Kết Cấu Tâm Lý – Mô Hình Tiêu Biểu Của Văn Xuôi Thạch Lam.

trụy lạc và nỗi chán chường trong lòng chàng, đánh thức dậy ở chàng lòng thương mẹ từ lâu đã nguội lạnh: “Chàng muốn sớm nay, khi trở dậy bà mẹ đã nhiều lần khóc vì con lại thấy trên đĩa sứ mấy bông hoa hái trong sương sớm như ngày xưa. Đó là thức dùng của một buổi sớm mai, của cái mát thanh cao giữ trong khe lá và trên mặt nước mưa..” (Buổi sớm). Cái khoảnh khắc bừng tỉnh đó từ lâu đã được Thạch Lam trân trọng, nâng niu.

Truyện ngắn Đứa con là tình huống khơi dậy, đánh thức tình người, cái cảm giác yêu thương trong con người hàng ngày vẫn cay nghiệt, tàn nhẫn ở nhân vật bà Cả là cái phút chứng kiến hạnh phúc của người khác - dù người ấy chỉ là con sen hầu hạ mình. Bà Cả lờ mờ nhận ra rằng, giàu có đủ đầy như bà chưa hẳn đã là sung sướng, cuộc đời bà còn thiếu một cái gì đó, còn quý và hệ trọng hơn cả của cải... “Cái gì đó hiện hình rõ rệt khi bà nhìn đứa trẻ bụ bẫm đang rúc bú đôi vú căng sữa trong yếm mẹ”. Một ao ước muộn màng biết bao nhưng cũng thật đáng quý bởi dù sao thì cuối cùng người đàn bà cay nghiệt độc đoán đó đã biết mình bất hạnh, đã biết khao khát một cái gì thật nhân bản thật đàn bà.

Đúng như nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân: truyện ngắn của Thạch Lam hay đi sâu vào “những tâm trạng, tâm tình, cảm xúc, cảm giác”. Cốt truyện của ông thường ít hành động và kịch tính mà giàu những “chi tiết”, những “sự kiện” của tâm trạng, của lòng người.

Đối với tiểu thuyết, tình huống nhân vật tự ý thức cũng được Thạch Lam vận dụng. Trong Ngày mới, Trường là một người trẻ tuổi vốn lựa chọn một cuộc sống hạnh phúc của riêng mình, không theo sự sắp đặt của người khác. Anh từ chối cuộc hôn nhân hai gia đình ưng thuận, đã yêu và lập gia đình mới với một người thiếu nữ con nhà nghèo. Cuộc sống kham khổ, thiếu hụt, anh phải bỏ học đi làm nuôi vợ con với đồng lương quá ít ỏi. Anh khao khát cuộc sống giàu sang của những người xung quanh, chán ghét

cuộc sống hiện tại, lạnh nhạt gian dối với vợ con, thấy tiếc rẻ vì đã bỏ lỡ cuộc hôn nhân với người con gái thuộc gia đình khá giả. Nhưng ngẫu nhiên khi gặp gỡ một người bạn cũ giàu có, hắn không còn là một anh học trò nghèo ăn mặc lôi thôi ngày trước, hắn đã trở thành một con người khoe khoang giả dối và hợm hĩnh ..., anh chợt thức tỉnh trước hạnh phúc chân thật của con người: hạnh phúc không phụ thuộc vào tiền của mà tùy thuộc vào chính tâm hồn mình. Trường không còn băn khoăn vì cái cảnh nghèo khó và không ganh ghét với những người giàu có hơn. Anh vui vẻ chấp nhận cuộc sống khiêm nhường và bắt đầu sống những ngày mới của cuộc đời. Là một người trải nghiệm ở đời, luôn suy ngẫm và sâu sắc, Thạch

Lam hiểu rằng khi nào con người bước vào mùa thu của cuộc đời lúc ấy anh mới biết tiếc, biết quý những gì mà thời trước anh ra đã nhẹ dạ tung hê đi. Và như thế thì đã muộn. Thạch Lam không muốn thế. Bởi rất quý trọng sự sống, tâm niệm rằng “chỉ sống thôi cũng là quý lắm rồi”, ông muốn phải sống cho thật người, ngay từ khi còn trẻ để đừng đánh mất những gì đẹp đẽ ở đời. Dù vậy dễ hiểu tại sao Thạch Lam không phê phán hoặc trách cứ nhân vật A hay B đã chọn cách sống này chứ không phải cách sống kia.... “Trái tim nhạy cảm tinh tế đến độ của Thạch Lam quả đã không chịu nổi khi thấy con người không nhận thấy cái đẹp trong mình đang mất đi. Bằng một giọng văn nhẹ nhàng thủ thỉ như kể một câu chuyện, ông muốn đánh thức con người trước tình cảnh ấy. Bởi vì có những cái mất đi không bao giờ tìm lại được nữa như: những “tình xưa”, những “Bên kia sông”, những “đêm sáng trăng” …. Vì thế mọi cử chỉ, suy nghĩ, hành động của con người

- bất cứ người nào hướng về cái đẹp, đều được Thạch Lam trân trọng, nâng đỡ. Có thể đó chỉ là những khoảnh khắc bừng tỉnh thật nhanh, thật ngắn, thật tế nhị của con người trong một hoàn cảnh sống đầy lo toan, oán giận, nhỏ nhen, sa đọa của những người “bé nhỏ”, “khốn khổ”, những khoảnh

khắc bừng sáng như thế thật có ý nghĩa, và Thạch Lam, bằng một tấm lòng đầy ưu ái, yêu thương đã đề cao, trân trọng hết lòng”. [17;180]

Bên cạnh những truyện ngắn hướng nội, - “Tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác”, nhiều sáng tác của Thạch Lam mang khuynh hướng “hướng ngoại”, loại truyện này nỗi buồn như toát ra từ số phận bất hạnh, hơn là từ cảm xúc, tâm trạng nhân vật. Tác giả thường đặt nhân vật của mình trong tình huống bất hạnh, nhằm khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật và tô đậm bi kịch cuộc đời họ. “Nếu như trong sáng tác của các nhà văn hiện thực phê phán tình huống bất hạnh làm bật ra lời tố cáo xã hội thì Thạch Lam lại thông qua tình huống này để thể hiện lòng xót xa thương cảm với mỗi kiếp người nhỏ bé bằng tấm lòng nhân ái sâu xa. Vì thế truyện của Thạch Lam thường để lại cho người đọc một cảm xúc nhẹ nhàng, nỗi buồn thương day dứt cho số phận con người dưới đáy xã hội cũ” [59;74].

Trong truyện Đói, do thất nghiệp vợ chồng Sinh đã bị đẩy vào hoàn cảnh bế tắc không có lối thoát. Sau khi đã bán hết đồ đạc trong nhà, họ phải đối diện với một thực tế phũ phàng, cay đắng: cái đói. Mai- vợ Sinh thương chồng và trong hoàn cảnh cùng quẫn đã đành phải bán mình lấy tiền mua đồ ăn về nuôi chồng. Biết dược việc làm của người vợ mình vẫn hằng tin yêu, Sinh cảm thấy đau khổ tủi nhục “một nỗi buồn rầu chán nản vô cùng (….) trong lòng nguội lạnh một cảm giác lạ lùng như thắt lấy ruột gan”. Anh cảm thấy mình bị lừa dối và phản bội. Trong cơn tức giận, Sinh đã hất tất cả các đồ ăn vợ mới mua xuống đất, và đuổi Mai ra khỏi nhà. Nhưng sau cái cảm giác đau đớn và chán nản là sự dày vò của cái đói. Bất chấp sự chống cự của Sinh, cảm giác đói cứ lan khắp cả người anh như “nước triều tràn lên bãi cát”. Mỗi lần cơn gió, mỗi lần chàng ngửi thấy mùi ngậy béo trong miếng thịt ướp, mùi thơm của chiếc bánh vàng.... Sinh vồ lấy miếng thịt hồng hào.... Sinh ăn vội vàng, không kịp nhai, kịp nuốt. Chàng nắm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

chặt miếng thịt trong tay, nhầy nhớp mỡ, không nghĩ ngợi gì, luôn luôn đưa vào miệng. Nhưng sau khi cái cảm giác đói qua đi, nỗi đau đớn về tinh thần ập đến khiến chàng cảm thấy chán đời “Một cái chán nản mênh mông tràn ngập cả người. Sinh lấy hai tay ôm mặt, cúi đầu khóc nức nở” (Đói).

Vì miếng ăn - một nhu cầu vật chất bình thường của con người, mà Sinh đánh mất cả lòng tự trọng và nhân phẩm. Đây là biểu hiện về bi kịch tinh thần không lối thoát của người trí thức đương thời. Đói đã gợi cho ta liên tưởng tới truyện Miếng bánh của Nguyên Hồng. Mặc dầu cảm giác của nhân vật Nguyên Hồng tàn khốc hơn nhưng dư vị chua chát chưa đạt đến độ sâu như nhân vật Thạch Lam.

Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam - 7

Nhà mẹ Lê với tình huống bất hạnh là mẹ Lê phải nuôi đàn con mười một đứa ở trong “một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó trông như một cái ổ chó, chó mẹ chó con lúc nhúc” [45;183]. Mùa đông đến, ngoài đồng chỉ còn trơ những cuống rạ, ao hồ cũng cạn không còn tôm cá để đánh bắt nữa, nguồn thức ăn mà cả nhà mẹ Lê trông đợi không còn. Nhà mẹ Lê lâm vào cảnh nghèo khó túng thiếu. Không cầm lòng trước cảnh đàn con đói rét, mẹ Lê đã tìm đến nhà ông Bá giàu có trong làng để vay gạo. Nhưng ông Bá giàu có đã không cho mà cậu Phúc con ông Bá còn thả chó ra đuổi. mẹ Lê phải trở về với vết thương máu chảy ròng ròng. Mẹ Lê lên cơn sốt nặng, rồi qua đời.

Thạch Lam đã không trực tiếp miêu tả hành động và bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị, bọn cường hào ác bá như lối viết của các nhà văn đương thời là Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, mà nhẹ nhàng kín đáo chỉ qua tình huống bất hạnh, cái chết của mẹ Lê, nhưng ý nghĩa tố cáo rất sâu sắc và thấm thía, đồng thời gieo vào lòng

bạn đọc một niềm xót xa, một nỗi buồn thương da diết.

Truyện Hai lần chết kể về nhân vật Dung. Từ nhỏ nàng đã có một cái tính an phận và nhẫn nại lạ lùng. Khi ra đời, cha mẹ nàng đã nghèo rồi, phải vất vả làm lụng mới lo cho tất cả anh chị Dung đủ ăn. Mẹ Dung bận buôn bán nên không có thời gian để chăm sóc đàn con của mình. Trong các anh chị em, Dung là người gầy còm nhất lại lôi thôi lếch thếch và dường như không được mẹ yêu thương và để ý. Thậm chí những ngày tết, các anh chị em được mặc quần áo mới vui chơi, còn nàng vẫn cứ phải áo cũ làm lụng dưới bếp. Nhưng trong sự lãnh đạm ấy, Dung không ganh tỵ, không kêu ca. Từ khi mẹ quyết định là Dung sắp phải lấy chồng, thái độ của mẹ đối với nàng càng khác đi nhiều... Đến nhà chồng, Dung phải làm công việc nặng nhọc, đầu tắt mặt tối suốt ngày. Chồng nàng chỉ là một cậu học trò lớp nhí, chẳng biết gì, không thể an ủi nàng được. Bà mẹ chồng đối với nàng rất ác nghiệt còn hai em chồng luôn làm cho nàng bị mắng thêm. Những lúc Dung cảm thấy khó chịu, ngồi khóc thì bà mẹ chồng lại đay nghiến “Làm đi chứ, đừng ngồi đấy mà sụt sịt đi cô. Nhà tôi không có người ăn chơi, không có người cả ngày ôm lấy chồng đâu”. Dung không biết mình phải làm gì. Đến một hôm cả nhà đi vắng, Dung đã ăn cắp mấy đồng bạc, ra ga mua vé tàu về quê. Nhưng đến nhà rồi Dung càng đau khổ hơn nữa vì bố mẹ không thông cảm với nàng và hôm sau mẹ chồng nàng xuống nhà Dung bắt nàng đi. Lúc đó nàng chỉ có một ước mơ là cái chết: “Ra đến sông lúc nào nàng cũng không biết. Như trong giấc mơ, Dung lờ mờ thấy cái thành cầu, thấy dòng nước chảy. Trí nàng sắt lại khi nước lạnh đập vào mặt, nàng uất ức lịm đi, thấy máu đỏ trào lên, rồi một cái màn đen tối đến che lấp cả”. Dù cuối cùng Dung được cứu sống, nhưng thực sự nàng càng khổ sở nữa, vì mới biết là mình vẫn phải về nhà chồng không có gì khác là từ “chết trong khi sống”.

Có thể nói, cốt truyện của Thạch Lam rất đơn giản, không có nhiều các biến cố, sự kiện các tình tiết bất ngờ hấp dẫn mà nhà văn chủ yếu đi vào miêu tả và khai thác các trạng thái tâm lí, những rung động trong tâm hồn nhân vật. Truyện Thạch Lam thường xoay quanh các tình huống khơi gợi cảm xúc, tình huống bất hạnh hay tình huống nhân vật tự nhận thức – tình huống phản tỉnh để hướng tới những giá trị nhân bản tốt đẹp trong cuộc sống. Chính vì vậy truyện của Thạch Lam giàu yếu tố trữ tình khiến người đọc rung cảm.‌

2. 2. Kết cấu.

2.2.1. Khái niệm kết cấu:

Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục tác phẩm, là sự tổ chức sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định. Theo giáo sư Trần Đình Sử: “Nguyên tắc quan trọng nhất của kết cấu là nguyên tắc tổ chức cái nhìn sao cho bằng cảm thụ hình tượng nghệ thuật, cũng như biểu hiện được niềm rung cảm và đánh giá của tác phẩm. [59;153]

Kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm. Kết cấu có nhiệm vụ góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Trong lao động sáng tạo văn học, có thể coi như chủ đề tư tưởng là mục tiêu nhằm hướng tới của nhà văn trong quá trình phát hiện và xây dựng kết cấu. Trong tác phẩm văn học, có nhiều hình thức kết cấu, tuỳ theo đối tượng miêu tả và phong cách sáng tạo mà các nhà văn có thể lựa chọn hình thức kết cấu phù hợp để biểu hiện cao nhất tư tưởng chủ đề tác phẩm.

2.2.2. Kết cấu tâm lý – mô hình tiêu biểu của văn xuôi Thạch Lam.

Nhìn lại các sáng tác của các tác giả cùng thời với Thạch Lam, chúng ta dễ dàng nhận thấy có nhiều hình thức kết cấu khác nhau. Truyện của

Nguyễn Công Hoan có lối kết cấu gần với kịch. Sự vận động của cốt truyện trên cơ sở sự xuất hiện, hình thành những tình huống mâu thuẫn, những xung đột. Các mâu thuẫn, xung đột ngày càng được đẩy đến cao trào, đỉnh điểm, rồi bất ngờ được giải quyết, nội dung tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ….. Kết cấu truyện của Nam Cao thường nương theo trục thời gian, dõi theo số phận nhân vật (Chí Phèo, Nửa đêm, Dì Hảo, Điếu văn …) hoặc mang tính chất luận đề (Đời thừa, Sống mòn …). Nhìn chung kết cấu của Nam Cao “là một dòng cảm xúc buồn của chất văn xuôi - đời thường” [18; 367].

Riêng với Thạch Lam, đối tượng phản ánh không phải là những xung đột giai cấp dữ dội mà là những diễn biến tinh vi, phức tạp của thế giới nội tâm. Vì vậy Thạch Lam đã chọn kết cấu tâm lí trong đa số các sáng tác của mình. Trong dạng kết cấu này, tác giả đã dựa vào các quá trình vận động bên trong tâm hồn, những phản ứng nội tâm, diễn biến tâm trạng nhân vật làm cơ sở để tổ chức tác phẩm. Tất cả đều được soi rọi từ cái nhìn nghệ thuật mang đậm dấu ấn chủ quan của nhà văn.

Xuyên suốt thiên truyện Hai đứa trẻ là dòng cảm giác của nhân vật Liên: buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn, cảm giác yêu thương, thân thuộc khi bắt gặp mùi âm ẩm của đất, “Liên tưởng là mùi riêng của đất”; cảm giác xót xa đồng cảm trước những thân phận, những kiếp người tàn tạ: những đứa trẻ đi đi lại lại nhặt nhạnh những thứ còn sót lại của phiên chợ nghèo; cảm giác trước cảnh sống của gia đình chị Tý, bác Xẩm, bác phở Siêu, bà cụ Thi điên; cảm giác “mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết, như chiếc đèn con của chị Tý chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ” sau khi nhìn thấy chuyến tàu đêm.

Sự vận động của truyện đi theo diễn biến của những rung cảm, cảm xúc trong tâm hồn nhân vật, nó rất mong manh, nhỏ bé và có khi mơ hồ thật khó nắm bắt. Kết cấu của truyện giống như một bài thơ trữ tình đượm

buồn làm lay động trái tim bạn đọc.

Truyện Gió lạnh đầu mùa được kết cấu theo diễn biến tâm trạng nhân vật bé Sơn: đó là những cảm giác của Sơn trước sự thay đổi đột ngột của thiên nhiên - cái lạnh đầu mùa bất chợt tràn về trong một buổi sáng. Cảnh vật, con người xung quanh đều có sự thay đổi, đặc biệt là cảm nhận của Sơn về cái lạnh của những đứa trẻ con nhà nghèo vì không có áo mặc. Và cảm giác vui, hạnh phúc khi lén mẹ tặng bạn chiếc áo rồi sau đó là sự hồi hộp lo lắng sợ bị mẹ phát hiện … Mạch đi của truyện theo những cảm giác rất nhẹ nhàng tinh tế trong tâm hồn trẻ thơ – nhân vật cậu bé Sơn đã đưa người đọc nhập vào câu chuyện và trải nghiệm với đời sống nội tâm nhạy cảm giàu tình yêu thương của thế giới trẻ thơ trong tác phẩm Thạch lam.

Dưới bóng hoàng lan với kết cấu theo những sắc thái nội tâm của nhân vật Thanh sau những năm đi học trên tỉnh xa nhà được trở về thăm bà, được đắm mình trong không gian yên ả thanh bình dưới bóng hoàng lan, được sống trong cảm giác yêu thương gần gũi bên bà, và những rung cảm trước vẻ đẹp tâm hồn người thiếu nữ, để rồi hôm sau ra đi trong sự bịn dịn lưu luyến …

Truyện Cô hàng xén, kết cấu truyện đi theo mạch diễn biến tâm trạng nhân vật Tâm: từ lúc con gái, yêu thương, lo toan, trách nhiệm với gia đình, ngày ngày nhẫn nại đi về với gánh hàng rẻ tiền “đòn gánh cong xuống vì hàng nặng, kĩu kịt trên mảnh vai nhỏ bé theo nhịp của bước đi” và “nỗi mệt nhọc như tan biến khi Tâm trở về nhà sống trong tình yêu thương của mẹ và các em”; cảm giác lo lắng cho người thân, không mảy may nghĩ tới mình. Đến những cảm giác, tâm trạng mụ mị, lo âu chồng chất sau khi Tâm lấy chồng, vừa phải nuôi con, lo cuộc sống gia đình nhà chồng vừa phải chu cấp cho các em ăn học, Tâm không còn nghĩ tới bản thân nữa “Đã lâu nàng không còn chú ý đến sắc đẹp của mình và cũng không biết nó tàn lúc

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 28/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí