Kiểu Cốt Truyện - Tình Huống Khơi Gợi Cảm Xúc Trong Văn Xuôi Thạch Lam.

CHƯƠNG 2:‌‌

YÊÚ TỐ TRỮ TÌNH NHÌN TỪ HỆ THỐNG CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU VÀ NHÂN VẬT.

2.1. Cốt truyện-tình huống khơi gợi cảm xúc.

2.1.1. Khái niệm cốt truyện.

Vấn đề cốt truyện trong truyện kể từ lâu đã được ngành Tự sự học coi là một trong những yếu tố cơ bản để tìm ra cấu trúc đích thực của tác phẩm văn xuôi, một mắt xích quan trọng tạo nên kết cấu tác phẩm tự sự. Vậy, cốt truyện là yếu tố quan trọng của tác phẩm tự sự. Theo định nghĩa truyền thống, đó là tất cả các hành động, biến cố được phát triển trong tiến trình kể chuyện. Khi thuật lại một truyện, ta có thể kể lại các biến cố ấy theo một trình tự lôgíc có thể hiểu được. Khi phân tích các thành phần của một cốt truyện người ta thường chỉ ra các thành phần: phần mở đầu- chỉ ra trạng thái, quan hệ chuẩn bị vào truyện; phần thắt nút- chỉ ra sự gặp gỡ, xung đột tạo thành một quan hệ có khả năng phát triển tiếp; phần phát triển chỉ ra mọi bước thăng trầm của nhân vật và quan hệ của chúng theo nguyên tắc nhân quả, liên tục. Phần mở nút, xung đột được giải quyết, bước ngoặt được thực hiện, câu chuyện không có gì để phát triển nữa và tự chấm dứt.

Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, cốt truyện có vai trò hết sức quan trọng. Văn học phương Tây trước thế kỷ 18, cũng như văn học trung đại Việt Nam đã coi cốt truyện là yếu tố đặc biệt quan trọng, là nơi xuất phát và quyết định của sự sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn sáng tác là sáng tác cốt truyện và người thưởng thức chủ yếu là thưởng thức cốt truyện. Nhà văn chưa thể sáng tác được nếu chưa có được một cốt truyện hấp dẫn. Ở đây cốt truyện quy định và chi phối tính cách. Nhà văn chưa xây dựng được tính cách có sự phát triển hợp với logic đời sống mà chỉ dùng nó để triển khai cho hệ thống biến cố của tác phẩm.

Còn trong văn học hiện đại, cốt truyện là phương tiện để bộc lộ tính cách, cốt truyện được sử dụng để triển khai các tính cách. Trong Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Tô Hoài viết: “Một sáng tác mà ta có thể thêm vào hay bớt ra bao nhiêu cũng được là một sáng tác hỏng. Vì không thể nào kiểm tra chặt chẽ được khi vị trí của nhân vật đã phải rút xuống hàng dưới của cốt truyện, chỉ có nhân vật mới kiểm tra được cốt truyện, nhân vật mới có quyền phân phối ý chính, ý phụ”. Còn Phêđin phát biểu: “Trong việc xác định cốt truyện nên xuất phát từ tính cách. Các nhân vật tạo ra cốt truyện chứ không phục tùng cốt truyện”.

Như vậy trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, các nhà văn luôn cố gắng xây dựng những cốt truyện chân thực và hấp dẫn đồng thời thể hiện được chiều sâu tâm lý của tính cách nhân vật.

Những sáng tác của các nhà văn cùng thời Thạch Lam đã thể hiện được quan niệm và xu hướng ấy. Những truyện của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan diễn ra với các chi tiết sự kiện dày đặc bộn bề giúp người đọc bị cuốn hút và nhận thức về một bức tranh hiện thực đời sống phức tạp, đen tối và ngột ngạt.

2.1.2. Kiểu cốt truyện - tình huống khơi gợi cảm xúc trong văn xuôi Thạch Lam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Với Thạch Lam, ông không quan tâm nhiều đến tổ chức cốt truyện. Chủ thể sáng tạo dường như đã nhìn thế giới qua lăng kính của thơ, Thạch Lam đã tránh xa những cốt truyện gay cấn, những xung đột căng thẳng, đã từ chối việc kiên nhẫn lần theo sự hình thành các tính cách tuần tự, lớp lang mà thiên về nắm bắt những khoảnh khắc đáng nhớ của đời người: những hồi ức, kỷ niệm gợi thức những hoài vọng, những nuối tiếc về quá khứ hay những rung cảm, cảm xúc tình yêu của những chàng trai, cô gái mới lớn...

Truyện của Thạch Lam về nội dung rất đơn giản, người ta thường gọi

Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam - 6

đó là truyện không có cốt truyện, không có cả chân dung và tính cách mà chỉ là để diễn tả một tâm trạng hay một trạng thái tinh thần nào đó. Chính vì đặc điểm này - không có cốt truyện mà nhà văn chủ yếu đi sâu vào những biến cố tâm lý, những tình huống tâm trạng. Đó là những khoảnh khắc bất ngờ, những xung động, biến thái của tinh thần, của cảm xúc nhân vật... Điều đó có khả năng khơi gợi, đánh thức cảm xúc ở người đọc.

Trong truyện ngắn, truyện dài của Thạch Lam, ta bắt gặp nhiều trạng thái của tình huống: có tình huống tâm trạng - khơi mở tâm lý, có tình huống nhân vật tự thức tỉnh - tự nhìn lại mình, tình huống trở về, tình huống bất hạnh.

Tình huống tâm trạng - khơi gợi tâm lý là tình huống đặc trưng nhất, trong truyện của Thạch Lam. Đó là những khoảnh khắc ngắn ngủi, bất ngờ từ đó thâu tóm, nắm bắt được những xung đột tâm lý căng nhạy, có khả năng gợi mở đánh động những rung cảm khẽ khàng tinh tế bên trong. Nó là tiêu điểm nảy sinh cảm xúc, cảm giác.

Hai đứa trẻ có cốt truyện thật đơn giản. Tình huống truyện xoay quanh việc chị em Liên được mẹ giao trông coi cửa hàng tạp hóa từ chiều đến đêm. Những cảm giác của Liên trước cảnh ngày tàn, chợ tan và những kiếp người tàn tạ, đặc biệt là tâm trạng đợi chuyến tàu đêm đi qua. Dường như chẳng có gì đáng kể trong những cái ngày thường tẻ nhạt vô vị ở một phố huyện tù mù ánh đèn dầu. Vậy mà qua sự cảm nhận của Liên, tác giả đã gieo vào lòng ta biết bao vương vấn. Trái tim người đọc như rung lên theo nhịp sống cơ hàn của những con người nơi phố huyện!

Tình huống của truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa cũng chỉ xoay quanh ấn tượng, cảm giác của bé Sơn trong buổi sáng thức dậy khi gió lạnh đầu mùa tràn về. Sơn nhận thấy sự thay đổi của cảnh vật thiên nhiên bên ngoài “đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ,

thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Và cảnh ấm cúng trong gia đình Sơn, mọi người xúng xính chuẩn bị áo rét. Sơn cũng nhận thấy những đứa trẻ xung quanh ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay “môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách da thịt thâm đi, mỗi cơn gió đến, chúng nó lại run lên, hai hàm răng đập vào nhau”, “bé Hiên co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay”. Sơn đã động lòng trắc ẩn, cùng chị Lan lấy chiếc áo bông cũ đem cho cái Hiên. Mẹ Hiên đem áo trả lại. Mẹ Sơn cho mẹ Hiên vay tiền để mua áo cho con và trách yêu hai con mình. Cốt truyện thật đơn giản, chỉ xoay quanh những tình huống khơi gợi cảm xúc, những biến cố tâm lí nhân vật nhưng lại có sức lay động tâm hồn người đọc, đánh thức tình yêu thương, lương thiện trong sâu thẳm ký ức chúng ta.

Truyện Dưới bóng hoàng lan rất giàu chất thơ bởi tình huống khơi gợi tâm trạng, cảm xúc. Nó không phải là một câu chuyện, cũng không tập trung ở một ý tưởng nào rõ rệt. Tất cả dường như chỉ là một cảm xúc thơ, một tình huống tâm trạng. Một chàng trai ra tỉnh làm việc, sau hai năm trở về gặp lại ngôi nhà cũ, mảnh vườn xưa có cây hoàng lan, gặp lại một người bà hiền hậu và cô gái xinh xắn từng chơi đùa với chàng thuở ấu thơ. Hôm sau cậu ra đi mang theo những kỷ niệm đẹp đẽ dịu êm và cả hương ngọc lan thoang thoảng, ngọt ngào.

Câu chuyện không có mở đầu và kết thúc, không có cốt truyện, nhưng “có cái gì dịu ngọt chăng tơ đâu đây” cứ vương vấn trong lòng người đọc.

Có thể nói, những chuyện mà Thạch Lam kể cho chúng ta là những chuyện đời nhỏ nhoi bình thường. Nhưng tài năng và trên hết là tấm lòng

đã giúp nhà văn tìm ra những điều sâu xa ẩn chứa sau cái đơn sơ, bình dị ấy. Ở kiểu cốt truyện - tình huống này, tác giả khai thác các biến cố tâm lý làm nảy sinh những suy nghĩ, tình cảm trong chiều sâu bí ẩn của lòng người. Những biến cố tâm lý đó đều hướng đến cái đẹp. Dù có khi cái đẹp chỉ là chút ánh sáng le lói trên trang sách nhưng nó vẫn gợi một niềm tin kín đáo trong tâm hồn của người đọc. Qua tình huống tâm trạng Thạch Lam dẫn người đọc đến cái tốt, đến cái đẹp của con người. Cái đẹp không hư vô chút nào. Ông cố gắng đi tìm cái đẹp ở tình người, tình quê hương, ở thiên nhiên, ở giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc.

Yếu tố trữ tình nhìn từ hệ thống cốt truyện trong văn xuôi Thạch Lam còn được biểu hiện qua tình huống phản tỉnh. Đó là tình huống nhân vật tự nhìn lại mình, tự ý thức, tự soi xét lại chính mình. Nó là những đột biến, những phản tỉnh ngay trong ý thức của con người khi phải đối diện với lương tâm hay số phận mình. Chính vì vậy, đọc văn Thạch Lam phải bằng sự chiêm nghiệm bên trong, bằng chiều sâu của tâm hồn, ta mới cảm nhận được được hết cái quý giá của những giây phút thức tỉnh, nhờ có nó mà con người trở nên người hơn.

Trong sáng tác của các nhà văn thuộc trào lưu hiện thực phê phán, tình huống phản tỉnh khá phổ biến, nhất là các tác phẩm của Nam Cao. Tuy nhiên, các nhân vật thường phải trải qua những biến cố, xung đột và bi kịch hết sức nặng nề thì mới thức tỉnh, nhận thức lại mình. Chí Phèo đã trải qua một quá trình tha hóa: từ người nông dân lương thiện thành kẻ lưu manh - tay sai của Bá Kiến, con quỷ dữ của làng Vũ Đại, đập vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, làm hại bao người dân vô tội, bị mọi người xa lánh, Chí Phèo chìm trong cơn say…. Chỉ khi gặp Thị Nở, ăn nằm với thị và lần đầu tiên được quan tâm chăm sóc bởi bàn tay của một người đàn bà, Chí Phèo mới tỉnh và nhận ra những âm thanh quen thuộc của cuộc đời : “tiếng chim

hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá…”. Chí muốn làm hoà với mọi người, Chí khao khát làm người lương thiện.

Nhân vật Hộ - người trí thức trong Đời thừa vốn có ước mơ, hoài bão cao đẹp: muốn làm được những việc lớn lao, có ý nghĩa, theo đuổi một sự nghiệp văn chương chân chính, lại tôn thờ một lẽ sống tình thương cao cả. Nhưng vì cuộc sống áo cơm khắc nghiệt đã đẩy Hộ vào bi kịch, vào cảnh sống thê thảm: anh phải sống và viết một cách vô nghĩa, đi ngược lại, chà đạp lên lẽ sống tình thương mà anh đã đề ra, trở thành kẻ “đê tiện”, kẻ “bất lương”. Y đã hành hạ, xỉ vả vợ trong cơn say để mỗi khi tỉnh dậy lại đau đớn, xót xa, ân hận. Thậm chí bi kịch ấy không kết thúc mà tái diễn, lặp lại. Vì thế mà đọc truyện của Nam Cao, người đọc có cảm giác xót xa, đau đớn, căm phẫn hiện thực phũ phàng cùng những bất công ngang trái trong cuộc sống.

Còn với Thạch Lam, ông để cho nhân vật của mình thức tỉnh một cách khá hồn nhiên. Họ hầu như chẳng phải chịu một thứ luân lý cao siêu nào cả, cũng như không phải trải qua một cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt nào. Nhân vật của Thạch Lam dù ở cảnh ngộ, tình huống nào cũng đều toát lên vẻ lương thiện, trong sạch, cũng thường có sự tự vận động hướng tới cái đẹp, tới sự cân đối hài hoà trong phẩm cách con người. Kiểu nhân vật của Thạch Lam khác hẳn với những nhân vật bị dồn đuổi cùng quẫn, tha hoá trong các sáng tác của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng như những Chí Phèo, Lang Rận, Trạch Văn Đoành, Thị Nở, Xuân Tóc Đỏ … Nhân vật của Thạch Lam luôn có những biến động nội tâm: sự ăn năn về đạo đức, sự nghiền ngẫm trong cách ứng xử, sự cắn rứt của lương tâm ….Và sau những biến động ấy, con người trở về với bản ngã của mình, với “con người trong con người”.

Thành trong Sợi tóc được tác giả xây dựng, đặt vào một tình huống đặc biệt là sự nhầm áo ngẫu nhiên, đã tạo cho Thành cơ hội thuận lợi để có thể ăn cắp tiền trong ví của bạn. Quá trình đấu tranh giữa lấy hay không lấy đã diễn ra khá quyết liệt trong tâm tưởng Thành. Anh tự sắp đặt phòng ngừa chu đáo cho sự lấy cắp của mình trở nên trót lọt. Giữa lúc Thành quyết định hành động để trở thành kẻ cắp thì anh lại cưỡng lại. Anh cũng không hiểu tại sao bỗng nhiên mình trả áo và ví tiền cho bạn. Ranh giới giữa người lương thiện và kẻ bất lương lúc ấy thật mong manh đến nỗi sáng hôm sau tỉnh dậy Thành vẫn ngẩn ngơ tự hỏi “sao mình vẫn là người lương thiện không phải là kẻ cắp”. Và “dường như trong ý tưởng của Thạch Lam, cái đẹp, cái thiện luôn ẩn khuất đâu đây trong đời sống quanh ta, trong một khoảnh khắc nào đấy, chúng bất thần nhập vào ý thức con người, giúp con người trở về bản tính thiện như cây tre uốn cong trở lại cái thẳng thắn lúc thường. Truyện của Thạch Lam do vậy thường có tính gợi mở, lay động tâm thức người đọc”. [17;147]

Với Một cơn giận, nhân vật Thanh cũng rơi vào một tình thế lựa chọn giữa lương tâm và nhân cách. Chỉ vì một cơn giận không đâu Thanh đã đẩy người phu xe vào cảnh khốn cùng. Mặc dù sau đó đã làm mọi việc để chuộc lại tội lỗi nhưng trong lòng Thanh vẫn ân hận, day dứt không nguôi.

Ở truyện Người bạn cũ, nhân vật chính cùng người vợ tên Khanh đang sống một cách yên tĩnh thì một điều bất ngờ xảy ra. Trong đêm tối có một người đàn bà muốn gặp chàng vì việc cần. Người vợ rất ngạc nhiên nhưng không đoán được lý do người đàn bà đến tìm chồng có việc gì. Khi vú già bảo tên cô ấy là Lệ Minh, nhân vật “tôi” nhớ lại một thời niên thiếu hăng hái, nhớ lại lời hứa của mình với người nữ đồng chí là lúc nào cũng sẵn lòng giúp đỡ cô trong bước khó khăn. Anh ngạc nhiên trước sự thay đổi của người bạn cũ, cô trở nên tiều tuỵ, đau khổ. Người bạn cũ kể lại cuộc

đời mình vừa qua đầy éo le trắc trở. Nhớ đến lời hứa xưa nên đã đến hỏi xem anh có giúp đỡ không. Nhưng vấn đề là hồi xưa anh đã nhận lời hứa cho qua chuyện, không bao giờ tưởng một hôm nào đó cô sẽ đến thật, cần đến sự giúp đỡ của mình. Không biết giúp đỡ bạn cũ bằng cách nào, anh tự thấy mình hèn nhát. Anh đã nói chuyện với người bạn cũ trong một tiếng đồng hồ mà chưa đi đến hồi kết. Anh bắt đầu lo sợ cuộc nói chuyện trong thời gian lâu sẽ làm cho Khanh khó chịu. Nhìn vào mặt của anh, dường như biết chính xác anh nghĩ gì nên người bạn đứng dậy, xin cáo từ. Cô khuất vào bóng tối. Trong cái yên lặng của đêm khuya, anh mới thấy cảm giác băn khoăn dần che kín tâm hồn của mình: “Từ cái dĩ vãng xa xôi, thăm thẳm tôi thấy hiện lên một hình ảnh tôi trong lúc còn niên thiếu, một thanh niên hăng hái, bồng bột những điều hay, lúc nào cũng mơ màng việc thành công to tát. Tôi lại nghĩ đến cái thân thể tôi bây giờ, một viên chức ở tỉnh nhỏ, sống cái đời yên lặng, trưởng giả, không phải lo lắng cái gì... Rồi băn khoăn tự hỏi xem trong hai cái hình ảnh ấy, cái hình ảnh nào là bản chất của tôi? Tôi không dám trả lời” (Người bạn cũ).

Điều gì đã làm phai nhạt lý tưởng sống tràn đầy nhiệt huyết trách nhiệm ở nhân vật “tôi”, bởi người vợ thiếu tâm lí hay cuộc sống yên ổn của một viên chức tỉnh nhỏ?! Cùng một lúc hiện lên hai chân dung, hai hình ảnh gần như đối lập, trái ngược nhau ở một con người giữa quá khứ và hiện tại. Tâm trạng day dứt của nhân vật “tôi” phải chăng là sự tự vấn lương tâm, sự ân hận và hổ thẹn với chính mình. Điều đó gợi lên niềm thương cảm, xót xa, một mối hoài nghi, lo ngại ở người đọc về lối sống yên phận, thu mình ích kỉ đang xâm lấn, len lỏi vào một bộ phận không nhỏ của trí thức đương thời.

Trong truyện ngắn Buổi sớm, nhân vật Bính chợt thấy lòng mình thư thái hẳn. Chính cái ngọt lành mát mẻ của cảnh vật đã chữa lành căn bệnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2023