Tiến Độ Thực Hiện Các Nghiên Cứu


- Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (2007) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng kích thước mẫu phải đảm bảo theo công thức:

n > = 8p + 50

Trong đó:

n: cỡ mẫu

p: số biến độc lập của mô hình

Theo Green (1991) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng công thức trên tương đối phù hợp nếu p < 7. Trong trường hợp p > 7, công thức trên trở nên hơi quá khắt khe vì nó đòi hỏi kích thước mẫu lớn hơn mức cần thiết. Như vậy với 4 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, công thức trên là phù hợp với đề tài.

Trên cơ sở này, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 150 nhân viên ngân hàng và 150 nhân viên công ty thương mại- dịch vụ.

Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu thuận tiện. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát, thông qua hình thức phát bảng câu hỏi trực tiếp và sử dụng công cụ khảo sát trực tuyến.

Phương pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để đánh giá thang đo. Phương pháp phân tích mô hình hồi quy bội thông qua phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu.

3.2.2. Qui trình nghiên cứu

Qui trình nghiên cứu được trình bày trong Hình 3.1 và tiến độ thực hiệu được trình bày trong Bảng 3.1



Định tính sơ bộ


(Phỏng vấn sâu, n=10)

Cronbach alpha


(Loại các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ. Kiểm tra hệ số alpha)

Định lượng sơ bộ


n= 100


Thang đo chính thức

EFA


( Loại các biến có trọng số EFA nhỏ. Kiểm tra yếu tố nhân và phương sai trích được)

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu


Cơ sở lý thuyết


- Khảo sát 300 nhân viên


- Mã hóa, nhập liệu


- Làm sạch dữ liệu


- Thống kê mô tả


- Cronbach’s Alpha


- Phân tích EFA


- Phân tích hồi quy


- Các phân tích khác

Định lượng chính thức


n= 300


Viết báo cáo

Nguồn: tác giả


Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu

Bước

Dạng nghiên cứu

Phương pháp

Kỹ thuật thu thập dữ liệu

Thời gian

Địa điểm

1

Sơ bộ

Định tính

Phỏng vấn chuyên gia

2/2012

Tp.Hồ Chí Minh

Định lượng

Phỏng vấn trực tiếp

3/2012

Tp.Hồ Chí Minh

2

Chính thức

Định lượng

Phỏng vấn trực tiếp

4/2012

Tp.Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến kết quả công việc: Nghiên cứu nhân viên ngân hàng và công ty thương mại dịch vụ tại TP.Hồ Chí Minh - 5


Nguồn: tác giả

3.3. Xây dựng thang đo

3.3.1. Thang đo năng lực tâm lý

Nguyen & Nguyen (2011) đã xây dựng và kiểm định thang đo gồm 4 thành phần của năng lực tâm lý dành cho nhân viên marketing tại Việt Nam. Dựa trên nghiên cứu này, tác giả đề xuất thang đo năng lực tâm lý gồm 13 biến quan sát thuộc 4 thành phần, và thang đo kết quả công việc gồm 4 biến quan sát. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu 5 nhân viên ngân hàng và 5 nhân viên công ty thương mại- dịch vụ nhằm khẳng định và hiệu chỉnh thang đo. Kết quả nghiên cứu định tính được trình bày ở Phụ lục 3.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các chuyên gia đều đồng ý với các biến quan sát đưa ra. Vì vậy, tác giả giữ nguyên thang đo của Nguyen & Nguyen (2011) áp dụng cho nhân viên ngân hàng và nhân viên công ty thương mại- dịch vụ. Cụ thể như sau:


Tự tin:

Tự tin được đo lường bởi 4 biến quan sát


Bảng 3.2. Thang đo Tự tin- TT

Tự tin (Self-efficacy)

Ký hiệu

Tôi rất tự tin trong phân tích và tìm giải pháp cho vấn đề trong công việc

TT1

Tôi rất tự tin khi trình bày công việc với cấp trên

TT2

Tôi rất tự tin khi tiếp xúc với đối tác của cơ quan

TT3

Tôi rất tự tin khi thảo luận với đồng nghiệp về công việc

TT4

Nguồn: tác giả

Lạc quan:

Lạc quan được đo lường bởi 3 biến quan sát


Bảng 3.3. Thang đo Lạc quan- LQ

Lạc quan (Optimism)

Ký hiệu

Khi gặp khó khăn trong công việc, tôi luôn tin điều tốt nhất sẽ

xảy ra

LQ1

Tôi tin mọi việc tốt lành luôn đến với tôi

LQ2

Tôi luôn kỳ vọng mọi việc theo ý tôi

LQ3

Nguồn: tác giả


Hy vọng

Hy vọng được đo lường bởi 3 biến quan sát


Bảng 3.4. Thang đo Hy vọng- HV

Hy vọng (Hope)

Ký hiệu

Tôi có nhiều cách để theo đuổi mục tiêu công việc hiện tại của mình

HV1

Có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề tôi đang vướng mắc trong

công việc

HV2

Hiện tại, tôi thấy mình đạt được mục tiêu công việc đã đề ra

HV3

Nguồn: tác giả


Thích nghi

Thích nghi được đo lường bởi 3 biến quan sát


Bảng 3.5. Thang đo Thích nghi- TN

Thích nghi (Resiliency)

Ký hiệu

Tôi dễ dàng hồi phục sau khi gặp những vấn đề rắc rối trong

công việc

TN1

Tôi dễ dàng hòa đồng với bạn bè đồng nghiệp

TN2

Mỗi khi nổi giận, tôi rất dễ dàng lấy lại bình tĩnh

TN3

Nguồn: tác giả


3.3.2. Thang đo kết quả công việc

Kết quả phỏng vấn chuyên gia cũng nhất trí giữ lại các biến quan sát của thang đo kết quả công việc, bao gồm 4 biến quan sát như sau:


Bảng 3.6. Thang đo kết quả công việc- KQ

Kết quả công việc (Job performance)

Ký hiệu

Tôi tin rằng tôi là một nhân viên làm việc hiệu quả

KQ1

Tôi luôn hài lòng với chất lượng công việc tôi đã làm

KQ2

Cấp trên tôi luôn tin rằng tôi là một người làm việc có hiệu quả

KQ3

Đồng nghiệp tôi luôn đánh giá tôi là người làm việc có hiệu quả

KQ4

Nguồn: tác giả Đối với tất cả các biến quan sát của thang đo, tác giả sử dụng thang đo

Likert 7 điểm.


3.4. Tóm tắt

Đề tài sử dụng đồng thời cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính tiến hành phỏng vấn sâu 5 nhân viên ngân hàng và 5 nhân viên công ty thương mại- dịch vụ nhằm hiệu chỉnh thang đo năng lực tâm lý và kết quả công việc cho phù hợp với ngành ngân hàng và ngành thương mại- dịch vụ. Nghiên cứu định lượng sơ bộ thực hiện với 50 nhân viên ngân hàng và 50 nhân viên công ty thương mại- dịch vụ nhằm hiệu chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức. Nghiên cứu chính thức được tiến hành với 150 nhân viên ngân hàng và 150 nhân viên công ty thương mại- dịch vụ. Các nhân tố năng lực tâm lý được đo lường bởi 13 biến quan sát. Kết quả công việc được đo lường với 4 biến quan sát. Đối tượng nghiên cứu là các nhân viên ngân hàng và các nhân viên công ty thương mại- dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh.


CHƯƠNG IV

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT


4.1. Giới thiệu

Chương IV trình bày các thông tin về mẫu khảo sát và tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu. Ngoài việc phân tích kết quả ước lượng và kiểm định mô hình nghiên cứu, chương IV cũng tiến hành phân tích sự khác biệt (nếu có) về mức độ ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến kết quả công việc của nhân viên ngân hàng và nhân viên công ty thương mại- dịch vụ.

4.2. Đặc điểm của mẫu khảo sát

Có 400 bảng câu hỏi được phát ra, kết quả thu về 367 bảng, trong đó có 182 bảng của nhân viên ngân hàng, và 185 bảng của nhân viên công ty thương mại- dịch vụ. Sau khi tiến hành loại bỏ các bảng trả lời không đạt yêu cầu (trả lời thiếu, câu trả lời mâu thuẫn nhau…), tác giả có được 158 bảng khảo sát của nhân viên ngân hàng và 176 bảng khảo sát của nhân viên công ty thương mại- dịch vụ để tiến hành nhập liệu. Sau khi tiến hành làm sạch dữ liệu với phần mềm SPSS 16.0, tác giả có được bộ dữ liệu sơ cấp với 300 mẫu, bao gồm 150 nhân viên ngân hàng và 150 nhân viên công ty thương mại- dịch vụ.

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ nam và nữ trả lời câu hỏi khá đồng đều nhau, với 47% nữ và 53% là nam. Số người được hỏi đa phần nằm ở độ tuổi dưới 30 với 79,7%; 20,3% số người được hỏi nằm ở độ tuổi trên 30.

Về thâm niên công tác, chiếm tỷ lệ lớn nhất là từ 2-4 năm với tỷ lệ 43,7%; tiếp đến là dưới 1 năm (22,3%); từ 5-7 năm (21,7%) và thấp nhất là

trên 8 năm (12,3%).

Về quy mô của công ty/ ngân hàng nơi làm việc 42,7% số người được hỏi làm việc tại các công ty hoặc hội sở/ chi nhánh ngân hàng có quy mô dưới


100 người; 35,3% làm việc tại đơn vị có quy mô từ 100-300 người; 22% còn lại làm việc cho các đơn vị có quy mô trên 300 người.

Về hình thức sở hữu công ty/ ngân hàng; 13,7% làm việc cho các doanh nghiệp/ ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước; 56% làm việc tại các công ty/ngân hàng thương mại/cổ phần; 6% làm việc cho các đơn vị liên doanh; và 24,3% còn lại làm việc cho các công ty/ngân hàng khác (tư nhân, 100% vốn nước ngoài, trách nhiệm hữu hạn…)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022