Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN

======


VŨ THỊ THÙY


ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO TRONG TANG THƯƠNG NGẪU LỤC CỦA PHẠM ĐÌNH HỔ VÀ NGUYỄN ÁN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 63 trang tài liệu này.

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam


Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án - 1

Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ TÍNH

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - TS. Nguyễn Thị Tính - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ Văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2018

Tác giả khóa luận


Vũ Thị Thùy

LỜI CAM ĐOAN


Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo - TS. Nguyễn Thị Tính. Tôi xin cam đoan:

- Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi.

- Đề tài không trùng với kết quả có sẵn của bất cứ tác giả nào khác.

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2018

Tác giả khóa luận


Vũ Thị Thùy

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Mục đích nghiên cứu 5

4. Đối tượng nghiên cứu 5

5. Phạm vi nghiên cứu 5

6. Phương pháp nghiên cứu 5

7. Đóng góp của khóa luận 5

8. Bố cục của khóa luận 6

NỘI DUNG 7

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO VÀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TANG THƯƠNG NGẪU LỤC 7

1.1. Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo ảnh hưởng đến văn học Việt Nam . 7

1.2. Khái quát về tác giả, tác phẩm Tang thương ngẫu lục10

1.2.1. Tác giả “Tang thương ngẫu lục” 10

1.2.2. Tác phẩm “Tang thương ngẫu lục” 14

Chương 2. TANG THƯƠNG NGẪU LỤC - TÁC PHẨM CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC TƯ TƯỞNG NHO GIÁO 19

2.1. Những tấm gương kẻ sĩ trị quốc, bình thiên hạ 19

2.2. Bức tranh tả thực về cuộc sống xã hội thời Lê mạt đảo lộn cương

thường, đạo lý 25

2.2.1. Cuộc sống xa hoa, lũng đoạn trong phủ chúa 25

2.2.2. Cuộc sống bi hài của dân chúng 28

2.2.3. Những chuyện kì quái - biểu hiện của sự biến loạn xã hội 32

KẾT LUẬN 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tang thương ngẫu lục là những câu chuyện ghi chép tình cờ trong cuộc bể dâu. Tác phẩm thuộc kiểu “sách ngoài”, chủ yếu ghi chép những chuyện tai nghe mắt thấy trong xã hội đương thời. Theo Trúc Khê, “Vì nghĩ là bộ sách xưa, có bổ trợ cho nền sử học nên chúng tôi đem phiên dịch in ra” [1, tr.5].

Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án sinh ra ở cuối đời Cảnh Hưng. Thời đại đã khơi nguồn cảm hứng về sự tang thương cho họ chắp bút và đặt nhan đề cho sáng tác của mình là Tang thương ngẫu lục.

Đó là giai đoạn từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Sự thật xảy ra nơi phủ chúa, kinh vua không thể che mắt bịt tai mà lờ đi đươc. Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cũng không thể mũ ni che tai. Đúng là một thời đại bão táp! Cơn giông tố đã tích tụ từ mấy trăm năm kể từ ngày Lê Duy Ninh (sau này là ông Lê Trung Hưng đầu tiên) được Nguyễn Kim đưa lên ngôi từ năm 1533 với danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc”. Kể từ đó cho đến năm 1786 xã hội phong kiến Việt Nam có biết bao biến động dữ dội. Chiến tranh liên miên, đầu tiên là nội chiến Đàng trong - Đàng ngoài (1545 - 1592), rồi xung đột Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672), kế đến là thời kỳ tranh giành chấp chính giữa vua Lê - chúa Trịnh thời Lê Trung Hưng, khiến cho kết cục vua Lê chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, trở thành bù nhìn, mọi quyền hành đều nằm trong tay nhà chúa.

Hiện thực xã hội giai đoạn này hiện lên với nhiều mặt. Đó là tình trạng rối ren, hỗn loạn về chính trị xã hội làm nảy sinh đấu tranh giai cấp quyết liệt . Nội bộ hàng ngũ giai cấp phong kiến phân tranh giữa các phe phái Trịnh - Nguyễn, Lê - Trịnh… Sau đó là những gì vua Lê cố sức vun đắp rồi bỗng chốc tan thành mây khói. Cuộc sống đế vương xa hoa của tầng lớp quý tộc, lũ người hám danh, ăn chơi thỏa thích, đập phá cho sướng tay, quan lại nhũng

nhiễu ngang nhiên lộng hành. Hậu quả là nhân dân cơ cực, đói khổ, chiến tranh liên miên, thuế khóa nặng nề, vô lí, ruộng đất bị kẻ trên chiếm đoạt. Sử sách đã ghi lại hiện thực trên rất rò. Chúa Trịnh cũng phải thừa nhận: “Ruộng đất tư của dân nghèo phần nhiều rơi vào tay hào phú, dân nghèo không có miếng đất cắm rùi” [13, tr.91].

Cuối cùng đạo đức xã hội sa sút từ già đến trẻ, từ dân thường đến quan lại… Thu vào còi mắt tang thương là cuộc sống hiện thực bị đảo lộn, giá trị

văn hóa, phong tục lễ nghĩa bị xuyên tac, nhân tình thế thái bị suy đồi…

Kéo theo sự đảo lộn đó là sự suy thoái về về các lĩnh vực khác trong đời sống.

Dưới thời Lê, Nho giáo rất phát triển, các vua rất sùng đạo Nho và dùng đường lối này làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia. Tuy nhiên, Nho giáo đến thế kỷ XVI thì bắt đầu suy thoái và mất dần ảnh hưởng của nó. Dưới thời Lê mạt - Nguyễn sơ Nho giáo lại có ảnh hưởng lớn đến văn học. Tang thương ngẫu lục là tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho giáo.

Việc tìm hiểu Tang thương ngẫu lục sẽ giúp hiểu rò hơn về tư tưởng Nho giáo trong văn học và hiểu hơn về thế kỷ mà sau này chúng ta thường bắt gặp khá nhiều trong văn học hiện đại.

Với tất cả những lý do trên đây khuyến khích tôi lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án” làm vấn đề nghiên cứu cho khóa luận của mình”.

2. Lịch sử vấn đề

Tuy không được chú ý nhiều, nhưng tác phẩm Tang thương ngẫu lục cũng đã có một số nhà nghiên cứu chú ý quan tâm. Sau đây tác giả khóa luận xin trích một số nhận xét tiêu biểu như sau:

Theo Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm khen ngợi rằng:

Tang thương ngẫu lục cùng với Vũ trung tùy bút đều là những tài liệu quý

dùng để khảo cứu về lịch sử, địa lý, điển lễ, phong tục ở cuối đời Lê [tr329-330].

Bài tựa của Phùng Dực Bằng Sô in ở đầu tập Tang thương ngẫu lục cho biết: “Bởi những cuộc tang thương, khiến cho người ta có cảm khái tang thương, ấy sở dĩ tập sách này tang thương là như thế đó”. Và theo Trúc Khê: “Cũng vì chép nhiều chuyện biến thiên của thời ấy nên tên sách đặt là Tang thương ngẫu lục nghĩa là câu chuyện ghi chép tình cờ trong cuộc bể dâu” (Trích tiểu dẫn của Trúc Khê ở đầu sách Tang thương ngẫu lục).

Cuốn Từ điển tác phẩm văn học Việt Nam dùng trong nhà trường (Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm) có nhận xét: “Cũng như Vũ trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục vừa có giá trị văn học, vừa có giá trị sử học, xã hội học…” [12, tr.331].

Trần Đình Việt trong tạp chí Văn học và tuổi trẻ (tháng 3/1994) có ý kiến như sau: “Tang thương ngẫu lục không vượt được Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái và phần nào đó của Vũ trung tùy bút, nhưng trên những nét riêng biệt, Tang thương ngẫu lục quả có đóng góp đáng kể trong việc ghi lại những biến động của xã hội Lê - Trịnh, Tây Sơn và Nguyễn những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX” [17, tr.35].

Nguyễn Phương Chi trong công trình Từ điển văn học (Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1984) đã nhận định: “Nét đặc sắc làm nên giá trị của Tang thương ngẫu lục là ở chỗ, dưới màu sắc hoang đường, tác phẩm đã ghi lại được những hình ảnh của một thời đại đầy biến động. Với lối văn kể chuyện giản lược, ngắn gọn và súc tích người viết rò ràng đã tiến rất gần đến bút pháp hiện thực. Tuy nhiên cũng cần thấy tư tưởng trung quân mù quáng, tư tưởng bi quan và thoát tục còn chi phối họ quá nặng” [2, tr.332]. Mặt khác, Nguyễn Phương Chi còn nói lên được mặt hạn chế của tác phẩm Tang thương ngẫu lục: “Do chỗ còn phải dùng đến thủ pháp hoang đường quái dị, nên giá

trị hiện thực của tác phẩm ít hay nhiều còn bị hạn chế. Tang thương ngẫu lục tuy chưa thể xếp ngang hang với Vũ trung tùy bút, song cũng là một tập truyện ký có giá trị văn học và sử học đáng kể [5, tr.332].

Trần Đình Sử trong cuốn Thi pháp văn học trung đại Việt Nam (Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội) cho rằng: “Tang thương ngẫu lục không thấy xếp vào đâu cả. Theo chúng tôi chính là tạp ký” [18, tr.273].

Trong Từ điển bách khoa toàn thư (bản điện tử) có nhận xét về tác phẩm như sau: “Cuốn Tang thương ngẫu lục viết chung với Phạm Đình Hổ là một tập ký sự như Vũ trung tùy bút, kể chuyện đời, mắt thấy tai nghe nhưng hoang đường, gạt phần mê tín dị đoan tác phẩm cho biết nhiều chuyện về các nhân vật tiếng tăm trong nước: Vua chúa, đại thần các vị trạng nguyên, tiến sĩ, toàn những chuyện lý thú, giai thoại về việc riêng tư, không ghi hành trạng”.

Khi giới thiệu tác phẩm Tang thương ngẫu lục Trương Chính viết: “Sách Tang thương ngẫu lục có tính chất ký sự hơn tiểu thuyết” theo [19, tr.66].

Vẫn tác giả Trương Chính trong bài viết nhận định: “Có điều tập ký sự này lại giàu chất hoang đường” theo [19, tr.60].

Qua những tư liệu nhận định trên, các nhà nghiên cứu đã phản ánh những vấn đề phong phú trong Tang thương ngẫu lục và khẳng định vai trò của tác phẩm trong nền văn học trung đại nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Họ đã gợi mở những nội dung phản ánh trong Tang thương ngẫu lục như: các tác giả đã ghi chép lại những giai thoại về những nhân vật lịch sử, những danh nhân có công lao lớn đối với dân tộc, những tấm gương kẻ sĩ trị quốc, bình thiên hạ, bức tranh tả thực về cuộc sống xã hội thời Lê mạt với đầy đủ những chuyện bi hài, kì quái cho đến sự xa hoa trong phủ chúa…Đặc biệt đây là tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo. Với tất cả những nhận xét, đánh giá trên tác giả khóa luận xin trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp đó để bổ sung hoàn thiện đề tài trong quá trình nghiên cứu.

Xem tất cả 63 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí