc.

Sáng tạo là nền tảng của sự thành công.

Chú trọng đến môi trường hoạt động.

Đánh giá cao những thành đạt chuyên môn cá nhân.

Quyết tâm dẫn đầu.

Xác định phương châm sống là liên kết và tương trợ lẫn nhau.

Với Giá trị căn bản và nguyên tắc hoạt động này, công ty đã coi người lao động là tài sản quý nhất của công ty và tạo môi trường làm việc có thể đáp ứng nhu cầu bậc cao trong tháp nhu cầu phân bậc của Maslow cho nhân viên mình.

1.3. Vị trí của tập đoàn trên thế giới

P&G là công ty mạnh về thương hiệu, là nhà sản xuất các sản phẩm gia dụng lớn số 1 tại Mĩ, đạt nhiều hơn cả về thị phần và các thương hiệu hàng tỷ đô la. P&G được biết đến như một “người khổng lồ” trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng tại Mĩ và trên thế giới.

Mỗi ngày, có đến 3 tỷ lần các nhãn hiệu của P&G được người tiêu dùng trên toàn thế giới sử dụng. P&G là một trong những tập đoàn tiêu dùng lớn nhất thế giới, sở hữu những nhãn hiệu được tin tưởng và tiêu chuẩn cao như: Pampers, Tide, Ariel, Always, Whisper, Pantene, Mach3, Bounty, Dawn,


Gain, Pringles, Folgers, Charmin, Downy, Lenor, Iams, Crest, Oral-B, Actonel, Duracell, Olay, Head&Shoulders, Gillette, và Braun. Tập đoàn P&G hiện có 138.000 nhân viên làm việc tại hơn 80 quốc gia trên thế giới.18

Vai trò dẫn đầu thị trường của P&G dựa trên một số nguyên tắc:19

1. Hiểu biết khách hàng

2. Có tầm nhìn xa

3. Đổi mới sản phẩm

4. Chiến lược chất lượng

5. Chiến lược mở rộng mặt hàng

6. Chiến lược mở rộng nhãn hiệu

7. Chiến lược nhiều nhãn hiệu

8. Quảng cáo dồn dập

9. Lực lượng bán hàng năng động

10. Kích thích tiêu thụ hiệu quả

11. Cạnh tranh quyết liệt

12. Hiệu quả sản xuất

13. Hệ thống quản trị nhãn hiệu

Vị thế dẫn đầu của P&G không chỉ dựa trên cơ sở làm tốt một việc, nó còn dựa trên cơ sở phối hợp thành công nhiều yếu tố góp phần tạo nên vị trí dẫn đầu của thị trường.

2. Công ty P&G Việt Nam

2.1. Lịch sử hình thành tại Việt Nam

P&G Việt Nam thành lập tháng 7-1995, trùng với thời gian Việt Nam và Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ. Công ty đã đầu tư 82 triệu đô-la Mỹ vào ba nhà máy sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá nhân tại Bình Dương.


18 http://vietbao.vn/Kinh-te/Dau-Xuan-gieo-phuoc-loc-ruoc-ca-nam-va-tam-long-mot-doanh- nghiep/55179498/88/

19 www.lantabrand.com/cat3news348.html


Công ty P&G Việt Nam (tên đầy đủ là Công ty Liên doanh TNHH Procter & Gamble Việt Nam) là công ty được hình thành bởi sự liên doanh giữa hai đối tác Procter & Gamble Holding Singapore và công ty Phương Đông.

Trong đó, Procter & Gamble Holding Singapore là một thành viên khu vực của tập đoàn Procter & Gamble và là đại diện cho tập đoàn trong đối tác bên nước ngoài của Liên doanh tại Việt Nam.

Công ty Phương Đông được thành lập những năm 1930 với chuyên ngành sản xuất dầu cải. Vào thập kỷ 60 công ty này đã vận hành thành công dây chuyền thiết bị sản xuất xà bông theo phương pháp Marseille và các sản phẩm của công ty rất được ưa thích ở Đông Dương trong đó tiêu biểu nhất là xà bông giặt (với 72% dầu và xà bông thơm). Công ty này có tên thành lập là Công ty Trương Văn Bền và con, sau đó đổi thành Nhà máy Công – Tư Hợp doanh Xà bông Việt Nam và cuối cùng đổi thành Công ty Phương Đông trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam (Vinachem).

Trong quá trình đổi mới cơ cấu quản lý kinh tế theo hướng thị trường, Chính phủ Việt Nam có lời mời gọi đầu tư với tập đoàn lớn trên thế giới trong đó có P&G. Và đến năm 1995, mốc đánh dấu quan hệ bình thường hoá Việt Nam - Mỹ, tập đoàn P&G thông qua công ty P&G Far East (Hong Kong) chính thức đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp, tham gia cùng Công ty Phương Đông thành lập công ty liên doanh P&G Việt nam.

2.2. Triết lý hoạt động

Thành tựu lớn nhất của công ty trong 13 năm hoạt động tại Việt Nam là đã thực hiện thành công khẩu hiệu “Vì một cuộc sống tốt đẹp” (Touching lives, improving life). Đây cũng là triết lý kinh doanh toàn cầu của P&G. Để thực hiện mục tiêu này, hàng năm, P&G Việt Nam dành một ngân sách khá lớn, khoảng 800 triệu đồng, cho các hoạt động xã hội và từ thiện tại Viêt Nam.20


20 vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20080330071944AAplPHX


P&G Việt Nam luôn xác định: Làm đẹp cho người Việt Nam là trách nhiệm của công ty. Công ty luôn tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu và những đòi hỏi của khách hàng để cải tiến sản phẩm đáp ứng được sự mong đợi của người tiêu dùng. Trong thời gian sắp tới, P&G Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và đa dạng hóa các mặt hàng để thực hiện đúng với tôn chỉ: “Vì cuộc sống tốt đẹp của người Việt Nam”.

2.3. Cơ cấu tổ chức (Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của P&G Việt Nam)

Ban lãnh đạo

Hội đồng quản trị: là tổ chức quyền lực cao nhất trong công ty, quyết định các vấn đề chủ yếu trong công ty bao gồm:

Quyết định chiến lược phát triển công ty, các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua các hợp đồng mua bán, vay, cho vay, và hợp đồng khác có giá trị lớn.

Quyết định cơ cấu tổ chức quy chế quản lý công ty.

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý khác trong Ban điều hành, quyết định mức lương và các lợi ích khác của các cán bộ đó.

Bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty, tổ chức lại hoặc giải thể công ty trước thời hạn quy định trong Điều lệ công ty.

Điều chỉnh vốn góp của công ty, thông qua các báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, quyết định phương án sử dụng lợi nhuận.

Ban điều hành

Tổng Giám đốc: Chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong chức năng nhiệm vụ của mình bao gồm:

Quyết định các vấn đề trong hoạt động hàng ngày của công ty.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí