Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam - 4

Yếu tố tự sự đươc

nhìn nhân

qua của giọng điệu s uy tư, trầm lắng

như muốn đưa người đoc vào thế giới tuổi thơ , thế giới của kí ứ c , hồi

tưởng. Ngoài ra còn phải kể đến yếu tố chính luận thấm đượ m trong những

vần thơ. Yếu tố tự sự và chính luân

hòa quyên

vào nhau tao

nê n đăc

trưng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

riêng trong những sáng tác của Chế Lan Viên.

Ngoài ra , trong những vần thơ của Nguyên

Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam - 4


Duy , yếu tố tự sự đươc

thể hiên

qua những chi tiết thoáng qua về lịch sử cuộc đời , quê hương, kỉ

niêm

tuổi thơ ... Đây là hình ả nh về môt

tuổi thơ chân đất ở làng quê qua

cách kể bằng thơ của Nguyễn Duy:

Thủa nhỏ tôi ra Cống Na câu cá Níu váy bà đi chợ Bình Lâm

Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Thủa nhỏ tôi lên chơi đền cây Thị Chân đất đi đêm xem lễ Đền Sòng.

Mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.

(Đò Lè n – Nguyên

Duy)

Văn xuôi cũng chứa đựng các yếu tố trữ tình. Chất trữ tình trong văn xuôi không chỉ là chỉ thứ ngôn ngữ bóng bẩy, giàu cảm xúc và có tính nhạc trong lời văn, nhiều từ ngữ gợi chứ không tả… Chất trữ tình trong văn xuôi được biểu hiện ở cả nội dung và hình thức.

Về nội dung: phải có nhiều cảm xúc và trí tưởng tượng, liên tưởng

nghĩa là phải bay bổng, hướng tới cái thi vị lãng mạn, cái nên thơ của cuộc sống và con người. Nó thường được thể hiện qua hai khía caṇ h : cảnh ngườ i. Đối với cảnh, tác phẩm văn xuôi thường tập trung miêu tả vẻ đẹp

thiên nhiên có thể trong sáng , tinh khôi, huyền ảo , thần tiên h oăc cũng co

thể tan tác, chia lìa, buồn thương. Qua đó gơi nhiều cảm xúc cho con người

trước cảnh vâṭ ấy . Trong những tác phẩm văn xuôi mang yếu tố trữ tình ,

con ngườ i thường đươc

khám phá những vẻ đep

sâu xa tiềm ẩn , những

rung đôn

g sâu kín và khao khát tự do , hạnh phúc. Con người đăṭ trong mối

giao cảm với thiên nhiên và chính hiên

thưc

mà nó tồn tai

. Vì thế mà trong

văn xuôi, ta thấy xuất hiện những trang văn mươt tâm hồn độc giả thổn thức, say mê.

mà , giàu cảm xúc khi ến

Về hình thức: lời văn phải giàu hình ảnh – có thể là trực quan hoặc ẩn dụ, biểu tượng (không chỉ trình bày vấn đề bằng những khái niệm, phán đoán, suy luận, trừu tượng, khô khan, mà còn cần có những bức tranh về cuộc sống và con người cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc, âm thanh…và nhạc điệu du dương, trầm bổng, nhịp nhàng với tiết tấu đa dạng… ).

Tóm lại, đây là hình thức thơ trong văn xuôi bởi có sự xâm thực khá mạnh của các yếu tố trữ tình vào văn xuôi, khiến văn xuôi tự sự trở thành những áng thơ - văn xuôi đầy ám gợi và quyến rũ. Tính lưỡng phân ở cấp độ đồng đẳng giữa thơ và văn xuôi cũng như sự đan xen giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn, giữa tính tự sự và trữ tình đã dệt nên đặc trưng thẩm mỹ riêng biệt, khó lẫn cho loại hình này.

Sự thâm nhập của yếu tố trữ tình vào tác phẩm tự sự là một hiện tượng khá phổ biến trong văn học. Nhiều nhà văn nổi tiếng trên thế giới với những tác phẩm của họ đã hình thành nên phong cách độc đáo: truyện ngắn thơ, tiểu thuyết thơ như Vichto Huygô, Tuôcghênhép, Pautôpxki, Amatốp ... Trong văn học Việt Nam có Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Tô Hoài, Anh Đức, và được tiếp nối và bổ sung với Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thành Long, Đỗ Chu, Nguyễn Ngọc Tư ....

Vichto Huygô (1802-1885) - hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn, được mệnh danh “thần đồng thi ca” và là nhà văn lãng mạn số một của dân tộc

Pháp. Những người khốn khổ là một bộ truyện lớn nhất mà cũng là tác phẩm có giá trị nhất trong sự nghiệp sáng tác của Vichto Huygô.

Những người khốn khổ là bức tranh của một xã hội Pháp thời bấy

giờ. Yếu tố trữ tình đươc

phản ánh ngay trong chính nôi

dung tác phẩm với

những vấn đề lớn lao trong xã hội Pháp đầu thế kỷ XIX. Trong đó là những mảnh đời đen tối, khốn cùng, những con người tì vết bị xã hội chà đạp, xua đuổi nhưng phi thường, mạnh mẽ và đầy lòng yêu thương. Đó là một bản anh hùng ca của thời đại chống lại cường quyền, chống lại áp bức bóc lột. Đó là lòng thương sâu xa đối với những con người bị xã hội chà đạp. Có những lúc nó mang lại chất thơ cho tiểu thuyết với những chương trữ tình ngoại đề mở rộng, khi lại hùng tráng, bi ai thể hiện tính sử thi của tác phẩm, nhưng hơn cả, đem lại sức sống cho tiểu thuyết. Tác phẩm đã vượt lên hiện thực khô khốc với sức mạnh ghê gớm của đồng tiền, của luật pháp để hướng đến những tình cảm yêu thương của con người. Đó là tình thương yêu giữa những người trong gia đình, tình yêu và trên hết là tình yêu thương đồng loại của những con người trong cộng đồng có chung hoàn cảnh và số phận của cuộc đời éo le, nghèo khổ. Một Giăng Van Giăng thương yêu chị gái và đàn cháu nhỏ; yêu thương Côdét bằng một tình yêu vĩ đại. Făngtin một người mẹ với tình yêu thương con vô bờ bến. Nam tước Phôngmecxi người cha yêu con hết lòng. Ông chấp nhận sống cô độc một mình và chỉ đứng nhìn trộm con trong nhà thờ để Mariuytx được thừa kế gia sản của người ông và bà cô. Và đặc biệt là tình yêu thương của Mariuytx và Côdét. Họ yêu nhau bằng tình yêu trong sáng và nồng nàn của tuổi trẻ. Bên cạnh đó còn có tình yêu thương đồng loại của đức cha Myrien, của cụ Mabớp, của Gavrốt, Giăng Van Giăng. Những tình cảm ấy đã làm lay động cả một bộ mặt luật pháp khô cứng, tối tăm mà Giave chính là đại diện tiêu biểu.

Qua tác phẩm Những người khốn khổ, Huygô thể hiện tính thời sự đó là ca ngợi tình thương yêu của những con người bình thường, miêu tả những tình cảm đau lòng dưới đáy xã hội Pháp với cả chiều rộng và chiều sâu. Không còn đẳng cấp, địa vị, không còn tôn sùng lý trí với những quy tắc tam duy nghiêm ngặt. Trong chủ nghĩa lãng mạn tình yêu của con người được khai thác ở mọi phương diện, thiên nhiên được phản ánh một cách sinh động nhất, trở thành nơi phản ánh nội tâm và nuôi dưỡng tình cảm của con người. Mộng tưởng và tình cảm của con người được đề cao, hướng đến một cuộc sống tự do, thoát khỏi mọi ràng buộc, hướng đến cái khoáng đạt phi thường và tìm kiếm sự tự do tuyệt đối.

Nói đến văn học thế giới không thể không kể đến văn học Nga với những tác giả tiêu biểu như Puskin, Lermentov, Macxim Goorki… Goorki đã kế thừa truyền thống lãng mạn tiến bộ của các nhà văn nổi tiếng như Puskin, Lermentov…Ngay từ nhỏ Goorki đã r ất say mê các nhân vật lãng mạn, sôi nổi chan chứa khát vọng tự do trong sáng tác của Sile, Bairơn. Nhưng quan trọng hơn hết là ông đã tiếp thu sâu sắc sức sống mãnh liệt, bất khuất, luôn vươn dậy mạnh mẽ của nhân dân, biểu hiện trong những truyền

thuyết, cổ tích…Môt

số tác phẩm chứ a đưn

g yếu tố lãng mạn trữ tình như:

Makar Tsudra (1892), Nàng tiên nhỏ bé và chàng chăn cừu (1892), Bà lão Izecghin (1894), Bài ca con chim ưng (1895), Về con chim yến nói dối và con gõ kiến yêu chân lí (1893), Cô gái và thần chết (1892), Những mẩu chuyện nước Ý (1906-1913), …

Truyện Nàng tiên nhỏ bé và chàng chăn cừu (1892), về sau tác giả cho in bài thơ rút trong tập này với nhan đề Truyền thuyết về Marco nói về mối tình của chàng chăn cừu và nàng tiên nhỏ bé trong rừng rậm. Chàng là con người luôn gắn liền với thảo nguyên lộng gió, bao la, chan hoà ánh nắng của Thảo nguyên thân yêu! bốn bề tít tắp. Cỏ mọc tràn lan ngời ngời

trắng bạc. Giá tự do xoè rộng cánh tung bay. Cùng thảo nguyên âu yếm vui chơi…”. Chàng sung sướng khi thấy những tia chớp xé rách bầu trời nặng trĩu, báo hiệu cơn bão táp sắp đến. Chàng reo lên chẳng có gì mạnh mẽ và đẹp hơn bão táp!” Cái chất trữ tình “thảo nguyên” đó của chàng hoàn toàn

đối lập với cuộc sống “rừng rậm” của nàng tiên nhỏ bé. Yếu tố trữ tình đã

thi vị hoá cuộc sống ngột ngạt tăm tối trong rừng rậm. Và nàng tiên nhỏ bé đã chết sau khi đem lòng yêu chàng chăn cừu trẻ tuổi bởi vì nàng chỉ quen sống trong thế giới yên tĩnh, chật hẹp, đã không chịu nổi không khí đấu tranh và tự do của đồng cỏ bao la.

Có thể nói những tác phẩm lãng mạn của Goorki là những bản tuyên ngôn khẳng định lòng tin yêu vào cuộc sống và con người, về mối quan hệ

giữa cá nhân và tập thể. Yếu tố trữ tình trong viêc

k ế thừa truyền thống

lãng mạn tiến bộ của văn học quá khứ đã giúp nhà văn xây dựng nên những tác phẩm thể hiện những cảm hứng rất mới mẻ, phản ánh những khát vọng của nhân dân khi phong trào cách mạng vô sản đang dâng dậy.

Ở Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ XX đến năm 1945 đã diễn ra quá trình tiếp xúc, giao lưu mạnh mẽ và rộng rãi giữa văn học dân tộc với văn học Pháp cũng như với một số nền văn học lớn trên thế giới. Sự ảnh hưởng về phong cách sáng tác của các nhà văn nổi tiếng trên thế giới đến các tác giả Việt Nam là không nhỏ. Hơn thế nữa, nó góp phần hình thành một đời sống văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX hết sức phong phú đa dạng.

Trong những năm 20, tiểu thuyết Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách ) xuất hiện như một sự kiện làm đảo lộn những lối viết truyền thống. Kết cấu cuốn tiểu thuyết này theo quy luật tâm lý, đã đi sâu vào khám phá đời sống nội tâm con người. Văn xuôi Tố Tâm vì vậy giàu chất thơ, chất trữ tình.

Nói đến sự thâm nhập của chất thơ vào văn xuôi không thể không kể đến các sáng tác của Tự lực văn đoàn. Đây là một văn phái đã xây dựng

được một nền tiểu thuyết có kết cấu và cốt truyện chặt chẽ, lối kể chuyện hấp dẫn, duyên dáng; ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm và giàu chất thơ. Những trang miêu tả tâm lý tinh tế có khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm của con người.

Hiện tượng cộng sinh thể loại cũng xuất hiện trong tác phẩm các nhà văn hiện thực phê phán. Nhiều tác phẩm của họ tuy mang nội dung phản ánh hiện thực, mang những tiếng chửi căm thù vào thực dân phong kiến lúc bấy giờ nhưng đôi khi cũng đậm chất trữ tình và giàu chất thơ. Chẳng hạn tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng đượm màu sắc lãng mạn, trữ tình. Trong tập tiểu thuyết tự truyện rất xúc động này, Nguyên Hồng đã lắng nghe được những âm vang sâu lắng của tâm hồn, ghi nhận được những cảm giác tinh tế từ bên trong, miêu tả một thiên nhiên đầy thanh sắc và tất cả đều được thể hiện qua màu sắc chủ quan của cái tôi chủ thể hồn nhiên, trong sáng. Hay trong các sáng tác của Nam Cao với những trang viết miêu tả ánh trăng qua đó bộc lộ tâm trạng nhân vật hay những đoạn văn độc thoại nội tâm, thể hiện những nỗi niềm tâm sự, những vui buồn, đau đớn, day dứt trào lên từ đáy sâu tâm hồn con người đều gợi cho người đọc nhiều cảm xúc.

Đặc biệt sự thâm nhập của chất thơ vào văn xuôi đã tạo nên một dòng truyện ngắn trữ tình đặc sắc 1932- 1945. Có thể nói rằng, thông qua bút pháp trữ tình và cảm xúc trữ tình của nhà văn, truyện ngắn trữ tình đã đưa vào văn xuôi nghệ thuật Việt Nam một chất thơ man mác, bàng bạc rất riêng. Chất thơ ấy thể hiện qua cái “tôi” buồn và sự cô đơn trong cuộc đời, niềm hoài nhớ dĩ vãng được bộc lộ qua hồi tưởng, trân trọng và nâng niu cái đẹp đã đánh mất, phát hiện ra thế giới đa diện và ẩn sâu của nội tâm con người. Đồng thời chất thơ còn được thể hiện qua cách kết cấu truyện gần với cấu tứ một bài thơ trữ tình, qua việc sử dụng ngôn ngữ truyện gần với ngôn ngữ nghệ thuật thơ và tạo ra một thời gian – không gian trữ tình có

sức ám ảnh khêu gợi sâu sắc. Có thể kể tên những tác giả nổi tiếng có dòng truyện ngắn trữ tình này như: Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu … Sự thâm nhập của chất thơ vào văn xuôi trong quy luật cộng sinh thể loại, đến đây không chỉ mang lại màu sắc hay chất thơ mới cho thể văn xuôi mà thực sự đã sáng tạo ra thể loại thứ ba – văn xuôi trữ tình – như một sự kiếm tìm một phương thức thể loại mới để phản ánh một phương diện hiện thực mới: hiện thực tâm trạng.

Mặc dù vậy, do khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ nên văn học nước nhà thời kì này đã phân hoá thành nhiều xu hướng, trong đó nổi lên hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn.

Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan là những cây bút hiện thực nổi tiếng. Truyện của Nguyễn Công Hoan chủ yếu theo xu hướng truyện giàu chất kịch, tính kịch. Mỗi truyện của ông thường là một cảnh tượng, một tình thế mâu thuẫn đầy tính chất hài hước trong cái “tấn trò đời” nhố nhăng đồi bại ấy. Một ông quan to béo oai vệ rất sang trọng nhưng ăn tiền một cách … mất vệ sinh; một cụ Chánh bá oai nghiêm dữ tợn “chúa ghét thói ăn cắp” nhưng lại bày trò đi ăn cắp một cách đê tiện; một ông quan khác đã phẫn nộ thẳng tay đánh vợ và dạy vợ bài học “tam tòng tứ đức” vì vợ ông không chịu nghe ông để …đi hầu quan trên cho ông chóng thăng quan chức … Nguyễn Công Hoan là người khơi nguồn cho dòng văn học “tả chân”, “vị nhân sinh” tiến bộ. Suốt nửa thế kỉ cầm bút, sáng tác của Nguyễn Công Hoan là tiếng nói tố cáo gay gắt, đanh thép xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến đầy bất công và hết sức lố lăng thối nát, là tiếng nói bênh vực chân thành những con người nghèo khổ bị chà đạp, bị xúc phạm..

Cùng trào lưu văn học hiện thực phê phán với Nguyễn Công Hoan , Vũ Trọng Phụng là cây bút nổi tiếng với những thiên truyện ngắn , tiểu

thuyết đôc

đáo, hấp dân

, giàu tính hiện thực . Bứ c tranh xã hôi

đau thương ,

tăm tối đươc

ông phản ánh qua ngòi bút trào phúng sắc sảo , điêu luyên .

Ông là người chủ trương nghệ thuật vị nhân sinh, vạch ra sự khác biệt giữa hai trường phái lãng mạn và hiện thực trong cách nhìn nhận đời sống xã hội, trong cách miêu tả hiện thực và con người. Ông dõng dạc tuyên bố: “ … tôi và các nhà văn cùng chí hướng với tôi, muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời, các ông muốn tiểu thuyết tùy thời chỉ nói cái gì thiên hạ thích nghe, nhất là sự giả dối. Chúng tôi chỉ muốn nói cái gì đúng sự thật, thành ra nguy hiểm, vì sự thật mất lòng”. Và Vũ Trọng Phụng còn chỉ rõ nhiệm vụ của nhà văn là: “Tả thực cái xã hội khốn nạn, công kích cái xa hoa dâm đãng của bọn người có nhiều tiền, kêu ca những sự thống khổ của dân nghèo bị bóc lột...”. Và khẳng định mục đích của văn tả chân: “Cất tiếng nói khám phá xã hội bất công, mục nát xấu xa phản tiến bộ, trong đó lòng lương thiện thường bị bóc lột, đè nén, bị bần cùng và tha hóa. Bên cạnh đó tầng lớp trên thì ăn chơi trác táng, xa hoa, phè phỡn, lố lăng”. Ông cho rằng xã hội đương thời với những vết thương trầm trọng, thối rữa đến tận xương tủy, như thế thì có gì phải giấu giếm? Phải vạch trần chân tướng xấu xa của nó, phanh phui ung nhọt của nó, chỉ ra sự bất công và nỗi thống khổ tràn lan, dày vò con người. Từ đó làm cho dân chúng căm hờn phỉ nhổ tệ nạn bất công mà đấu tranh cho sự công bình và những điều tốt đẹp đó há phải sứ mệnh cao đẹp của văn chương tả thực hay sao?. Có thể nói, nhắc đến Vũ Trọng Phụng là nhắc đến một nhà tiểu thuyết già dặn, một cây bút phóng sự bậc thầy của văn học Việt Nam giai đoạn 1030 – 1945. Ông đại diện cho trường phái “nghệ thuật vị nhân sinh”, nghệ thuật phải là sự thật ở đời.

Nam Cao được coi là đại diện của văn học hiện thực phê phán trong giai đoạn cuối, với những trang viết tả chân sắc sảo hằn dấu ấn hiện thực cụ thể, đặc thù của một xã hội Việt Nam vào những năm 40 đang xáo trộn,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2023