Bức Tranh Tả Thực Về Cuộc Sống Xã Hội Thời Lê Mạt Đảo Lộn Cương Thường, Đạo Lý

cách và sơn vẽ rất lộng lẫy. Một hôm, ông đứng cạnh, chợt ngã vật vào trong kiệu, cấm khẩu, không nói được câu gì. Chúa sai khiêng đưa về phủ. Sáng hôm sau, ông vào khải rằng: Thần hôm qua ngộ cảm, đội ơn Chúa thượng bao dung. Cái kiệu ấy, thần đã trót ốm nằm lên rồi, không tiện lại tiến phụng nữa. Xin sẽ sắm cái khác đẹp hơn dâng nộp. Chúa hiểu ý, không trách hỏi nữa”.

Dưới ngòi bút Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, Nguyễn Duy Thì còn hiện lên là một ông quan thanh liêm, chính trực với thái độ trân trọng và tự hào. Truyện kể rằng: “Một lần có một cái án lớn tội nhân đáng phải tử hình, người nhà đem tiền đến các cửa quyền quý chạy chọt nhưng ai cũng bó tay không thể giúp nổi. Người vợ tội nhân đón hai tiểu đồng mà khóc lạy, nhờ đưa hai nghìn lạng lễ ông để ông gỡ tội cho”.

Hiện thực xã hội bấy giờ quan tham ăn của đút lót không ít, bên cạnh đó vẫn có người thanh liêm chính trực như Ông Nguyễn Duy Thì, chẳng phải đáng trọng hay sao. “Tử hình là một cái án lớn, vì mối lợi hai nghìn lạng này, mày là một đứa bé con giám đem cái chết để đương lấy, hoặc giả bởi ý trời chăng? […] Thôi số bạc này cho mày ta cũng không dùng đến”. Bởi vậy, dưới ngòi bút chân thực của nhà văn, hiện thực xã hội được phơi bày và những người tốt ngay thẳng mà còn có tấm lòng yêu thương con người. Ông không trách móc tiểu đồng hay mụ vợ tội nhân mà dưới ngòi bút của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cái đáng trách là hiện thực xã hội đầy rẫy cạm bẫy, vì vậy mỗi con người phải đứng trên lập trường của mình để đứng vững trên bùn lầy đen tối của xã hội phong kiến đương thời.

Viết về nhân vật Ông Nguyễn Văn Giai, Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án kể như sau: “Ông Nguyễn Văn Giai ở Thiên Lộc hồi Chưởng quản Lục bộ, các bậc thân quý của vua Chúa đều phải nín hơi không giám xúc phạm”. Trước hết ông là một vị quan thanh liêm, lời bà ba vợ của ông đã nói rất rò “Tướng công tôi là người thanh liêm, ngay thẳng. Việc lớn của triều đình, tôi

đâu giám dự”. Nguyễn Văn Giai là người rất nghiêm khắc trong việc xử án (thậm chí vua chúa cũng không thể thay đổi được sự quyết định của ông). “Có vụ án nọ mà người bị tội là một quận mã (con rể chúa Trịnh) bị ông cho bắt bỏ ngục, kết án tử hình, đến chúa Trịnh cũng không xin cho con rể được. Vợ của người bị tội (tức là quận chúa) phải cầu cứu bà ba của Ngyễn Văn Giai”.

Bên cạnh những gương mặt kể trên còn có Ông Lê Anh Tuấn, Liệt phụ Đoàn phu nhân, Ông Nguyễn Công Hãng hiện lên với cảm tình khó quên. Tiêu biểu trong số họ chúng ta kể đến Nguyễn Công Hãng là một vị quan thượng thư có danh đời chúa Trịnh Cương là một người cứng rắn, cương nhu tùy lúc, lý tình uyển chuyển trong nhiệm vụ của một sứ thần. Cũng chính vì vậy mà kể từ ông, lệ cống người, vàng được bãi bỏ. Lý lẽ của ông Hãng đánh vào sĩ diện của tiên triều: “Họ lại hặc về chuyện Liễu Thăng. Ông nói: Liễu Thăng là tướng nhà Minh, Hoàng Thanh nay bao gồm muôn nước, lại khư khư đòi món của đút để trả mối thù của người xưa. Như vậy sao đủ để làm khuôn mẫu cho người sau”. (Ông Nguyễn Công Hãng).

Một người có công như thế mà về sau bị hại chỉ vì quan tâm đến chính sự, dân tình, phản đối việc đưa Trịnh Giang lên ngôi chúa và khi có ngôi Trịnh Giang tức giận liền bãi chức, đem ông lên án trí ở Tuyên Quang, lại sai người đem thuốc độc cho chết.

Khác với cách nhìn theo quan điểm phong thủy thần bí hay đề cao nguồn gốc có dáng dấp vũ trụ có những truyện viết về thời hàn nho của những nho sĩ về sau hiển danh Ông Nguyễn Bá Dương kể như sau: “Ông Nguyễn Bá Dương, người làng Nguyễn Xá, huyện Thần Khê. Tính tuệch toạc, thích uống rượu. Nhà nghèo kiết nhưng vẫn sống một cách thản nhiên. Hồi lên du học ở Kinh sư, ngoài tấm áo, không có một cái gì đáng giá. Thường uống chịu rượu của người đàn bà kẻ Mơ nợ đến chín tiền, bị người đàn bà ấy đón đường lột áo. Cùng đi với người đàn bà, có cô con gái cũng người kẻ Mơ. Cô đặt gánh

xuống can ngăn người đàn bà kia không được, tức mình liền cởi tiền lưng ra trả hộ, rồi quảy gánh đi. Ông đuổi theo tạ ơn, hỏi họ tên. Cô xua tay nói: Tôi thấy cậu là học trò, vì rượu chè mà phải xấu hổ với một người đàn bà, không đành lòng mà trả hộ, không có ý mong đền báo”. Một câu nói khiến cho các nhà nho phải nghiêm khắc suy nghĩ về bản thân mình.

Dưới ngòi bút chân thực, khi viết về những con người ngay thẳng chính trực, tác giả nhằm tố cáo bộ mặt xấu xa, rối ren của bộ máy xã hội Việt Nam đương thời.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 63 trang tài liệu này.

Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án không chỉ viết về những người, những việc xảy ra hôm nay, hôm qua mà còn hướng ngòi bút của mình vào những bậc tiền nhân đáng kính trọng về nhân cách và nghĩa khí thời xưa như Chu Văn An, Bùi Cầm Hổ, Lê Trãi… lọc đi những phần mộng mị, dị đoan thể hiện lòng tự hào và trân trọng đối với các nhân vật lịch sử danh tiếng này. Đây cũng là sự tiếp nối truyền thống chép truyện có thể tạm gọi theo thuật ngữ mới là kiểu “truyện ký”. Đến Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án thể loại đã có ngót bốn trăm năm kể từ những chuyện được chép trong Việt điện U linh thời Trần - Hồ, Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, Thiên Nam vân lục của Nguyễn Hành, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ…

Một số nhân vật lịch sử danh tiếng như Ông Phạm Ngũ Lão, Ông Đặng Trần Côn cũng xuất hiện trong sách của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án. Đối với danh tướng Phạm Ngũ Lão, tác giả khắc họa qua những phương diện: xuất thân bình dân, chí lớn, lòng tự trọng và đặc biệt có tài thao lược. Tác giả viết: “Nhà ở gần đường cái quan, ông thường ngồi xếp bằng vót nan ở bên đường. Nhân khi đức Trần Hưng Đạo từ dinh Vạn Kiếp về Kinh, quân đi trước đến nơi, quát đuổi đứng dậy. Ông vẫn ngồi im không cựa quậy. Quân lấy ngọn giáo đâm vào đùi; ông vẫn cứ ngồi yên như cũ. Rồi xe ngài đến.

Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án - 4

Ngài lấy làm lạ hỏi, ông thưa rằng: Tôi đương mải nghĩ một việc không nên không để ý đến”. Phạm Ngũ Lão còn có sức mạnh vô song: “Về nhà, ngày ngày ông ra cái gò lớn ngoài đồng, đứng cách một tầm mà nhảy lên. Nhảy mãi đến nỗi cái gò phải trụt xuống thấp một nửa. Hết hạn nghỉ, ông trở lại Cấm thành, cùng bọn vệ sĩ so đọ tài nghệ. Tay đấm, chân đá, đi lại vùn vụt như bay, nghìn người không kháng cự nổi, ai nấy đều phải phục tài cả” (Ông Phạm Ngũ Lão).

Ta từng biết đến Phù Đổng Thiên Vương sức mạnh tài cao nhổ tre đánh giặc, một mình chiến thắng giặc Ân. Gắn với loại cây biếu tượng cho dân tộc ấy, bằng sức mạnh và trí thông minh của mình, Phạm Ngũ Lão đã dẹp tan bọn giặc cướp Ai Lao. Nhà văn đã kể lại như sau: “Ông truyền cho dân ngoài biên, làng nào cũng phải chặt những khúc tre dài năm, sáu thước, tích sẵn đấy. Khi gặp giặc, ông xua quân lùi lại, một mình đi chân không vào, vớ những khúc tre mà đánh vào chân voi. Voi đau, kêu rống lên, chạy tán loạn. Quân Ai Lao đương đêm phải trốn (Ông Phạm Ngũ Lão).

Bên cạnh những nhân vật kể trên, còn rất nhiều câu chuyện tài năng đức độ và những biến đổi thăng trầm của nhân tài dân tộc không phụ thuộc vào chính sử, không lấy việc ghi chép những nhân vật trứ danh để làm sang ngòi bút của mình. Các tác giả đã tìm ra “những viên ngọc” sáng giữa nhân gian, bị sử sách chính thống bỏ sót hoặc lãng quên. Tấm lòng của họ thật đáng khâm phục và trân trọng như họ đã từng ngưỡng vọng tiền nhân. Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án ghi lại với thái độ ngợi ca, khâm phục như dấu tích để lại cho đời sau luôn luôn nhớ tới, biết trân trọng và tự hào về thế hệ cha ông hào hùng.

Qua những thiên truyện được đôi bạn Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án ghi lại bằng ngòi bút hết sức độc đáo, tạo hứng thú với bạn đọc và mang lại ý nghĩa lớn lao với lịch sử dân tộc. Các tác giả luôn nâng niu, trân trọng những con người, những tài năng, những giá trị luôn làm giàu cho văn hóa dân tộc.

2.2. Bức tranh tả thực về cuộc sống xã hội thời Lê mạt đảo lộn cương thường, đạo lý

2.2.1. Cuộc sống xa hoa, lũng đoạn trong phủ chúa

Thời kỳ vua Lê - chúa Trịnh khá đặc biệt trong lịch sử nước ta. Đó là giai đoạn mà vua không ra vua, bề tôi không ra bề tôi: phi minh quân, lương thần, phá vỡ tư tưởng trung quân trị quốc là chuẩn chỉ của Nho giáo. Vua Lê thực chất chỉ là bù nhìn, mọi quyền hành đều nằm trong tay chúa Trịnh. Nhà Lê lúc bấy giờ cũng chẳng khác gì nhà Chu của Trung Quốc, chỉ ngồi giữ ngôi chứ chẳng có quyền lực gì. Bề tôi thì đầy cả một triều đình nhưng vẫn để cho chúa Trịnh ngang nhiên lạm dụng quyền hành, lấy danh vua Lê mà làm nhiều điều bất chính, ăn chơi sa đọa, hưởng lạc xa xỉ.

Trong tác phẩm Tang thương ngẫu lục, chỉ với một số thiên ghi chép tác giả viết về hiện thực xã hội với sự ăn chơi sa đọa nơi phủ chúa, nhưng cũng đủ cho người đọc thấy được nỗi thống khổ của nhân dân, sự suy giảm về đạo đức, lễ giáo, thi cử. “Chỉ du dú ở trong một ngôi điện cổ kính, kéo dài cuộc đời nhàn tản vô vị của mình” [15, tr.102]. Đó là một ông vua bù nhìn đớn hèn, vô dụng thời nhà Lê. Bởi hiện thực xã hội đương thời tồn tại song song vua Lê - chúa Trịnh. Thực quyền nằm trong tay nhà chúa ngày một lớn mạnh, lấn át quyền của vua Lê. Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án đã khắc họa một cách rò nét cảnh tượng ăn chơi phù phiếm nơi phủ chúa, dựng lên bức tranh chân thực về xã hội đương thời.

Đó là Trịnh Sâm chơi bời hoang phí. “Mỗi năm đến Tết trung thu, từ trước mấy tháng, Chúa phát gấm trong cung ra để làm hàng trăm hàng nghìn cái đèn lồng, cái nào cũng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá mấy chục lạng vàng” (Chuyện cũ trong phủ chúa). Sau này Trịnh Sâm sẽ chuốc lấy hậu quả: chết vì ăn chơi đến kiệt sức (Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác có tả kỹ).

Lối chơi bời trác táng này không phải chỉ đến Trịnh Sâm mà trước đó Trịnh Cương, Trịnh Giang đều nếm cả. Trong phần Quốc dụng chí Phan Huy

Chú có chép: “Trịnh Giang hoang dâm, mắc bệnh phải xây cung Thưởng Trì ở dưới đất để ở. Việc triều chính mặc cho bọn hoạn quan, Giang sợ nắng gió, bình thường phải ở luôn trong thâm cung và đi lại phải thắp nến suốt ngày đêm”. Chúa lấy hết quyền vua và bỏ mặc chính sự nên được dịp cho bọn tay chân bất tài vô dụng hoành hành thao túng. Chỉ với một đoạn văn rất ngắn Nguyễn Án cũng lột được bộ mặt của Đặng Lân: “Quận mã Đặng Lân là em bà Đặng Tuyên Phi của chúa Tĩnh Vương, thường hay ngông càn phạm phép. Y cưỡng dâm một người đàn bà không được, bèn cắt vú người ta. Người chồng kiện đến quan, y bị giam ở ngục Ngự sử đài, rồi nhờ có Phi xin cho mà được tha” thực là những việc không thể nào chấp nhận được. Y cậy quyền thế của người chị mà làm những việc càn rỡ, không coi ai ra gì: “nuôi trong nhà hơn trăm gia đồng, thường cho đội mũ, đeo gươm, ra ngoài chợ phố đi nhung nhăng, uống rượu say, đánh người bị thương” (Quận mã Đặng Lân).

Viết về quận mã Đặng Lân, sách Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ nhất cũng miêu tả tương tự: “Đặng Lân này vốn là một tên hung bạo, từ khi thị Huệ được chúa yêu dấu Lân lại càng ỷ thế vào chị để làm những việc càn rỡ. Hết thảy áo quần, xe kiệu của y nhất nhất đều rập khuôn theo đúng như kiểu vua chúa. Thường ngày Lân vẫn đem theo hàng chục tên tay sai cầm gươm vác giáo đi nghênh ngang khắp kinh ấp. Hễ gặp xe kiệu, bất kỳ của đám quan quân nào Lân đều cà khịa đánh nhau làm cho họ nhục nhã, rồi lấy thế làm thích thú. Gặp đàn bà con gái giữa đường, hễ người nào trông vừa mắt, tức thì Lân sai tay chân quây màn trướng ngay tại chỗ, rồi lôi người ấy vào hiếp liền. Ai không chịu, Lân xẻo luôn đầu vú. Chồng hoặc cha kẻ bị nạn, nếu giám hé răng kêu ca lập tức Lân sai quân vặn gãy răng, hoặc có người bị đánh đến chết. Người thiên hạ sợ Lân hơn sợ beo sói”.

Nhằm lật tẩy bộ mặt quan lại của xã hội đương thời, tác giả bày tỏ thái độ của mình qua mỗi thiên truyện cụ thể. Vì vậy, dưới ngòi bút của mình

Nguyễn Án một lần nữa ta lại nhận diện được không khí ăn chơi nhố nhăng. Vì chiều lòng chúa mà thiên hạ náo loạn: “Cung nhân qua lại mua bán, vừa mua vừa cướp, không cần hỏi giá cả bao nhiêu; đua nhau đem những câu hát quê ra đối đáp với nhau, tiếng cười đùa vang cả trong ngoài” (Chuyện cũ trong phủ Chúa). Tội ác nảy sinh tội ác, ý chúa là ý trời : “Nửa đêm, Chúa ngự kiệu đến ao, xuống thuyền. Quan hầu và các phi, thiếp gò ván rò heo, đi lại vùn vụt và lênh đênh trên sông. Bỗng chốc lại đánh đàn, lại thổi sáo, lại ca hát, tiếng vang lanh lảnh, khiến người tưởng lên chơi cung Quảng hàn mà nghe khúc nhạc Quân thiên. Chúa nhìn ngắm lấy làm vui sướng, đến mãi gà gáy mới về” (Chuyện cũ trong phủ Chúa)

Không chỉ dừng lại ở việc ăn chơi sa đọa trong phủ chúa, tác phẩm còn cho chúng ta thấy rò bộ mặt của một xã hội không có kỉ cương, nề nếp. Suy thoái từ đạo đức cho đến cả chế độ giáo dục cũng bị đảo lộn, vô phép tắc.

Việc thi cử thu vào còi mắt tang thương của nhà văn như một ngày hội vô cùng nhốn nháo, lộn xộn: “Trăm quan đội mũ phốc đầu, mặc áo bổ phục, đi hia, đóng đai chững chạc, chầu hầu xung quanh” (Thi hội). Cùng với đó là sự thay đổi lề lối trong phủ chúa là đơn vị hành chính và quan lại cấp dưới cũng như thay đổi theo. Việc thi cử cũng theo đó mà thay đổi. Trước sự thay đổi ấy, những người trong cuộc cũng không bằng lòng. Quan thượng thư Nguyễn Bá Lân là người “xưa nay vẫn giữ đạo tôn phù nhà vua, truyền dòi trải hơn hai trăm năm; nay một sớm đổi thay, sợ mọi người trông thấy nghe thấy mà kinh hãi” (Thi hội).

Vua Lê chỉ là bù nhìn, quyền hành nằm trong tay nhà chúa. Trước sự thay đổi ấy, người ta thấy “nhà Lê còn lâu bền được sao”. Cũng bởi thực tại cuộc sống xã hội đương thời đã “bẻ cong” những tấm lòng ngay thẳng như Nguyễn Bá Lân. Ông bất bình trước sự thay đổi lề lối thi cử, nêu lên ý kiến riêng của bản thân mình mà phải chịu tội chém đầu.

Chỉ với từng ấy thiên truyện, dưới ngòi bút của các tác giả đã giúp người đọc thấy được cả một còi tang thương của chế độ xã hội đương thời, của một dân tộc. Thu vào còi mắt tang thương ấy, người cầm bút đã dựng lên một bưc tranh rất chân thực và sống động những việc diễn ra nơi phủ chúa. Từ việc triều chính (Thi hội) đến những thú vui xa xỉ của vua quan phong kiến (Chuyện cũ trong phủ Chúa); sự suy thoái trong thế giới hoàng tộc, trưởng giả (Quận mã Đặng Lân).

Sự rối ren, lũng đoạn của tầng lớp thống trị đương thời chính là ngọn nguồn cho mọi lầm than, khổ cực và bi đát của nhân dân. Kéo theo đó là sự suy giảm nhân tình thế thái, các giá trị văn hóa dần bị xem thường và có nguy cơ bị mất.

2.2.2. Cuộc sống bi hài của dân chúng

Xã hội suy thoái lại làm cho chúng ta nhớ đến xã hội theo mẫu hình của Nho giáo đó là thời Nghiêu Thuấn. Vua lúc nào cũng chăm lo cho đời sống nhân dân. Khi có một người đói, vua cho là tại nhà vua nên dân đói, khi có một người rét vua cho là tại vua nên dân phải rét. Khi có một người phạm tội, vua cho chính là nhà vua không biết dạy dỗ dân nên dân mới sa vào vòng tội lỗi. Vua nhận trách nhiệm của mình đối với đất nước. Dân chúng rất cảm mến, yêu kính và luôn nhớ ơn vua Nghiêu, vua Thuấn. Hết lòng chăm lo hạnh phúc của nhân dân, lấy khổ sở của dân làm khổ sở của chính mình, không lo lợi ích riêng mà chỉ lo lợi ích chung của xã hội. Đó là đức tính cao quý của bậc thánh nhân.

Xã hội thời ấy, dân sống rất an nhàn và hạnh phúc trong sự thái bình, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, không thù nghịch giết hại lẫn nhau vì họ đều đủ cơm ăn áo mặc và nhà ở, không lo sợ trộm cắp. Còn xã hội đương thời bây giờ thì hoàn toàn ngược lại. Lục đục chính trị xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới nhân dân. Thảm cảnh chiến tranh dân chúng là những người đầu tiên hứng chịu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022