Thực Trạng Nâng Cao Năng Lực Quản Trị Doanh Nghiệp Thông Qua Tăng Cường Đào Tạo Công Nghệ Thông Tin Cho Đội Ngũ Cán Bộ Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

Website marketing: Doanh nghiệp tự xây dựng website giới thiệu về công ty, sản phẩm và thực hiện các điều tra khách hàng bằng các công cụ trên website. Các thông tin về sản phẩm (hình ảnh, chất lượng, các tính năng, giá cả, v.v...) được hiển thị suốt 24 giờ, 365 ngày và sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng. Hiện nay, số DNVVN có website đã tăng lên so với những năm trước nhưng hiện trạng website của doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Phần lớn các trang web chuyển tải nội dung không hướng đến khách hàng, trình độ thiết kế trang web còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp quá chú trọng đến hình thức như dùng nhiều flash, màu mè, gây rối mắt. Tần suất cập nhật còn thấp làm cho người đọc thấy chán, số lượng truy cập thấp dần. Cũng có trường hợp doanh nghiệp có trang web đẹp nhưng không biết cách quảng bá nên ít người biết đến.

Ngoài hình thức tự quảng cáo trên website của mình, các hình thức quảng cáo trực tuyến được các DNVVN sử dụng bao gồm:

- Quảng cáo qua logo - banner: Đây được xem là hình thức quảng cáo phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Doanh nghiệp đặt logo - banner quảng cáo trên các web có lượng người truy cập cao hoặc có thứ hạng cao trên Google. Theo kết quả khảo sát ý kiến 1.200 người tuổi trên 15 do Yahoo cùng Công ty nghiên cứu truyền thông TNS công bố ngày 2/4/2009, có 30% người dùng Internet ở Việt Nam click vào banner quảng cáo. Đây là tỷ lệ người xem quảng cáo online cao nhất Đông Nam Á.(28) Điều này cho thấy quảng cáo trực truyến ở Việt Nam đang phát triển mạnh và sẽ mang lại hiệu quả cho DNVVN trong việc thu hút khách hàng nhằm mở rộng thị trường.

- Quảng cáo bằng text link: doanh nghiệp đặt quảng cáo bằng chữ có đường dẫn đến địa chỉ trang web hoặc sản phẩm, dịch vụ. Lợi ích của hình thức này là khi người sử dụng truy cập vào các trang web tìm kiếm (search engine), nó sẽ tự động cập nhật trang web của khách hàng lên danh mục được tìm. Theo báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công Thương, đã có 24,4% doanh nghiệp có website cho biết đã


(28) Nguồn: http://www.thongtincongnghe.com/article/10418

đăng ký với một công cụ tìm kiếm để tăng cường khả năng cũng như tần suất người dùng Internet truy cập vào website của mình.

Ngoài ra còn có các hình thức quảng cáo với từ khóa, quảng cáo trên blog, quảng cáo qua video trực tuyến, v.v...

1.3. Những hạn chế

Thứ nhất, mặc dù hoạt động marketing điện tử rất đa dạng và DNVVN cũng đã biết đến những lợi ích của marketing điện tử nhưng quảng cáo trên website của Việt Nam vẫn còn thấp. Các doanh nghiệp vẫn chưa thấy hứng thú khi quảng cáo trên website là vì các nhà khai thác còn thiếu các công cụ để hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát sự quan tâm của khách hàng đến nội dung quảng cáo. Thêm nữa, quảng cáo trên website vẫn chưa thực sự hiệu quả vì tính đơn điệu của thông điệp quảng cáo, những hình ảnh quảng cáo một chiều chưa thể hiện được tính tương tác của môi trường Internet.

Thứ hai, các DNVVN chưa nhận thức đúng đắn giá trị của marketing điện tử, vì vậy chi phí dành cho marketing trực truyến chiếm một phần rất nhỏ, thậm chí còn không có trong chi phí marketing.

Thứ ba, đội ngũ làm marketing trực tuyến đôi khi chưa hiểu biết về các kỹ năng CNTT. Ngoài ra, khi thực hiện marketing điện tử, các DNVVN chưa xác định được thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp rõ ràng.

Tóm lại, marketing điện tử có lợi ích to lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN trong thời kì hội nhập. Do vậy, các DNVVN không thể thờ ơ với các phương tiện điện tử và Internet. Tìm hiểu, lập kế hoạch và triển khai marketing điện tử là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp hiện nay. Một chiến lược marketing điện tử đúng sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp, giúp DNVVN mở rộng thị trường cho sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.

2. Thực trạng nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp thông qua tăng cường đào tạo công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.1. Những kết quả bước đầu

Nhìn chung, năng lực quản trị doanh nghiệp của các DNVVN ở Việt Nam còn thấp. Do đó, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực

quản trị DNVVN là cần thiết. Bên cạnh đào tạo về chuyên môn, xây dựng kỹ năng phân tích kinh doanh, hoạch định chiến lược, việc tăng cường đào tạo CNTT cho đội ngũ cán bộ trong DNVVN ở Việt Nam nhằm nâng cao năng lực quản trị cũng rất quan trọng, giúp DNVVN tiếp cận các công cụ hiện đại để xử lý thông tin nhanh hơn, chính xác hơn. Quản trị doanh nghiệp dưới sự trợ giúp của CNTT là việc làm tất yếu của mọi doanh nghiệp muốn đứng vững trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trước tình hình đó, DNVVN ở Việt Nam bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đào tạo CNTT cho đội ngũ cán bộ. Tuy còn nhiều khó khăn, hạn chế, nhưng việc đào tạo CNTT cho đội ngũ cán bộ trong DNVVN để nâng cao năng lực quản trị đã đạt được những kết quả bước đầu thể hiện ở những điểm sau:

a. Doanh nghiệp vừa và nhỏ bước đầu đã quan tâm đầu tư đào tạo công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ

Một hạn chế về nguồn nhân lực trong DNVVN là trình độ học vấn của các chủ DNVVN chưa đồng đều và có nhiều chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn thấp. Theo kết quả điều tra năm 2007 của Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNVVN Hà Nội trên 63.760 doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía Bắc do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, chỉ có 54,5% trong tổng số 33.487 doanh nghiệp trả lời phiếu điều tra có chủ doanh nghiệp có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên. Số chủ doanh nghiệp có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng dừng lại ở mức hiếm hoi với 3,7% và 75,4% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn dưới cấp 3. Với 45,5% số lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ trung học phổ thông thì việc tiếp cận và tìm hiểu các công cụ quản lý hiện đại là một thách thức lớn. (29) Do đó, trình độ quản trị doanh nghiệp cũng như trình độ ứng dụng CNTT vào quản trị doanh nghiệp còn rất hạn chế. Trước thực trạng đó, một số DNVVN đã nhận thức được việc đào tạo CNTT cho đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp là cần thiết. Tuy mức chi cho đào tạo còn chưa cao nhưng cũng thể hiện bước thay đổi trong nhận thức của chủ DNVVN và đây sẽ là cơ sở cho những ứng dụng CNTT mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Nhìn chung, vấn đề đào tạo CNTT cho đội ngũ cán bộ ở DNVVN ở Việt Nam vẫn chưa được đầu tư hợp lý. Trong các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT, tỷ trọng đầu tư giữa phần cứng, phần mềm và nhân lực có sự chênh lệch lớn. Đa số doanh nghiệp đầu tư ngân quỹ cho phần cứng, mạng chứ chưa chú trọng đến công tác đào tạo năng lực CNTT và trang bị phần mềm quản lý. Đây chính là lý do vì sao việc đầu tư CNTT trong DNVVN thời gian qua chưa hiệu quả. Tuy nhiên, năm 2007

tỷ lệ đầu tư cho đào tạo CNTT cho đội ngũ cán bộ đã tăng mạnh so với các năm trước cho thấy doanh nghiệp đang ngày càng nhận thức rõ vai trò con người trong việc khai thác hiệu quả các ứng dụng CNTT và có sự đầu tư thích đáng hơn (xem bảng 9).

Bảng 9: Cơ cấu đầu tư cho CNTT trong doanh nghiệp qua các năm 2004-2007

Đơn vị tính: tỷ lệ %


Khoản mục

2004

2005

2007

Phần cứng

61,6

76,8

55,5

Phần mềm

29,2

22,9

23

Đào tạo

12,3

12,4

20,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 9

Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2004, 2005,2007– Bộ Công Thương.

Bảng số liệu trên cho thấy DNVVN đã chú trọng hơn đến đầu tư nguồn lực cho ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có nhận thức về tầm quan trọng của nhân lực CNTT thì việc đào tạo cũng chưa đi vào quy củ.

b. Doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia nhiều hình thức đào tạo công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ

Theo kết quả điều tra các doanh nghiệp trên cả nước (trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 96%) của VCCI năm 2006, chỉ có 6% giám đốc trong các doanh nghiệp được đào tạo căn bản và 3% qua trường lớp đào tạo bài bản về ứng dụng CNTT. Số DNVVN có nhu cầu được đào tạo về CNTT rất lớn.(30) Từ thực trạng đó, để nâng cao trình độ ứng dụng CNTT, DNVVN đã tham gia nhiều hình thức đào tạo


(29) Nguồn: http://www.laodong.com.vn/Home/Bao-dong-chat-luong-lanh-dao-doanh-nghiep/

(30) Nguồn: http://www.itb.com.vn/show.asp?cat=033001&item=229

CNTT cho đội ngũ cán bộ như: đào tạo tại chỗ, mở khóa huấn luyện, gửi nhân viên đi học, v.v… Trong đó, hình thức đào tạo tại chỗ cho cán bộ là chủ yếu, chỉ một tỷ lệ nhỏ doanh nghiệp kết hợp được một cách bài bản các hình thức đào tạo khác nhau như mở khóa huấn luyện, gửi nhân viên đi học và đào tạo theo công việc (xem Hình 9). Đào tạo tại chỗ là cách rẻ nhất và nhanh nhất để phục vụ nhu cầu trước mắt của doanh nghiệp, nhưng về mặt chiến lược, hình thức này không trang bị được cho nhân viên những kiến thức bài bản, có hệ thống, do đó hiệu quả về lâu dài không cao.

Hình 9: Hình thức đào tạo CNTT cho cán bộ theo quy mô doanh nghiệp năm 2008



100%


Tỷ lệ doanh nghiệp

90%


80%


70%


60%


50%


40%


30%


20%


10%


0%

1-21 21-50 51-100 101-200 201-500 501-1000 >1000

Số lao động

Không đào tạo Mở lớp Gửi nhân viên đi học Đào tạo tại chỗ

Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2008 - Bộ Công Thương.

Đặc biệt, nhiều DNVVN đã tham gia các khóa học trong khuôn khổ đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005-2010” do Phòng Thương mại và Công nghiệp chủ trì (gọi tắt là đề án 191). Tham gia đề án này, đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất, kinh doanh trong các

DNVVN được đào tạo kỹ năng ứng dụng CNTT, hỗ trợ tư vẫn doanh nghiệp lựa chọn giải pháp CNTT nhằm nâng cao năng lực quản trị và triển khai ứng dụng phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình đào tạo, DNVVN được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước và các nhà tài trợ hoặc có thể là đào tạo miễn phí. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đề án 191, năm 2006

đã có gần 10.000 lượt học viên là giám đốc, giám đốc CNTT (CIO), trưởng phòng, nhân viên các DNVVN trên cả nước tham gia.(31)

Từ việc tăng cường đào tạo CNTT cho đội ngũ cán bộ trong DNVVN như trên, khả năng ứng dụng CNTT vào hoạt động quản trị doanh nghiệp đã có sự cải thiện. Nhiều DNVVN đã ứng dụng các phần mềm trong quản trị doanh nghiệp như: các giải pháp phần mềm quản trị nguồn nhân lực, phần mềm quản lý quan hệ khách hàng, quản trị thông tin… giúp nhà lãnh đạo có cái nhìn tổng quát và chính xác hơn về tình hình nội bộ công ty cũng như thông tin bên ngoài để đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp và kịp thời.

2.2. Những hạn chế

Thứ nhất, tuy việc đầu tư cho công tác đào tạo CNTT cho đội ngũ cán bộ DNVVN đã được chú ý nhưng mức chi cho đào tạo vẫn còn thấp. Nguyên nhân của vấn đề này là do khó khăn về nguồn vốn, nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý còn chưa đồng đều.

Thứ hai, trong khi có khá nhiều chương trình đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT của Nhà nước nhưng DNVVN chưa tận dụng hết những lợi ích đó để giải quyết khó khăn về chi phí đào tạo. Thêm vào đó, đối với các DNVVN có tham gia chương trình hỗ trợ này, tình trạng không ít các học viên bỏ lớp đào tạo cũng gây ra hiện tượng lãng phí nguồn lực, làm giảm hiệu quả công tác đào tạo.(32)

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều nhà quản trị trong DNVVN cũng chưa nhận tiềm năng và chưa khai thác hết các ứng dụng của CNTT vào công việc quản trị. Điều này dẫn đến việc DNVVN đầu tư vào việc trang bị máy tính cho các bộ phận,


(31) Nguồn: http://vneconomy.vn/72721P0C16/doanh-nghiep-do-xo-di-hoc-i-to.htm

(32) Nguồn: http://vietnamnet.vn/cntt/2007/02/662391/

phòng ban quản lý nhưng còn mang tính hình thức, thực chất chưa phát huy hết tác dụng và công dụng của nó trong việc khai thác CNTT trong quản trị.

Tóm lại, một doanh nghiệp có nhà quản lý có trình độ CNTT, biết cách vận dụng các phần mềm quản trị doanh nghiệp sẽ giúp cho việc ra quyết định quản trị kinh doanh dựa trên các thông tin định lượng chứ không còn cảm tính nữa. Từ đó, doanh nghiệp có được những chiến lược phù hợp, sử dụng tối đa các nguồn lực và ra những quyết định chính xác hơn trước những biến động của thị trường. Việc ứng dụng các giải pháp CNTT trong công tác quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động từ trong nội bộ doanh nghiệp sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Tuy nhiên, vấn đề đạo tạo CNTT cho cán bộ nhân viên ở DNVVN vẫn chưa được đầu tư thích đáng. Đây cũng một lý do làm hạn chế năng lực quản trị trong các doanh nghiệp này.

3. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh về thu hút khách hàng thông qua phát triển thương mại điện tử

3.1. Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút khách hàng mới và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Khách hàng là nhân tố quan trọng trong việc quyết định xem công việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phát triển hay phải ngừng lại. Đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ chính là khách hàng mà nếu không thu hút được khách hàng đến với doanh nghiệp mình thì việc kinh doanh sẽ thất bại và ngừng lại là điều tất nhiên. Do đó, làm thế nào để thu hút được khách hàng tin dùng sản phẩm, dịch vụ của mình là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và tiếp tục phát triển.

Những DNVVN đã áp dụng TMĐT đánh giá TMĐT là một công cụ hữu hiệu giúp họ thu hút khách hàng mới và mở rộng thị trường. Theo báo cáo TMĐT năm 2008 của Bộ Công Thương, nhận thức về TMĐT của doanh nghiệp được điều tra năm 2008 (trong đó có 90% là DNVVN) đã rõ ràng hơn. Trong số các hiệu quả chính của ứng dụng TMĐT, doanh nghiệp cho điểm cao nhất (2,91 trên thang điểm

4) đối với tác động xây dựng hình ảnh doanh nghiệp mà TMĐT đem lại. Thứ nhì là tác động của việc thu hút khách hàng mới và thứ ba là mở rộng kênh xúc tiến với

khách hàng (xem bảng 10). Như vậy, ứng dụng TMĐT là một trong những công cụ quan trọng giúp DNVVN nâng cao khả năng thu hút khách hàng.

Bảng 10: Đánh giá các tác dụng của Thương mại điện tử của doanh nghiệp qua các năm 2005-2008

Đơn vị tính: điểm

Các tác dụng

2005

2006

2007

2008

Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp

-

2,78

2,90

2,91

Thu hút khách hàng mới

3,27

3,19

2,84

2,76

Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng

3,32

3,23

2,74

2,70

Tăng khả năng cạnh tranh

2,81

2,22

2,32

2,55

Giảm chi phí kinh doanh

3,09

2,45

2,48

2,51

Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động

2,95

2,45

2,54

2,50

Tăng doanh số

3,11

2,64

2,55

2,48

(Chú thích: Thang điểm cao nhất là 4) Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2008 – Bộ Công Thương.

Về đối tượng khách hàng mà các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT, 84% hướng tới khách hàng là doanh nghiệp, 70% hướng tới đối tượng người tiêu dùng. Qua các năm, đối tượng là khách hàng cá nhân mà các website hướng tới đã tăng và khá cao, mở ra triển vọng phát triển một thị trường B2C và C2C rộng lớn. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với khách hàng là người tiêu dùng (xem Bảng 11). Thống kê này cho thấy hướng đi của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, DNVVN nói riêng cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới, lấy phương thức B2B làm động lực phát triển cho TMĐT và qua đó nâng

cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp(33).

Bảng 11: Đối tượng khách hàng của website doanh nghiệp 2006


Năm

2006

2007

2008

Khách hàng doanh nghiệp

76,4%

84,8%

84,0%

Khách hàng cá nhân

68,7%

68,8%

70,0%

Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2008 – Bộ Công Thương.


(33) Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 – Bộ Công Thương, trang 134.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí