/ Nhà Nước Cần Phải Có Cơ Chế Định Hướng Nội Dung, Cung Cấp Thông Tin, Cơ Chế Về Tài Chính, Kinh Phí Để Nâng Cao Chất Lượng Truyền Thông Về Vấn Đề


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

------------------

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Đề tài “Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay”

Họ và tên Người trả lời phỏng vấn: Lê Thị Kim Loan Cơ quan công tác: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp Chức vụ: Trưởng Ban

Thời điểm phỏng vấn: Lúc 13 giờ 30 - 14 giờ 30, ngày 19/1/2017

Địa điểm phỏng vấn: Trụ sở Ban tuyên giáo tỉnh ủy Đồng Tháp (Số 05 Lê Thị Riêng, Phường 1, TP. Cao Lãnh - Tỉnh Đồng Tháp)

NỘI DUNG PHỎNG VẤN (Trích lược)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.

1/ Theo bà, vai trò của báo chí nói chung và báo chí đồng bằng sông Cửu Long nói riêng trong truyền thông về TCCNNN?

Tôi cho rằng trong truyền thông TCCNNN, vai trò của báo chí rất quan trọng. Truyền thông về TCCNNN của báo chí ở Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua đã giúp người nông dân thay đổi nhận thức, thay đổi được tư duy về sản xuất nông nghiệp. Bởi thông qua các cơ quan báo chí làm cho người dân hiểu hơn về tái cơ cấu ngành nông nghiệp là như thế nào? Từ đó họ sẽ có những thay đổi trong sản xuất của họ, trong suy nghĩ, cách thức sản xuất cũ để chuyển sang một cách thức sản xuất mới theo hướng của thị trường.

Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay - 32

2/ Bà đánh giá như thế nào về công tác truyền thông TCCNNN của báo chí nói chung và báo chí Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng?

Truyền thông về TCCNNN của báo chí ở Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua đã đạt được nhiều kết quả. Về nội dung, hình thức về TCCNN cũng phong phú, đa dạng, trong đó có những chương trình thiết thực, gần gũi với nông dân, giúp người nông dân thay đổi nhận thức, thay đổi được tư duy về sản xuất nông nghiệp. Tôi cho rằng đó là hiệu qua mang lại của ngành báo chí khi mà thực hiện việc truyền thông TCCNN.

4/ Bên cạnh những ưu điểm thì báo chí truyền thông về TCCNN có những hạn chế gì?

Tôi thấy có bộc lộ một số hạn chế ví dụ như đưa một thông tin về lĩnh vực nông nghiệp đôi khi đưa những thông tin chưa chính xác. Có thể những thông tin đó chưa được kiểm chứng, làm cho người dân, nhất là nông dân người ta hoang mang, khó chấp nhận, dẫn đến ít nhiều gì cũng bị hạn chế. Ví dụ như sản xuất gạo giả. Trong khi ĐBSCL chủ yếu là sản xuất lúa gạo, làm cho người dân hoang mang. Chẳng lẽ người nông dân họ sản xuất ra được gạo giả, thông tin đó thì


báo chí thiếu kiểm chứng, gây hoang mang cho người sản xuất nông nghiệp nhất là người làm lúa. Người ta không biết phải như thế nào, ảnh hưởng đến ngành sản xuất lúa gạo.

5/ Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế khi truyền thông về TCCNNN của báo chí?

Ưu điểm: Công tác truyền thông của chúng ta có tập trung. Thứ nhất là các cơ quan báo chí cũng có tập trung cho chủ đề về TCCNNN, cho nên có những nội dung chương trình rất thiết thực, gần gũi gắn bó với người dân đặc biệt là với người nông dân.

