3. Mục đích nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Tang thương ngẫu lục” của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, tác giả khóa luận hi vọng góp phần làm cho mọi người biết thêm về một tác phẩm trung đại và hiểu rò hơn về sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm. Đồng thời nhìn nhận, đánh giá vai trò, vị trí tác phẩm trong lịch sử phát triển văn hóa của cha ông.
4. Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo biểu hiện trong tác phẩm Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Tác phẩm Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án.
Tác phẩm gồm 90 thiên truyện và thơ đề sau tập truyện.
- Tang thương ngẫu lục là tác phẩm chữ Hán, có rất nhiều dịch giả khác nhau, chúng tôi chọn văn bản do Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch (Nhà xuất bản Văn học 2001). Đó là văn bản được nhiều người biết đến và được đa số các nhà nghiên cứu có uy tín sử dụng.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tôi thực hiện một số phương pháp sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án - 1
- Những Tấm Gương Kẻ Sĩ Trị Quốc, Bình Thiên Hạ
- Bức Tranh Tả Thực Về Cuộc Sống Xã Hội Thời Lê Mạt Đảo Lộn Cương Thường, Đạo Lý
- Những Chuyện Kì Quái - Biểu Hiện Của Sự Biến Loạn Xã Hội
- Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án - 6
- Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án - 7
Xem toàn bộ 63 trang tài liệu này.
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
Cùng với các phương pháp trên, khóa luận kết hợp các thao tác phân tích, miêu tả... để hoàn thành tốt hơn đề tài.
7. Đóng góp của khóa luận
Thông qua triển khai đề tài khóa luận, tôi hi vọng giúp bạn đọc tìm hiểu tư tưởng của Nho giáo ảnh hưởng đến tác phẩm Tang thương ngẫu lục của
Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án. Đồng thời giúp bạn đọc có cái nhìn thấu đáo hơn khi đánh giá tác phẩm, hiểu thêm về Nho giáo, giúp ích cho công việc giảng dạy, cũng như nghiên cứu sau này.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của khóa luận gồm 2 chương như sau:
- Chương 1. Khái quát về những tư tưởng cơ bản của Nho giáo và tác giả, tác phẩm Tang thương ngẫu lục.
- Chương 2. Tang thương ngẫu lục - Tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo.
NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO VÀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TANG THƯƠNG NGẪU LỤC
1.1. Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo ảnh hưởng đến văn học Việt Nam
Nho giáo là học thuyết tiêu biểu của triết học Trung Quốc cổ trung đại. Nho giáo do Khổng Tử sáng lập, xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ I TCN, dưới thời Xuân Thu. Những tư tưởng của Nho giáo được thể hiện trong hai bộ sách kinh điển: Tứ thư và Ngũ kinh. Tứ thư có: Trung dung, Đại học, Luận ngữ, Mạnh Tử. Ngũ kinh có: thi, thư, lễ, dịch, xuân thu. Hệ thống kinh điển đó hầu như viết về chính trị, xã hội, ít viết về tự nhiên. Điều này cho thấy rò xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị đạo đức là những tư tưởng cốt lòi của Nho giáo.
Khổng Tử và các học trò của ông đã thấy được sức mạnh và vai trò to lớn của đạo đức đối với xã hội. Theo Khổng Tử: “Đạo là năm mối quan hệ xã hội cơ bản của con người được gọi là nhân luân”, Mạnh Tử gọi là ngũ luân: vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn-bè. Trong đó, ba mối quan hệ cơ bản nhất Đổng Trọng Thư gọi là Tam cương - ba sợi dây ràng buộc con người từ trong quan hệ gia đình đến ngoài xã hội đó là: vua-tôi, cha-con, chồng-vợ. Đức chính là phẩm chất quan trọng nhất mà con người cần phải có để thực hiện tốt các mối quan hệ cơ bản trên.
Cương - thường là nội dung cơ bản trong đạo làm người của Nho giáo, là nguyên tắc chi phối mọi suy nghĩ, hành động và là khuôn vàng, thước ngọc để đánh giá phẩm hạnh của con người. Một mặt, đạo cương - thường góp phần điều chỉnh hành vi của con người, đưa con người vào khuôn phép theo chế độ lễ pháp của nhà Chu trước đây và các triều đại phong kiến sau này đặt ra. Cương - thường là nhân tố quan trọng làm cho xã hội ổn định theo thứ bậc, là cơ sở đảm bảo quyền thống trị của thiên tử.
Năm phạm trù đạo đức mà Nho giáo đề cập đến là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Những phạm trù này đều đánh giá đạo đức làm người và là thước đo đánh giá phẩm hạnh của con người.
Ra đời và tồn tại đến nay đã hơn 2500 năm . Trong suốt thời gian tồn tại, Nho giáo đã có ảnh hưởng ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Sự ảnh hưởng này được thể hiện trên nhiều phương diện, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học.
Trước tiên, Nho giáo ảnh hưởng đến đối tượng sáng tác. Nho giáo với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ phải “tam tòng tứ đức” đã thổi vào đời sống xã hội của nước ta một không khí mang nặng hệ tư tưởng bất bình đẳng, nó ảnh hưởng rò nét nhất đến đối tượng sáng tác. Bởi vậy, hầu hết các nhà thi sĩ, văn sĩ có tài đều là nam nhân. Trong thời kì đầu tiên của văn học, đối tượng sáng tác chủ yếu là quý tộc quan lại như: vua Lý Công Uẩn (Thiên đô chiếu), Trần Quốc Tuấn (Hịch tướng sĩ). Thời gian sau đó, do việc học tập mở rộng nên có thêm nhiều nho gia, ẩn sĩ như: Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi...Mãi tới sau này tới đầu thế kỉ XVIII, một số nhà thơ nữ mới bắt đầu xuất hiện, điển hình là: Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan.
Không những ảnh hưởng đến đối tượng sáng tác mà Nho giáo còn ảnh hưởng đến nội dung của các tác phẩm văn học. Trước hết, ta có thể nhận thấy rằng các tác phẩm văn học ảnh hưởng rất nhiều bởi Tứ thư - Ngũ kinh, học tập rất nhiều điển tích, điển cố...để làm phong phú và sâu sắc hơn cho nội dung, ý nghĩa tác phẩm. Ví dụ như Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn “Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô...hay Truyện Kiều của Nguyễn Du sử dụng điển cố “quả mai ba bảy” lấy ý từ Kinh thi trong câu thơ: “Quả mai ba bảy đương vừa, / Đào non sớm liệu xe tơ kịp thời.” để chỉ việc làm đám cưới nên vợ nên chồng.
Không chỉ vậy văn học còn tiếp thu và đề cao chữ “Nhân” trong Nho giáo, biến nó thành một trong những đề tài sáng tác chủ đạo trong thi ca, tiểu thuyết, truyện. Nhân tức là tình người, là chữ hiếu, là tình yêu thủy chung son sắt: ta đã từng say mê chữ hiếu của một Thúy Kiều bán mình chuộc cha, một Kim Trọng sắt son lời thề trong thi phẩm Truyện Kiều hay một tấm lòng đồng cảm với nàng Tiểu Thanh trong Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du và thổn thức cho nàng Vũ Nương bi kịch trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Nhân cũng có nghĩa là nhân dân, là con người. Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo cũng đã từng đề cao chữ nhân trong đạo trị nước: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.
Tiếp theo, văn học trung đại còn thể hiện sự bất bình đẳng mà Nho giáo đã khẳng định “trọng nam khinh nữ”. Thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị coi rẻ như cánh bèo lênh đênh trên sóng nước: nhân vật Thị Kính (vở chèo Quan Âm Thị Kính) hay Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương). Đồng thời tư tưởng “phản dân chủ” của Nho giáo đã ảnh hưởng tới văn thơ Việt Nam trung đại, chỉ đề cao cái “ta” mà gần như triệt để bỏ đi cái “tôi” của bản thân.
Trong văn chương, các hình tượng nhân vật trung tâm còn chịu ảnh hưởng rò nét của Nho giáo với nhiều quan niệm về đạo đức - lễ nghĩa. Là người đàn ông phải là người quân tử, có tài, có đức, có trí lớn, có sự nghiệp... Là người phụ nữ phải giữ lễ nghĩa, công dung ngôn hạnh, phải biết tam tòng tứ đức...
Tư tưởng trung quân ái quốc với cảm hứng ý thức độc lập tự chủ, lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, lòng tự hào đất nước con người... như trong Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)...hay tư tưởng “nam nữ thụ thụ bất thân” của Nho giáo cũng ảnh hưởng đến nội dung văn học thời kì này.
Tóm lại, có thể thấy sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đến văn học là rất lớn: Nho giáo khích lệ sự phát triển của văn học.
1.2. Khái quát về tác giả, tác phẩm Tang thương ngẫu lục
1.2.1. Tác giả “Tang thương ngẫu lục”
Phạm Đình Hổ sinh năm Mậu Tý (1768) trong một gia đình Nho học, tự Tùng Niên và Bỉnh Trực, hiệu Đông Dã Tiều, tục gọi là Chiêu Hổ tiên sinh. Nguyên quán tại hương Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ông là nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ Việt Nam khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.
Sinh ra trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Giáp hiệu Diệc Hiên tiên sinh, giỏi cả văn lẫn vò và thông thạo lý số. Phạm Đình Giáp nhiều lần đi thi nhưng chỉ đỗ Hương cống. Đến năm 1756, khi đỗ khoa tuyển cử, làm việc trong phủ chúa. Ông từng làm hiến sát Nam Định, thăng tuần phủ Sơn Tây và được thăng chức Hoằng Tín đại phu Thái bộc Tự Khanh. Mẹ Phạm Đình Hổ là Phạm Thị Xuyến - cháu nội của bảng nhãn Phạm Quang Trạch, người làng Đông Ngạc.
Phạm Đình Hổ sớm mồ côi cha, 9 tuổi ông đã đọc Hán tự, 12 tuổi cha mất việc học hành trở nên chểnh mảng. Tuy học và đọc rất nhiều sách nhưng ông chỉ đỗ đến sinh đồ (tức đỗ tú tài) vào khoảng cuối đời Chiêu Thống.
Găp buổi loạn lạc, vua Lê Chiêu Thống cho người chạy sang cầu cứu nhà Thanh, rồi triều đình Lê - Trịnh sụp đổ, nhà Tây Sơn lên cầm quyền . Suốt thời gian này Phạm Đình Hổ sống đời hàn nho, dạy học ở quê.
Đến khi Gia Long lên ngôi, cho khôi phục việc học hành thi cử, ông có đi thi Hương 3 lần nhưng đều không đỗ. Hồi ấy ông đang dạy học ở phường Thái Cực, huyện Thọ Xương trong thành Thăng Long. Hàng ngày rèn luyện học trò và biên soạn sách. Ở đây ông đã kết bạn thơ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được.
Năm Tân Tỵ (1821) vua Minh Mạng ra Bắc. Khi ấy Phạm Đình Hổ ở tuổi 53, ông được vua mời đến hỏi về học vấn, tình hình thi cử và nhân tài của đất Bắc. Vua lại khuyên hễ có sách tiền triều, sách trước thuật thì nên đem tiến trình. Ông bèn dâng lên nhà vua những sách do mình biên soạn. Do trình độ học vấn uyên bác nên ông được triệu vào Huế làm Hành tẩu viện Hàn lâm, được ít lâu xin thì ông xin từ chức.
Năm Minh Mạng thứ 7 (1926), vua lại triệu ông ra làm quan thừa chỉ Viện Hàn Lâm. Nhà vua đã có lời khen với Phạm Đình Hổ rằng: “Văn học vượt trội, tính tình ngay thẳng không xu phụ quyền trọng”. Sau hơn một tháng thăng tiếp lên chức Tế Tửu Quốc Tử Giám. Năm sau thì xin nghỉ bệnh rồi từ chức luôn. Sau ông lại vào sung chức, được thăng Thị giảng học sĩ (đây là trường hợp đặc biệt vì một người chỉ có học vị tú tài lại được cất nhắc lên vị trí cao của một trường học như vậy).
Năm Nhâm Thìn (1832), ông xin về hưu luôn. Năm Kỷ Hợi (1839) Phạm Đình Hổ mất tại quê nhà, thọ 72 tuổi.
Như vậy, qua hành trình về con đường khoa cử, công danh của Phạm Đình Hổ, ta có thể nhận ra nhân cách cao đẹp và thái độ ứng xử của ông trước thế cuộc. Bởi ngay từ nhỏ Phạm Đình Hổ đã tỏ chí rằng: Làm người con trai phải lập thân hành đạo…lấy thơ văn nổi tiếng ở đời…Ông là một nhà nho thấu hiểu sâu sắc lẽ xuất tử - hành tàng. Khi đất nước có chiến tranh loạn lạc thì ông ẩn cư về dạy học. Nhưng khi việc thi cử được khôi phục thì ông cũng mang lều chòng đi thi với mong muốn phò vua giúp nước. Phạm Đình Hổ có công lao to lớn đối với đất nước không chỉ trên lĩnh vực chính trị mà còn trên lĩnh vực văn hóa.
Về sáng tác: Phạm Đình Hổ là người có ý thức để lại sự nghiệp cho hậu thế trước thư lập ngôn và đã để lại một tài sản tương đối lớn. Ông có hai tập là Vũ trung tùy bút và Tang thương ngẫu lục (viết chung với Nguyễn Án) bằng chữ Hán.
Về thơ, ông có Đông Dã học ngôn thi tập và Tùng cúc hiên mai tứ hữu bằng chữ Hán. Về khảo cứu địa lý, lịch sử, văn hóa ông để lại các sách: An Nam chí, Ô Châu Lục, Ai Lao sứ Trình, Lê triều hội điển, Bang giao điển lễ, Kiền khôn nhất lãng, Nhật dụng thường đàm….
Riêng lĩnh vực văn chương, thơ văn Phạm Đình Hổ rất đặc sắc mặc dù tất cả đều viết bằng chữ Hán. Cũng như Vũ trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục viết chung với Nguyễn Án được ông viết bằng tất cả tâm huyết văn chương chân thực về người và cảnh, về cuộc sống nhân tình thế thái rất đa dạng, phong phú.
Nguyễn Án sinh năm 1770 tự Thanh Ngọc, hiệu Kính Phủ, cũng có hiệu Ngu Hồ, có vài tài liệu ghi là Ngu Hồ Khách và Giang Bắc Cối. Là một danh sĩ sống dưới cuối thời Lê mạt đầu thời Nguyễn sơ, dưới triều vua Gia Long. Quê gốc làng Viêm Điềm sau rời sang Du Lâm huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, thị trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh).
Nguyễn Án sống vào thời kì biến động nhất của lịch sử dân tộc và cũng được chứng kiến phần nào tình hình đất nước ổn định dưới triều Nguyễn. Song có lẽ ấn tượng sâu sắc nhất của ông là tình trạng rối ren cuối thời Lê, chỉ trong vòng chưa đầy hai mươi năm mà đất nước đổi triều đại tới ba lần.
Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng truyền thống. Ông cố là tiến sĩ Nguyễn Kham, ông nội là tiến sĩ Nguyễn Ý, thân phụ là Nguyễn Chí Hoàn. Ngoài ra bà con thúc bá đều xuất thân đại khoa từ hậu Lê.
Nguyễn Án là người thông minh, hiếu học, kiến thức sâu rộng, hiểu biết nhiều hay đi đây đó, từng trải nhiều và là người chứng kiến nhiều đổi thay của đất nước. Lớn lên trong thời đại ly loạn, việc học hành, thi cử lỡ dở. Ông đã sống gần như ẩn dật ở đất Thăng Long, trú ngụ trên mảnh đất của người khác và kiếm sống vất vả bằng nghề dạy học, làm thuốc, tìm niềm an ủi ở thiên nhiên và những người bạn văn chương.