Những Tấm Gương Kẻ Sĩ Trị Quốc, Bình Thiên Hạ

Rồi triều Tây Sơn suy vong, nhà Nguyễn lên ngôi. Năm Gia Long thứ 4 (1805) lúc đã 35 tuổi, do được tiến cử, ông được bổ làm chức tri huyện Phù Dung (nay là huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng).

Năm Ất Hợi (1815) ông mất sớm tại nhiệm sở lúc vừa tròn 45 tuổi.

Về sáng tác văn ông có hai tác phẩm là Phong lâm minh lãi thi tập

Tang thương ngẫu lục(viết chung với Phạm Đình Hổ).

Thơ chữ Hán của Nguyễn Án không có gì đặc sắc nhưng tập ký viết chung với Phạm Đình Hổ gồm những thiên ký sự chân thực sinh động. Bằng tâm huyết văn chương của mình, Tang thương ngẫu lục là tác phẩm tiêu biểu cho ngòi bút Nguyễn Án, làm rạng danh dòng tộc.

Như vậy, có thể thấy cả hai tác giả cùng sống trong một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động. Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án sinh ra và lớn lên khi tấn bi kịch của giai cấp phong kiến ở vào giai đoạn suy thoái nhất và bi đát nhất. Họ sớm ý hợp tâm đầu, có nhiều nét tương đồng về con đường đời, khả năng văn chương và nếp cảm, nếp nghĩ, tình cảm, thái độ đối với xã hội đương thời. Có lẽ ngoài chuyện tuổi tác, nhà cửa còn có một điều cơ bản là cùng chung số phận trước các biến cố lịch sử. Cùng chứng kiến một triều đại mất hết kỉ cương, luân thường đảo ngược, phủ chúa trở thành nơi làm hề với đủ mặt chân dung... Chính vì thế từ vua chúa, quan lại, danh nhân cho đến những con người bình thường đều đã trở thành đối tượng phản ánh trong sáng tác của hai tác giả, đặc biệt ở trong Vũ trung tùy bút Tang thương ngẫu lục. Xét trong dòng chảy của văn học trung đại Việt Nam nói chung, văn xuôi tự sự cuối Lê đầu Nguyễn nói riêng không có cuốn sách nào mà hoàn cảnh sống của hai tác giả lại gần giống nhau và hình thức tự sự trong tác phẩm lại gần gũi, liên quan với nhau đến như thế. Và chính vì sự giống nhau đó đã tạo nên một tác phẩm ký xuất sắc cho văn học trung đại mà tới nay người ta vẫn còn nhắc đến - Tang thương ngẫu lục.

1.2.2. Tác phẩm “Tang thương ngẫu lục”

Tang thương ngẫu lục nghĩa là “ghi chép tình cờ trong cuộc bể dâu” là tập ký bằng chữ Hán do đôi bạn thân là Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cùng hợp soạn vào khoảng Lê mạt - Nguyễn sơ, tức khoảng cuối thể kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX tại Việt Nam.

Bài Tựa in ở đầu tập Tang thương ngẫu lục cho biết bởi những cuộc tang thương, khiến người ta tất có cái cảm khái tang thương, ấy tập sách Tang thương sở dĩ có là vì thế đó. Và theo Trúc Khê, cũng vì chép nhiều chuyện biến thiên của thời ấy (cuối Lê) cho nên có cái tên sách là Tang thương ngẫu lục, nghĩa là những câu chuyện ghi chép tình cờ trong cuộc bể dâu.

Ban đầu Tang thương ngẫu lục chỉ có bản viết tay trong một thời gian gần trăm năm. Đến năm Bính Thân (1896), niên hiệu Thành Thái thứ 8, Tiến sĩ Gia Xuyên Đỗ Văn Tân đang là Tổng đốc Hải Dương, quyên tiền khắc ván, từ đó mới có bản in.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 63 trang tài liệu này.

Năm 1943, nhà xuất bản Tân Dân cho in Tang thương ngẫu lục bản tiếng Việt do nhà văn Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch.

Trong lời tựa I ở đầu tác phẩm Phùng Sực Bằng Sô có ghi như sau: “Từ Lý, Trần, Lê, Trịnh tới nay trên dưới mấy trăm năm, có những điều quốc sử chưa ghi, dã sử chưa ghi chép, hai ông đều thu cả vào còi mắt tang thương mà quên đi. Thì phỏng những chuyện ấy được mấy lâu mà mai một đi mất. May mà lấy ngòi bút tang thương mà ghi chép, nên nó còn là cánh bè trở bến mê, ngọn đèn soi nhà tối, đặt tên Tang thương ngẫu lục, ý nghĩa có thể nhận biết được vậy” [1, tr.13].

Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án - 3

Tang thương ngẫu lục là tập ký mang nặng tính chất truyền kỳ. Trừ một số ít truyện nói về các đời trước, còn đa phần đều viết về thời Lê mạt. Sách được chia làm hai quyển: quyển Thượng có 40 bài, quyển Hạ có 49 bài (không kể thơ đề sau của người khác). Có một số bài ghi mỗi tên tác giả. Căn

cứ theo bản in năm 2000 do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin in lại theo bản của nhà xuất bản Tân Dân (1943) thì:

Ở quyển Thượng có 13 bài và quyển Hạ có 19 bài đề tên Kính Phủ, tức Nguyễn Án.

Ở quyển Thượng có 10 bài và ở quyển Hạ có 23 bài đề tên Tùng Niên, tức Phạm Đình Hổ.

Số bài còn lại không đề tên, nên không rò của ai hay do hai ông cùng hợp soạn.

Căn cứ nội dung từng truyện, Dương Quảng Hàm đã xếp chúng thành 5 mục sau:

Tiểu thuyết các danh nhân: Nguyễn Duy Thời, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm

Thắng cảnh: Bài ký chơi núi Phật Tích (Chùa Thầy), Núi Dục Thúy

Di tích: Bia núi Thành Nam, Tháp chùa Báo Thiên, Thành cũ Trào Khẩu, Miếu Thanh Cẩm

Việc cuối đời Lê: Chuyện cũ trong phủ chúa, Thi hội

Chuyện hay, chuyện lạ: Thần Tông hoàng đế, Hiển Tông hoàng đế, Hồ Gươm, Ông Nguyễn Văn Giai, Người nông phu ở Như Kinh, Người nông phu ở An Mô

Điều cần nói ngay là: Viết Tang thương ngẫu lục với tâm trạng của một kẻ hoài Lê ghét Trịnh và chấp nhận triều Nguyễn các tác giả còn có nhiều ẩn ý khác. Khởi nghĩa Tây Sơn làm kinh thiên động địa nhưng thời đại ấy, chưa đủ hoặc chưa thể làm cho các ông tin theo. Nay ta đọc Tang thương ngẫu lục phần viết về triều đại Nguyễn Huệ không có bao nhiêu. Chủ yếu là các truyện ghi lại cảm quan trước thiên nhiên như: Chùa Tiên Tích, Bài ký chơi núi Phật Tích, Đền Trấn Vũ, Tháp Báo Thiên… xem truyện đủ biết là Phạm Đình Hổ và Nguyễn Hán hòa vào thiên nhiên, tôn giáo để quên đi cuộc đời. Cũng như Nguyễn Du viết:

“Một phen thay đổi sơn hà, Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu.”

Thì không phải chuyện văn thơ bình thường mà biểu hiện tâm trạng hoảng hốt, bơ vơ thật của mình và của cả một lớp người khác phía trước chiến thắng vang dội của Quang Trung Nguyễn Huệ. Thái độ của nhà thơ giàu tình cảm rất phức tạp nhiều hướng, ở đây không bàn đến. Duy chỉ có cái mà Nguyễn Du nói trên cũng là cảm thán mà Nguyễn Án, Phạm Đình Hổ chiêm nghiệm, tuy ứng xử khác nhau nhưng bên trong máu thịt họ lúc nào cũng chung một niềm hối tiếc. Với Tang thương ngẫu lục ta thấy được tâm huyết của các tác giả, xuất phát từ ý thức ngợi ca, tôn vinh văn hóa dân tộc, những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đất nước “ngàn năm văn hiến”. Hiện thực đương thời đang trong giai đoạn suy sụp của xã hội phong kiến, suy thoái các giá trị đạo đức, văn hóa, triều đại mất hết kỷ cương, luân thường đạo lý bị đảo ngược, phủ chúa trở thành nơi làm hề với đủ mặt chân dung… không thể nào gột sạch được trong tâm trí của họ. “Một phen thay đổi sơn hà”. Cái cũ cần phải đổi nhưng cái mới sẽ ra sao? Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án viết Tang thương ngẫu lục là ghi lại bức tranh tả thực về cuộc sống xã hội thời Lê mạt đầy náo loạn, rối ren, phức tạp. Điển hình của nó là cuộc sống xa hoa, vương giả trong phủ chúa. Bên cạnh đó, trong Tang thương ngẫu lục cũng ghi lại những mẩu chuyện về các nhân vật lịch sử được lưu truyền trong dân gian.

Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án không phân loại, thể hiện một phong thái tự do, không gò bó, đọc thấy thú vị mặc dù về nội dung cũng chừng ấy phạm vi. Nó đánh dấu quá trình chuyển hóa từ sử sang văn, dần dần vứt bỏ sự phân loại về chuyện người, chuyện lạ, mồ mả, phong tục, học hành.

Tang thương ngẫu lục gồm 90 thiên và thơ đề sau tập truyện được Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án viết bằng chữ Hán.

Gọi là “ngẫu lục” cả hai cùng viết nhưng ai viết thiên nào ghi tên vào thiên ấy. Đây là tác phẩm viết về một xã hội đang phơi bày những mặt xấu xa đến tột cùng của nó.

Yếu tố bi hài của xã hội hằn sâu vào tác phẩm. Chuyện cũ, mới, thật, giả, hay, dở lan tràn khắp nước trong dân gian mà tập trung nhiều nhất vẫn là nơi kinh thành, góc chợ, chốn nha lại, đường phủ. Những điều mà Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án chép vào sách chỉ là một trong muôn sự thật, và cũng là “ngẫu nhiên”. Ngẫu nhiên mà lắm chuyện tang thương. Nên sự tang thương càng thêm đau đớn, khó nguôi. Đôi bạn thân Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án lựa chọn thể ký nhằm tô đậm chủ đề dâu bể (vốn là một chủ đề được văn nhân thời đó góp bút). Bởi vì ký là thể loại phong phú, đa dạng: “Một người có thể viết nhiều loại ký khác nhau: ký phong cảnh, ký du ngoạn, ký khảo cứu, ký ghi người, ghi việc… trong ký có thể có kết hợp giữa bút pháp trữ tình và khảo cứu, cái chính là tấm lòng, vốn sống và tài năng”.

Bằng tác phẩm Tang thương ngẫu lục ý tưởng ấy cũng đã thấm đậm trong thơ của Nguyễn Gia Thiều:

“Trăm năm còn có gì đâu, Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì.”

Trong thơ Đặng Trần Côn bạn đọc cũng thấy được sự tang thương ấy: “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,

Khách má hồng nhiều nỗi truân truyên.”

Còn trong thơ Nôm Nguyễn Du là tiếng kêu đứt ruột đúng như tựa đề của tác phẩm Đoạn trường tân thanh.

Tang thương ngẫu lục kết thúc tác phẩm là thơ đề sau tập truyện của Phạm Văn Tâm có câu như sau:

“Tang thương truyện đọc buồn sao siết, Lại một trăm năm cách đấy rồi.”

Ngày nay, gần một trăm năm khi có bài thơ cảm tác ở trên, chúng ta không buông xuôi như nhà nho cuối mùa Phạm Văn Tâm, nhưng đọc Tang thương ngẫu lục vẫn trào lên một niềm thương cảm và xiết bao trân trọng tấm lòng người đã ghi lại những gì cho đời sau soi vào đó để thấy sự thịnh suy của một thời đại đã qua.

Qua việc tìm hiểu và phân tích những tư tưởng cơ bản của Nho giáo, chúng ta lại một lần nữa đi sâu hơn về khía cạnh này, hiểu rò hơn sự ảnh hưởng của nó đến văn học Việt Nam mà cụ thể là văn học Việt Nam trung đại. Đặc biệt, việc tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của hai nhà văn đáng kính Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án sẽ giúp ta có thêm nguồn tri thức phong phú về các tác giả đương thời và vị trí của họ trong văn học thời Lê mạt – Nguyễn sơ. Đồng thời, tác phẩm Tang thương ngẫu lục là sự chứa đựng tâm huyết lớn của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án. Qua mỗi thiên truyện hiện lên chân dung của các tác giả với phong vị buồn luôn trăn trở, nghĩ suy với cuộc đời, với con người nhân tình thế thái. Đồng thời, qua tác phẩm người đọc còn thấy được tình cảm sâu nặng của người cầm bút với các giá trị văn hóa, tâm sự trước nhân tình thế thái ở nước ta những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Tác phẩm không chỉ mang đến những giá trị văn học, sử học mà còn mang lại nhiều giá trị về đời sống xã hội.

Chương 2

TANG THƯƠNG NGẪU LỤC -

TÁC PHẨM CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC TƯ TƯỞNG NHO GIÁO

2.1. Những tấm gương kẻ sĩ trị quốc, bình thiên hạ

Trong xã hội thời xưa, kẻ sĩ được xếp vào hàng đầu, không những về địa vị ưu tiên - “nhất sĩ, nhì nông, tam công, tứ thương” mà nhất là về vai trò quan trọng trong xã hội. Yếu tố quan trọng của vai trò này không phải là tài cán quân sự, tổ chức kinh tế hay xã hội… mà là nêu gương mẫu cho quần chúng.

Kẻ sĩ là người không chịu khuất phục. Không những không chịu khuất phục mà còn tìm cách ngự trị, vượt lên những khó khăn của thiên nhiên cũng như nhân sự. Kẻ sĩ là người có chí khí bất khuất, đặc điểm quan trọng nhất của kẻ sĩ là bất khuất trước bạo tàn. Chí khí ấy được rèn luyện và nuôi dưỡng hàng ngày.

Lý tưởng của kẻ sĩ thời xưa không phải chỉ rèn luyện bản thân mình, mà chính còn là dấn thân để cải tạo xã hội, xây dựng quốc gia phú cường, quyền lợi chung của dân tộc là điều thao thức, lo âu trước tiên của kẻ sĩ: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Đây là câu nói của Khổng Tử trong sách Đại học có nghĩa là tu chính bản thân mình rồi mới giữ gia đình chỉnh tề, rồi quản trị đất nước và sau cùng mới bình định thiên hạ. Tức là đi từ cái nhỏ đến cái lớn, từ việc nhỏ đến việc lớn.

Trong việc trị dân, trị nước, người cầm quyền phải gương mẫu đạo đức, phải có những chủ trương thích hợp lòng dân, nếu trái lại sẽ bị dân nổi loạn lên đánh đổ. Có đạo đức mới thu phục được lòng dân, được lòng người rồi mới có đất đai, có đất đai rồi mới có của cải, có của cải rồi mới dùng được vào công cuộc đem lại lợi ích cho dân. Thế là làm cho dân sung túc, tức là bình được thiên hạ vậy.

Trong lịch sử Nho giáo, những tấm gương kẻ sĩ trị quốc, bình thiên hạ là mẫu người được nhắc tới thường xuyên, là niềm tự hào của Nho giáo, là lực

lượng cốt cán duy trì bảo vệ trật tự xã hội phong kiến. Họ được coi là hình mẫu lý tưởng tuyệt đối để làm gương cho thiên hạ. Họ là Nghiêu, Thuấn, Văn Vương, Vũ Vương…

Quay trở lại với hiện thực xã hội đương thời thời Lê mạt - Nguyễn sơ. Dù bối cảnh xã hội rối ren, suy thoái nhưng những tấm gương kẻ sĩ ảnh hưởng từ tư tưởng Nho giáo vẫn xuất hiện với đầy đủ đức nhân, thanh liêm, chính trực, tài năng và cống hiến hết mình cho đất nước, đem lại thái bình thịnh trị cho thiên hạ.

Tang thương ngẫu lục của Phạm đình Hổ và Nguyễn Án là tác phẩm đã thể hiện rò điều đó. Nội dung Tang thương ngẫu lục rất đa dạng phong phú. Nổi bật nhất là Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án ghi chép những giai thoại về con người lịch sử, những tấm gương kẻ sĩ, những danh nhân văn hóa với ý thức tự hào dân tộc, đề cao những người góp công trạng trong việc giữ gìn và xây đắp, tô điểm cho nước non xứ sở.

Theo khảo sát sơ bộ bước đầu, chúng tôi đã thống kê được 45/90 thiên truyện viết về con người lịch sử và danh nhân văn hóa. Đó là những con người với tất cả những nhu cầu và biểu hiện đời sống thường nhật cùng với những phẩm chất danh nhân văn hóa mà chúng ta đáng tự hào và trân trọng.

Trước hết là những thiên truyện viết về những nhân vật lịch sử như: Ông Nguyễn Duy Thì, Ông Nguyễn Văn Giai, Ông Nguyễn Bá Dương, Ông Lê Thời Hiếu, Ông Lê Anh Tuấn, Ông Bùi Thế Vinh, Ông Nguyễn Đăng Hoàn, Ông Đăng Cảo, Ông Lê Hữu Kiều… Đó là tầng lớp trí thức, quan lại, vua chúa. Đọc về họ, ta thấy các tác giả tập trung vào những điểm khác thường của nhân vật. Hoặc tài năng bản lĩnh, hoặc những chuyện còn hoài nghi mà Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án muốn tìm ra sự thật. “Quan Thượng thư Nguyễn Duy Thì là quan tể tướng có tiếng Trung Hưng, giữ mình ngay thẳng và khéo xoay đổi được ý của vua chúa. Trong Phủ Chúa có một cái kiệu, kiểu

Xem tất cả 63 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí