Thương Mại Điện Tử Giúp Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tăng Doanh Thu

Ngày nay, chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ là những yếu tố rất quan trọng trong việc tìm kiếm và giữ khách hàng. TMĐT giúp DNVVN thu hút những khách hàng mới như trên đã phân tích, nhưng việc giữ được khách hàng lại phụ thuộc vào chất lượng phục vụ khách hàng. Sử dụng dịch vụ chăm sóc khách hàng như một công cụ hữu hiệu để tạo sự khác biệt giữa mình và đối thủ cạnh tranh là một trong những thế mạnh mà một doanh nghiệp nhỏ có thể có được. Bằng cách tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng qua TMĐT tạo ra nét đặc trưng riêng của mình, DNVVN có thể cạnh tranh với các công ty lớn hơn cho dù họ có sản phẩm đa dạng, chào giá thấp hơn và sử dụng các hình thức khuyến mại khác mà doanh nghiệp nhỏ không có khả năng làm như họ. Từ đó, DNVVN có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng so với đối thủ của mình.

3.2. Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng doanh thu

Một trong những đặc trưng của TMĐT là thị trường không biên giới chính vì thế giúp cho doanh nghiệp có cơ hội quảng bá thông tin sản phẩm, dịch vụ của mình ra thị trường toàn cầu, qua đó giúp tăng số lượng khách hàng và doanh thu.

Bên cạnh đó, với các tiện ích và công cụ hiệu quả của TMĐT sẽ giúp doanh nghiệp không còn thụ động ngồi chờ khách hàng đến mà sẽ chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, qua đó góp phần đẩy nhanh doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Về doanh thu từ TMĐT, tỷ trọng doanh thu có được nhờ TMĐT trong các năm qua của các DNVVN có những chuyển biên tích cực. Năm 2005 chỉ có 7,5% doanh nghiệp cho biết các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử đem lại cho họ trên 15% nguồn doanh thu của năm thì năm 2007 con số này là 37,2% và năm 2008 là 36,5% doanh nghiệp được điều tra. Tỷ lệ doanh nghiệp ít chịu tác động của TMĐT (đánh giá mức đóng góp của TMĐT vào doanh thu dưới 5%) đã giảm mạnh từ 63,5% trong năm 2005 xuống còn 27,6% vào năm 2007 và 25,7% vào năm 2008

(xem Hình 11).


Hình 10: Mức độ tham gia sàn giao dịch TMĐT của doanh nghiệp năm 2008

Đơn vị tính: Tỷ lệ %


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

88%

12%

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 10

Đã tham gia sàn TMĐT Chưa tham gia sàn TMĐT


Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2008 - Bộ Công Thương.

Hình 11: Chuyển biến trong doanh thu từ ứng dụng TMĐT qua các năm 2005-2008

Đơn vị tính: Tỷ lệ %


80%


Tỷ lệ doanh nghiệp

70%


60%


50%


40%


30%


20%


10%


0%

Dưới 5% Từ 5-15% Trên 15%

Đóng góp của TMĐT vào doanh thu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007, 2008 - Bộ Công Thương.

Doanh thu từ TMĐT tăng qua các năm như vậy một phần là do DNVVN đã nhận thức được lợi ích của việc tham gia sàn giao dịch TMĐT. Việc tham gia sàn giao dịch điện tử đem lại nhiều lợi ích cho DNVVN trong việc tìm kiếm khách hàng và một số DNVVN đã ký được hợp đồng từ sàn TMĐT. Tuy tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch điện tử đã tăng dần qua các năm, nhưng tỷ lệ này vẫn còn khá thấp (xem Hình 10).

Một ví dụ điển hình về DNVVN thành công khi ứng dụng TMĐT và thu được nhiều lợi ích từ việc tham gia sàn giao dịch TMĐT là Công ty Cổ phần Công nghệ và Thiết bị Công nghiệp Việt Nam (Vintec.jsc). Đây là công ty nhỏ chuyên cung cấp các thiết bị máy móc phục vụ ngành công nghiệp xây dựng, giao thông, vận tải, y tế, khoa học kỹ thuật. Tuy mới tham gia Cổng Thương mại điện tử quốc gia vào tháng 3 năm 2006, nhưng Vintec đã thu được nhiều thành công qua sàn TMĐT B2B này. Đến hết năm 2006, công ty đã ký được 15 hợp đồng với 12 công ty lớn, tổng trị giá lên tới hơn 6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có hàng chục bạn hàng nước ngoài liên hệ với mong muốn trở thành đối tác của công ty. Ngoài những lợi ích tính được bằng con số cụ thể, Ban giám đốc Vintec cũng đánh giá việc tham gia Cổng Thương mại điện tử quốc gia còn giúp cho hình ảnh công ty được quảng bá

rộng rãi hơn trên phạm vi rộng nhưng với chi phí rất thấp.(34)

Về quy mô doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch TMĐT, theo Báo cáo TMĐT năm 2008, quy mô doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch TMĐT có mối liên hệ tỷ lệ nghịch với số lượng doanh nghiệp tham gia. Các doanh nghiệp có quy mô càng nhỏ thì tỷ lệ tham gia sàn giao dịch TMĐT càng lớn (xem Hình 12). Điều này chứng tỏ các DNVVN đã biết đến lợi thế của sàn giao dịch TMĐT trong việc xây dựng hình ảnh và tăng cường năng lực cạnh tranh. Đặc biệt là giai đoạn hiện nay có rất nhiều sàn giao dịch TMĐT B2B vẫn thực hiện hình thức hỗ trợ không thu phí đối với một số doanh nghiệp tham gia.(35)


(34) Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử năm 2006 - Bộ Công Thương, trang 129-130.

(35) Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2008 – Bộ Công Thương, trang 128.


Hình 12: Quy mô doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch TMĐT

Đơn vị tính: Tỷ lệ %



34.0%

19.3%

13.3%

10.0%

11.3%

8.0%

4.0%

Tỷ lệ doanh nghiệp

40%


35%


30%


25%


20%


15%


10%


5%


0%

1-21 21-50 51-100 101-200 201-500 501-1000 >1000

Quy mô doanh nghiệp (số lao động )


Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2008 - Bộ Công Thương.

3.3. Những hạn chế

Phát triển TMĐT ở các DNVVN nói chung còn hạn chế. Doanh nghiệp chưa đủ tài lực và nhân lực có trình độ CNTT. Số lượng doanh nghiệp xây dựng website khá cao nhưng chất lượng website lại chưa cao. Nhiều doanh nghiệp xây dựng website nhưng lại không cập nhật thông tin thường xuyên gây ấn tượng không tốt với khách hàng và gây tâm lý e ngại khi quay lại.

Một trong những hạn chế nữa trong việc phát triển TMĐT ở DNVVN là hệ thống an toàn, bảo mật chưa quan tâm đúng mức dẫn đến người tiêu dùng chưa có đủ lòng tin và thói quen sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến.

Bên cạnh đó, các DNVVN chưa tìm được hình thức tham gia TMĐT phù hợp với nguồn lực, hiện trạng kinh doanh và bối cảnh thị trường. Nguyên nhân là do nguồn nhân lực còn hạn chế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều bất cập, DNVVN chưa có đủ thông tin và chưa thực sự coi TMĐT là phương tiện kinh doanh hữu hiệu.

Qua phân tích trên có thể rút ra kết luận các là các DNVVN ở Việt Nam đã nhận thức được lợi ích của ứng dụng CNTT và đã triển khai ứng dụng. Doanh nghiệp đã tiếp cận với các phương thức kinh doanh hiện đại như TMĐT, marketing điện tử, và các phần mềm quản lý sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, mặt bằng ứng dụng còn thấp và việc đầu tư cho ứng dụng CNTT chưa hợp lý. Nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp còn hạn chế, rất ít doanh nghiệp có cán bộ phụ trách triển khai ứng dụng CNTT. Đặc biệt, các DNVVN chưa có kế hoạch và lộ trình cho ứng dụng tổng thể dài hạn, việc ứng dụng còn thiếu liên kết.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HẬU WTO‌‌


I. DỰ BÁO SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ HẬU WTO

1. Cơ sở dự báo

1.1. Phát triển công nghệ thông tin để đi tắt đón đầu nhằm tận dụng cơ hội kinh doanh sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu khi lực lượng sản xuất vượt ra khỏi biên giới quốc gia của một nước để trở thành một lực lượng sản xuất quốc tế. Sự phát triển nhanh chóng của thương mại thế giới theo hướng tự do hóa đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thế giới, thúc đẩy khu vực hóa và toàn cầu hóa.

Cùng với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, Việt Nam đã và đang ngày càng tham gia tích cực vào quá trình hội nhập. Việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11/07/2006 là sự kiện quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Tham gia vào WTO mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt thị trường thế giới sẽ rộng mở cho các sản phẩm của DNVVN.

Khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam tham gia sâu hơn vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế. Tiến trình này giúp Việt Nam tận dụng được lợi thế so sánh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách ổn định và bền vững. Sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ và phúc lợi chung của toàn xã hội sẽ được nâng cao nhờ nguồn lực được phân bổ một cách hợp lý. Tiến trình này cũng tạo cơ hội rất lớn để Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa và tham gia có hiệu quả hơn vào phân công lao động quốc tế. Năng lực xuất khẩu một số mặt hàng như: dệt may, nông sản, thủy sản, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, v.v... đang được cải thiện do các hàng rào

thuế quan và phi thuế quan đã được dỡ bỏ hoặc giảm bớt. Tác động gián tiếp của việc gia nhập WTO đối với năng lực xuất khẩu của Việt Nam còn lớn hơn nhờ khả năng cải thiện sức cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển thị trường dịch vụ do việc thực hiện cam kết về mở của thị trường và tự do hóa chế độ đầu tư. Dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong thời gian qua đã góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới và thị trường xuất khẩu mới cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.

Các cam kết trong khuôn khổ WTO tác động tích cực đối với khu vực DNVVN ở một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, khi gia nhập WTO, Việt Nam phải điều chỉnh hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho phù hợp với cam kết hội nhập và các chuẩn mực kinh tế thị trường. Việc gia nhập WTO cũng đòi hỏi tính chuyên nghiệp, minh bạch và khả năng giải trình của bộ máy nhà nước cùng với các nỗ lực cải cách hành chính, cải cách doanh nghiệp trong nước, minh bạch hóa toàn bộ các chính sách liên quan đến thương mại, hoàn thiện các thị trường yếu tố sản xuất (thị trường tài chính, thị trường đất đai, và thị trường lao động, v.v...). Những yêu cầu này chính là động lực cải cách nội tại nền kinh tế, hướng tới môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi với hệ thống pháp lý minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế, chính trị xã hội ổn định, những yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế và đặc biệt có ý nghĩa với các DNVVN còn non yếu ở nhiều khía cạnh.

Thứ hai, gia nhập WTO, các DNVVN Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng, không bị rào cản thuế quan và phi thuế quan, điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Việt Nam sẽ được hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường (MNF) và đối xử quốc gia (NT) giữa các nước thành viên WTO. Quy chế này sẽ tạo thuận lợi cho các DNVVN ngày càng đa dạng được sản phẩm, thị trường và sản phẩm xuất khẩu vì hầu hết các sản phẩm của DNVVN của Việt Nam có giá thành cao, khối lượng nhỏ lẻ, tiêu thụ ở thị trường nội địa nên rất khó thâm nhập vào thị trường nước ngoài nếu bị đánh thuế cao hoặc bị giới hạn bằng hạn ngạch. Do đó, khi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan bị thu hẹp lại hoặc được rỡ bỏ, các sản phẩm của các DNVVN sẽ dễ dàng vào các thị trường nước ngoài hơn, nhờ đó sẽ khai thác được lợi thế lao động rẻ.

Thứ ba, WTO là diễn đàn thương mại ở đó mọi thành viên đều có quyền bảo vệ mình khi xảy ra tranh chấp. Những văn bản luật đã được đưa vào thế giới thương mại, một thế giới mà trước đây những nước yếu không đủ sức kháng cự những nước mạnh. Trở thành thành viên của WTO, các DNVVN của Việt Nam có lợi hơn trong các tranh chấp thương mại do tiếp cận được hệ thống giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả của WTO, tránh tình trạng bị các nước lớn gây sức ép trong tranh chấp thương mại quốc tế. Gia nhập WTO cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam không bị đối xử như các doanh nghiệp đến từ một nền kinh tế phi thị trường như các vụ tranh chấp thương mại như trước đây.

Thứ tư, WTO hoạt động dựa trên mục tiêu chính là nâng cao mức sống cảu nhân dân các nước thành viên, đảm bảo việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thương mại và sử dụng hiệu quả nhất nguồn nhân lực của thế giới. Chính vì thế, gia nhập WTO, các nước thành viên sẽ có động lực để thúc đẩy nền kinh tế của mình phát triển nhanh và hiệu quả nhất. Gia nhập WTO cũng mở đường cho các nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam. Khoa học, kỹ thuật, công nghệ và cả nguồn nhân lực đều có cơ hội giao lưu tham gia vào sự phân công lao động toàn cầu.

Cuối cùng, việc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ góp phần kéo theo một làn sóng đầu tư nước ngoài vào nhiều ngành kinh tế dịch vụ, theo đó đem lại những lợi ích lan tỏa cho nền kinh tế mà các doanh nghiệp hoạt động trong đó cũng được hưởng lợi như: tạo động lực tăng trưởng sản xuất công nghiệp, tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng động, sáng tạo, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu và phát triển. Năm 2007, năm đầu tiên sau khi gia nhập WTO, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh và đạt 21,3 tỷ USD.(36)

Những cơ hội mà việc gia nhập WTO mang lại cho DNVVN là rất to lớn. Để tận dụng được những cơ hội kinh doanh đó, các DNVVN phải tăng cường ứng dụng và phát triển CNTT để “đi tắt đón đầu”, xem đó là động lực quan trọng cho tăng


(36) Nguồn: Báo cáo thường niên DNVVN Việt Nam năm 2008 - Cục phát triển DNVVN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí