Con Người Và Sự Nghiệp Văn Chương Của Thạch Lam.

lặp đi lặp lại một cách có hệ thống, tạo được một chỉnh thể hoàn chỉnh và bền vững, thể hiện được cá tính sáng tạo của nhà văn.

- Phong cách trước hết thể hiện ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm, nhưng nếu không nắm được tính độc đáo của tư tưởng nhà văn và tác phẩm, ở đây là tư tưởng - nghệ thuật thì cũng không quan niệm phong cách được một cách sâu sắc. Như vậy phong cách là khái niệm bao gồm cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, tuy nhiên, phong cách thể hiện một cách cụ thể nhất, rõ rệt nhất ở hình thức nghệ thuật.

1.2 Khái niệm truyện ngắn.

Với khái niệm Truyện ngắn, việc xác lập lại một khái niệm cũng là vấn đề không dễ “Thật ra thì cho đến bây giờ cũng chưa có ai tìm ra được một khái niệm thật chuẩn về tiểu thuyết hay truyện ngắn” [46, tr. 20 ], bởi truyện ngắn cũng như tiểu thuyết luôn biến chuyển.

Truyện ngắn có nguồn gốc tiếng Italia, novella có nghĩa đầu tiên là “cái tin”, “một chuyện mới lạ” (Tiếng Pháp; Nouvelle, tiếng Anh short story, tiếng Trung Quốc; Đoản thiên tiểu thuyết). Trước đến nay có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về thể loại truyện ngắn ở khắp các châu lục. Nhà thơ Đức, Gớt, xác định Novella là “là một câu chuyện lạ đang xảy ra làm ta kinh ngạc” [35 tr,11 ]. Nhà văn K. Pauxtôpxki (Nga) cho rằng: “Thực chất truyện ngắn là gi? Tôi nghĩ truyện ngắn là một truyện ngắn gọn trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái gì đó bình thường” [35 ,tr16]. D. Grônôpxki trong sách Đọc truyện ngắn viết “Truyện ngắn là một thể loại muôn hình, muôn vẻ, biến đổi không cùng. Nó là một vật biến hoá như quả chanh của Lọ Lem. Biến hoá về kiểu loại: tình cảm, trào phúng, kỳ ảo, hướng về biến cố thật hay tưởng tượng, hiên thực hoặc phóng túng. Biến hoá về nội dung: thay đổi vô cùng tận…Trong thế giới của truyện ngắn, cái

gì cũng thành biến cố, thậm chí sự thiếu vắng tình tiết, diện biến cũng gây hiệu quả, vì nó làm cho sự chờ đợi bị hẫng hụt” [35 , tr.12 ].

Như vậy qua các tài liệu hiện hành và ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình và các nhà văn chúng tôi thấy truyện ngắn là một khái niệm rất khó xác định cả về phương diện nội dung và hình thức. Lí luận về truyện ngắn trở nên phong phú hơn nhờ ý kiến, kinh nghiệm của các nhà sáng tác từ những Sêkhốp, Môom Môham, E.Hêminuê, An-tô-nôp.. ở nước ngoài, đến những Nguyễn Công Hoan, Bùi Hiển, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Nguyễn Kiên… ở nước ta.

Tuy nhiên, qua các tài liệu viết về truyện ngắn mà chúng tôi tiếp cận được, chúng tôi thấy ý kiến của các nhà lí luận nhất là ý kiến của các nhà sáng tác quả là có nhiều điểm không thống nhất, đặc biệt khi so sánh truyện ngắn và tiểu thuyết về tính chất (chứ không phải độ ngắn dài)-một vấn đề then chốt để xác định thể loại truyện ngắn. Chẳng hạn nhiều ý kiến cho rằng, so với tiểu thuyết, truyện ngắn thường đề cập đến những vấn đề có tính thời sự nóng hổi và thuộc về vấn đề đời sống hàng ngày của con người, nội dung truyện ngắn đơn giản hơn, thường chỉ có một chủ đề, ít nhân vật hơn, cốt truyện ít phức tạp, thường chỉ là một lát cắt, một khúc, hay một khoảnh khắc nào đó của cuộc đời nhân vật…

Mặc dù chưa đi đến thống nhất về định nghĩa nhưng phần lớn các nhà văn và các nhà nghiên cứu đều đồng ý cho rằng, truyện ngắn là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, tập trung mô tả một mảnh cuộc sống, một vài biến cố trong đời sống nhân vật, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách nhân vật, một khía cạnh nào đó của xã hội. Truyện ngắn có tính quy định về dung lượng, cốt truyện, nghệ thuật xây dựng và khắc họa tính cách nhân vật cũng như nhiều đặc điểm khác về thời gian, không gian, biến cố, chi tiết nghệ thuật.

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi không có ý đi tìm một định nghĩa chuẩn về thể loại truyện ngắn cũng như không có tham vọng xây dựng khung đặc điểm về thể loại văn học này. Như vậy để khảo sát về truyện ngắn không nhất thiết phải có một định nghĩa về truyện ngắn tương ứng với mọi trường hợp trong thực tế văn học. Điều quan trọng là xác định đâu là những bình diện quan trọng nhất xét về thể loại truyện ngắn mà các phong cách truyện ngắn khác nhau đều bộc lộ những đặc trưng cơ bản. Những bình diện này, một mặt phải là chung cho các loại truyện ngắn, hay nó là những “linh kiện” không thể thiếu của cơ chế truyện ngắn, đồng thời là nơi mà các phong cách truyện ngắn khác thể hiện những sáng tạo độc đáo nhất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Do vậy, xuất phát từ việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật nhà văn dưới góc độ thể loại nên chúng tôi tập trung vào những bình diện cơ bản sau của truyện ngắn để tìm hiểu về phong cách nghệ thuật nhà văn:

-Khuynh hướng tư tưởng nghệ thuật: cảm quan về thế giới và con người

Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam - 3

-Sự sáng tạo tình huống truyện

-Kết thúc truyện, cách mở đầu, kết thúc

-Nhân vật truyện

-Nghệ thuật trần thuật

-Ngôn ngữ

Mặc dù 6 bình diện trên đây chưa bao quát được đầy đủ các vấn đề của phong cách truyện ngắn, nhưng đó là 6 bình diện cơ bản nhất, mà trong khuôn khổ của luận văn, cần xác định và tìm hiểu. Bên cạch đó không phải một phong cách nhà văn nào cũng có những sáng tạo độc đáo ở cả 6 bình diện trên. Chính vì vậy mà trong giới hạn của đề tài sẽ đi phân tích bám vào các bình diện của phong cách nghệ thuật truyện ngắn, dựa vào đặc điểm của mỗi tác phẩm, trong những giai đoạn sáng tác nhất định.

1. 3. Hành trình sáng tác của nhà văn Thạch Lam.‌

1. 3.1. Con người và sự nghiệp văn chương của Thạch Lam.

Thạch Lam là nhà văn đã trở nên thân thiết với bao thế hệ bạn đọc, từ khi ra đời cho đến ngày hôm nay. Mặc dù nhà văn đã qua đời khi tuổi còn rất trẻ. Ông mắc bệnh lao và mất khi tuổi 32 (1942) cái tuổi mà tài năng đang đến độ chín và nổ rộ và để lại cho bạn bè niềm thương tiếc về một tài nghệ văn chương. Dù thời gian cầm bút trong khoảng mười năm nhưng Thạch Lam đã để lại cho đời những áng văn chương mà cho đến nay vẫn còn sự hấp dẫn với bạn đọc. Đó là những trang truyện ngắn giàu chất trữ tình, giàu tình yêu thương, đẹp đẽ và thấm đượm tình người.

Thạch Lam sinh ngày 7/7/1910 tại ấp Thái Hà- Hà Nội. Khi mới sinh đặt tên là Nguyễn Tường Sáu, đến khi đi học tại trường huyện Cẩm Giàng thì khai sinh lại là Nguyễn Tường Vinh. Năm mười lăm tuổi vì cần thêm tuổi để thi vượt cấp ông lại khai sinh lại và lấy tên là Nguyễn Tường Lân và cái tên đó giữ nguyên cho đến khi nhà văn qua đời. Ngoài bút hiệu Thạch Lam ông còn một số bút danh khác như Việt Sinh, Thiện Sĩ.

Cha Thạch Lam là cụ Nguyễn Tường Nhu quê ở làng Cẩm Phổ, Hội An (Quảng Nam). Ông nội Thạch Lam nguyên là tri huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), trong thời gian làm quan đã cùng một người đồng sự trở thành thông gia. Ông Nguyễn Tường Nhu thành thân với con gái của ông Lê Quang Thuận là bà Lê Thị Sâm, sinh hạ đựơc bảy anh em và Thạch Lam là con thứ sáu.

Tuổi thơ Thạch Lam sống ở quê ngoại phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Cả thời thơ ấu của ông gắn liền với phố huyện nhỏ bé này và cũng từ những kỷ niệm này mà nhà văn đã đưa vào trang văn của mình những truyện ngắn thành công. Và Cẩm Giàng là quê hương văn học của ông

Trong gia đình của Thạch Lam có bảy anh em nhưng chỉ có một chị gái duy nhất là Nguyễn Thị Thế. Chị ở nhà lo nội trợ còn sáu anh em đều được học hành tử tế và đỗ đạt cao. Anh cả của Thạch Lam là Nguyễn Tường Thụy (1903) là chuyên viên cao cấp của ngành Bưu điện. Anh thứ hai là Nguyễn Tường Cẩm (1904) là kĩ sư canh nông. Ông Cẩm là người sau nay giữ chức quản trị cho các cơ sở văn hóa của Tự lực văn đoàn. Anh trai thứ ba là Nguyễn Tường Tam (1905) có bút danh là Nhất Linh, là người sáng lập ra Tự lực văn đoàn và tuần báo Phong Hóa, Ngày Nay...Nguyễn Tường Long (1907) là anh thứ tư, có bút danh là Hoàng Đạo, Tứ Ly cũng là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. người thứ năm là Nguyễn Thị Thế (1909) là mẹ của nhà văn Thế Uyên tác giả của những hồi kí viết về gia đình Nguyễn Tường. Thạch Lam là con thứ sáu và người em út của nhà văn là bác sĩ Nguyễn Tường Bách. Tên của bảy anh em nhà Thạch Lam được đặt theo bộ chữ “ Thụy Cẩm

Tam Long Vinh Bách Thế”, có nghĩa là ba con rồng bằng ngọc làm đẹp vinh hiển cho đời.

Trong số bảy anh em thì “Thạch Lam là người thông minh nhất nhà” đó là lời nhận xét của chị gái nhà văn. Nhưng cuộc đời nhà văn lại không suôn sẻ, luôn gặp những bất trắc, những trở ngại trong cuộc đời, từ việc công danh cho đến gia đình. Năm lên bảy tuổi thì cha mất (khi đang làm việc tại tòa công sứ bên Lào). Gia đình bắt đầu lâm vào cảnh khó khăn. Mẹ nhà văn đã phải ngược xuôi đủ nghề để kiếm sống nuôi các anh em ăn học. Các anh của Thạch Lam đi học trên Hà Nội thỉnh thoảng mới về, ở nhà chỉ có hai chị em (nhà văn và chi gái) trông quán hàng tạp hóa cho me. Những kỉ niệm êm đềm thời thơ ấu cùng người chị gái bên phố chợ Cẩm Giàng đã theo nhà văn vào những câu truyện của ông sau này như: Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ...

Khi nhà văn lên mười lăm tuổi ông làm lại giấy khai sinh, tăng tuổi để vào học trường Canh Nông (Tuyên Quang) và thi đỗ vào trường Cao Đẳng

tiểu học. Sau một thời gian gia đình rời khỏi phố huyện Cẩm Giàng lên Hà Nội, ông thôi không theo học trường Canh Nông và quyết định theo học trường Albert Sarraut để thi tú tài. Đỗ tú tài một phần, ông không học tiếp nữa mà quay về học với các anh trai tại nhà. Có một thời gian ông theo Hoàng Đạo vào Sài Gòn ở với người anh thứ hai là Nguyễn Tường Cẩm đang làm Sở Canh nông. Sau đó khoảng hai năm khi Hoàng Đạo bị đổi sang Lào thì ông lại trở ra Hà Nội. Ông sống với gia đình và chuẩn bị đi du học bên Pháp cùng Nhất Linh, nhưng chính quyền Pháp chỉ cho Nhất Linh đi. Năm 1932, Nhất Linh sáng lập nên Tự lực văn đoàn và kể từ đây Thạch Lam bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn chương của mình.

Năm ông hai mươi lăm tuổi ông lập gia đình. Vợ ông là một người con gái quê ở Ninh Bình, bà Nguyễn Thị Sáu là một người phụ nữ hiền lành nết na, đoan trang yêu thương chồng con, khi Thạch Lam qua đời, bà đã ở vậy và nuôi con khôn lớn.

Thạch Lam trong con mắt của người thân là người “mắt nâu và sâu, tóc hơi đỏ” [1. tr352]. Theo chị gái kể lại rằng: Vinh có một cái áo mà cậu rất thích “ Trong số đó có cái áo ma ga mà bà tôi bào người ta dệt bằng tóc, mua cho thằng cả từ mười năm rồi” Vinh rất thích lấy ra sờ đi sờ lại cái áo này rồi hỏi: Bà ơi người ta lấy tóc của ai mà dài thế ? Vinh ưa cái áo đó lắm vì mặc ấm mà không bẩn vì bụi dính vào chỉ đập mấy cái là sạch. Tuy quý cái áo như thế nhưng đến mùa đông thấy con chị Lê bên hàng xóm rét run cả ngày không dám ra đường chơi cứ chúi vào ổ rơm Vinh đã cởi ra cho nó mặc.” Khi chị Lê mang sang trả Vinh đã nói “cháu cho nó vì thấy nó rét quá. Cháu không thích cái áo ấy nữa vì nó làm bằng tóc, mặc ngứa lắm. Cháu đã có cái áo di lê này là đủ ấm rồi” [1. tr 352] Vinh đã biết nói khéo để chị Lê nhận nó mà không thấy áy náy.

Khi còn nhỏ Thạch Lam là người có niềm say mê khám phá sự vật, muốn nắm bắt được những gì mà mình cảm thấy thích thú. Chị gái của nhà văn kể lại rằng ông thích ngắm tàu chạy qua phố “Hôm nào đi học, em tôi cũng cố đi sớm để lên cầu đứng lọt vào cột sắt đợi tàu chạy qua”. Vinh còn mê bánh xe tàu hỏa đến mức mạo hiểm “Nó giằng tay tôi chạy vọt lên, bò tới trước bánh xe lấy tay sờ lấy làm thú lắm. Nó vẫy tay tôi theo vào gầm toa với nó: [46 . tr354]. Hết say xe lửa Vinh lại chuyển sang mê thỏ “suốt ngày nó ngồi ngắm hai con thỏ bạch mắt đỏ của một người quen cho” : [1. tr 354]. Sự say mê rất trẻ thơ đó có thể là những khởi đầu của những tình cảm với thế giới xung quanh và tạo cho nhà văn lòng yêu mến, say mê và nâng niu cuộc sống.

Trong số những anh em trong gia đình Thạch Lam là người có cuộc sống vất vả về vật chất. Lấy vợ xong, ông ra ở căn nhà tranh ở đầu làng Yên Phụ: “Nhà mái tranh, cổng gỗ giữ nguyên vẻ thanh sơ, tuy rằng nếu muốn chủ nhân lợp mái ngói, xây tường gạch”, nhưng tuyên bố “ở được nhà lá, nằm được giường tre, ăn được rau đậu mà vẫn tìm thấy cái đẹp của mái lá, cái êm của giường tre, cái ngon của rau đậu mới là biết sống có nghệ thuật” {46 .tr 391]. Cuộc sống của Thạch Lam nghèo nhưng thanh lịch. Ông nghèo nhất so với mấy anh em, lương làm báo chỉ có ba mươi đồng “không bao giờ nhận sự giúp đỡ của ai, dù của mẹ hay các anh” [ 1 .tr 356].

Trong cuộc sống đời thường Thạch Lam là một người khá ít nói, rất điềm đạm không bao giờ to tiếng với bất cứ ai. Về quan hệ bạn bè ông ít giao du và ít bạn. Nếp sống của Thạch Lam tuy thanh bạch, thích yên tĩnh, nhưng căn nhà ở Hồ Tây luôn đón những người bạn bạn thân thiết đến với tác giả. Thạch Lam nghèo nên có lần tổ chức trung thu ông viết “viết thiếp mời bạn bè đến dự nhưng lại chữa thêm là ai tới phải mang một món ăn theo”[1. tr536]

Năm 1932 Nhất Linh thành lập Tự lực văn đoàn, từ đây Thạch Lam bắt đầu sự nghiệp cầm bút của mình. Ông sáng tác bài cho các báo Phong Hóa,

Ngày Nay...với đủ các thể loại, truyện, tùy bút...Đương thời sách của Thạch Lam bán không chạy, có thể nói là ế nhất Tự lực văn đoàn, nhưng những truyện ngắn của ông vẫn mang một phong cách riêng, văn ông viết không chạy theo thị hiếu thời thượng của người đọc. Đó là một lối viết tinh tế nhẹ nhàng đậm chất thơ.

Chỉ trong một khoảng thời gian cầm bút ngắn ngủi ông đã để lại 35 truyện ngắn sau đó được tập hợp thành 3 tập truyện ngắn

1. Gió đầu mùa (Xuất bản 1937)

2. Nắng trong vườn (Xuất bản 1938)

3. Sợi tóc (Xuất bản 1942)

Ngoài ra ông còn có một tiểu thuyết Ngày mới (1939), tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường (1943) Theo Dòng, tiểu luận văn học (1941). Ông có bốn tập Sách Hồng viết cho thiếu nhi với bút danh Thiện Sĩ Quyển Sách (1940), Hạt Ngọc (1941), Hai chị em Lên chùa.

Là người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Và những sáng tác của ông chính là “sự tìm kiếm cái đẹp bị đánh mất” và chính ông là người suốt đời “chắt chiu cái đẹp” theo ông “cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp ở chỗ không ai ngờ, tìm cái đẹp kín đáo để che lấp của sự vật khác một bài học trông nhìn và thưởng thức” [20. tr 39.].

Trong toàn bộ truyện ngắn của ông ta thấy cái đẹp mà ông tìm kiếm chính là cái đẹp của cuộc sống, của tâm hồn con người. Trong văn chương của ông ta ít gặp những nhân vật phản diện, cái xấu, cái ác...Do vậy truyện ngắn của ông ít ngột ngạt cùng quẫn mà thường tĩnh lặng thâm trầm đậm chất thơ. Ông luôn hướng ngòi bút của mình vào những con người lao động nghèo khổ,

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí