Cần Đổi Mới Và Tăng Cường Năng Lực Thể Chế Các Bản Quy Hoạch Phát Triển Thương Mại.

chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường… nhằm bảo vệ thị trường trong nước và lợi ích người tiêu dùng.

Mặt khác cần xây dựng mới và điều chỉnh quy chế về tổ chức và quản lý hệ thống phân phối đối với một số mặt hàng quan trọng hoặc đặc thù như xăng dầu, khí đốt, xi măng, sắt thép, phân bón, dược phẩm, chất nổ, rượu, thuốc lá…đảm bảo nguyên tắc Nhà nước có khả năng kiểm soát và sử dụng các công cụ gián tiếp để tác động kịp thời vào thị trường thông qua các doanh nghiệp đầu nguồn.

Xây dựng quy chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phân phối bán lẻ phù hợp với mục tiêu quản lý Nhà nước là: Tạo lập hệ thống phân phối văn minh hiện đại phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế; đẩy mạnh tiêu thụ hàng nhằm tăng hiệu quả kinh tế - xã hội của hệ thống phân phối hiện đại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa, chất lượng hàng hóa, thời hạn sử dụng… Cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng thống nhất trên cả nước để phục vụ công tác quản lý được hiệu quả. Kiểm tra tính minh bạch, rõ ràng trong việc niêm yết giá, những thay đổi về giá cả. Kiểm tra các công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, các phương án dự phòng khi có sự cố.

3.2.1.4. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả thực thi Luật cạnh tranh, đạo luật quan trọng điều chỉnh hoạt động trên thị trường phân phối bán lẻ: Cần xây dựng và tăng cường năng lực thể chế và chuyên môn cho Ủy ban cạnh tranh Quốc gia để cơ quan này thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình là cơ quan đảm bảo thi hành Luật cạnh tranh, đồng thời cần nghiên cứu và đề xuất những phương thức tốt nhất để đảm bảo thực thi Luật cạnh tranh trong thực tiễn…

3.2.1.5. Cần đổi mới và tăng cường năng lực thể chế các bản quy hoạch phát triển thương mại.

Quy hoạch phát triển tổng thể về phát triển thương mại phải thông qua xem xét, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới thương mại của các tỉnh, thành phố. Đây là một bộ phận của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; trong đó quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại là một bộ phận của quy hoạch sử dụng đất, các quy

hoạch về thương mại sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt là căn cứ pháp lý để quyết định các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại..

Đối với thương mại bán lẻ hàng tiêu dùng, quy hoạch thương mại phải đảm bảo các nội dung sau:

+ Tăng cường quy hoạch thị trường hàng tiêu dùng tại thành thị: bao gồm tiến hành quy hoạch với khu thương mại trung tâm, khu thương mại xung quanh khu dân cư, khu thương mại vùng ngoại vi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

+ Quy hoạch các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức chuỗi: Việc kinh doanh chuỗi sẽ làm tăng khả năng tổ chức cũng như trình độ kinh doanh liên hợp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kinh doanh chuỗi phải được coi như là một trọng điểm trong chính sách của Chính phủ.

+ Phát triển các hình thức kinh doanh bán lẻ mới: Những hình thức kinh doanh như siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị dạng kho hàng là những hình thức kinh doanh mới. Đối với những hình thức kinh doanh mới đều cần có quy hoạch tương ứng. Như đối với siêu thị quy mô lớn cần phát triển có mức độ tùy theo địa bàn cụ thể và khuyến khích phát triển ở các đô thị, trung tâm công nghiệp mới.

Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ - 12

+ Điều chỉnh, nâng cấp, quy hoạch các hình thức bán lẻ truyền thống: ví dụ đối với tiệm tạp hóa, Chính phủ cần quan tâm đến tình hình kinh doanh của các tiệm tạp hóa, cho phép loại hình này phát triển với quy mô và những vị trí khác nhau.

+ Tăng cường cải tạo phố, đường phố mua sắm: lấy đó làm hạt nhân trong khu thương mại có tính chất trung tâm của thành phố, ví dụ khu phố cổ Hà Nội. Việc cải tạo các phố thương mại khiến cho người tiêu dùng vừa có cảm giác rất hiện đại đồng thời cẫn có bản sắc, văn hóa truyền thống…

+ Tăng nhanh phát triển thị trường hàng tiêu dùng mới: cùng với thu nhập tăng lên, mức tiêu dùng và trọng tâm tiêu dùng cũng được đổi mới, nâng cao. Trong tiêu dùng thực phẩm, người dân có xu hướng ngày càng quan tâm đến an toàn vệ sinh, sức khỏe, chất lượng, chi tiêu cho hàng tiêu dùng lâu bền, phương tiện đi lại, y tế giáo dục… tăng. Chính phủ cần có kế hoạch và chính sách xây dựng,

phát triển các thị trường mới như thị trường nhà ở, ô tô, đồ điện gia dụng, đồ gỗ…


3.2.2. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện các chính sách quản lý Nhà nước

3.2.2.1. Phát triển mạnh thương mại điện tử

Theo dự báo về mức tăng trưởng thị trường công nghệ thông tin Việt Nam của IDG, trong giai đoạn từ 2005 đến 2008, mức chi tiêu cho công nghệ thông tin tại Việt Nam nằm trong top 10 nước đứng đầu thế giới. Nhanh chóng ứng dụng thương mại điện tử sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường và nắm bắt cơ hội phân phối bán lẻ mà qua đó phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh thời gian tới.

Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử 2005 ngày 1/3/2006, tuy nhiên đến nay việc triển khai thực hiện Luật trên thực tiễn vẫn đang gặp nhiều khó khăn, một phần do thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành luật, một phần do cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử còn yếu kém và quan trọng nhất là năng lực ứng dụng, phát triển thương mại điện tử phân phối của các doanh nghiệp còn rất hạn chế.

Để các doanh nghiệp phân phối sớm có thể triển khai ứng dụng và phát triển phương thức phân phối điện tử, Chính phủ cần sớm điều chỉnh một số chính sách hiện hành liên quan đến sự phát triển của thương mại điện tử: một số văn bản pháp quy đã ban hành nhưng chưa phù hợp với thực tiễn cần điều chỉnh; cần nhìn nhận việc quản lý các hoạt động liên quan đến Internet có liên quan tới hầu như mọi mặt kinh tế - xã hội, trong đó có thương mại điện tử. Các cơ quan ban hành chính sách cần có sự tiếp thu thường xuyên, liên tục phản hồi từ các đối tượng khác nhau đối với các chính sách do mình ban hành và phải cố gắng để việc quản lý cản trở thấp nhất tới sự phát triển.

3.2.2.2. Tăng cường năng lực triển khai ứng dụng các mô hình hoạt động thương mại phân phối bán lẻ tiên tiến trên thế giới.

Hệ thống phân phối nước ta đang chuyển mình theo hướng hiện đại hóa nhưng vẫn còn mang đặc điểm của một nền thương nghiệp quy mô nhỏ. Cùng với

quá trình thực hiện các cam kết quốc tế và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, trên sân chơi sẽ xuất hiện nhiều “gã khổng lồ” đến từ nước ngoài, các loại hình dịch vụ phân phối bán lẻ cũng sẽ phát triển đa dạng. Trong bối cảnh đó, yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của hệt thống phân phối là ý thức, năng lực của các doanh nghiệp cà vai trò hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước, bên cạnh việc tìm biện pháp tổ chức lại hệ thống phân phối, cần phải có những quyết sách ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tập hợp các nguồn lực nhỏ lẻ thành hệ thống nhất quán, có chiều sâu.

Việt Nam cần nhanh chóng triển khai ứng dụng các mô hình thương mại phân phối hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị; khu mua sắm, khu thương mại – dịch vụ tập trung; sàn giao dịch, siêu thị ảo, chợ ảo, các hình thức bán hàng không qua cửa hàng khác…

3.2.2.3. Về chính sách thu hút vốn đầu tư vào hệ thống phân phối

Cần đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở phần cứng. Do thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư phát triển các hệ thống cửa hàng hiện đại, các trung tâm mua sắm ở Việt Nam. Tuy nhiên, mục tiêu của hoạt động doanh nghiệp là lợi nhuận nên họ thường hướng việc đầu tư xây dựng điểm bán lẻ ở những địa điểm thuận lợi về hạ tầng cơ sở và trung tâm về khách hàng, tức là ở các thành phố và đô thị lớn. Điều này rõ ràng là tác động bất lợi đối với các nhà phân phối trong nước. Vì vậy cần phải tiếp tục khuyến khích FDI và các MNC đầu tư vào hệ thống phân phối Việt Nam nhưng mục tiêu khuyến khích phải là những đô thị mới và những khu công nghiệp, nơi tập trung đông dân cư nhưng hệ thống hạ tầng cơ sở lại chưa được quy hoạch và phát triển đồng bộ…

Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cho các công trình hạ tầng thương mại quan trọng sau đó tiến hành đấu thầu để các doanh nghiệp khai thác phát triển hệ thống phân phối hàng hóa. Đồng thời, cần có chính sách thỏa đáng để các doanh nghiệp và nhân dân cùng tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển hệ thống phân phối. Cần xây dựng và áp dụng quy trình thực hiện các

chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại theo Đề án phát triển thị trường nội địa tới năm 2010 tầm nhìn tới năm 2020 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 27/2007/QĐ–TTg ngày 15/02/2007.

Bên cạnh việc sớm triển khai các hoạt động của các trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại nước ngoài (Hoa Kỳ, Nga, các tiểu Vương Quốc Ả rập Thống nhất), cần chuẩn bị các điều kiện để phát triển thêm một số trung tâm ở các thị trường quan trọng và có tổ chức đầu mối trung chuyển như Thổ Nhĩ kỳ, Đức hoặc Pháp. Đồng thời có chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài phát triển hệ thống phân phối bán lẻ tại thị trường nước ngoài.

Ngoài ra, Nhà nước cần quan tâm đầu tư không chỉ hệ thống phân phối hàng hóa mà cần đầu tư để phát triển các dịch vụ hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng hóa như hạ tầng cơ sở giao thông, hạ tầng cơ sở thông tin, thanh toán, kho bãi, vận chuyển…

3.2.3.4. Giải pháp phát triển các thành phần doanh nghiệp tham gia vào hệ thống bán lẻ:

Đối với nhà nước cần thực thi các chính sách:

- Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh trong nước lĩnh vực bán lẻ tập trung hóa thông qua sát nhập, liên doanh và hợp tác bằng việc sử dụng các công cụ và biện pháp phù hợp như tạo điều kiện về mặt bằng, không gian, hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất hạ tầng kể cả hạ tầng thông tin và ứng dụng thương mại điện tử, hỗ trợ nguồn nhân lực thương nghiệp…

- Hỗ trợ tài chính tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp trong nước, nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

- Tiếp tục khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc xây dựng các kết cấu hạ tầng thương mại và vận hành những mô hình thương mại hiện đại ở những trung tâm công nghiệp, đô thị mới mở, phù hợp với chính sách quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội đất nước, chính sách phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ.

- Khuyến khích doanh nghiệp bán lẻ thành lập các hiệp hội, siêu thị,… chú trọng thu hút các hộ kinh doanh tham gia, nhằm giúp hội viên chia sẻ kinh nghiệm, trao

đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội, tạo mối liên doanh liên kết, hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại trong nước, đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu…

3.2.3.5. Khuyến khích hình thành các hiệp hội phân phối và các tổ chức hỗ trợ khác Hiệp hội phân phối và các tổ chức hỗ trợ khác là cầu nối giữa các doanh nghiệp với các đối tác cung cấp hàng hóa hoặc giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu các hiệp hội hoạt động tốt sẽ tăng cường hợp tác, ổn định thị trường từ nguồn hàng, giá cả, chất lượng hàng bán ra, trao đổi thông tin giữa các thành viên. Bên cạnh đó các thành viên cũng có thể hỗ trợ nhau tìm kiếm, trao đổi thông tin thị trường, vươn ra các địa phương lân cận hay hay hợp tác trong đào tạo kỹ năng quản lý, nghiên cứu thị trường cho đội ngũ cán bộ chuyên viên theo hướng chuyên nghiệp hóa. Ngoài ra, Hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ trên địa bàn, đồng thời có thể liên doanh, liên kết với nhau để tăng sức cạnh tranh với các thương nhân phân phối

trong nước với các tập đoàn phân phối lớn nước ngoài.

Điều đặc biệt quan trọng là Hiệp hội sẽ là người đại diện cho quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp thành viên, có tiếng nói và tham gia đứng tên nguyên đơn đối với các vụ kiện nhằm bảo vệ quyên lợi hợp pháp của các thành viên trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ khác trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập. Vì vậy việc thành lập các hiệp hội phân phối ở Việt Nam cần được tiến hành sớm và Nhà nước cần có các hỗ trợ cần thiết để các Hiệp hội đi vào hoạt động chính thức và dần tăng cường hiệu quả.

3.2.3.6. Chính sách sử dụng đất đai

Các mô hình bán lẻ hiện đại thường phát triển ở các thành phố lớn nhưng tại đây quỹ đất không nhiều và giá trị quyền sử dụng đất khá cao. Khi xây dựng các khu đô thị mới, quỹ đất dành cho các công trình thương mại nói chung và cho xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị… cần được chú trọng.

Tại các khu đô thị mới, khi lập quy hoạch nhất thiết phải dành diện tích đất để xây dựng các công trình thương mại, trong đó có diện tích đất để xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại chiếm khoảng 5% quỹ đất cho xây dựng đô thị.

Đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng cần quy hoạch các điểm khu thương mại dịch vụ liền kề hoặc trong khu vực nhà ở của công nhân; các trung tâm giới thiệu sản phẩm, trung tâm mua sắm…

Tại các khu đô thị cũ, do quỹ đất hạn chế và yêu cầu đảm bảo lợi ích của các loại hình bán lẻ truyền thống nên việc bố trí đất dành cho xây dựng các loại hình hiện đại sẽ tùy thuộc vào diện tích thực tế của từng khu. Ở đây các siêu thị, trung tâm thương mại cần có quy mô hợp lý, vị trí thuận lợi, có thể đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại và siêu thị cao tầng để tăng hiệu quả sử dụng đất, chuyển đổi một số mô hình kém hiệu quả sang khu vực khác để dành quỹ đất cho xây dựng các loại hình bán lẻ hiện đại này.

Đối với các Trung tâm thương mại, trung tâm logistic, siêu thị bán buôn… phát triển theo hướng hiện đại, do nhu cầu sử dụng diện tích đất đai lớn và ảnh hưởng hạn chế đối với khu trung tâm thương mại hay buôn bán truyền thống, nên có quy hoạch dành quỹ đất phát triển tại các vùng ngoại vi đô thị.

3.2.3.7. Giải pháp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên cho hệ thống phân phối nói chung, hệ thống bán lẻ nói riêng.

Bộ Công thương cần xây dựng Đề án khai thác nguồn vốn trong và ngoài nước để hỗ trợ công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp thương mại

Bộ Tài chính bố trí ngân sách hàng năm bảo đảm việc nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật, xây dựng đội ngũ giáo viên và nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực phân phối cho các trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề trực thuộc Bộ Công thương để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành thương mại.



bán lẻ

3.3. Các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động của doanh nghiệp


Lựa chọn và xây dựng hệ thống bán lẻ hàng hóa là một vấn đề khó khăn và

phức tạp, nhưng để hệ thống bán lẻ hàng hóa hoạt động có hiệu quả lại là một vấn

đề khó khăn và phức tạp hơn. Bên cạnh các giải pháp vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện quản lý hệ thống bán lẻ và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Người viết xin đề xuất một số biện pháp như sau:

3.3.1. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp

Nguồn vốn hạn chế đã góp phần không nhỏ cản trở năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam. Trong điều kiện khó có thể tăng một cách nhanh chóng nguồn vốn về số lượng, thì vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn là con đường phù hợp để giải quyết khó khăn tài chính:

- Xem xét lại cơ cấu và quy mô vốn trong điều kiện thị trường nhất định của doanh nghiệp, lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý, tăng nhanh vòng quay của vốn.

- Tạo ra quan hệ tài chính lành mạnh và tích cực giữa các doanh nghiệp và các ngân hàng và các tổ chức tín dụng ngân hàng, trong đó đặc biệt quan trọng là sự phối hợp hoạt động bằng nhiều hình thức nhằm tạo cơ hội tăng cường tác dụng của hệ thống tài chính chính thức và giám sát hiệu quả sự sử dụng vốn doanh nghiệp.

- Tiết kiệm hợp lý chi phí lưu thông hàng hóa là con đường cơ bản để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể hạ thấp giá bán nhưng vẫn đảm bảo mức lãi thỏa đáng, từ đó doanh nghiệp có khả năng đứng vững trong cạnh tranh.

- Phát triển hệ thống bán lẻ dưới hình thức đại lý bằng cách tranh thủ cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn của các đại lý. Ngoài ra cần mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết với các tập đoàn và công ty xuyên quốc gia, tranh thủ uy tín và thị trường của họ để mở rộng hệ thống phân phối hàng hóa ra thị trường nước ngoài.


3.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thực tiễn cho thấy, đội ngũ cán bộ và nhân viên kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ ở nước ta còn bộc lộ nhiều khuyết điểm. Do đó những biện pháp phát triển nguồn nhân lực chính là đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2022