Tự vấn là sự lục soát lại tổng thể, đào xới toàn bộ kho ký ức cá nhân. Thông qua quá trình tự vấn này, người nghệ sỹ dò lại trong những ấn tượng thu nhận được khi quan sát thế giới ngoại vật bên ngoài và nội tâm bên trong. Chúng được chiêm nghiệm và chắt lọc để trả lời cho hai câu hỏi: “ta cảm thấy điều gì là quan trọng”; “ta sẽ bắt đầu từ đâu?”. Ở Tú Xương, ta thấy bắt đầu có manh nha của tinh thần tự vấn. Tuy nhiên, ta nhận thấy trong thế giới thay đổi không trật tự đó, Tú Xương vẫn chưa xác định được điều gì là “quan trọng”, nhưng người đọc mơ hồ nhận ra được hướng đi của ông, của người nghệ sĩ muốn bứt ra khỏi guồng quay đó. Câu hỏi “ta sẽ bắt đầu từ đâu” không khỏi khiến Tú Xương phải trăn trở, và chi phối quá nhiều với nó. Song với tâm hồn nghệ sĩ, và lối phản ứng tự phát, người đọc lại chập choạng nhận ra câu trả lời không mấy sáng sủa cho câu hỏi lớn đó. Ở Tú Xương, ta thấy có tư tưởng phá bỏ thần tượng, phá bỏ những biểu tượng lớn vốn được xã hội chấp nhận, đó là xu hướng phá bỏ quan niệm về con người truyền thống, để xây dựng biểu tượng con người mới. Đó là dấu hiệu ban đầu cho hướng đi của Tú Xương.
Tự vấn ở Tú Xương không phải là quá trình “tôi đi tìm tôi” mà tìm hướng đi cho mình. Mặc dù không sốt sắng và gay gắt, thậm chí đôi khi còn lạnh lùng, bâng quơ, nhưng Tú Xương đã tách ra khỏi những lối sống thông thường và tự điều chỉnh mình sống theo một cách khác, không giống bất kỳ ai trong xã hội đương thời bát nháo. Phản ứng mang tính nghệ sỹ bột phát và nương vào cảm hứng, ngẫu hứng, song ta đều nhận thấy đó là mong muốn và ước nguyện được sống như thế. Hình tượng chú Mán được Tú Xương xây dựng như một biểu tượng của con người mới, khác với hình mẫu lý tưởng của thơ ca trung đại.
Như ta đã biết, đối tượng phản ánh của văn chương nghệ thuật là con người và cuộc sống của con người. Xem con người là đối tượng chủ yếu, văn chương nghệ thuật bao giờ cũng nhìn nhận hiện thực qua cái nhìn của con người- tức là qua cảm nhận của chủ thể phản ánh. Qua cái nhìn đó, văn chương nghệ thuật phát hiện ra bản chất của hiện thực và mặt khác trở lại nhận thức sâu sắc hơn về con người. Xã hội Việt Nam
thời trung đại là xã hội phong kiến. Mọi hoạt động nhận thức của con người trong thời trung đại đều bị chi phối chặt chẽ bởi những quy phạm của lễ giáo phong kiến và cảm thức phong kiến. Người trung đại quan niệm “vạn vật nhất thể” nên con người được thể hiện trong thơ ca là con người vũ trụ. Đó là những hình mẫu cao cả và mang tính ước lệ cao như “lữ khách”, “đăng cao”, “đạo sĩ”, rồi tráng sĩ “hoành sóc giang san”, rồi bóng dáng của con người “một bầu phong nguyệt”.... Bên cạnh những hình tượng cổ điển đó, còn xuất hiện những mẫu người mang tính xã hội: “hoàng đế”, “nhà nho hành đạo” ôm lý tưởng “trí quân trạch dân”. Đó là hình tượng những con người mang trong mình những tư tưởng và giáo điều của người xưa, coi đó là chuẩn mực và thước đo giá trị để noi theo:
Học theo ngòi bút chí công Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân Thu
(Nguyễn Đình Chiểu)
Có thể bạn quan tâm!
- Tú Xương Với Tư Cách Là Con Người Xã Hội
- Thái Độ Của Tú Xương Đối Với Minh Quân Lương Tướng
- Đối Với Thương Nhân Và Những Lề Thói Khác
- Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương - 7
- Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương - 8
- Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương - 9
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Dù là con người vũ trụ hay con người xã hội và với kiểu hình nào: hành đạo, ẩn dật hay tài tử thì con người nhà nho trong thơ ca trung đại cũng đều thể hiện cùng một cảm hứng là phi ngã hóa trong cùng nhãn quan nho giáo và với cùng một bút pháp đầy cách điệu hóa và quy phạm hóa.
Trong mạch chảy đó, ta thấy Nguyễn Khuyến là một nhà thơ cùng thời với Tú Xương và trong thơ ông, đã có dấu hiệu phá vỡ quy phạm cảm hứng về con người lý tưởng trong thơ ca trung đại, nó được thay bằng hình tượng những con người hàng ngày. Nguyễn Khuyến trước sau chỉ biết mỗi thế giới cổ điển gắn bó với lối sống làng quê. Nhưng ông là nhà thơ cổ điển đầu tiên thấy cái rỗng không của con người lý tưởng truyền thống, là nhà thơ mở đầu sự đổi thay các ý nghĩa tượng trưng của hệ thống thi pháp xưa.
Nhưng chỉ đến Tú Xương, ta mới thấy hình tượng lý tưởng mà nhà thơ khát khao được đạt tới, được sống lại được xây dựng cụ thể như thế. Hình tượng chú Mán là
biểu tượng của con người phá vỡ hết mọi vòng cương tỏa của lễ giáo. Đó là hình tượng của một con người được sống phóng khoáng, sống theo bản năng và sở thích của mình:
Phong lưu nhất ai bằng chú Mán Trong anh em chúng bạn kém thua xa. Buổi loạn li bốn bể không nhà
Răng chẳng nhuộm, vợ chẳng lấy, lụa là chẳng mặc. Mán chỉ làm đủ tiền tiêu vặt
Khi cao lâu, khi cà phê, khi nước đá, khi thuốc lá, khi đủng đỉnh ngồi xe
Sự đời Mán chẳng buồn nghe.
(Chú Mán)
Chú Mán là một người đến ở Nam Định, làm nghề chở lợn thuê ở chợ Vị Hoàng. Nhưng tính cách có nhiều nét lạ, như một kẻ ngông và phớt đời. Tú Xương hơn một lần lấy chú làm nhân vật trong thơ của mình.
Hình tượng chú Mán rất ngông- một con người đi ngược lại với phong tục truyền thống của dân tộc cũng như không sống theo nếp nghĩ và hướng phấn đấu thông thường trong cuộc sống, không chạy theo lợi danh hào nhoáng. Đặc biệt, chú Mán sống theo bản năng và sở thích, không bó buộc mình trong một vòng luân lý nào, nuông chiều mình theo bản năng. Câu thơ “Sự đời Mán chẳng buồn nghe” thấp thoáng như hình ảnh những trích tiên ẩn dật với thái độ đắp tay ngoảnh mặt, họ xa rời cuộc sống, sống cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên, hình tượng chú Mán được tác giả đặt trong cuộc sống bề bộn, xấu tốt lẫn lộn. Sống trong mớ đời hỗn độn đó mà chú giữ được thái độ bàng quan như thế quả là đáng khâm phục. Thêm một lần nữa Tú Xương tỏ thái độ ngưỡng mộ cách sống phớt đời này của chú Mán:
Kể suốt thế đố ai bằng chú Mán
Trải mùi đời khôn chán giả làm ngây Hổ sinh ra lúc thời này
An thân mệnh thế, giấu tay anh hùng Không danh cho dễ vẫy vùng
Mình không phú quý, mắt không vương hầu Khi để chỏm, lúc cạo đầu
Nghêu ngao câu hát nửa Tầu nửa Ta Không đội nón, chịu màu dãi nắng, Chẳng nhuộm răng, để trắng dễ cười đời Chốn quyền môn luồn cúi mặc ai ai Ngoài cương tỏa thảnh thơi ai đã biết Chỉ ấm ớ giả câm, giả điếc
Cứ vui tràn khi hát, khi ngâm Trên đời mấy mặt tri âm
(Nghèo mà vui)
Câu kết “Trên đời mấy mặt tri âm” là lòng mong muốn và ngưỡng mộ được trở thành, được sống như chú Mán.
Hình tượng chú Mán đều là sự phá bỏ kiểu mẫu người lý tưởng truyền thống, hướng tới xây dựng một hình tượng của con người đời thường, nhưng có cách sống cho bản thân, không phải “nhìn lên nhìn xuống”. Tú Xương khát khao được lối sống thảnh thơi, “phong lưu” như thế, bởi ông quan niệm: phong nguyệt tình hoài, giang hồ khí cốt.
Như vậy, tinh thần tự vấn của nhà thơ sống trong xã hội nửa đầu thế kỉ XIX không khắc khoải nhìn lại mình và day dứt với câu hỏi mình là ai trong thế giới này. Con người nghệ sĩ đó không băn khoăn và lúng túng trong việc tìm hướng đi, ông xác định được hướng lựa chọn cho cách sống hợp với bản tính nghệ sỹ phong lưu và trăng gió, đồng thời cũng rất khác lạ so với con người lý tưởng trong xã hội phong kiến.
2.2.1.3. Nhà nho phá vỡ sự quân bình trong cảm xúc
Thơ truyền thống thường nói chí, giáo hóa nhưng với Tú Xương, ông cốt sao phơi bày hết những bức xúc, chộn rộn trong lòng. Đối với các nhà nho truyền thống, họ luôn giữ tâm thế ôn nhu đôn hậu, tình cảm quân bình, không vui quá, không buồn quá. Nhưng với Tú Xương, dường như ông đánh mất sự quân bình vốn có, ông công khai nói lên những khát khao trong lòng, thậm chí nói một cách trâng tráo, không ngần ngại.
Một Nguyễn Trãi khi trở về ở ẩn, hòa mình vào thiên nhiên, sống cuộc sống thanh bạch cùng cỏ cây hoa lá, hình tượng cái tôi thả mình hết cỡ cho cuộc sống tự do, nhưng chân dung cũng chỉ hiện lên một cách tế nhị:
Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh,
Áo bô quen tật bận xênh xang
(Nguyễn Trãi- Tức sự 4)
Và nhà nho Nguyễn Khuyến thâm trầm và đầy hóm hỉnh cũng có đôi ba lần tự họa về chân dung mình như sau:
Tháng ngày thấm thoắt tựa chim bay Ông ngẫm mình ông nghĩ cũng hay Mái tóc chòm xanh, chòm lốm đốm Hàm răng chiếc rụng , chiếc lung lay Nhập nhèm bốn mắt tranh mờ tỏ Khấp khểnh ba chân dở tỉnh say Còn một nỗi này thêm chán ngắt
Đi đâu cũng giở cối cùng chày
(Nguyễn Khuyến- Than già)
Nhưng phải đến Tú Xương, chân dung tự họa được xuất hiện một cách đậm nét và đặc tả một cách không ngần ngại:
Vị Xuyên có Tú Xương Dở dở lại ương ương
(Ngẫu vịnh)
Hay:
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành Mắt thì lơ láo, mặt thì xanh
(Tự vịnh)
Râu rậm như chổi Đầu to tày giành
(Phú thầy đồ dạy học)
Nét riêng của kiểu hình cái tôi trong thơ Tú Xương không chỉ được tạo nên bởi một hệ thống chân dung tự họa qua giọng điệu giễu cợt mà còn được khắc họa một cách “vô hạnh hóa” cái tôi:
Cao lâu thường ăn quỵt Thổ đĩ lại chơi lường
(Ngẫu vịnh) Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ Rượu chè, trai gái đủ tam khoanh
(Tự vịnh)
Dốt chẳng dốt nào Chữ hay chữ lõng
Nghiện chè, nghiện rượu, nghiện cả cao lâu Hay hát, hay chơi, hay nghề xuống lõng
(Phú hỏng thi)
Tự bôi xấu bản thân mình bằng giọng điệu giễu cợt, cái tôi Tú Xương hiện lên trái ngược lại hoàn toàn chuẩn mực đạo đức của lễ giáo phong kiến. Nhà nho không sợ chê là bất tài, nhưng tối kị khi bị coi là vô hạnh. Tú Xương lại công khai nói lên những thói xấu xa của bản thân một cách không ngần ngại. Ông để cho cái tôi ngông cuồng được phô trương, không bị chi phối bởi một khuôn khổ nào. Ở thơ Tú Xương, ta không
thấy những vần thơ tỏ lòng theo kiểu truyền thống, mà tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ trực tiếp, thậm chí đầy lộ liễu.
Cái tôi trong thơ Tú Xương dường như sống bộc trực, nói thẳng, không vòng vo, ẩn ý. Hễ chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt là ông chế giễu, hễ thấy chuyện bất bình là ông chửi đổng, hoặc thấy bóng hồng thướt tha là ông buông lời bông đùa chọc ghẹo giữa đường... Dường như con người ấy không tiết chế và kìm nén được cảm xúc, tình cảm của mình. Chẳng hạn như việc trục trặc trong con đường hoạn lộ của mình, Tú Xương dường như không giữ được bình tĩnh. Mấy lần đầu còn than vãn nhẹ nhàng:
Học đã sôi cơm nhưng chửa chín;
Thi không ăn ớt thế mà cay!…
(Thi hỏng)
Rồi sau phát hoảng:
Và tức giận:
Một việc văn chương thôi cũng nhảm Trăm năm thân thế có ra gì!…
(Buồn thi hỏng)
Đổi Tế thành Cao mà chó thế Kiện trông ra tiệp hỡi trời ơi
(Hỏng thi khoa Quý Mão 1903)
Điều đó chứng tỏ Tú Xương luôn luôn bị mất sự quân bình trong cảm xúc. Sự ôn nhu đôn hậu và quân bình trong tình cảm vốn có của nhà nho dường như không thấy trong con người Tú Xương, đằng sau những bài thơ đả kích ta dễ thấy một tâm tính không mấy phóng khoáng và một tâm địa có phần hẹp hòi.
Như đã nói nhiều lần ở trên, Tú Xương là một con người thích hưởng lạc: Một trà một rượu một đàn bà,
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta,.
(Ba cái lăng nhăng)
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ, Rượu chè trai gái đủ tam khoanh.
(Tự cười mình) Biết ngồi Thông Bảo, biết đi ả đầu, Biết thuốc lá biết chè tàu,
Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi.
(Hỏi ông trời)
Trong con người thích hưởng lạc ấy lại là một gã cực ngông: Ðối với trời thì bán trời không văn tự (Lúc túng toan lên bán cả trời). Ðối với người thì bất cần đời (Ai chơi chơi với chẳng cần chi). Và trong cốt cách của con người ngông nghênh thích hưởng lạc ấy là một trang phong lưu tài tử:
Kìa thơ tri kỷ đàn anh nhất,
Nọ khách phong lưu bậc thứ nhì. Ăn mặc vẫn ra người thiệp thế, Giang hồ cho biết bạn tương tri.
(Tự đắc)
Tú Xương không bằng lòng với cuộc đời thực tại nên đã dùng thơ để châm chích, chửi vung tung hê mọi thứ, từ thói đời đen bạc đến chuyện thi cử, từ quan lại tham nhũng đến những cái nhố nhăng... Những tưởng chán ghét cuộc đời như thế thì ông sẽ thành người ở ẩn độc thiện kỳ thân, mặc cho thiên hạ đục, một mình mình trong như nhà nho xưa vẫn làm. Nghịch lý thay, tuy chán đời, ghét đời đến vậy nhưng ông vẫn năm năm đèn sách, khóa khóa đi thi. Thi không được thì chửi đổng, than trách đời. Bi kịch của Trần Tế Xương là cố đấm ăn xôi mong chút vinh hoa phú quý tầm thường nhưng không thuộc về mình. Ta thấy ở đây không còn cái sĩ khí cái cốt cách của nhà nho, của kẻ sĩ từng treo cao giá trong quá khứ. Trường quy là cái luật chơi ở thời Tú Xương đã trở nên cứng nhắc đến ngặt nghèo, khước từ mọi mầm mống sáng tạo. Trong khi đó Tú Xương lại tài hoa phóng túng. Một bên là khuông hình rập khuôn,