Dò Tìm Các Vi Phạm Giả Định Cần Thiết Trong Phân Tích Hồi


Mô hình nghiên cứu được giữ nguyên như mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu.

4.4. Phân tích hồi quy

4.4.1. Phân tích tương quan

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy, ta sẽ xem xét mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập, cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập càng lớn chứng tỏ mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập càng cao, và như vậy phân tích hồi quy có thể phù hợp. Mặt khác, nếu giữa các biến độc lập có mối tương quan lớn với nhau thì điều này lại có nghĩa là có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy.

Hệ số tương quan Person được sử dụng để xem xét mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập, cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số này luôn này trong khoảng từ -1 đến 1, lấy giá trị tuyệt đối, nếu lớn hơn 0.6 thì ta có thể kết luận mối quan hệ là chặt chẽ, và càng gần 1 thì mối quan hệ càng chặt, nếu nhỏ hơn 0.3 thì có biết mối quan hệ là lỏng.

Kết quả phân tích cho thấy có mối quan hệ tương quan giữa Kết quả công việc với các biến độc lập Tự tin, Lạc quan, Hy vọng và Thích nghi và mối quan hệ này là tương đối chặt chẽ. Trong đó, nhân tố Tự tin có tương quan mạnh nhất (hệ số tương quan Person là 0,711), nhân tố Lạc quan có tương quan yếu nhất (hệ số tương quan Person là 0,533).

Kết quả phân tích cho thấy giữa các biến độc lập cũng có mối tương quan với nhau. Tuy nhiên, ta không cần quá bận tâm với vấn đề này vì kiểm định đa cộng tuyến bên dưới sẽ giúp xác định được giữa các biến được giữ lại khi phân tích hồi quy có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không.


4.4.2. Phân tích hồi quy

Các nhân tố của thang đo năng lực tâm lý được đưa vào xem xét mức độ ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên ngân hàng và nhân viên công ty thương mại- dịch vụ bằng phương pháp Enter. Kết quả hồi quy R2 hiệu chỉnh là 0,638, nghĩa là mô hình giải thích được 63,8% sự thay đổi của

biến kết quả công việc và mô hình phù hợp với dữ liệu ở độ tin cậy 95% (Xem Phụ lục 6)


Bảng 4.5. Đánh giá độ phù hợp của mô hình

hình

R

R2

R2 hiệu chỉnh

Độ lệch chuẩn của ước

lượng

1

0,802a

0,643

0,638

0,58631

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến kết quả công việc: Nghiên cứu nhân viên ngân hàng và công ty thương mại dịch vụ tại TP.Hồ Chí Minh - 7

Nguồn: tác giả Với mức ý nghĩa của thống kê F trong kiểm định ANOVA rất nhỏ (Sig

= 0,000), mô hình phù hợp với dữ liệu ở độ tin cậy 95%.


Bảng 4.6. Kết quả các thông số hồi quy


Mô hình


Hệ số chưa

chuẩn hóa

Hệ số

chuẩn hóa


t


Sig.

Thống kê đa cộng

tuyến

B

Std.

Error

Beta

Độ chấp

nhận

VIF


1

Hằng số

0,419

0,227


1,850

0,065



TT

0,365

0,044

0,386

8,321

0,000

0,561

1,783

LQ

0,128

0,040

0,135

3,205

0,001

0,684

1,463

HV

0,237

0,039

0,278

6,104

0,000

0,584

1,712

TN

0,193

0,044

0,192

4,400

0,000

0,634

1,577

Biến phụ thuộc: KQ


Nguồn: tác giả


Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tất cả 4 nhân tố của thang đo năng lực tâm lý đều thực sự có ảnh hưởng đến kết quả công việc (do Sig của các trọng số hồi quy đều đạt mức ý nghĩa). Các biến này đều có ảnh hưởng dương đến kết quả công việc (do hệ số Beta đều dương). Điều này có nghĩa là khi Tự tin tăng, hay Lạc quan tăng, hay Hy vọng tăng, hay Thích nghi tăng thì đều khiến cho Kết quả công việc tăng lên và ngược lại.

Phương trình hồi quy đối với các biến đã chuẩn hóa có dạng như sau:

KQ = 0,386TT + 0,278HV + 0,192TN + 0,135LQ

Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố TT, HV, TN, LQ đến KQ chúng ta căn cứ vào hệ số Beta. Nếu Beta càng lớn thì mức độ ảnh hưởng đến KQ càng cao và ngược lại. Như vậy, trong phương trình trên, yếu tố Tự tin ảnh hưởng mạnh nhất đến Kết quả công việc (Beta = 0.386), tiếp đến là Hy vọng (Beta = 0.278), Thích nghi (Beta = 0.192) và Lạc quan (Beta = 0.135).


0.278 (sig=0,000)

0.192 (sig=0,000)

Kết quả công việc

Hy vọng

Thích nghi

Hình 4.1. Kết quả hồi quy


0.386 (sig=0,000)

0.135 (sig=0,001)

Tự tin

Lạc quan


Nguồn: tác giả



quy

4.4.3. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong phân tích hồi


Giả định đầu tiên là liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến

độc lập cũng như hiện tượng phương sai thay đổi. Ta kiểm tra giả định này bằng cách vẽ biểu đồ phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán mà mô hình cho ra. Người ta hay vẽ biểu đồ phân tán giữa 2 giá trị này đã được chuẩn hóa (standardized) với phần dư trên trục tung và giá trị dự đoán trên trục hoành. Nếu giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau được thỏa mãn, thì ta sẽ không nhận thấy có liên hệ gì giữa các giá trị dự đoán với phần dư, chúng sẽ phân tán ngẫu nhiên trong một phạm vi không đổi quanh trục 0.

Nhìn vào đồ thị Scatter, ta thấy đồ thị phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ không tạo thành một hình dạng cụ thể nào. Như vậy, giả thiết về liên hệ tuyến tính cũng như hiện tượng phương sai thay đổi không bị vi phạm.

Giả định tiếp theo là giả định về phân phối chuẩn của phần dư. Để thực hiện kiểm định này, ta sử dụng biểu đồ Histogram. Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần dư có phân phối chuẩn với giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1. Do đó, ta có thể kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Cuối cùng, ta tiến hành xem xét sự vi phạm đa cộng tuyến của mô hình. Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011, trang 497): “Thông thường nếu VIF của một biến độc lập nào đó >10 thì biến này hầu như không có giá trị giải thích biến thiên của Y trong mô hình MLR (Hair & ctg 2006). Tuy nhiên, trong thực tế, nếu VIF >2, chúng ta cần cẩn thận trong diễn giải các trọng số hồi quy”.


4.5. Phân tích sự khác biệt về ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến kết quả công việc giữa nhân viên ngân hàng và nhân viên công ty thương mại- dịch vụ

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), khi tiến hành phân tích hồi quy, các trọng số hồi quy được thể hiện dưới hai dạng: chưa chuẩn hóa và chuẩn hóa. Trọng số hồi quy đã chuẩn hóa (ký hiệu beta nhỏ) được dùng để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc. Còn trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa (ký hiệu beta lớn) được dùng để so sánh các mẫu với nhau.

Do đó, để phân tích sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố năng lực tâm lý đến kết quả công việc giữa nhân viên ngân hàng và nhân viên công ty thương mại- dịch vụ, ta tiến hành phân tích hồi quy riêng đối với nhân viên ngân hàng và nhân viên công ty thương mại- dich vụ, sau đó so sánh các beta chưa chuẩn hóa (ký hiệu là B) của hai phương trình với nhau. Việc so sánh này nhằm tìm ra sự giống và khác nhau giữa nhân viên làm việc trong hai loại hình doanh nghiệp này.

4.5.1. Phân tích hồi quy đối với nhân viên ngân hàng

Để phân tích hồi quy đối với nhân viên ngân hàng, tác giả tiến hành xử lý số liệu trên 150 mẫu khảo sát của nhân viên ngân hàng đã thu thập được. Các nhân tố của thang đo năng lực tâm lý cũng được đưa vào xem xét mức độ ảnh hưởng đến kết quả công việc bằng phương pháp Enter. Kết quả hồi quy cho thấy R2 hiệu chỉnh là 0,621, nghĩa là mô hình giải thích được 62,1% sự thay đổi của biến Kết quả công việc. Mức ý nghĩa của thống kê F trong kiểm định ANOVA rất nhỏ (Sig = 0,000) cho thấy mô hình phù hợp ở độ tin cậy 95%.


Bảng 4.7. Đánh giá độ phù hợp của mô hình đối với nhân viên ngân hàng

hình

R

R2

R2 hiệu chỉnh

Độ lệch chuẩn của ước

lượng

1

0,795a

0,631

0,621

0,57260

Để phân biệt, tác giả ký hiệu như sau:

- TTN: là nhân tố Tự tin của nhân viên ngân hàng

- HVN: là nhân tố Hy vọng của nhân viên ngân hàng.

- LQN: là nhân tố Lạc quan của nhân viên ngân hàng.

- TNN: là nhân tố Thích nghi của nhân viên ngân hàng.

- KQN: là nhân tố Kết quả công việc của nhân viên ngân hàng.

Kết quả hồi quy như sau:


Bảng 4.8. Kết quả các thông số hồi quy đối với nhân viên ngân hàng


Mô hình


Hệ số chưa chuẩn

hóa

Hệ số

chuẩn hóa


t


Sig.

B

Std. Error

Beta


1

Hằng số

0,555

0,323


1,717

0,088

TTN

0,366

0,058

0,402

6,288

0,000

LQN

0,158

0,051

0,180

3,064

0,003

HVN

0,173

0,051

0,220

3,370

0,001

TNN

0,206

0,064

0,206

3,200

0,002

Biến phụ thuộc: KQN


Nguồn: tác giả

Kết quả hồi quy cho thấy Sig của các biến độc lập đều nhỏ hơn mức ý nghĩa nên cả 4 biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê và đều tác động cùng chiều vào Kết quả công việc. Như vậy, Kết quả công việc của nhân viên ngân hàng chịu sự tác động của cả 4 yếu tố năng lực tâm lý là Tự tin, Lạc quan, Hy


vọng và Thích nghi. Mô hình hồi quy riêng của nhân viên ngân hàng tương đối giống như mô hình chung.

4.5.2. Phân tích hồi quy đối với nhân viên công ty thương mại- dịch vụ

Tác giả tiến hành phân tích hồi quy đối với nhân viên công ty thương mại- dịch vụ dựa trên 150 mẫu khảo sát thu được. Với R2 hiệu chỉnh là 0,651 cho thấy mô hình giải thích được 65,1% sự thay đổi của biến Kết quả công việc. Sig của kiểm định F trong thống kê ANOVA đạt mức ý nghĩa.


Bảng 4.9. Đánh giá độ phù hợp của mô hình đối với nhân viên công ty thương mại- dịch vụ

Mô hình

R

R2

R2 hiệu chỉnh

Độ lệch chuẩn của ước lượng

1

0,812a

0,660

0,651

0,60209

Nguồn: tác giả

Tác giả ký hiệu như sau:


vụ


dịch vụ. dịch vụ. dịch vụ.

- TTC: là nhân tố Tự tin của nhân viên công ty thương mại- dịch


- HVC: là nhân tố Hy vọng của nhân viên công ty thương mại-


- LQC: là nhân tố Lạc quan của nhân viên công ty thương mại-


- TNC: là nhân tố Thích nghi của nhân viên công ty thương mại-


- KQC: là nhân tố Kết quả công việc của nhân viên công ty

thương mại- dịch vụ.

Kết quả hồi quy như sau:


Bảng 4.10. Kết quả các thông số hồi quy đối với nhân viên công ty thương mại- dịch vụ


Mô hình


Hệ số chưa chuẩn

hóa

Hệ số

chuẩn hóa


t


Sig.

B

Std. Error

Beta


1

Hằng số

0,271

0,322


0,843

0,400

TTC

0,350

0,068

0,358

5,124

0,000

LQC

0,097

0,065

0,094

1,490

0,138

HVC

0,311

0,060

0,339

5,190

0,000

TNC

0,189

0,061

0,188

3,119

0,002

Biến phụ thuộc: KQC


Nguồn: tác giả

Kết quả hồi quy cho thấy cả 4 biến độc lập đều tác động dương vào Kết quả công việc. Tuy nhiên, do Sig của biến Lạc quan lớn hơn mức ý nghĩa (Sig

= 0,138) nên biến này không có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là Kết quả công việc của nhân viên công ty thương mại- dịch vụ chỉ chịu sự tác động dương của 3 yếu tố là Tự tin, Hy vọng và Thích nghi; còn Lạc quan tuy vẫn tác động dương nhưng tác động này không có ý nghĩa thống kê. Đây là một yếu tố mà các nhà quản trị của công ty thương mại- dịch vụ cần lưu ý khi xât dựng các phương án nâng cao kết quả công việc cho nhân viên của mình.

Qua kết quả phân tích hồi quy đối với nhân viên ngân hàng và nhân viên công ty thương mại- dịch vụ, ta có thể thấy rằng mức độ tác động của năng lực tâm lý đến kết quả công việc là khác nhau.

Về yếu tố tác động, đối với nhân viên ngân hàng, cả 4 yếu tố của năng lực tâm lý đều tác động dương đến kết quả công việc. Còn đối với nhân viên công ty thương mại- dịch vụ, chỉ có 3 biến tác động có ý nghĩa thống kê là Tự tin, Hy vọng và Thích nghi, còn biến Lạc quan tuy vẫn có tác động dương nhưng tác động này không có ý nghĩa.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí