Những Chuyện Kì Quái - Biểu Hiện Của Sự Biến Loạn Xã Hội

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh chính là mối “tắc loạn” từ những người cầm quyền đất nước, sự tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.

Đủ để biết rằng dân tình khổ cực đến mức nào. Bằng ngòi bút tang thương của mình, Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án không chép chuyện đói kém, mất mùa thành một truyện riêng. Nhưng các trận đói khủng khiếp năm 1741 bắt đầu từ Hải Dương và năm 1774 xảy ra ở Thuận Hóa. Người chết đầy đồng, có một trăm đồng trong tay cũng không thể đổi được lấy một bữa ăn đến nỗi phải ăn cả chuột, rắn không thể nhắc tới. Đó là kết quả tất nhiên của việc vơ vét của cải, xây lăng tẩm, chùa chiền phục vụ cho lợi ích riêng của bọn quan lại thống trị bấy giờ. Nhưng đói kém, mất mùa không nguy bằng giặc giã.

Mượn màu sắc yếu tố hoang đường Người nông phu ở Như Kinh, Người nông phu ở An Mô, các tác giả đã tố cáo chiến tranh, lên án tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh tuyển binh và đã đẩy biết bao người dân vô tội vào cuộc chiến phi nghĩa này. Với Người nông phu ở An Mô tác giả đã cho thấy rò điều đó: “Năm ấy, ở một làng nhỏ trong huyện An Mô, có người nông phu rất nghèo khổ, phải đi ăn xin, đêm cùng với người bạn đồng hành ngủ ở cái quán trống không, bên cạnh đường cái quan. Khuya, bụng đói cồn cào, nằm trằn trọc không sao ngủ được, bấy giờ trăng sáng mờ mờ, trông thấy đằng xa quân mã kéo đi đông nghịt. Hai người nhìn nhau sợ hãi, chui xuống gầm chòng nằm, khẽ nhìn, nín hơi không dám thở mạnh”. Bởi chiến tranh đói kém mà dân tình phải di dân đi nơi khác “Chúng tôi, làng nhỏ dân nghèo. Nay sau cơn binh lửa, họ đi phiêu bạt chưa về, không lấy ai để bắt nộp được”. Nạn nhân trực tiếp gánh chịu những hậu quả do chiến tranh gây ra đó là những người dân vô tội. Bác nông phu ở An Mô bất đắc dĩ mà có tên trong sổ lính “Nhưng bác cũng lấy sự được giải thoát khỏi bể khổ làm mừng, bèn nói với người làng cho một bữa ăn uống no say để chết. Người làng cũng ưng cho. Sau đó không

bao lâu thì ốm chết. Một người nữa bị biên tên vào sổ cũng vậy”. Tất cả những người dân còn lại học cũng không chịu được sự bất công này, họ nghĩ thà chết đi còn hơn phải làm lính khổ sai.

Thái độ của nhà văn trước sự xấu xa, đê tiện này cũng rất rò ràng, kịch liệt. Tượng già Lam ở chùa Đông được chép như sau: “Tháng quý hạ, năm Mậu Ngọ (1798), vợ chồng anh Mỗ, người làng Kim Ngưu, huyện Văn Giang, cùng nhau gánh rơm ra đồng để phủ khoai. Buổi trưa, bỗng thấy một người đàn ông to lớn, cao hơn một trượng, mặt đỏ như gấc trong một ngôi chùa giữa đồng đi ra, lôi người đàn bà vào. Mỗ vừa chạy vừa kêu. Về đến cổng làng thì người làng kéo ra rất đông, cùng Mỗ đến cái chùa ấy. Mọi người xông vào, thấy người đàn bà đang đứng dựa cột ở gian bên hữu phía trước Phật điện, mê mệt như say; còn pho tượng Già Lam thì sắc mặt bỗng biến đổi, trên tay phải còn phủ cái khăn vuông của người đàn bà. Ai nấy kinh dị, bèn đạp đổ pho tượng, phá hủy đi”. Khó có thể hình dung được xã hội lại ô trọc đến vậy. Phật điện là nơi hành lạc. linh thiêng, làm cho sắc mặt của tượng già Lam cũng biến đổi. Quả thật, ngòi bút miêu tả của tác giả đúng là thiên tài. Đúng là:

“Phong trần đến cả sơn khê,

Tang thương đến cả cây kia cỏ này.”

“Đời suy thói tệ” làm cho ngòi bút của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án không thể khuôn hẹp vào một vài câu chuyện trong nhân gian, đâu đâu cũng là muôn vàn sự thê thảm. Có thể vì thế mà họ đặt tên cho cuốn sách của mình “Tang thương” - âu cũng là vì lẽ đó. Thiên ghi chép về Người nông phu ở Như Kinh đã minh chứng rò cho điều đó. “Một bác nông phu, người làng Như Kinh, đi ra đồng kiếm củi, gặp một đám đại quân tiến đến, bèn đặt gánh xuống, đứng tránh ra. Người lính đi đầu, quấn khăn đỏ, tay cầm gươm, chính là người quen cũ. Thấy bác, người ấy rất mừng, trật khăn ở trên đầu mình đội

cho bác rồi rủ vào hang cơm, uống rượu chả nướng. Chẳng thấy chủ hàng hỏi gì cả. Bấy giờ, đương hồi đói khát, bác nông phu được bữa thết, ăn uống thật no say. Chẳng mấy chốc, đạo trung quân đến; xe ngựa kéo qua đông nghìn nghịt và đi rất gấp. Người lính vội đứng dậy, giật lấy cái khăn rồi đi ra. Bác nông phu ngồi trơ ra đấy. Chủ hàng và khách ăn đều giật mình. Họ bắt giữ lại vì cho là ma”.

Chẳng thể làm ngơ trước sự đời thê thảm, ngòi bút của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án dần dần được độc giả đi hết từ lĩnh vực này tới lĩnh vực khác. Thế giới con người trước sự phân tích của tác giả đang “biến dạng” một cách nghiêm trọng và vô cùng tàn nhẫn. Những câu nói của Phạm Đình Hổ như hằn lên nỗi nhức nhối nhân tình: “Năm Kỷ Dậu (1789), binh lửa vừa yên, bệnh dịch nổi lên dữ dội. Người ta thường trông thấy ma, giữa ban ngày, tiếng kêu rên xen lẫn tiếng khóc” (Người nông phu ở Như Kinh).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 63 trang tài liệu này.

Qua ngòi bút của các tác giả giúp bạn đọc thấy được sự khổ cực vô cùng trong đời sống của nhân dân. Chế độ thi cử bị thay đổi dưới tay nhà chúa, nhân dân hoang mang dấn đến cuộc sống đảo lộn. Giá trị con người bị hạ thấp thậm chí còn bị hủy hoại, văn hóa truyền thống dân tộc bị coi khinh… “Năm Ất Tỵ (1785), lính canh cửa chùa đêm nghe có tiếng lát chát và tiếng y ỷ tựa như ai khóc lóc rất thê thảm. Lắng nghe thì tiếng ấy phát ra từ trên bờ hồ, lúc không lúc có. Sáng hôm sau, ra xem chỗ ấy, thấy nước mắt của trâu còn ướt, mà mặt cỏ đều bị xéo nát, hình như chúng nó đã chọi húc nhau. Lính canh sợ hãi, bẩm báo vào triều. Triều đình sai thợ đá đập vỡ cả trâu lẫn hươu vất vào lò lửa. Chùa nay đã triệt bỏ, khói mờ cỏ rậm phất phơ trong ngọn gió thu, muốn tìm thấy một hòn ngói vụn, một viên gạch tàn cũng không thể được. Trờ đời thịnh suy thay đổi, buồn biết chừng nào!” (Chùa Tiên Tích).

Có thể thấy, xã hội thời Lê mạt không khác gì vực thẳm của sự suy thoái, nhân dân như bị nhấn sâu dưới lớp bùn lầy của bọn vua quan thống trị mà

Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án - 5

không thể ngoi đầu lên được. Qua đó, tác giả cũng lên án, tố cáo xã hội đương thời đã làm cho cuộc sống của nhân dân rơi vào thảm cảnh “sống không bằng chết”, bi đát vô cùng. Và cũng qua đó, thể hiện sự cảm thông đối với những người dân vô tội. Chính hoàn cảnh xã hội đã đẩy họ vào cuộc sống bi hài.

2.2.3. Những chuyện kì quái - biểu hiện của sự biến loạn xã hội

Âm thịnh dương suy làm cho xã hội trở nên suy đồi. Con người bị thói hư tật xấu dẫn dụ, mê hoặc dẫn đến làm việc trái với đạo đức, lương tâm. Hay là tin vào những chuyện ma quỷ, thần thánh mà không hề có căn cứ, thậm chí còn làm theo sự dẫn dụ đó. Con người bị cuốn vào vòng xoáy hư ảo không lối thoát. Tất cả những điều ấy càng làm cho xã hội trở nên rối loạn và ngày càng xuống cấp về mặt đạo đức.

Trong Tang thương ngẫu lục, những thiên ghi chép chuyện hay, chuyện lạ, chuyện quái dị rất thú vị. Đọc những thiên truyện này, người ta thấy có một thế giới khác đầy sự bí ẩn, vừa làm cho người ta rùng rợn lại vừa làm cho người ta cảm thấy kì lạ, kích thích sự tò mò. Đó có thể là những thay đổi đột ngột của tự nhiên mà con người ngày xưa chưa thể lý giải nổi. Ví như ở hồ Gươm: “Mùa hạ năm Bính Ngọ (1786) đời Cảnh Hưng, đương nửa đêm, bỗng có vật gì mọc lên ỏ hòn đảo, bay sang đến bờ nam thì tắt. Sóng hồ cuộn lên. Sáng hôm sau, tôm cá nổi lên mặt hồ không biết bao nhiêu mà kể” (Hồ Gươm). Hay “Ông Trần Văn Vỹ, người làng Từ Ô, khi thi Hội, trọ ở phường Đồng Xuân, nhà cũ của viên nội thần quận Báu, quan Thiêm Hiến huyện Thanh Khê. Trên gác nhà ấy có lắm ma, hoặc hiện thành một vật to như cái đấu, đỏ chói, sáng rực bốn bề, một nhoáng thì tắt; hoặc kêu reo ở trên xà nhà, soi đèn chẳng thấy gì cả” (Ma Đồng Xuân).

Chuyện động vật sinh ra người, người sinh ra dị nhân khoa học có thể lý giải được nhưng thời xưa nếu gặp chuyện như vậy thì cho là điềm gở, liên quan tới thể chế chính trị. Nhân dân thì rùng rợn, kinh hãi và hoang mang như: “Một

anh chàng người Sơn Vi, vào rừng lạc đường, gặp một cụ già cởi áo mặc cho mà dặn đi sau. Anh ta ngứa ngáy, một lúc thấy mình thành con hổ. Các con hổ khác kéo đến cùng anh ta thân cận, cùng nằm cùng ở, được thịt thì chia cho ăn. Một hôm về nhà nghe vợ đương khóc, anh ta thương xót gầm lên. Vợ sợ hãi khua thanh la để dọa, anh ta phải bỏ đi. Mỏi mệt nằm trên một tảng đá, lại thấy ông già đến bảo: Cái áo mượn của ta ngày trước giờ phải trả đây. Nói rồi, cưỡi lên bụng anh ta, lấy gươm rạch lột da ra, đau tưởng chết được. Nhìn lại thì mình mẩy đã trở lại như ngày xưa; vội vã về nhà thì sắp đến kì giỗ đầu. Vạch lưng ra, trên lưng hãy còn vết lông. Chao ôi! Anh chàng kia là hổ mà lại là người, người mà lại là hổ, lạ lùng thật không nói xiết” (Hóa hổ).

Hay “Người con gái ở phố Lai Trào, trấn Hoa Dương, lấy người lái buôn nước Tây đen. Sau, người lái buôn về nước, nàng hỏi kỳ tái ngộ, hắn nói: Hễ ba năm không thấy sang thì cứ việc đi lấy chồng. Quá hạn ấy, nàng cải giá, lấy một người là Mỗ, sinh được một con trai, da đen thịt xạm, y như chồng cũ. Hỏi người biết, thì người ta bảo: Đó là dư khí hãy còn xót lại, cho nên rợ Hồ có cái tục rửa ruột. Không bao lâu, người lái buôn đến tìm vợ, thấy đứa con, bèn kiện đòi lại. Quan xử đứa con về người lái buôn, còn người vợ vẫn thuộc về Mỗ. Sau, nàng sinh mấy đứa con nữa, đều như thường cả".

Hư hư thực thực cứ đảo lộn hết lên. Có khi Phạm Đình Hổ ghi chép việc kinh dị xảy ra trong dân gian, trên sông nước xung quanh truyện ma quỷ, môi trường sinh thái bất thường do loạn lạc, do tâm lý dân tình khiếp sợ sự chết chóc, đói khổ mà tự mình tưởng tượng ra chăng? Hay đó là sự thật? Tác giả đi tìm kiếm câu trả lời qua những thiên truyện cụ thể. Như Sông Dùng ở huyện Nam Đàn, con sông lớn ở Hoan Châu là ví dụ điển hình: “Một hôm, có người dân làng đến bến Đồng Luân rửa tay, rồi đứng hóng mát trong khoảng lau sậy, thấy trên bãi cát có hai người cưỡi ngựa chạy quanh ba vòng rồi cùng nhau song cương mà đi xuống nước. Người ấy nín thở, đứng lặng xem ra thế nào.

Một lúc, thấy mấy tòa lâu đài nổi lên giữa dòng sông, nhỏ như quyển sách, chỉ trong chớp mắt đã cao lên đồ sộ, kẻ đi người lại rộn rịp. Lúc lâu, người ấy ngứa cổ, không thể nhịn được, dặng hắng lên một tiếng. Lập tức những tòa lâu đài ấy chìm nghỉm cả. Rồi có hai con cá lớn cụt đầu nổi ở trên sông, nước sông đỏ khé” (Sông Dùng). Hay “Sông Độc ở xứ Sơn Nam, nguồn từ sông hát chảy ra, là nhánh của sông Phú Lương, chảy đến làng Đốc Tín, huyện Kim Bảng hợp với sông Lương mà thành ra sông Độc. Chỗ ngã ba sông, có cái miếu thờ thần sông, linh thiêng lắm. Thuyền buôn qua lại, phải sửa đồ lên lễ, không thì buồm, cột, chèo, lái chẳng cái gì còn. Giữa sông có cái cột không biết dựng từ bao giờ. Tục truyền người ta có chuyện thề bồi, thường đến ôm cái cột ấy, gian dối sẽ bị lôi tuột xuống nước. Khoảng năm Cảnh Hưng, chúa Trịnh ngự giá tuần du phương Nam. Khi thuyền qua chỗ ấy, dưới sông bỗng nổi lên một bãi cát. Nước cạn, thuyền không đi được. Chúa sai khơi đào, đào đến đâu lại đầy đến đấy, hứa sẽ thăng trật. Chỉ chốc lát, dưới sông bỗng có hai con rắn cùng xuất hiện dài hơn mười thước, to bằng ống tre, bò ngoằn ngoèo qua cái bãi ấy. Bò đến đâu, cát rẽ đến đấy, nước sông lại đầy như cũ” (Sông Độc).

“Hồi quan Đốc đồng Nguyễn Đình Thạc ở trấn, có một người khổng lồ vào nhà trong xóm bắt người mà ăn. Nhà có mười người ăn mất chín. Một người chạy trốn được lên báo quan; quan cho xe súng đến bắn bừa vào. Người ấy ngồi chết trên sàn nhà, chân thong xuống tận đất. Lôi ra thì thấy thân thể trần truồng, dài ước hơn hai trượng, tóc ngắn đến vai. Ông lấy làm lạ, về thuật chuyện với quan Bình chương Phan Trọng Phiên. Ông Phan nói: Đó là giống người ở biên cảnh tây nam. Năm Giáp Ngọ (1774), tôi đi đánh phương nam, có thấy trong kho Vũ khố của họ Nguyễn một bộ da người, cũng suýt soát như thế chưa đầy trấu. Hỏi người coi giữ, họ nói bắt được trong rừng. Chính người này thuộc về giống ấy” (Người khổng lồ).

“Hồi vào đánh đàng Trong, có mấy người lính đi qua rừng, thấy một cái hang. Vào xem, ban đầu còn tối đen, sau sáng rạng dần. Một lúc thấy trong đó có dân cư, tiếng nói ríu rít, không hiểu được. Bọn lính đói phải cướp lấy cái ăn, những người đó chạy tán loạn. Một lúc, họ lại kéo đến rất đông, bọn lính sợ, phải ra, dùng những tên nhọn, vừa đi vừa bắn lại. Về thuật với mọi người, lại kéo vào xem, chẳng thấy gì nữa” (Hang núi).

Ngoài việc ghi chép những chuyện quái dị trong tự nhiên, yếu tố thần linh cũng xuất hiện trong Tang thương ngẫu lục. Điều này không còn xa lại đối với độc giả. Ta từng thấy trong Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông, Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ…. xuất hiện nhiều yếu tố ma quái. Song, chúng ta phải thấy một điều đó là những thế lực đó không hoàn toàn xấu xa, hại người. Có khi lại trở thành yếu tố tương trợ con người trong cuộc sống. Nó thể hiện tâm lý trong cách sống của người Việt ta từ bao đời nay: “Ở hiền gặp lành”. Từ đó tạo cho con người có niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn, sống có tình có nghĩa với nhau hơn.

Trong Nội đạo tràng, tác giả viết như sau: “Triều Lê khi mới trung hưng, việc binh đao vừa yên, yêu ma quỷ quái nổi lên rất nhiều, dân gian rất khổ. Tại làng An Đông, huyện Quảng Xương, có người tên là Trần Lộc làm nghề phù thủy. Một hôm đi qua núi Nưa, nhân đương ngày hè nắng dữ, ông ta ngồi nghỉ ở dưới núi, giữa một khoảng rừng cây râm, có một ông già đầu tóc bạc phơ, đứng ngó xuống, lấy nón mà vẫy. Ông ta xắn áo đi lên, giữa trưa thì lên đến đỉnh núi, phục xuống làm lễ bái yết. Ông già vỗ về: Nhà ngươi là người thành thực đôn hậu, Thượng Đế khen ngợi, sai ta trao bí quyết cho”. Hay ví như trong thiên Ma Đồng Xuân cũng vậy. Viết về ông Trần Văn Vỹ, khi đi thi Hội trọ ở phường Đồng Xuân, nhà của viên nội thần. Ông Trần từ trước đến giờ không bao giờ tin vào chuyện ma quái, ông còn nói ma quái muốn trêu thì

cứ việc trêu, ngày đêm ông vẫn ung dung đọc sách mải miết. Một đêm nọ, ông nằm mơ thấy có một người con gái đẹp đến gò vào giường và nói: “Nhà Lê sắp mất, ông cũng không đỗ, đừng đọc sách để nạt tôi nữa”. Quả đúng như thật, năm ấy, ông Trần đi thi không đỗ. Chưa bao lâu sau, xảy ra quốc biến.

Trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, truyền thuyết họ Hồng Bàng đã nói tới nguồn gốc dân nam ta, gắn liền với địa danh Động Đình. Các bậc tiền bối của chúng ta trước chính là tiền bối ở bên Trung Hoa, phần lớn là thần hồ Động Đình như Kinh Dương Vương, Long nữ, Lạc Long Quân… Sách Vũ trung tùy bút đã kể về ông Hoàng Bình Chính. Trong Tang thương ngẫu lục, tác giả kể: “Ông Nguyễn Trọng Thường người làng Trung Cần, huyện Thanh Chương (Nghệ An). Thuở nhỏ, nhờ ông ngoại, có khiếu văn chương; đến tuổi thành đồng thì theo thầy học ngoài. Một đêm, ông chiêm bao thấy một mĩ nhân đem chè, quả đến tặng rồi cùng ông trò chuyện nói cười thân mật. Từ đấy, thường đêm ông vẫn chiêm bao thấy thế. Nhưng trải mấy năm trời, giữa hai người không có chuyện gì sàm sỡ. Một đêm, mỹ nhân từ biệt để về, ông cầm tay hỏi ngày tái ngộ, thì nói: Sẽ gặp nhau ở trạm Phù Dung tại hồ Động Đình.Ông là người tài giỏi, mười sáu tuổi đỗ khoa Hương, rồi sắp thi kinh Hội, đến cửa ải Trấn Nam chân nhân nói với ông rằng: Việc thổ nạp không phải việc của nhà ngươi. Tiền trình nhà người rộng lớn, ta không phải nói nhiều. Chân nhân bèn trao cho tập số Thái ất, hẹn đến đồ Động Đình sẽ phải trả lại. Rồi ông thi đỗ làm quan. Khi đi xứ Trung Hoa, qua trạm Phù Dung ở hồ Động Đình, thấy ở vệ đường có hai cái miếu, một cái gần đổ nát. Hỏi dân ở đấy họ bảo: Cái miếu sắp đổ, thần húy là Nguyễn Trọng Thường, hương tàn khói lạnh đã mấy chục năm rồi. Còn cái miếu kia thờ bà phu nhân. Ông sực nghĩ ra, bỏ tiền nhờ người dân ở đấy làm lại. Khi đi sứ trở về, thuyền qua hồ Động Đình, ông giở cái hộp đựng tập số Thái ất ném xuống; hộp cuốn vào trong nước rồi chìm nghỉm. Đêm ngủ ở trạm Phù Dung,

Xem tất cả 63 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí