Ngay từ đầu xuất hiện cuốn “Gió đầu mùa”, Khái Hưng đã rất tinh tế khi xếp Thạch Lam là nhà văn của cảm giác và nhận xét: “Ở chỗ mà người khác dùng tư tưởng, dùng lời nói có thể rất rậm để tả cảnh, tả tình, ông chỉ nói một cách giản dị cái cảm giác của ông, cái cảm giác ấy bao quát hết trí tưởng tưởng của độc giả và tác giả, nhiều khi đi xa hơn, sâu hơn tư tưởng vì có cái cảm giác ấy mà ta không thể dùng tư tưởng để mô tả, giải phẫu cảm giác của ta được (Khái Hưng - Tựa gió đầu mùa (tái bản)-NXB Minh Đức - Hà Nội, 1957).
Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại” đã phát hiện: “Có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người mà ông tả một cách tinh vi [17;137].
Ngòi bút Thạch Lam có xu hướng hướng nội, đi vào thế giới bên trong với những cảm xúc, cảm giác; ông đặc biệt tinh tế khi diễn tả, phân tích những rung động tâm hồn, những cảm giác mong manh thoáng qua, những biến thái nhỏ bé của tâm trạng trước ngoại cảnh. Đó là những rung động, cảm xúc thơ ngọt ngào, ngây ngất của các chàng trai, cô gái mới lớn.
Tâm trong Cô hàng xén – một thiếu nữ ngoan hiền xinh đẹp đã phải lòng và rung động trước cậu giáo làng: “Những ngày phiên chợ Bằng, Tâm thường thấy người ấy ra mua kim chỉ. Nàng cúi mặt xuống hàng, thấy cái nhìn âu yếm của người con trai ấy đè nặng trên người. Má Tâm phơn phớt đỏ. Câu chuyện ngượng nghịu gióng một, nhưng nàng thấy tâm hồn say sưa như nhấp rượu”. Và “Lúc lên giường nằm, dưới tấm chăn mỏng và lạnh, Tâm còn tơ tưởng mãi đến con người xinh trai ấy ” [39;51].
Cảm giác rạo rực, rung động của Bình trước vẻ đẹp của cô Lan, con gái ông Cả Vinh- chủ nhà, được miêu tả hết sức tinh tế: “Bình ngắm nghía cô “Thân thể trẻ tươi và dẻo dang của nàng vươn cong dưới bóng cây, và tấm áo mảnh căng sát để phô hẳn những đường mềm mại” (Tình xưa). Một
đêm khuya cả nhà đã ngủ, và Bình ngồi gần bên của sổ trông ra sân. Bỗng nhiên chàng nghe thấy tiếng nước rơi xuống. Cô Lan đang tưới hoa lan ở ngoài vườn. Chàng ham muốn ở gần cô: “Một ham muốn bỗng đễn chiếm lấy tâm hồn tôi. Mùi thơm nhẹ và sắc của hoa lan thoang thoảng ở ngoài. Lan vẫn cúi mình trên chậu cây dường như không biết có tôi bên cạnh. Tuy vậy tôi đoán rõ sự cảm động của nàng. Tôi đến bên cạnh nàng …để tay lên tay nàng. Lan rung động cả người, toàn thân nàng mềm lại. Nàng ngả người trên vai tôi” (Tình xưa)
Cảm giác xao xuyến rạo rực trong tình yêu giữa Trường và Trinh trong tiểu thuyết Ngày mới được nhà văn miêu tả hết sức đặc sắc và lãng mạn: “Chung quanh chàng yên lặng: mặt trăng đã lên quá đỉnh đầu, sáng láng trên nền trời trong vắt. Sương xuống đã thấm vào người…. Đột nhiên chàng giật mình. Trong bóng tối của giàn hoa, chàng thoáng thấy bóng người đứng nép vào khóm cây. Chàng bước lại gần. Một tiếng nói quen thuộc khẽ gọi tên chàng, giọng dịu dàng và cảm động. Trường đứng sát bên nàng. Trong bóng tối chàng thấy đôi mắt Trinh long lanh và nghe tiếng thở không đều của người thiếu nữ. Qủa tim chàng bỗng đập mạnh và một tình cảm mến yêu dồn dập đến; Trường cầm lấy bàn tay nhỏ nhắn của Trinh và kéo lại gần mình…”(Ngày mới).
Hoặc cái cảm giác ê chề tủi nhục của hai cô gái giang hồ trong Tối ba mươi khiến ta không khỏi buồn bã, day dứt:
“Trên chiếc bàn rửa mặt đầy vết bẩn, Liên đã đặt đĩa cam quýt, cái bánh chưng và thếp vàng. Mấy gói lạp xườn và giò cúng để ngay bên. Các đồ cúng nghèo nàn bỗng bày lộ ra trước mặt hai người. Huệ tìm lấy thẻ hương. Nàng quay lại hỏi Liên:
- Chị có mua gạo không?
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểu Cốt Truyện - Tình Huống Khơi Gợi Cảm Xúc Trong Văn Xuôi Thạch Lam.
- Kết Cấu Tâm Lý – Mô Hình Tiêu Biểu Của Văn Xuôi Thạch Lam.
- Nhân Vật Của Thạch Lam Thiên Về Đời Sống Nội Tâm .
- Không Gian Nghệ Thuật Trong Văn Xuôi Thạch Lam.
- Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam - 11
- Thời Gian Nghệ Thuật Trong Văn Xuôi Thạch Lam.
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
- Có, gạo đây. Nhưng đổ vào cái gì bây giờ?
“Hai chị em nhìn quanh gian buồng, nghĩ ngợi, Liên bỗng reo lên:
- Đổ vào cái cốc này này. Phải đấy rất là ….
“Nàng im bặt dừng lại. Hình ảnh ô uế vừa đến trí nàng. Cái cốc bẩn ở góc tường, mà cả đến những khách chơi cũng không thèm dùng đến, nàng định dùng làm bát hương cúng tổ tiên! Liên cúi mặt xuống, rồi đưa mắt lên trông Huệ; hai người thoáng nhìn nhau. Liên biết rằng những ý nghĩ ấy cũng vừa đến trí bạn.
“Huệ cất tiếng nói trước, thản nhiên như không có gì:
- Hay là cắm trên cái chai này …Không! Cắm trên tường này cũng được mày nhỉ.
“Liên không dám trả lời, sẽ gật đầu” [39;234].
Qủa là cách tả cái phút cay đắng của những cô gái giang hồ đến như thế thì thật khéo khéo và vô cùng tinh tế. Chi tiết cái cốc, vài lời nói kín đáo, vài cử chỉ nhẹ nhàng đủ phô bày hết tất cả cái cảnh tạm bợ, nhơ nhớp, đủ diễn tả cái tâm hồn đau khổ của kẻ nghèo nàn và truỵ lạc mà vẫn còn muốn sống theo cổ tục, truyền thống. Cái gật đầu ấy mới có ý nghĩa làm sao. Nó thảm hơn cả tiếng khóc, đau xót hơn cả tiếng thở dài. Đoạn tả tình trên của Thạch Lam thật là một đoạn văn kín đáo giàu cảm xúc.
Cái cảm giác về các món ăn trong Hà Nội băm sáu phố phường được tác giả miêu tả thật tinh tế. “Cũng là thứ bún chả chẳng hạn - Thạch Lam viết- cũng rau ấy, bún ấy, thế mà sao bún chả Hà Nội ngon và đậm thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi”. Phở cũng vậy: “phở là một thứ quà thật đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon”. Cái ngon của phở Hà Nội mới hấp dẫn: “nồi nước sôi sùng sục, toả mùi thơm ra khắp phố. Nếu là gánh phở ngon - cả Hà Nội không có đâu làm nhiều – thì nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt và
hành tây đủ cả. Chả gì ngon hơn bát phở như thế nữa. Ăn xong bát phở thứ nhất lại muốn ăn luôn bát thứ hai”. Còn gánh phở trong nhà thương “… gánh phở của bà thì tuyệt: bát phở đầy đặn và tươm tất do hai con gái bà làm, trông thực muốn ăn. Nước thì trong và lúc nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút. Rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một chút cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ”.
Ông viết về canh bún cá rô: “Thịt rô ấy đem lại cho thức ăn một vị ngon đậm khác thường, không hiền lành, bởi vì nó chỉ ngon trong một độ nào đó khiến người ăn có cái cảm tưởng đi gần một vị ghê lợm ở đầu này và ở đầu kia, và bởi thế càng khiến cho thức quà thêm ngon hơn, có cái ngon của sự chênh vênh và lo sợ …”. Ở đây tác giả đã dẫn dắt ta vào cái thế giới của những trạng thái, cảm giác, trong đó có cả cái trạng thái “không trọng lượng” khiến con người thấy chênh vênh và lo sợ. Còn đây, ta hãy nghe ông tả thức quà xôi cháo: “Cháo hoa quánh mùi gạo thơm, xôi nồng mùi gạo nếp. Xôi đậu, xôi lạc, xôi vừng mỡ và dừa. Ở xôi vừng mỡ, nắm từng nắm con, ăn vừa ngậy vừa bùi” [17;262].
Có thể thấy, sức hấp dẫn ở những trang viết của Thạch Lam là lối văn rất nhỏ nhẹ, sâu lắng, kín đáo và xinh tươi, đầy sức truyền cảm dẫn người đọc vào dòng tâm trạng, cảm giác của nhân vật - những cảm giác mong manh vừa thực vừa rất lãng mạn. Đó là chất thơ, chất trữ tình say đắm.
Đi vào thế giới nội tâm nhân vật, truyện của Thạch Lam đã miêu tả những rung động, cảm xúc trước thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.
Bằng sự gợi tả cảm giác, Thạch Lam đã mở rộng cánh cửa đi ra thế giới bên ngoài để nhân vật hoà nhập với thiên nhiên ngoại giới, để sống đầy đủ cuộc sống của mình. Nhân vật của Thạch Lam rất nhạy cảm với màu sắc, âm thanh và đặc biệt là hương vị cuộc sống. Đó là “mùi bèo ở dưới ao hay mùi rạ đưa lên ẩm ướt” (Cô hàng xén), đến “mùi lúa chín thơm
lại phảng phất lẫn mùi rơm rạ mới cắt” (Những ngày mới).
Nhân vật của Thạch Lam cũng có sự lắng nghe âm thanh rất tinh tế bởi họ nghe bằng cảm giác. Chẳng hạn trong một đêm mưa gió, hai cậu bé nằm trong chăn ấm lặng người đi vì “qua tiếng gió, tiếng mưa ở ngoài …., nghe thấy tiếng chiêm chiếp của tiếng chim”, bởi thao thức trăn trở với sự tưởng tượng “có một con chim ướt át xù lông ra vì rét, đến chỗ cửa sổ đòi vào vì nó thấy ánh sáng trong phòng ấm áp” (Tiếng chim kêu). Tâm (Cô hàng xén) nhận ra “lá tre khô và tiếng xao xác” khi “chân cô dẫm lên lá tre”. Loan (Bắt đầu) nghe thấy tiếng “sẽ thở dài” trong sự dùng dằng và cay đắng trước một cuộc hẹn hò.
Nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ có một tâm hồn trẻ thơ trong sáng và thuần khiết, tự nhiên như chưa từng chịu một tác động nào của cuộc sống. Chỉ mới bắt gặp “mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc, Liên ngỡ đó là mùi riêng của đất, của quê hương”. Một chiếc xà tích, một chiếc khoá được mẹ giao cũng gợi lên trong lòng cô sự “quý mến và hãnh diện vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang”. Không khí vắng lặng đìu hiu của phố huyện đã lay động tâm hồn Liên để cô cảm nhận được cái buồn của buổi chiều quê và khiến đôi mắt cô cũng ngập đầy bóng tối. Khi đêm xuống Liên thích thú ngắm bầu trời đêm với ngàn sao lấp lánh để mơ mộng về con vịt theo sau ông Thần Nông, về dòng sông Ngân Hà trong những câu chuyên cổ tích. Tâm hồn cô trong sáng đến độ có thể bắt nhạy với những dấu hiệu mơ hồ nhất của thế giới xung quanh mình: những con đom đóm lập loè, những khe sáng, hột sáng lọt qua phên nứa, những loạt hoa bàng rụng khẽ xuống vai áo …. Tâm hồn Liên dễ xao động trước tất cả mọi việc đang diễn ra. Đằng sau mỗi cảnh vật, số phận là một nỗi niềm của cô bé. Bắt gặp cảnh những đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh những rác rưởi trên mặt đất, Liên động lòng thương, tuy chính chị
không có gì cho chúng; thấy cảnh cụ Thi điên, cô chạnh lòng ái ngại và thấp thỏm dõi theo bóng cụ đi lần vào bóng tối; cô hoà vào cảnh sống, nhịp sống những người dân nghèo nơi phố huyện là mẹ con chị Tý, gia đình bác Xẩm, bác phở Siêu …
Ngòi bút Thạch Lam còn ghi lại ước mơ chập chờn chưa định hình hẳn trong tâm hồn Liên khi con tàu đêm lướt qua, ước mơ về Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu đêm như đã đem một thế giới khác lạ đi qua, một thế giới khác hẳn với cảnh tù đọng tăm tối nơi phố huyện. Nó khơi dậy trong Liên mơ ước, hi vọng dù mơ hồ nhưng đầy ý nghĩa trước cảnh sống quẩn quanh, buồn tẻ của chị em Liên và những người dân nghèo nơi đây.
Ở Liên, ta bắt gặp một cảm giác buồn man mác, một nét buồn lãng mạn. Và cái vẻ mơ mộng, lãng mạn trong tâm hồn Liên rất tiêu biểu cho cái chất lãng mạn nhẹ nhàng được cất lên từ một hiện thực đầy chất thơ có ngay trong hiện thực tâm hồn tuổi thơ.
Truyện Đứa con đầu lòng đã được tác giả miêu tả: Tân không hiểu tại sao có một cảm giác khó chịu trước sự xuất hiện của đứa trẻ sơ sinh trong gia đình nhỏ của mình, Tân hờ hững khi vợ đẻ con gái. … Tân cảm thấy xa lạ với đứa con - giọt máu của mình. Nhưng cái trực quan sinh động nhiều khi có sức mạnh khôn lường. Mỗi lần nhìn thấy “hai bàn tay nhỏ nhắn của đứa bé đang cọ quậy giơ lên, giơ xuống, hai con mắt lờ đờ như hơi ngạc nhiên nhìn …Cái bàn tay mập mạp xinh xắn của nó nắm chặt lấy tay mẹ như để cầu sự âu yếm và che chở ..”, lòng Tân như xao động. Rồi chàng không còn thờ ơ được nữa khi “cảm thấy lần đầu tiên cái thiêng liêng sâu xa của sự sống”.
Ở đây tác giả đã nương theo đúng tâm lí của Tân và diễn tả được việc Tân bị chinh phục bởi cái đẹp tự nhiên của sự sống luôn sinh thành.
Cái sinh vật nhỏ nhoi kia một phần của máu thịt chàng, nó vô tư lự, đòi hỏi được chở che, nâng đỡ. Đúng lúc ấy, chàng mới thấy “trong lòng rung động khẽ như cánh bướm non, một tình cảm sâu xa và mới mẻ chưa từng thấy”.
Thạch Lam đã luôn tâm niệm rằng: “Chính nhà tiểu thuyết gia có biệt tài là nhà văn đã tả đúng và thấu đáo cái tâm lý uyển chuyển của con người nhà văn chính mình có một tâm hồn rất phức tạp và giàu có” (Tiểu thuyết để làm gì, Theo giòng). Đi sâu khám phá thế giới nội tâm của con người, ngòi bút Thạch Lam đã luôn có ý thức kiếm tìm cho mình một cách thức biểu hiện riêng. Cách thức này không chỉ giúp ông khám phá ra “cái bí mật không tả được của mỗi con người” mà còn soi thấu được cái tâm lí bên trong và do đó hiểu được cái ý nghĩa sâu kín của sự vật.
2.3.4. Nhân vật của Thạch Lam giàu niềm vui sống, luôn hướng về cái tốt đẹp.
Dưới ngòi bút của Thạch Lam, có những nhân vật phải chịu số phận không may mắn, quanh năm suốt tháng phải vật lộn với cái nghèo, cái đói, nhưng vẫn mang niềm vui sống và hướng về những gì tốt đẹp. Trong cảnh nghèo của gia đình Cô hàng xén, những tình cảm ruột thịt vẫn luôn hiện diện: “Tâm ngồi ăn dưới con mắt hiền từ và thương mến của mẹ. Các em cô quây quần cả xung quanh”. Trong bức tranh ảm đạm của Nhà mẹ Lê, ta vẫn bắt gặp những đêm trăng “Mọi người quên đi cái cảnh khổ sở hèn mọn ai ai cũng vui vẻ chuyện trò, tiếng cười to và dài của người lớn xen lẫn tiếng khúc khích của các cô gái”. Và một “người bạn trẻ” dù phải chịu đựng bi kịch éo le của số phận, đến phút lâm chung của cuộc đời, ấn tượng cuối cùng đọng lại trong tâm trí anh là hình ảnh một người bạn tốt.
Có thể nói, dù ở cảnh ngộ nào – con người trong sự miêu tả của Thạch Lam vẫn luôn hướng về một thế giới tinh thần đẹp đẽ, trong sáng và giàu tính thiện. Mẹ Lê sắp chết mà vẫn cứ ước muốn “giá cứ có người
mướn làm” để có tiền nuôi đàn con thơ dại. Với những người lao động như mẹ Lê, cái khổ chưa chắc đã phải vì nghèo hay vất vả mà điều đáng lo sợ nhất là không có ai thuê mướn, không được đi làm để kiếm gạo nuôi các con. Người lính cũ trong khốn khó và bệnh tật vẫn hướng về quá khứ - quãng đời làm lính ở Pháp có “nhiều ánh sáng” như một niềm an ủi lớn lao cho quãng đời còn lại của mình. Liên và Huệ trong Tối ba mươi là những người làm cái nghề dưới đáy cùng của xã hội. Những ngày Lễ – Tết hai cô vẫn nhớ tới quê hương làng xóm, ước muốn được trở về sống lại “trong một căn nhà ấm cúng sáng đèn, then cửa cài chặt, mọi người đang tấp nập đón năm mới trong sự thân mật và ấm cúng của gia đình” [39;232]. Cao hơn nữa là một niềm tiếc hận, khổ đau cho thân phận và cuộc sống của mình. Hai cô vẫn đau đáu ngày trở về trong sự hoàn lương: “… những giọt nước mắt chảy tràn mi, nàng không giữ được; Liên cảm thấy một nỗi tủi cực mênh mang tràn khắp người, một nỗi thương tiếc vô hạn; tất cả thân thể nàng lướt hiện qua trước mắt với những ước mong tuổi trẻ, những thất vọng chán chường” (Tối ba mươi).
Nhân vật của Thạch Lam, hoàn cảnh dù ngặt nghèo, thân phận dù nhỏ bé nhưng khát vọng thì vẫn luôn bừng sáng. Trong Hai đứa trẻ, cái nhịp điệu tẻ nhạt lặp đi lặp lại hàng ngày ở một phố huyện nhỏ và nghèo với những “ngọn đèn hoa kì leo lét” bên gian hàng xén cũng nghèo nàn vẫn không làm tắt đi ở nơi An và Liên niềm khát vọng hướng về một thế giới văn minh rộng lớn, “một Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo” hay hướng về vũ trụ thăm thẳm bao la có dải ngân Hà với “Hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh- một thế giới ẩn chứa bao điều bí mật và huyền diệu. Và có lẽ không chỉ có Liên và An thả tâm hồn theo những ước vọng đẹp đẽ cao xa đó mà cả những người như chị Tý, bác phở Siêu, bác Xẩm … “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc