Kết Quả Kiểm Định Thang Đo Bằng Cronbach’S Alpha


Bảng 4.1. Thống kê mẫu khảo sát


Tần số

Tỷ lệ %

% tích lũy

Giới tính




Nam

141

47,0

47,0

Nữ

159

53,0

100,0


300



Độ tuổi




<= 30 tuổi

239

79,7

79,7

> 30 tuổi

61

20,3

100,0


300



Thâm niên công tác




<= 1 năm

67

22,3

22,3

2-4 năm

131

43,7

66,0

5-7 năm

65

21,7

87,7

>= 8 năm

37

12,3

100,0


300



Quy mô công ty/ ngân hàng




<= 100 người

128

42,7

42,7

>100-300 người

106

35,3

78,0

>300 người

66

22,0

100,0


300



Hình thức sở hữu công ty/ngân hàng




Nhà nước

41

13,7

13,7

Thương mại/cổ phần

168

56,0

69,7

Liên doanh

18

6,0

75,7

Khác

73

24,3

100,0


300



Loại hình




Ngân hàng

150

50,0

50,0

Công ty thương mại- dịch vụ

150

50,0

100,0


300



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến kết quả công việc: Nghiên cứu nhân viên ngân hàng và công ty thương mại dịch vụ tại TP.Hồ Chí Minh - 6

Nguồn: tác giả


4.3. Kiểm định mô hình đo lường

Mô hình về ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến kết quả công việc đã được Nguyen & Nguyen (2011) kiểm định đối với nhân viên tiếp thị ở Việt Nam. Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia và khảo sát sơ bộ cũng cho thấy không có sự khác biệt hay thay đổi các thành phần của thang đo đối với nhân viên ngân hàng và công ty thương mại- dịch vụ.

Để kiểm định mô hình, độ tin cậy của từng thành phần của thang đo năng lực tâm lý sẽ được đánh giá qua độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp trước. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item – total correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy từ 0,60 trở lên.

Sau khi sử dụng Cronbach’s Alpha để loại đi các biến không đạt độ tin cậy, các biến đạt yêu cầu sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) đối với thang đo năng lực tâm lý và thang đo kết quả công việc. Mục đích của EFA là khám phá cấu trúc của thang đo năng lực tâm lý và kết quả công việc của nhân viên ngân hàng và nhân viên công ty thương mại- dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh. Cuối cùng, tất cả các thành phần được đưa vào phân tích hồi quy bội nhằm khẳng định giả thiết ban đầu.

4.3.1. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp trước. Các biến có hệ số tương quan biến- tổng hiệu chỉnh (Corrected item – total correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy từ 0,60 trở lên.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, trang 24): “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo đo lường là tốt, từ gần 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được.


Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)”.

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011, trang 350-351): “Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt (thang đo có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không thực sự như vậy. Hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (Alpha> 0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu). Hiện tượng này gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường (redundancy)”.

Trong nghiên cứu này, ngoài việc khảo sát định tính để xác định các thành phần của các thang đo năng lực tâm lý và thang đo kết quả công việc, tác giả cũng tiến hành khảo sát định lượng sơ bộ với 100 mẫu khảo sát, bao gồm 50 nhân viên ngân hàng và 50 nhân viên công ty thương mại- dịch vụ để tiến hành hiệu chỉnh thang đo trước khi nghiên cứu chính thức. Kết quả Cronbach’s Alpha sơ bộ đối với các thang đo cho thấy tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép.

Kết quả Cronbach’s Alpha đối với nghiên cứu chính thức cho thấy tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép, do đó tất cả các thang đo đều được sử dụng trong các bước phân tích EFA và hồi quy tiếp theo (xem Phụ lục 8)

Kết quả Cronbach’s Alpha đối với nghiên cứu chính thức như sau:


Bảng 4.2. Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha

STT

Thang đo

Số biến

quan sát

Cronbach’s Alpha

1.

Tự tin

4

0,879

2.

Lạc quan

3

0,725

3.

Hy vọng

3

0,889

4.

Thích nghi

3

0,746

5.

Kết quả công việc

4

0,902

Nguồn: tác giả Riêng đối với trường hợp thang đo Hy vọng, thang đo này có Cronbach’s Alpha là 0,889; là thang đo đo lường tốt. Tương quan biến- tổng đều đạt yêu cầu. Cronbach’s Alpha nếu loại biến của 2 biến HV1 và HV2 đều nhỏ hơn Alpha tổng nên 2 biến này được giữ lại. Riêng biến HV3, nếu loại biến này đi thì Alpha tổng tăng lên 0,939. Tuy nhiên, ở mức hiện tại là 0,889; thang đo này đã đo lường khá tốt. Và để tính được Cronbach’s Alpha cho 1 thang đo thì thang đo này yêu cầu phải có tối thiểu 3 biến đo lường. Nếu loại biến HV3 thì thang đo Hy vọng sẽ không đạt yêu cầu về số biến đo lường tối

thiểu. Do đó, biến HV3 cũng được giữ lại để đưa vào phân tích EFA.


Bảng 4.3. Kết quả Cronbach’s Alpha đối với Thang đo Hy vọng

Thang đo HV, Cronbach’s Alpha= 0,889


Biến quan sát

Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai

thang đo nếu loại biến

Tương quan biến-tổng

Cronbach’s

Alpha nếu loại biến

HV1

10,45

5,573

0,840

0,795

HV2

10,49

5,662

0,842

0,796

HV3

10,89

5,358

0,689

0,939

Nguồn: tác giả


4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

- Hệ số KMO >= 0,5; mức ý nghĩa của kiểm định Barlett <= 0,05. KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measure of sampling adequacy) là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0,5 ≤ KMO ≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kaiser (1974) đề nghị KMO ≥ 0,90 là rất tốt; KMO ≥ 0,80: tốt; KMO ≥ 0,70: được; KMO ≥ 0,60: tạm được; KMO≥ 0,50: xấu; KMO< 0,50: không thể chấp nhận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) >= 0,5. Theo Hair & cộng sự (2006), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading > 0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu; > 0,4 được xem là quan trọng; >= 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & cộng sự (2006) cũng khuyên rằng: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading phải > 0,75.

- Tổng phương sai trích >= 50%

- Hệ số Eigenvalue >1


- Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố >= 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

- Phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có eigenvalue >1

4.3.2.1. Thang đo năng lực tâm lý

Sau khi tiến hành kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, tất cả 13 biến quan sát của thang đo năng lực tâm lý 4 thành phần đều đạt yêu cầu và đều được đưa vào phân tích EFA.

Khi phân tích EFA với thang đo năng lực tâm lý, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có Eigenvalue >1.

Kết quả phân tích EFA cho thấy 13 biến quan sát được phân tích thành 4 nhân tố. Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều > 0,5 nên các biến quan sát đều quan trọng trong các nhân tố. Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố đều > 0,3 nên đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

Kết quả KMO & Barlett: hệ số KMO = 0,882 đạt yêu cầu > 0,5 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi- Square của kiểm định Barlett đạt mức 2.115 với mức ý nghĩa Sig = 0,000; do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.

Hệ số Eigenvalue = 1,048 >1 đạt yêu cầu, điểm dừng tại nhân tố thứ 4 với phương sai trích đạt 72,808%, có nghĩa là 4 nhân tố được rút ra giải thích được 72,808% biến thiên của dữ liệu (Xem Phụ lục 4).


Bảng 4.4. Kết quả EFA thang đo năng lực tâm lý

STT

Tên biến

Nhân tố

Tên nhân tố

1

2

3

4

1

TT2

0,811





Tự tin (TT)

2

TT3

0,793




3

TT4

0,780




4

TT1

0,770




5

HV1


0,865




Hy vọng (HV)

6

HV2


0,856



7

HV3


0,768



8

LQ2



0,791



Lạc quan (LQ)

9

LQ1



0,756


10

LQ3



0,712


11

TN3




0,865


Thích nghi (TN)

12

TN1




0,700

13

TN2




0,640

Nguồn: tác giả

Nhân tố thứ nhất gồm có 4 biến quan sát sau:

TT1: Tôi rất tự tin trong phân tích và tìm giải pháp cho vấn đề trong công việc

TT2: Tôi rất tự tin khi trình bày công việc với cấp trên TT3: Tôi rất tự tin khi tiếp xúc với đối tác của cơ quan

TT4: Tôi rất tự tin khi thảo luận với đồng nghiệp về công việc Nhân tố này được đặt tên là Tự tin và ký hiệu là TT



mình

Nhân tố thứ hai gồm có 3 biến quan sát:

HV1: Tôi có nhiều cách để theo đuổi mục tiêu công việc hiện tại của


HV2: Có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề tôi đang vướng mắc trong

công việc

HV3: Hiện tại, tôi thấy mình đạt được mục tiêu công việc đã đề ra Nhân tố này được đặt tên là Hy vọng và ký hiệu là HV



xảy ra


việc

Nhân tố thứ ba gồm có 3 biến quan sát:

LQ1: Khi gặp khó khăn trong công việc, tôi luôn tin điều tốt nhất sẽ


LQ2: Tôi tin mọi việc tốt lành luôn đến với tôi LQ3: Tôi luôn kỳ vọng mọi việc theo ý tôi

Nhân tố này được đặt tên là Lạc quan và ký hiệu là LQ


Nhân tố thứ tư gồm có 3 biến quan sát:

TN1: Tôi dễ dàng hồi phục sau khi gặp những vấn đề rắc rối trong công


TN2: Tôi dễ dàng hòa đồng với bạn bè đồng nghiệp TN3: Mỗi khi nổi giận, tôi dễ dàng lấy lại bình tĩnh

Nhân tố này được đặt tên là Thích nghi và ký hiệu là TN.


4.3.2.2. Thang đo kết quả công việc

Kết quả phân tích nhân tố đối với thang đo kết quả công việc cho thấy có 1 nhân tố được rút trích ra và không có biến quan sát nào bị loại. Với hệ số KMO = 0,800, kiểm định Chi-Square = 772,77, mức ý nghĩa Sig = 0. Hệ số tải nhân tố của các biến đều đạt trên 0,8; phương sai trích là 77,334%. Như vậy tất cả các biến quan sát của thang đo kết quả công việc đều đạt yêu cầu.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí