Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án - 6

lại thấy mỹ nhân đến. Sáng hôm sau, ông mất ở thuyền, sứ bộ đưa thi hài về”(Ông Nguyễn Trọng Thường).

Cùng nằm trong truyện tiên giáng triền, hóa kiếp từ kiếp này sang kiếp khác như câu chuyện thần tiên xuất hiện trong thế giới cổ tích. Trong văn học bác học, những câu chuyện đó vẫn được ghi lại tạo sự dấp dẫn, cuốn hút cho bạn đọc trong thế giới quỷ thần hư hư thực thực đó. Tiêu biểu là câu chuyện Thần Tông hoàng đế: “Vua Kính Tông hồi tiên triều (triều Lê) ở ngôi lâu năm mà chưa sinh hoàng nam để lập làm Thái tử, thường phải cầu khấn trời đất quỷ thần mãi. Rồi Hoàng hậu Trịnh thị có mang. Ngày lên giường cữ, mãi chưa sinh được, lòng vua lo lắng. Chợt vua chiêm bao thấy có người báo: Hoàng tử còn ở chợ Báo Thiên, hậu cung sinh mau sao được! Tỉnh dậy, vua sai Nội giám thử ra chợ ấy dò xem. Bấy giờ, vừa tang tảng sáng, chợ vắng tanh, chưa có ai. Nội giám chỉ thấy dưới gầm phản hàng thịt, có lão ăn mày, tóc bạc phơ, tuổi chừng 81, 82, đương nằm ở mặt đất mà rên hừ hừ, ngắc ngoải chờ chết. Nội giám vội chạy về tâu. Vua lại sai ra hỏi xem. Đến sáng thì lão ăn mày chết. Giữa lúc ấy, trong cung Hoàng hậu sinh Hoàng tử. Hoàng tử lớn lên nối ngôi, tức là Thần Tông”. Đó là sự tái sinh khiến người ta càng nghĩ lại càng không thể tin đươc. Hay như thiên Thánh Tông hoàng đế: “Thái hậu có mang, chiêm bao thấy đến chỗ Thượng Đế, Thượng Đế sai một vị tiên đồng giáng thế, làm vua nước Nam, và sai một ngọc nữ xuống để sánh đôi. Tiên đồng không vâng chỉ ngay. Thượng Đế giận, ném hòn ngọc khuê, sây sát ở trán. Tiên đồng rập đầu lạy tạ, xin ban cho một người giúp việc. Thượng Đế chỉ một viên trong ban sai theo đi giúp. Viên ấy cố từ, ngài hẩy vào vai không cho từ. Bừng tỉnh giấc thì sinh vua Thánh Tông, vết ngọc khuê ở trên trán hãy còn rò”.

Nói đến chuyện lạ, chuyện quái dị, chuyện thần tiên chúng ta còn phải kể đến nhiều câu chuyện khác được Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án ghi chép rất

rò trong Tang thương ngẫu lụcnhư Hiển Tông hoàng đế: “Năm Ất Tỵ (1785) đời Cảnh Hưng, gặp lễ kỳ thọ thất tuần của Hiển Tông Hoàng Đế, đình thần là ông Bùi Huy Bích, ông Hồ Sĩ Đống ở trong chính phủ, bàn dâng tôn hiệu là Uyên Ý Khâm Cung Nhân Từ Đức Thọ Hoàng Đế để làm lễ trong ngày tiết Thánh thọ. Bấy giờ, việc chầu trong triều đường bỏ bễ từ lâu; nền điện cũ ở núi Nùng bỏ làm điện Kính Thiên, thờ Hiệu Thiên Thượng Đế (giời). Hậu Thổ Địa Kỳ (đất) và phụ phối đức Thái Tổ hoàng đế. Những ngày mồng một và rằm, vua ra coi chầu ở điện Cần Chính. Viện Đãi Lâu ở hai bên điện ấy nối nhau sụp đổ, cỏ mọc lên thềm, và ngập đến đầu gối, phân ngựa váy ra bừa bãi”. Hay như trong thiên Thành Đạo Tử có chép như sau: “Thành Đạo Tử lên chơi núi Thu Tinh, cầm đuốc vào trong hang soi xem, giữa chừng đuốc tắt, không biết lối nào ra. Trong hang có những tủy đá nát nhẽo như bùn, ăn thấy thơm ngon và khỏi đói. Hồi lâu thấy một cái kiệu đi qua, kẻ theo hầu rộn rịp. Đến gần xem thì người đi kiệu ấy là một người bạn học đã chết từ trước. Người ấy giật mình hỏi: Đây là nơi cửa ải của người và ma chia cách nhau, bác đến đây làm gì? Người bạn cởi áo mặc cho. Thành Đạo Tử thấy trước mắt sáng sủa, bèn theo lối trỏ mà đi ra. Về đến nhà, người nhà tưởng đã chết, để tang trở, sắp đến kỳ cũng giỗ tiểu đường”.

Hay như câu chuyện kì quái ở núi Đông Liệt: “Trong núi có bàn cờ đá, cạnh bàn cờ, có lốt bàn chân, to hơn chân người thường. Có người con gái dẫm chân vào đấy, bụng cảm thấy động, rồi có mang, sinh ra một đứa con gái. Đứa con ấy lọt lòng đã biết nói, biết quá khứ và vị lai. Tiếng đồn đến triều đình, được mời vào Kinh, hỏi việc quỷ thần. Hỏi đâu trả lời ngay đấy. Vì thấy là điều quái dị, triều đình lại cho về. Được ba tuổi thì đứa bé chết. Người ta cho là tiên, lập miếu thờ” (Núi Đông Liệt).

Thần tiên xuất hiện, với bộ dạng đầu tóc bạc phơ, khuôn mặt phúc hậu giúp trừ yêu ma quỷ quái trong dân gian (Nội đạo tràng). Trong truyện Thơ

ma có ghi: “Chùa Nguyệt Đường gần chốn Hoa Dương là một nơi đô hội. Gần đây có người học trò qua chơi, thấy trên vách có đề bài thơ tứ tuyệt:

“Kỷ niên bất đáo Nguyệt đường môn, Thượng sát y y tỏa lệ ngân.

Túc thảo phần tiền thê muội hận, Hoang khâu nhất lũy táng tam hồn.”

Nghĩa là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 63 trang tài liệu này.

“Đã mấy năm nay không đến chùa Nguyệt đường, Cảnh chùa còn nguyên phong ngấn lệ.

Cỏ cũ trước mồ, mọc lên nỗi hờn của vợ và của em gái, Một cánh bãi hoang chôn vùi ba cái hồn.”

Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án - 6

Lời bài thơ rất thê thảm, ngờ đó là thơ ma. Có thể thấy, tất cả đều được Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án chép vào đây. Những điều kì dị trong trời đất tác giả đã khẳng định: “Không thể lấy lý mà lường được”.

Tang thương ngẫu lục còn ghi lại các sự việc, sự kiện về con người, kể cả việc mồ mả. Ví như thiên Anh kẻ trộm làng Lâm Hộ vì ăn trộm gặp phải hổ đói bị cào toạc đến một tấc thịt, đó cũng là bài học với người bạn của anh ăn trộm. Sau khi thoát khỏi thì bạn của anh này cũng bỏ nghề không ăn trộm nữa. Qua truyện này, tác giả đã ghi lại tâm sự của chính bản thân mình: “Than ôi! Cứu bạn trong khi nguy cấp chẳng tiếc mình, đó là việc làm của những bậc liệt sĩ ngày xưa. Nay lại thấy ở trong đám kẻ trộm, thật cũng lạ lắm”.

Tác giả viết về những điều khó hiểu trong dân gian. Tiêu biểu như trong truyện Mả mẹ Đào Khản: Mả mẹ mà lại ghi mượn tên con, cũng là việc chưa từng thấy. Đúng là kì dị và khó hiểu. Hay trong truyện Mả tổ họ Nguyễn làng Quế Ổ cũng là một trong số hững câu chuyện kì quái, biến dị: “Họ Nguyễn làng Quế Ổ vốn là họ danh tiếng về đời Lê Trung hưng. Tổ tiên khi xưa nhà nghèo, dựng lều ngoài đồng làm nghề chăn vịt. Một hôm, con ra thăm cha,

không thấy đâu cả, chỉ thấy một phong thư. Mở xem, mới biết cha bị những người Trung Hoa đến đào hố của, giết moi ruột tế thần giữ của, chon ở cái gò đất bên lều và dặn đó là cát địa, đừng nên cất nhắc đi đâu cả. Người con kêu khóc rồi đắp nấm mộ mà về. Sau, nhà ấy thường sinh ra những bậc danh tiếng, nhưng phần nhiều không được trọn vẹn, người ta cho nhau là vì mồ mà xui nên”.

Ngòi bút của Nguyễn Án khi viết về ông Nguyễn Hữu Chỉnh, tuy cách lý giải của ông nhuốm đậm màu phong thủy, thần bí nhưng bản chất con người Chỉnh vẫn được tác giả bắt được “cái thần”: “Quận Bằng Nguyễn Hữu Chỉnh, người làng Đông Hải, huyện Chân Phúc, đời trước vốn hào phú nhất trong một vùng. Thân phụ thích phong thủy, nghe nói ông Giám sinh họ Đỗ ở huyện Thanh Chương theo chân nhân Phạm Viên đi chơi, học được bí quyết về địa lý, bèn mời đến xin tìm đất táng mả. Giám sinh nhận lời, cắm cho một cái huyệt ở núi Côn Bằng. Sau đó, người vợ có thai. Khi sinh, Đỗ Giám sinh đến cửa nghe tiếng khóc, giật mình nói: Đó là một kẻ gian hùng ở đời loạn. Ta làm hại thiên hạ rồi!. Đứa trẻ lớn lên chính là Quận Bằng” (Mả tổ Quận Bằng).

Ở truyện Mẹ ranh càn sát, Phạm Đình Hổ cũng cho ta thấy nhiều điều ly kỳ, hoang đường và kì quái: “Ở khoảng làng Hạ Nội và Thượng Cát thuộc huyện Từ Liêm, có một thằng bé, con nhà làm ruộng, tuổi ước lên năm lên sáu, thường nói với cha, xin cho sang ngủ ở nhà ông ngoại thôn bên. Tối đi sớm về, mấy tháng đã quen lệ thường như vậy. Người chú thương cháu đi lại vất vả, một hôm gặp ông bà ngoại nó giữa đường, bèn xin cho cháu ngủ ở nhà. Người bà ngoại giật mình nói: Đã lâu cháu nó có sang ngủ nhà tôi nữa đâu, sao lại có câu chuyện ấy! Người chú bấy giờ mới biết, không trả lời sao cả. Đến tối, ngầm đi theo thằng bé. Ra khỏi cổng làng, gần đến một cái gò, cây cối rậm rạp, thằng bé gọi: Mẹ ơi! Con đã đến đây. Người chú nấp ở cái gò bên, rình xem, thấy trong bụi cây có mấy chục đứa trẻ, đứa cười, đứa khóc, người đàn bà hai vú dài tới một thước, ôm lấy thằng bé cho nó bú. Người đàn

bà dặn thằng bé: Họ cho con ăn cá chép, ba ba thì chớ có ăn. Người chú im lặng trở về. Sáng hôm sau mua hai thứ kia nấu chung làm một, gọi thằng bé bảo ăn. Quả nhiên thằng bé từ chối không ăn. Người chú cố đè ra đổ vào miệng, đổ tóe cả ra mình nó. Buổi tối, lại đi dò theo, thấy thằng bé đến cách cái gò độ mấy chục bước, con mẹ ranh cả kinh mà rằng: Mày không nghe lời dặn của tao lại còn đến đây làm gì? Rồi đuổi, không cho đến. Thằng bé đứng lùi lại, khóc. Người chú liên quát lớn thì con mẹ kia phút biến đi. Người chú lại lấy xương ba ba, cá chép vứt khắp bụi cây. Đêm hôm ấy, thấy con mẹ kia đến gò cửa van xin bỏ hai vật kia cho, nếu không sẽ làm yêu quái. Người chú bất đắc dĩ phải bằng lòng. Sớm hôm sau, dậy ra nhặt vứt hai vật kia xuống nước. Thằng bé từ đấy cũng không hề hấn gì”. Đó là những câu chuyện lạ mà người cầm bút cũng không thể nào lý giải được.

Tóm lại, với những ghi chép về các tấm gương kẽ sĩ, các nhân vật lịch sử, về những điều đang diễn ra, những chuyện quen, chuyện lạ, chuyện quái dị, chuyện xưa nay, chuyện về phong tục, về con người Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án đã đưa người đọc đến với một thế giới đa tạp, có sáng - tối, tốt đẹp - xấu xa, thế giới thần bí mà con người không thể nào lý giải được. Nhưng cũng qua đó mà giúp con người có những hiểu biết sâu rộng nhiều mặt về cuộc sống, tự nhiên, con người… trong xã hội Việt Nam đương thời. Ngòi bút của các tác giả đã phơi trần bản chất xã hội Việt Nam dưới thời Lê mạt, khắc họa rò chân dung của giai cấp thống trị. Tất cả đang trên đường xuống dốc không phanh, suy đồi thậm tệ.

Như vậy, người cầm bút đã tỏ thái độ phê phán, lên án nghiêm khắc đối với xã hội Việt Nam từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX - Một xã hội rối ren, phức tạp và lũng đoạn. Đồng thời, qua đó gửi gắm nỗi niềm ưu ái đối với nước với đời, những chiêm nghiệm, tâm tư của họ trước cảnh đời thịnh suy và những cuộc tang thương dâu bể.

KẾT LUẬN

Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án là thể ký đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe của xã hội Việt Nam cuối thể kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX - Thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam. Đây là một loại hình tự sự của văn học Việt Nam. Ở thời trung đại, ký ít được đón nhận do quan niệm văn chương mang tính quy phạm, bởi họ quan niệm rằng mục đích trước tác để tải đạo, ngôn chí - đó là văn học chức năng. Với tài năng văn chương và tâm huyết nghề nghiệp, bằng ngòi bút của mình, đôi bạn thân Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án đã ghi lại bức tranh xã hội đương thời, lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, các tác giả còn thể hiện tâm tư, tình cảm, cảm xúc của mình với nhiều cung bậc, nhiều sắc thái khác nhau trước đời sống xã hội. Ở đó, chân dung giai cấp thống trị được khắc họa rò nét với tất cả sự tối xám, mù mịt. Bức tranh tả thực về cuộc sống xã hội thời Lê mạt suy đồi, đảo lộn cương thường đạo lý, vô phép tắc. Đó là cuộc sống ăn chơi sa sỉ, xa hoa, lũng đoạn trong phủ chúa, đó là cuộc sống bi hài, khổ cực kêu không ra tiếng của dân chúng và đó còn là những câu chuyện kì quái, mà không thể nào lý giải được. Tất cả biểu hiện cho sự biến loạn xã hội. Từ cung vua đến phủ chúa, quan lại ngang ngược lộng hành, chèn ép và bóc lột dân chúng cho đến chuyện nhân tình thế thái. Người phải trực tiếp gánh chịu tất cả những khổ cực, bi đát cho sự lũng loạn đó chính là những người dân vô tội. Tất cả đều thu vào còi mắt tang thương của Tùng Niên và Kính Phủ.

Tuy nhiên, trong bức tranh hiện thực sẫm màu đó, Tang thương ngẫu lục đã đem đến cho độc giả những tia sáng đẹp, để cho độc giả có cái nhìn khách quan hơn về một thời kỳ mà xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng . Đó là những thiên truyện, những trang văn ghi chép về những tấm gương kẻ sĩ trị quốc, bình thiên hạ mang trong mình mẫu hình lý tưởng của Nho giáo, những con

người làm nên lịch sử dân tộc. Họ chính là hiện thân của trí tuệ, của bản lĩnh, của tài năng, của nhân cách đạo đức cao đẹp đã cống hiến hết mình cho dân tộc hay nói một cách khác họ là hiện thân của văn hóa Việt. Đọc về họ, người ta thấy thấp thoáng bóng dáng hình tượng của người nghệ sĩ, tình cảm, thái độ của họ trước những giá trị văn hóa dân tộc: họ đã lưu giữ cho hậu thế những chân dung đẹp đẽ của lịch sử dân tộc.

Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án là một trong số những tác phẩm thời kỳ văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc, rò rệt nhất của tư tưởng Nho giáo. Trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử nhưng Nho giáo cùng với những tư tưởng của nó vẫn luôn thấm nhuần trong văn học và đem đến sự thành công cho các tác giả qua các thời kỳ. Đến với Tang thương ngẫu lục, những tư tưởng này tiếp tục ảnh hưởng rò nét, đó là mẫu hình kẻ sĩ trị quốc, bình thiên hạ mang đậm lý tưởng Nho giáo. Nó như hòa quyện vào cùng nội dung tác phẩm để cho Tang thương ngẫu lục cùng với Vũ trung tùy bút trở thành hai tác phẩm ký xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.

Đằng sau những thiên truyện, những trang ghi chép tất cả những điều mắt thấy tai nghe trong xã hội đương thời, độc giả còn thấy được tấm lòng sâu nặng đối với con người, với quê hương, với đất nước của hai nhà văn Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án. Hai tâm hồn đồng điệu đã tìm đến nhau, cùng nhau viết nên những trang văn chân thực nhất. Họ xứng đáng là đôi bạn tâm giao tri kỉ! Tang thương ngẫu lục chính là bằng chứng cho tình bạn đó.

Việc tìm hiểu tác phẩm Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, đem lại cho tác giả khóa luận và bạn đọc cái nhìn đúng đắn tích cực về giá trị tác phẩm. Nghiên cứu đề tài này cũng mang lại cho bản thân tôi nguồn tri thức quý báu về tác phẩm truyện ký trong nền văn học Việt Nam trung đại, giúp ích cho tôi trong sự nghiệp sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Kế Bính (2006), Việt Nam phong tục, Nxb. Văn học.

2. Nguyễn Phương Chi (1984), Từ điển văn học, Nxb. Văn học, Hà Nội.

3. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb. Giáo dục.

4. Trần Văn Giáp (1970), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Nxb. Giáo dục.

5. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb. Trung tâm học liệu Sài Gòn.

6. Phạm Đình Hổ (1989), Vũ trung tùy bút, Nxb. Trẻ, Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Phạm Đình Hổ - Nguyễn Án (2001), Tang thương ngẫu lục, Nxb. Văn học.

8. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb. Giáo dục.

9. Tạ Ngọc Liễn (2008), Danh nhân văn hóa trong lịch sử Việt Nam, Nxb. Thanh niên.

10. Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Duy Tân, Nguyễn Như Ý (1984), Từ điển tác phẩm văn học Việt Nam dùng trong nhà trường, Nxb. Giáo dục.

11. Nguyễn Đăng Na (Chủ biên) (2007), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam, Tập 2, Nxb. Đại học Sư Phạm.

12. Phạm Quang Ngọc (1967), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

13. Nhiều tác giả (1971), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Nxb. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.

14. Ngô Gia văn phái (1987), Hoàng Lê nhất thống chí, Nxb. Văn học.

15. Vũ Ngọc Phan (2000), Nhà văn hiện đại, Nxb. Văn học.

16. Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc Vượng, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân (1997), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb. Giáo dục.

17. Trần Đình Sử (1999), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb. Giáo dục.

Xem tất cả 63 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí