Ảnh hưởng của dung thông tam giáo đến tình hình chính trị - Xã hội ở Việt Nam thời Lý – Trần - 9

thời kỳ này chịu ảnh hưởng chính từ Hán Nho. Biểu hiện rò nhất là , tư tưởng chính trị, đạo đức của Nho giáo trở thành nội dung của pháp luật, tức là những nguyên tắc, quy phạm đạo đức và chính trị hết sức khắc nghiệt của Nho giáo đã trở thành cái bắt buộc. Ví dụ như tháng 5 năm 1315, vua Trần Minh Tông “ xuống chiếu cấm cha con, vợ chồng và gia nô không được tố cáo lẫn nhau” [5,135] là nhằm bảo vệ chế độ phụ quyền, đạo lý Tam cương theo tư tưởng Hán Nho.

Ngoài ra, pháp luật triều Trần đặc biệt đề cao tư tưởng “tôn quân” của Nho giáo. Theo đó, tội mưu phản nhà vua được coi là tội lớn nhất trong thập ác và vì vậy mà “mưu phản thì phải giết hết cả thân tộc”. Cũng như pháp luật thời Lý, pháp luật thời Trần đều bảo vệ trật tự luân lý, trật tự đẳng cấp theo tinh thần Nho giáo. Như quy định: cấm nô tỳ không được lấy con cái của dân tự do, không xăm mình giống như dân tự do, dân thường không được xây dựng nhà cửa, ăn mặc như lớp quý tộc quan liêu. Hoặc là cùng tội danh, nếu người phạm tội là hoàng thân quốc thích thì bị xử nhẹ hơn quan lại và dân đinh.

Như vậy, dưới các triều đại Lý – Trần, pháp luật đều có chức năng chủ yếu là củng cố ngôi vua, duy trì địa vị thống trị và duy trì trật tự xã hội. Chức năng đó ít nhiều được xây dựng từ cơ sở tư tưởng Nho giáo. Tuy nhiên, Nho giáo cũng không phải yếu tố chi phối hoàn toàn. Vả lại, ảnh hưởng của Nho giáo cũng không triệt để. Trên thực tế, quan hệ cha con , chồng vợ, Tam cương, Ngũ thường không được thực hiện nghiêm túc theo đúng “lễ” của Nho giáo, việc khuyến khích hôn nhân nội tộc là một ví dụ điển hình. Ngoài Nho giáo, pháp luật của thời kỳ này cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ tư tưởng từ bi hỷ xả của Phật giáo và nhiều nguồn tư tưởng khác, từ điều kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ và chủ yếu góp phần thực hiện những nhiệm vụ không chỉ của giai cấp phong kiến mà còn của cả dân tộc.

Tiểu kết chương 2

Được hình thành từ những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng của nước ta giai đoạn đầu thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIV, đồng thời phản ánh những nhu cầu thực tiễn của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý - Trần, dung thông tam giáo đã thể hiện rò ảnh hưởng của mình lên các lĩnh vực chính trị - xã hội như : tư tưởng trị nước, chính sách phát triển nền gíao dục khoa cử, và cả trong việc xây dựng, thực thi pháp luật.

Về tư tưởng trị nước, luận điểm “ dĩ dân vi bản” ( lấy dân làm gốc) là một luận điểm cốt lòi, vai trò của Phật giáo và Nho giáo cũng được phát huy cao độ, tinh thần Phật giáo đã là chất liệu cố kết nhân tâm, là cầu nối giữa chính quyền trung ương với địa phương. Từ đó, cho thấy, sự kết hợp giữa các tam giáo luôn luôn xuất hiện cùng nhau trong các tư tưởng chính trị xã hội thời kỳ này.

Về giáo dục – khoa cử, đến thời Lý, do nhu cầu xây dựng và củng cố nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, việc triển khai nền giáo dục khoa cử những năm 70 của thế kỷ XI càng ngày càng được quan tâm và hoàn thiện.

Về luật pháp, dưới các triều đại Lý – Trần, pháp luật đều có chức năng chủ yếu là củng cố ngôi vua, duy trì địa vị thống trị và duy trì trật tự xã hội Chức năng đó ít nhiều được xây dựng từ cơ sở tư tưởng Nho giáo. Tuy nhiên, Nho giáo cũng không phải yếu tố chi phối hoàn toàn, pháp luật của thời kỳ này cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ tư tưởng “từ bi hỷ xả” của Phật giáo và nhiều nguồn tư tưởng khác,

KẾT LUẬN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Xét một cách khái quát, cả ba tôn gíao Phật, Đạo và Nho đều mang tính chất nhân văn, đều chú trọng đến con ngừoi trần thế, mà ít bàn đến những hiện tượng siêu nhiên, thần thánh. Cả ba học thuyết này đều lấy con ngừoi làm trung tâm, lấy việc giải thoát con người, đem lại hạnh phúc cho con người làm mục đích. Tuy nhiên, Phật nhấn mạnh cái tâm của con người, đề cao cái bên trong. Đạo chú trọng đến cái thân, trong mối quan hệ hoà đồng giữa con ngừoi và thiên nhiên. Nên hai tôn giáo này thường bị phê phán mang tính chất mê tín dị đoan. Trong khi đó, Nho giáo lại quá nhấn mạnh đến tính thực tiễn của của con người, cố định nó trong những mối quan hệ xã hội, ràng buộc bởi thuyết chính danh định phận mang tính đẳng cấp tôn ti, nên bị đánh gía là “ chủ nghĩa nhân văn bị đẳng cấp hoá”

Quan điểm dung thông tam giáo thòi Lý – Trần đã sửa chữa những khiếm khuyết của cả những tư tưởng trên, tìm ra những quan điểm chung của những tôn giáo áy về sự quan tâm và chăm lo đến hạnh phúc của con ngừoi, cả phần đạo và đời, cả cuộc sống tâm linh và cuộc đời thực tế trong xã hội, tiếp cận đến chủ nghĩa nhân văn đích thực. Các trí thức, thiền tăng, nho sĩ thời Lý – Trần đã điều hoà gắn kết giữa các tư tưởng “ hiếu sinh” ( tôn trọng Phật giáo) với quan niệm “nhân giả, nhân dã” ( điều nhân, tức là yêu con người) của Nho giáo. Vì thế, đạo Phật và Nho của thời kỳ này đã thực tiễn hơn, mềm dẻo hơn so với nguyên bản.

Ảnh hưởng của dung thông tam giáo đến tình hình chính trị - Xã hội ở Việt Nam thời Lý – Trần - 9

Như vậy, ảnh hưởng của dung thông tam giáo thời kỳ này đến lĩnh vực chính trị - xã hội có những nội dung bao gồm như sau: góp phần bồi bổ, phát huy đời sống tinh thần, tâm linh của nhân dân, trong đó có tinh thần dân tộc; góp phần khẳng định , bồi bổ hiện thực hoá tư tưởng “ lấy dân làm gốc” ; góp phần hình thành và phát huy tinh thần nhân văn khai phóng; xây dựng nên một nhà nước phong kiến tập quyền lấy tư tưởng tam giáo làm bệ đỡ tư tưởng.

Hiện nay, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng trong xã hội ta ngày nay, song Tam giáo vẫn còn giữ những giá trị tích cực nhất định đối với đời sống xã hội và con ngừoi thời hiện đại. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những giá trị về đức từ bi của đạo Phật, đạo tu thân của nhà Nho, quan niệm nhân sinh xem con người là một bộ phận đồng nhất về chất của vũ trụ của Đạo giáo và nhiều giá trị khác vẫn phát huy tác dụng tích cực của cuộc sống đương đại.

Tóm lại, có thể nói rằng, sự dung thông tam giáo là một phức thể tinh thần đặc biệt của con người Việt Nam. Có hiện tượng này, suy cho cùng, là do con người Việt Nam khoan dung, văn hoá Việt Nam là nền văn hoá mở. Nhờ vạy nó không chỉ đón nhận mà còn có khả năng hấp thụ các giá trị ngoại lai song vẫn bảo tồn được bản sắc của mình. Bản sắc ấy hiện vẫn được lưu trữ và chi phối suy nghĩ, hành động của con người trong xã hội đương đại.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Doãn Chính (chủ biên) (2002), Đại cương Triết học Trung Quốc, Nxb Thanh niên, Hà Nội

2. Phan Huy Chú (2008), Lịch triều hiến chương loại chí(tập I), (Tổ phiên dịch Viện Sử học dịch và chú giải), Nxb Giáo dục, Hà Nội

3. Phan Huy Chú (2008), Lịch triều hiến chương loại chí (tập II), (Tổ phiên dịch Viện Sử học dịch và chú giải), Nxb Giáo dục, Hà Nội

4. Tăng Xuân Dẫn (2010), Vai trò của Phật giáo với sự xây dựng và phát riển nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lý – Trần, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

5. Đại Việt sử ký toàn thư (tập 1) (2004), (Cao Huy Giu, Đào Duy Anh dịch và hiệu đính), Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội

6. Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn hoá, Hà Nội.

7. Nguyễn Tài Đông (2013), “Tam giáo đồng nguyên và tính đa nguyên trong truyền thống văn hoá Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, tr. 35-43.

8. Trần Văn Giầu (1990), Các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

9. Hồ Trọng Hoài, Nguyễn Thị Nga (2009), “Tam giáo đồng nguyên: Một phức thể tinh thần độc đáo Việt Nam”, Tạp chí Lý luận Chính trị, 10, tr. 54-58,32

10.Đỗ Thị Hoà Hới (2001), “Về một số đặc điểm của Nho giáo thời Lý”,

Tạp chí Triết học, (9).

11.Hoàng Hưng (1968), “Trần Quốc Tuấn và vai trò của ông trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (114).

12.Trần Thị Lan Hương (2006), Phạm trù “trung, hiếu” trong Nho giáo và sự tiếp biến của chúng khi du nhập vào Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Viện Triết học, Hà Nội

13.Nguyễn Thừa Hỷ (1976), “Về kết cấu đẳng cấp của thiết chế chính trị - xã hội thời Lý -Trần”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (4).

14.Đinh Gia Khánh (chủ biên) (1962), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ X - thế kỷ XVII, Nxb Văn hoá, Hà Nội

15.Vũ Khiêu (chủ biên) (1990), Nho giáo xưa và nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

16.“Kỷ niệm 720 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Trung Ngạn” (2009),

Tạp chí Xưa và Nay, (327).

17.Cao Văn Liên (2004), Pháp luật các triều dại Việt Nam và các nước, NXB Thanh Niên, Hà Nội

18.N.I.Niculin (1999), “Mỹ học Nho giáo và cá tính sáng tạo của các nhà thơ Việt Nam trung đại”, Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, (11).

19.Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2008), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội

20.Trần Thị Thuý Ngọc (2005), Tư tưởng Nho giáo trong Quốc triều hình luật, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

21.Nguyễn Thị Như (2009), Những đặc điểm của Nho giáo Việt Nam thời Lý – Trần, Luận Văn Thạc sĩ Triết học ,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

22.Phạm Thị Quỳnh (2014), Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo tới lĩnh vực giáo dục – khoa cử Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, Luận án Tiến sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

23.Nguyễn Thị Tâm ( 2012), Vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị ở Việt Nam thời Lý – Trần ( 1009 – 1400 ), Luận văn Thạc sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

24.Lê Sỹ Thắng (1977), “Nho giáo trong lịch sử Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (2).

25.Nguyễn Tài Thư (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 1), Nxb đại học sư phạm, Hà Nội.

26.Nguyễn Tài Thư ( chủ biên ) “Tam giáo đồng nguyên” - tượng tư tưởng chung của các nước Đông Á, Tạp chí Hán Nôm, số 3.

27.Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý -Trần (1981), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

28.Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, Viện Lịch sử quân đội Việt Nam (2000), “Anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn và quê hương Nam Định”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội

29.Nguyễn Hoài Văn ( 2009), “Tam giáo đồng nguyên thời Lý – Trần: Một giá trị đặc sắc của nền chính trị Việt Nam truyền thống”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4 , tr. 67 -72

30.Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội

31.Viện Văn học (1977), Thơ văn Lý - Trần (tập I), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

32.Viện Văn học (1989), Thơ văn Lý -Trần (tập II), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

33.Viện Văn học (1978), Thơ văn Lý - Trần (tập III), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

34.Trần Quốc Vượng,Hà Văn Tấn (1963), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35.Nguyễn Thanh Xuân (2007), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022