một số nét, đặc điểm của nền văn hóa láng giềng hay xa hơn nữa” [166, tr. 99]. Dominique Wolton trong Toàn cầu hóa văn hóa cũng hàm ý tương tự: “Và đồng thời không có nền văn hóa nào không có mối quan hệ, không mở cửa và đôi khi giao tiếp” [41, tr. 37]. Chính vì thế, thực tế hoạt động giao lưu văn hóa đã có từ thời xa xưa, khi con người bắt đầu ý thức được vai trò quan trọng của những sản phẩm tinh thần, vật chất mà họ tạo ra đối với sự phát triển, vươn tới sự văn minh của cộng đồng, dân tộc hay quốc gia.
Thời cổ đại, các quốc gia hùng mạnh ở phương Tây như Hy Lạp, La Mã... đã có những cuộc trao đổi, học hỏi lẫn nhau trên mọi lĩnh vực để xây dựng và phát triển đất nước. Trong lĩnh vực kinh tế: “Người Do Thái và người Hy Lạp cũng đã học ở người Ai Cập những thực nghề như nghề thợ nề, đạc điền, kế toán, luyện kim, dệt vải, làm đồ gốm, nấu nướng và giải phẫu qua cách ướp xác” [34, tr. 20]. Trong lĩnh vực khoa học và triết học, người Hy Lạp nhờ làm quen với khoa học Ai Cập nên đã thoát khỏi tư duy mê tín dị đoan khi giải thích các hiện tượng tự nhiên [34, tr. 52]. Ngay cả La Mã, sau khi thôn tính châu Âu và một phần châu Á, trở thành quốc gia hùng mạnh nhất về quân sự, chính trị nhưng về văn học, nghệ thuật người La Mã vẫn phải học hỏi ở người Hy Lạp. Tác giả của Lịch sử văn minh thế giới, phần nói về phương Tây, nhận xét: “Trong địa hạt văn chương, triết lý và mỹ thuật, người La Mã không sáng tác được bao nhiêu; họ thích nghiên cứu, bảo tồn và bắt chước những tác phẩm của người Hy Lạp” [34, tr. 80]. Điều đó cho thấy văn hóa có sức mạnh riêng của nó. Văn hóa không những hoàn toàn độc lập với quân sự, chính trị... mà ngược lại, nó còn tạo nên lực ly tâm, thu hút, định hướng cho các hoạt động xã hội khác để đưa con người tiến tới sự văn minh, điều mà quân sự, chính trị không làm được.
Ở phương Đông, Trung Quốc với nền văn hóa của dân tộc Hán đã thu hút, chinh phục những dân tộc lớn mạnh như Mông Cổ, Mãn Châu... dù những dân tộc này đã thôn tính lãnh thổ của họ, thống trị về chính trị nhưng vẫn bị cuốn theo văn hóa của người Hán, dùng chữ của họ, theo một số phong tục của họ... Phan Ngọc viết trong Bản sắc văn hóa Việt Nam: “Đế chế Mông Cổ sau này, tuy làm chủ Trung
Quốc vào năm 1279 hủy bỏ chế độ khoa cử, chống Nho giáo, nhưng năm 1315 vẫn phải phục hồi Nho giáo và việc thi cử vì không thể nào cai trị Trung Hoa bằng cách khác được” [108, tr. 182].
Đối với bên ngoài, người Trung Quốc xưa đã thu nhận Phật giáo của Ấn Độ. Phật giáo đã có một thời được tôn sùng ở quốc gia rộng lớn ấy. Ngày nay, cùng với các tín ngưỡng, tôn giáo khác, nó góp phần tạo nên tính đa dạng trong bản sắc văn hóa Trung Quốc. Về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, họ đã học cách trồng lúa nước của một dân tộc nhỏ bé vùng Đông Nam Á. S.Oppenheimer khi nghiên cứu về nguồn gốc của nghề trồng lúa nước đã kết luận: “... chúng ta thấy rằng những người “hoang dã phương Nam” nói tiếng Nam Á ở Đông Dương đã truyền nghề trồng lúa cho người Trung Quốc” [dẫn lại 106, tr.143]. Trong số những tộc người “hoang dã phương Nam” ấy có dân tộc nhỏ bé Lạc Việt, là một trong những dân tộc sống trong cái nôi của văn minh lúa nước. Dân tộc ấy từ thời cổ đại đã luôn bị đe dọa bởi nạn ngoại xâm, nhưng luôn kiên cường, đoàn kết chống trả để giành lấy và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cho đến ngày nay có tên trên bản đồ thế giới là Việt Nam. Làm được điều này, ngoài ý chí kiên cường, lòng yêu nước thương nòi vốn là bản sắc văn hóa của dân tộc, người Việt còn biết cách chủ động chọn lựa, học hỏi những nội dung văn hóa, văn minh của các dân tộc khác để xây dựng và củng cố cho nền tảng tư tưởng văn hóa dân tộc ngày càng vững mạnh nhưng không thiếu sự ôn hòa, linh động mềm dẻo trong bang giao với các dân tộc xung quanh. Một trong những tiếp nhận văn hóa nổi bật đã làm nên nền văn hóa Việt đa dạng nhưng đậm đà bản sắc, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng, giữ gìn và bảo vệ tổ quốc Việt Nam là sự tiếp nhận Nho giáo.
Mặt khác, chúng ta cũng thấy rò tính chất lý trí trong giao lưu, tiếp biến văn hóa, dù là với hình thức giao lưu, tiếp biến tự phát hay tự giác, sau khi tiếp xúc, xuất hiện hiện tượng trao đổi, tiếp nhận sau cùng là biến đổi. Quá trình này buộc phải có sự so sánh đối chiếu ngay trong tư duy của chủ nhân nền văn hóa, Phan Ngọc cho đó là “kiểu chọn lựa”.
Khi đưa ra khái niệm “kiểu chọn lựa”, Phan Ngọc đã hàm ý đặc tính “ý thức” của văn hóa và nét riêng biệt của mỗi nền văn hóa thông qua một “kiểu chọn lựa”. Ông cho rằng trong tư duy của mỗi cá nhân đã có sự cọ xát giữa các mô hình đã được cá nhân tiếp xúc, lưu giữ trong trí óc, trường hợp cần thiết sẽ được khơi gợi và tiến hành chọn lựa để sản sinh ra một hành vi, một thái độ hay một sản phẩm tinh thần, vật chất cụ thể ít nhiều mang nét khác biệt so với trạng thái “thô”. Người Việt, người Triều Tiên, người Trung Quốc… dùng đũa, trong khi người Ấn Độ thì dùng tay, còn người phương Tây thì dùng dao và nĩa là chủ yếu. Những phạm trù triết học, các khái niệm đạo đức Nho giáo cả Việt Nam lẫn Triều Tiên, Nhật Bản cùng tiếp nhận từ Trung Quốc, nhưng thể hiện cụ thể trong mỗi lĩnh vực, mỗi chuẩn mực đạo đức và hành vi cá nhân có sự khác biệt rất lớn. Như vậy, “kiểu chọn lựa” khởi nguyên từ trong tâm thức, thuộc về tư duy, có sự tự chủ trong quá trình đối chiếu so sánh. Kết quả của nó cho thấy bản lĩnh, tính cách của mỗi cá nhân và tính bền vững của tâm thức cộng đồng. Chính vì thế, khi nhận xét về quá trình vận dụng học thuyết Nho giáo ở Trung Quốc, Phan Ngọc cho rằng: “Cái mới, cái độc đáo trong một học thuyết không phải ở học thuyết mà ở cách lựa chọn. Tác giả chỉ chọn trong truyền thống một phần nào đó, và phát triển chính phần ấy một cách xuất sắc” [108, tr. 216].
Có thể bạn quan tâm!
- Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 1
- Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 2
- Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 3
- Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 5
- Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 6
- Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 7
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Trần Quốc Vượng, trong Cơ sở văn hóa Việt Nam, cho rằng giao lưu, tiếp biến văn hóa là một quá trình mà “quá trình này luôn đặt mỗi tộc người phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh” [165, tr. 52]. Thao tác “xử lý” buộc phải có sự cân nhắc, chọn lựa của chính chủ thể văn hóa. Vấn đề là kết quả của sự chọn lựa, tiếp nhận và biến đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhưng vẫn tập trung vào chủ thể tiếp nhận. Trần Quốc Vượng kết luận: “Như thế, quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh đặt ra đòi hỏi với chính tộc người chủ thể là nội lực chính nó, hay nói cách khác là bản sắc và truyền thống văn hóa của một tộc người tiếp nhận” [165, tr. 52]. “Chọn lựa” thế nào và “xử lý” ra sao phụ thuộc vào trình độ nhận thức, bản lĩnh và trách nhiệm của từng cá
nhân đối với cộng đồng, đặc biệt đối với những người có uy tín lớn hay giữ vai trò lãnh đạo cộng đồng, dân tộc.
Bên cạnh yếu tố con người, chủ thể tiếp nhận còn chịu sự chi phối của những điều kiện khác, ảnh hưởng nhất định đối với thành quả tiếp nhận, đó là tình trạng và môi trường tiếp nhận. Trong điều kiện hòa bình, hai tộc người có quan hệ bình đẳng, chủ động giao lưu văn hóa thì kết quả tiếp nhận là một thành quả, đưa đời sống cộng đồng, xã hội tiến đến văn minh. Phan Ngọc cho rằng: “Điều kiện để cho giao lưu văn hóa thành công chính là hòa bình, và sự tiếp xúc càng có kết quả khi giữa hai tộc người không có thành kiến” [108, tr. 26]. Ông đã so sánh thực tế tiếp nhận văn hóa Trung Quốc của người Việt qua hai thời kỳ: Bắc thuộc và độc lập để chứng minh cho nhận định của mình. Trần Quốc Vượng trong Cơ sở văn hóa Việt Nam cũng chọn hai giai đoạn này làm dẫn chứng tiêu biểu. Tuy nhiên, ông dùng thuật ngữ khác để mô tả. Theo ông: biến đổi văn hóa Trung Quốc của người Việt trong giai đoạn Bắc thuộc là “giao lưu văn hóa cưỡng bức”; khi nước nhà được độc lập là “giao lưu văn hóa tự nguyện”. Sau đó, ông cho rằng cả hai hình thức giao lưu văn hóa đều giúp cho người Việt tạo ra khá nhiều thành tựu trong quá trình giao lưu văn hóa [165, tr. 57]. Điều này có lẽ cần phải bàn thêm vì có phần khác với nhận định của Phan Ngọc và thực tế lịch sử văn hóa, tư tưởng Việt Nam. Hình thức “giao lưu văn hóa cưỡng bức” khó có thể tạo ra “thành tựu” vì hình thức giao lưu này rất dễ gặp sự chống đối hoặc tẩy chay, tình hình tiếp thu Nho giáo ở Việt Nam thời Bắc thuộc và thời thuộc Minh là một thực tế. Trong khi đó “giao lưu văn hóa tự nguyện” chủ thể văn hóa chủ động tiếp nhận văn hóa ngoại sinh để nâng tầm văn hóa của chính cộng đồng, xã hội mình, nên luôn có sự sáng tạo, gắn với lý trí. Điều này thể hiện rất rò qua các thao tác được chính ông phân loại:
- Thứ nhất là không tiếp nhận toàn bộ mà chỉ chọn lọc lấy những giá trị thích hợp cho tộc người mình.
- Thứ hai là tiếp nhận cả hệ thống nhưng đã có sự sắp xếp lại theo quan niệm giá trị của tộc người chủ thể.
- Thứ ba là mô phỏng và biến thể một số thành tựu của văn hóa tộc người khác bởi tộc người chủ thể [165, tr. 52].
Mỗi thao tác, “chọn lọc”, “sắp xếp”, “mô phỏng”, “biến thể” đều thể hiện một sự tự giác, cân nhắc cẩn trọng đối chiếu với văn hóa nội sinh, tâm thức tộc người sao cho khi nhân rộng những nhân tố văn hóa mới được cộng đồng đón nhận và trân trọng, nghĩa là phải mang đến một bước tiến rò rệt cho nền văn hóa cộng đồng. Nhân tố văn hóa mới luôn là sự kết hợp hài hòa giữa cái “cũ”, những biểu tượng văn hóa bản địa với những nhân tố văn hóa ngoại sinh nhưng đã qua các thao tác “chọn lọc”, “sắp xếp”, “mô phỏng”, “biến thể”. Sự kết hợp tinh tế và thông minh này được Phan Ngọc miêu tả bằng thuật ngữ “vượt gộp”.
“Vượt gộp” là từ được Phan Ngọc dịch từ tiếng nước ngoài (aufheben của Đức hay dépassement của Pháp) [108, tr. 28], nó có nghĩa là tiếp thu cái mới nhưng đổi mới được nó trên cơ sở một cái cũ cũng đã được đổi mới cho thích hợp với hoàn cảnh mới. Như vậy là bảo vệ được cái cũ lẫn cái mới sao cho thích hợp với sự đổi mới cần phải tiến hành. Vì thế, “vượt gộp” không phải nhắm mắt chạy theo cái mới, vứt bỏ cái cũ, cũng không phải khư khư giữ lấy cái cũ, từ bỏ cái mới” [108, tr. 29]. Cách giải thích của Phan Ngọc về từ “vượt gộp” cho chúng ta một kết luận: thành quả sau thao tác “vượt gộp” đều là những “cái mới”. Tuy nhiên “cái mới” này được kế thừa từ cái cũ nhưng tiên tiến hơn, theo quy luật phát triển hình xoắn ốc.
Các bước tiến hành “vượt gộp” được Phan Ngọc mô tả tỉ mỉ:
Con đường vượt gộp không dễ dàng. Trong giai đoạn đầu, khi tiếp xúc với một giá trị văn hóa mới từ nước ngoài, thế nào cũng phải trải qua một giai đoạn bắt chước máy móc. Có một sự đứt đoạn bắt buộc so với quá khứ. Sau đó, là giai đoạn kết hợp một yếu tố nước ngoài với một yếu tố bản địa, nhưng kết quả của sự kết hợp làm người ta cảm thấy có gì lai căng. Cuối cùng, là sự vượt gộp đem đến một thành tựu được mọi người chấp nhận, phù hợp với tâm thức dân tộc, nhưng lại không phải cái ngàn xưa. Rồi trên cơ sở một sự vượt gộp thành công, sẽ có vô số sự đổi mới, phát triển [108, tr. 30].
Triết lý làm người mà người Việt luôn tự hào, chính là thành quả “vượt gộp” từ giao lưu văn hóa với các nước khác của ông cha ta, trong đó có hệ thống giá trị đạo đức Nho giáo.
Nguyễn Đăng Thục, khi nghiên cứu về lịch sử tư tưởng người Việt, cho rằng trong dân gian Việt Nam lúc bấy giờ đã có sẵn những quan niệm về hiếu đạo, nhân nghĩa, trọng sự học, biểu hiện qua những cử chỉ, hành vi cư xử ở đời... Khi Phật, Nho, Đạo vào Việt Nam đã hệ thống hóa những chuẩn mực trên và định hướng cho một số quan niệm sơ khai mơ hồ trong dân gian. Ông viết:
Đấy là cả một ý thức hệ của dân tộc Việt Nam xưa, vừa thâu nhận vừa sáng hóa đã kết tinh ra và phổ biến khắp trong nước, làm đường lối thực hiện con người nhân bản toàn diện... trong gia đình là đạo hiếu từ, ở gốc quốc gia là đạo trung chính, ra xã hội thế giới là đạo nhân nghĩa. Cha Từ, con Hiếu, quân Chính, thần Trung, người thì Nhân Nghĩa. Tóm lại đây là hệ thống Nhân Nghĩa của Nho giáo mà dân tộc Việt đã thâu nhận của người Trung Hoa [134, tr. 432].
Môi trường “khúc xạ” văn hóa dân gian đã chuyển các triết lý Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa… của Nho giáo theo một hướng khác, uyển chuyển về nội hàm, cụ thể về đối tượng, không còn mang nặng tính triết lý và chính trị như hệ thống triết lý Nho giáo. Bài ca dao sau là một minh chứng cho những kiến giải trên:
Câu thơ ba chữ rành rành
Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình là ba
Chữ trung thì để phần cha
Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình.
[74, tr. 1495]
Đối với người dân Việt, thông qua một số phương tiện, họ được tiếp xúc với hệ thống triết lý đạo đức Nho giáo, xuất hiện hiện tượng tiếp thu cái mới, dung hợp cái mới với văn hóa bản địa, dần hình thành một hệ thống tập tục và tín ngưỡng riêng của dân tộc Việt. Nền văn hóa của một dân tộc, quốc gia vượt qua giới hạn về địa lý, tập tục, mở rộng giao lưu với những nền văn hóa bên ngoài lãnh thổ để phát
triển và hoàn thiện bản sắc văn hóa riêng. Nét đặc sắc đó chính là kết quả của sự “khúc xạ” văn hóa. Môi trường “khúc xạ” chính là những yếu tố về địa lý, tâm thức, văn hóa bản địa... nhưng thành quả “khúc xạ” văn hóa phụ thuộc rất lớn vào sự tinh nhạy và ý thức trách nhiệm với xã hội của những người giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiếp nhận nền văn hóa khác. Họ là những người thấu hiểu tâm thức dân tộc, nắm rò quy luật vận động phát triển của tự nhiên và xã hội để tiến hành thu nhận, biến cải, tổng hòa các yếu tố văn hóa nội, ngoại một cách hài hòa, thúc đẩy quá trình xã hội hóa để phổ biến thành nét văn hóa chung của cộng đồng. Một sự chọn lựa thiếu tinh tế, vô trách nhiệm rất dễ dẫn đến tình trạng chống đối, tẩy chay hoặc có khả năng đẩy lùi bước tiến của cộng đồng. Theo Phan Ngọc, Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh là hai nhà văn hóa đã thực hiện thành công nhất nguyên lý này. Ông dẫn chứng: Nguyễn Trãi đã vượt gộp được cả Nho giáo và truyền thống văn hóa dân tộc, Hồ Chí Minh đã vượt gộp được chủ nghĩa Mác – Lênin và truyền thống văn hóa dân tộc [108, tr. 29]. Riêng về Nho giáo, bên cạnh Nguyễn Trãi chúng ta còn có những nhà lãnh đạo, dưới thời phong kiến là một số nhà cầm quyền tinh thông Nho học, các nhà nho cấp tiến… đã cùng nhau thực hiện thành công quá trình “vượt gộp”, tiếp thu sáng tạo triết lý Nho giáo. Chính họ là nhân tố quyết định cho quá trình đưa Nho giáo vào Việt Nam và “xã hội hóa Nho giáo”.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến sự thâm nhập của Nho giáo vào đời sống văn hóa tầng lớp bình dân Việt
Về mặt lịch sử, Nho giáo đã có mặt ở đất Việt từ thời Bắc thuộc. Tuy nhiên, qua một ngàn năm ấy người dân Việt nhìn Nho giáo với con mắt không thiện cảm, Nho giáo là một hệ tư tưởng, văn hóa “ngoại bang”. Lý do này làm cho Nho giáo không được chào đón ở đất Việt, mặc dù triều đình phương Bắc luôn cố gắng truyền bá, phổ biến quan niệm đạo đức Nho giáo vào đất Việt để định hướng dân tộc Việt ngoài lệ thuộc về chính trị còn phải thay đổi phong tục tập quán theo người phương Bắc. Kết quả của chủ trương này, Nho giáo chỉ ảnh hưởng giới hạn trong một số đối tượng trí thức và ở khu vực quanh các cơ quan hành chính. Diện mạo văn hóa
chung của dân tộc Việt chưa có sự biến đổi lớn, ngoại trừ một số phong tục mang tính lễ nghi, hình thức trong tang ma, cưới hỏi.
Bước sang thời kỳ độc lập, ở thế tự chủ, triều đình phong kiến Việt Nam đã chủ động tiếp nhận Nho giáo với tư cách là một học thuyết tu thân, hành đạo để xây dựng chế độ phong kiến trung ương tập quyền vững chắc và cũng nhằm khẳng định vị thế quốc gia trong quan hệ với các nước láng giềng. Vì thế, Nho giáo được khai thác cùng với Đạo giáo, phù trợ cho Phật giáo với mục đích rèn luyện đạo đức cho các chính khách và tầng lớp quý tộc, những người có quyền đi học. Kinh sách Nho giáo trở thành nguồn tài liệu được tham khảo, dẫn dụng mang tính kinh điển trong các tình huống cần tăng thêm sự thuyết phục cho những quyết sách trọng đại. Đến cuối đời Trần, Nho giáo đã được phổ biến trong tầng lớp quan lại quý tộc và đạo đức Nho giáo đã định hướng cho cách hành xử của từng cá nhân trong các quan hệ, đối với tầng lớp quan lại quý tộc phong kiến. Trong khi đó, đối với dân chúng, Phật giáo vẫn là tôn giáo được sùng tín nhất, Nho giáo chưa tạo được dấu ấn gì đáng kể trong đời sống tinh thần của họ. Tình hình đó được phản ánh qua một số bài văn bia ghi lại lời của các danh Nho. Bài văn bia ghi lại lời của Lê Quát:
Nhà Phật lấy họa phúc để cảm động lòng người, sao mà được người tin theo lâu bền như thế! Trên từ vương công dưới đến dân thường, hễ bố thí vào việc nhà Phật, dù đến hết tiền của cũng không sẻn tiếc. Ví ngày nay gửi gắm vào tháp chùa thì trong lòng sung sướng như nắm được khóa ước để lấy được báo ứng ngày sau. Cho nên trong tự kinh thành, ngoài đến châu phủ, cho tận thôn cùng ngò hẻm, không phải ra lệnh mà tuân theo, không bắt phải thề mà giữ đúng. Chỗ nào có người ở tất có chùa, bỏ đi rồi lại dựng lên, nát đi rồi lại sửa lại, lâu đài chuông trống chiếm đến nửa phần dân cư. Đạo Phật thịnh rất dễ mà được rất mực tôn sùng. Ta thuở trẻ đọc sách, khảo xét xưa nay, cũng biết rò ít nhiều về đạo thánh nhân, dùng để giáo hóa người ta mà rốt cuộc chưa có thể tin theo một hướng. Từng dạo xem núi sông, dấu chân đi hàng nửa thiên hạ, mà tìm