Hạn chế: Trong quá trình truyền thông thì đôi khi chúng ta nhìn hiện tượng sự vật bên ngoài mà chúng ta chưa am hiểu sâu vấn đề hoặc là những thông tin đó chúng ta thiếu kiểm chứng, lúc đó sẽ gây những tác động làm cho công tác truyền thông của chúng ta bị hạn chế, là do chủ quan của nhà báo, chỉ một vài trường hợp nào đó thôi, chớ không phải là do định hướng hoặc chủ trương mà là do những nhà báo khi tác nghiệp thiếu chiều sâu hoặc là thiếu kinh nghiệm cho nên đưa những thông tin mang tính chất gây ảnh hưởng cho sản xuất nông nghiệp, gây khó khăn cho quá trình sản xuất. Tôi nghĩ là do một số phóng viên thôi, hoặc là do chưa am hiểu sâu về lĩnh vực nông nghiệp. Có thể là phóng viên đó nhận thức vấn đề chưa sâu thôi hoặc chưa am hiểu gì đó, hoặc chưa nắm vững về công tác truyền thông.

6/ Bên cạnh các sản phẩm báo chí thì việc tổ chức hội nghị, phát tờ rơi, mở các chiến dịch theo bà thì các cơ quan báo chí cần thực hiện không?

Theo tôi thấy một số hình thức truyền thông khác như phát tờ rơi, tổ chức hội nghị thì tôi chưa thấy, chủ yếu là các sản phẩm báo chí truyền thông về TCCNN thôi.

7/ Theo bà thì các cơ quan báo chí cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông?

Để nâng cao chất lượng truyền thông trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp này. Như đã nói, 1 là tập trung nhiều hơn cho công tác truyền thông về lĩnh vực nông nghiệp này, nghĩa là chúng ta dành 1 thời lượng hoặc 1 chương trình mang tính chất chuyên sâu hơn. Thứ 2, để nâng cao chất lượng truyền thông đòi hỏi đội ngũ phóng viên phải am hiểu sâu về lĩnh vực nông nghiệp.

8/ Theo bà thì các cơ quan báo chí có cần tập trung vào các loại hình truyền thông khác như: phát tờ rơi, tổ chức hội nghị, sự kiện, in phát hành sách?

Tôi thấy tổ chức một số hoạt động truyền thông khác về TCCNN như tổ chức hội thảo, phát tờ rơi, phát hành sách...nên giao cho các cơ quan chuyên môn khác vì họ chuyên sâu nên sẽ làm tốt hơn vì chức năng nhiệm vụ của họ. Nếu cơ quan báo chí có làm thì cũng chỉ nên phối hợp.

9/ Để các cơ quan báo chí thực hiện tốt những nội dung này thì nhà nước cần phải có cơ chế như thế nào, thưa bà?

Tôi thấy nhà nước cần phải có cơ chế để chúng ta làm công tác truyền thông báo chí. Cơ chế ở đây về nội dung tôi thấy là nó có những định hướng hoặc có những chủ trương chung để giúp chúng ta có những định hướng đúng, còn về cơ chế thì rất cần thiết để chúng ta tập trung cho công tác truyền thông tốt hơn khi chúng ta thực hiện.


Xin cảm ơn bà!

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

------------------

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU


Đề tài “Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay”

Họ và tên Người trả lời phỏng vấn: Trương Văn Chuyển Cơ quan công tác: Báo Cần Thơ

Chức vụ: Tổng Biên Tập Số điện thoại: 0913136199

Trả lời qua Email ngày 5/11/2017

NỘI DUNG (Trích lược)

1/ Theo ông thì vai trò của báo chí nói chung và báo chí ĐBSCL nói riêng trong truyền thông “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”?

Báo chí có nói nhiều và tôi nghĩ có sự tác động nhất định đến chính quyền, đến nông dân, doanh nghiệp ngành nông nghiệp… Riêng ở ĐBSCL hiện nay không có tờ báo hay cơ quan truyền thông chuyên lĩnh vực nông nghiệp, mà chỉ có các Đài PTTH và báo Đảng địa phương. Các cơ quan này có các chuyên mục tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn nói chung, nhưng số lượng tác phẩm báo chí chủ đề về tái cơ cấu ngành nông nghiệp chưa nhiều nên chưa có sức tác động lớn lắm.

2/ Thời gian qua, theo ông thì báo chí ĐBSCL có phối hợp với các Viện, Trường để truyền thông TCCNNN chưa?

Tôi chưa thấy cơ quan truyền thông nào ở ĐBSCL có sự phối hợp này.

3/ Ông thấy sự phối hợp với các Viện, Trường để truyền thông TCCNNN có cần thiết không? Sắp tới cơ quan báo chí có kế hoạch gì cho sự phối hợp này?

Tôi thấy đây là một gợi ý hay và có thể tổ chức thực hiện được.

4/ Thời gian qua sự liên kết, phối hợp giữa cơ quan báo chí với các ngành chuyên môn có tốt không? Cơ quan báo chí tiếp cận nguồn tin cũng như những dự báo thị trường ra sao, có đáp ứng nhu cầu chưa? Sắp tới có yêu cầu gì?

Nhìn chung khá tốt. Các cơ quan chuyên môn sẵn sàng cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí. Có lẽ có một yêu cầu lớn hơn là không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin, mà cơ quan chuyên môn cần tham gia cùng cơ quan báo chí trong việc xây dựng, duy trì, phát triển chuyên trang, chuyên mục về tái cơ cấu ngành nông nghiệp.


5/Cơ quan báo chí có quan tâm đến việc cử Nhà báo đi tham quan học tập các mô hình, kinh nghiệm về TCCNNN ở nước ngoài có nhiều không? Vì sao nhiều và vì sao chưa nhiều? Sắp tới cơ quan báo chí có kế hoạch gì không?

Cơ quan báo chí địa phương (Báo và Đài) ít có điều kiện cử cán bộ, phóng viên đi tham quan, học tập ở nước ngoài với các chuyên đề chuyên biệt như tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

6/ Theo quý vị thì việc tập huấn kiến thức về TCCNNN cho nhà báo có cần thiết không và hình thức tập huấn nào là tốt nhất (ngắn hạn, dài hạn, mời các chuyên gia tập huấn….)

Rất cần thiết, và hình thức mời chuyên gia tập huấn ngắn hạn là tốt nhất.

7/ Cơ quan báo chí có được cấp nguồn kinh phí để truyền thông riêng về TCCNNN không? Và nó đã ảnh hưởng như thế nào đến công tác truyền thông tái cơ cấu NN?

Riêng cơ quan tôi chưa được cấp nguồn kinh phí này. Và theo tôi biết thì chưa có cơ quan báo chí nào ở ĐBSCL có nguồn kinh phí này. Tất nhiên, chưa có nguồn kinh phí riêng thì sẽ khó có điều kiện mở rộng, nâng cao dung lượng/thời lượng, chất lượng... chuyên trang, chuyên mục truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

8/ Báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông về vấn đề “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”?

Theo tôi có mấy vấn đề cần quan tâm: Có chủ trương, chỉ đạo nhất quán của Trung ương (Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TTTT, Bộ NN&PTNT) trong việc truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đồng thời, cấp kinh phí thực hiện; Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức, thống nhất về nội dung, tiêu chí, kỹ năng...truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

9/ Cơ quan báo chí có cần phải đẩy mạnh các hình thức tương tác giữa báo chí với công chúng?

Rất cần thiết!

10/ Nhà nước cần phải có cơ chế định hướng nội dung, cung cấp thông tin, cơ chế về tài chính, kinh phí để nâng cao chất lượng truyền thông về vấn đề “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” như thế nào?

Nói “Nhà nước” thì quá rộng. Ở đây tôi nghĩ chỉ cần Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ TTTT có sự chỉ đạo, Bộ NN&PTNT chủ trì phát động những đợt truyền thông lớn, tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ làm truyền thông, cấp kinh phí thực hiện (theo dạng hợp đồng dịch vụ với các cơ quan báo chí)...thì sẽ nâng cao được chất lượng truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Xin cảm ơn ông!


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

------------------

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Đề tài “Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay”

Họ và tên Người trả lời phỏng vấn: Phạm Hữu Hoàn Cơ quan công tác: Báo Đồng Tháp

Chức vụ: Phó Tổng biên tập

Thời điểm phỏng vấn: Lúc 9 giờ, ngày 12/1/2017

Địa điểm phỏng vấn: Tòa soạn Báo Đồng Tháp (52 Lý Thường Kiệt, Phường 1, TP. Cao Lãnh - Tỉnh Đồng Tháp)


NỘI DUNG PHỎNG VẤN (Trích lược)

1/ Ông có thể cho biết vai trò của báo chí trong cái truyền thông về TCCNNN như thế nào?

Báo chí là một trong những cái kênh rất là quan trọng. Hiện nay tôi nghĩ đó là vai trò quan trọng nhất. Hiện nay các loại hình báo chí nó đã triển khai các cái chủ trương này xuống đến người dân bị vì không phải người dân nào cũng được nghe các cái chủ trương, chính sách từ ủy ban cấp ủy đảng xuống đến các cấp chính quyền từ tỉnh Trung ương cho tới cơ sở thông qua kênh báo chí nó đã làm được những điều này.

2/ Ông Đánh giá như thế nào về chất lượng truyền thông TCCNN của báo chí ĐBSCL trong thời gian qua?

Riêng về cái mãng truyền hình, phát thanh thôi đã có rất nhiều chương trình mà nó rất là dầy không phải chí nói chủ trương không mà nó đã đi vào các cái mô hình mới nhân tố mới, giới thiệu những cái nhân vật không phải phản ánh 1 chiều mà đã thâm nhập vào thực tế; Hay là các cái kênh báo khác như là báo in, trên báo mạng chẳng hạn ngay cái chỗ các cái khu vực các cái trang tin có nhiều chuyên trang chuyên mục nó đã đi đến người sản xuất, đi đến các cái tổ chức đoàn thể làm cho người ta hiểu hơn thực tế của các cái mô hình nhân tố mới này.

3/ Bên cạnh những mặt tích cực thì báo chí còn có những hạn chế gì trong truyền thông TCCNNN?

Có những cái mô hình khi mà báo chí chúng ta tiếp cận. Chúng ta chỉ tiếp cận các cái chủ trương, các cái định hướng chủ yếu 1 số các sản phẩm nó chưa được hình thành và cái hiệu quả nó chưa định hình rò cho nên đây là những cái mà báo chí còn dè dặt. Một phần là cũng do một số các cái suy nghĩ của một số các cái hội viên, thành viên của các tổ chức. Một số hợp tác xã họ cũng còn e dè tiếp cận với báo chí. Một số cán bộ, kỹ thuật chuyên môn được tiếp cận với các cái


mô hình mới họ cũng chưa có những cái suy nghĩ hợp tác tốt với các cơ quan báo chí truyền thông, kể cả chủ cơ sở sản xuất nuôi trồng.

4/ Theo ông, sắp tới để báo chí đồng bằng sông Cửu Long nói chung và báo chí tỉnh Đồng Tháp nói riêng truyền thông tốt về mãng này thì cần phải có những yếu tố gì?

Tôi cho rằng trước hết phải có sự cải tiến lớn về phương thức làm việc ở các cơ quan báo chí truyền thông. Thứ hai là những vấn đề mang tính chất chuyên môn nghiệp vụ thì lực lượng báo chí, phóng viên biên tập viên phải được thường xuyên hướng dẫn tập huấn nâng cao tay nghề chia sẽ kinh nghiệm để tiếp cận thực tế không chỉ báo chí trong tỉnh, trong khu vực mà kể cả ở các tỉnh khác thường xuyên được học tập trao đổi kinh nghiệm phương thức, kỹ năng tác nghiệp tiếp cận với hiện trường, với thực tế.

5/ Bên cạnh những nổ lực của cơ quan báo chí, nhà báo, về phía nhà nước, các cơ quan chủ quản cần tạo cơ chế như thế nào để các cơ quan báo chí làm tốt nhiệm vụ truyền thông TCCNN?

Theo tôi nói về cơ chế thì hiện nay chúng ta có một cơ chế dập từ trên xuống dưới quy định rò cụ thể. Ở đây muốn nói về điều kiện thì hiện nay về cơ chế thì mỗi cơ quan truyền thông đều có những cơ chế riêng khác nhau. Ví dụ như có cơ quan tự chủ, có cơ quan chủ quản bao cấp, bao cấp 1 phần chẳng hạn. Nói chung cơ chế không thống nhất với nhau mà điều quan trọng ở đây là các cơ quan báo chí cần đầu tư nhiều hơn về các cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và một số quy định thoáng hơn. Làm thế nào để vai trò tiếng nói của báo chí truyền thông được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực chứ không phải chỉ trong tái cơ cấu nông nghiệp.

Xin cảm ơn ông!


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

------------------


BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Đề tài “Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay”

Họ và tên Người trả lời phỏng vấn: Trần Văn Phương Cơ quan công tác: Báo Trà Vinh

Chức vụ: Phó Tổng Biên tập Báo Trà Vinh Số điện thoại: 0939.297 949

Trả lời qua Email ngày: 19/10/2017


NỘI DUNG (Trích lược)

1/ Theo ông! vai trò của báo chí nói chung và báo chí ĐBSCL nói riêng trong truyền thông “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”?

Vai trò của báo chí nói chung, khu vực ĐBSCL nói riêng đối với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian qua là rất quan trọng. Vì trong thực tế, báo chí đã giới thiệu đến độc giả về những nhân tố mới điển hình; giúp từng bước nhân rộng. Đồng thời, báo chí cũng mạnh dạn chỉ ra những hạn chế, những điểm yếu trong quá trình lãnh đạo, điều hành của một số nơi, nhất là cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thiếu quan tâm, dẫn đến hiệu quả mang lại không cao.

2/ Ông đánh giá như thế nào về công tác truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp của báo chí ĐBSCL trong thời gian qua? ( Những ưu điểm, hạn chế về nội dung, hình thức, dung lượng, thời lượng, thời điểm đăng tải, phát sóng các chương trình về tái cơ cấu ngành nông nghiệp…) Thời gian qua, báo chí đã có nhiều đóng góp trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đối với Báo Trà Vinh 02 thứ chữ: chữ Việt và chữ Khmer đã được Ban Chi ủy, Ban Biên tập bám sát theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, của Sở Thông tin và Truyền thông nên đã chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền về chủ đề này khá đa dạng về thể loại cũng như phong phú về đề tài. Tuy nhiên, xét thấy vẫn còn những hạn chế nhất định: Chưa có nhiều bài mang tính định hướng, hoặc có những bài phản ánh hạn về những chế của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là trong việc thiếu trách nhiệm. Là báo địa phương, nên phần nào còn hạn chế tuyên truyền về mặt hạn chế (tiêu cực). Cơ sở ít cung cấp thông tin, nhất là những thông tin có liên quan đến vấn đề hạn chế, yếu kém của cán bộ tuyến cơ sở.


3/ Các cơ quan báo chí ĐBSCL đã có những hoạt động truyền thông nào ngoài các sản phẩm báo chí chưa? Thời gian qua chúng ta quan tâm nhiều đến các hình thức truyền thông này chưa?

Tôi nghĩ là có. Cụ thể như các lần tổ chức MDEC khu vực đồng bằng sông Cửu Long; các Festival lúa gạo, triển lãm về tiềm năng thế mạnh của tôm khu vực ĐBSCL... Qua đó, khẳng định vị trí ĐBSCL có vai trò sản xuất lúa gạo không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu.

Tuy nhiên, vấn đề tổ chức sao cho hiệu quả, công tác tuyên truyền được phát huy.

4/ Thời gian qua, báo chí có phối hợp với các viện trường để truyền thông TCCNNN chưa? Vì sao?

Đối với Báo Trà Vinh chưa thực hiện. Song, có tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo do các sở, ngành phối hợp với các viện, trường để tuyên truyền sâu. Nguyên nhân chính là: Khi phối hợp cần có kinh phí, đối tượng thực hiện, hiệu quả thực hiện…Riêng Báo Trà Vinh không có điều kiện này.

5/ Ông thấy sự phối hợp với các viện, trường để truyền thông TCCNNN có cần thiết không? Sắp tới cơ quan báo chí có kế hoạch gì cho sự phối hợp này?

Cần thiết, nhưng hội tụ điều kiện để thực hiện đối với cơ quan báo chí địa phương thì khó thực hiện.

Trong thời gian tới, cơ quan Báo Trà Vinh sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành hữu quan thực hiện tuyên truyền các sự kiện do các sở, ngành phối hợp thực hiện. Đặc biệt, cần xây dựng kế hoạch để tuyên truyền trên cả Báo Trà Vinh 02 thứ chữ: Chữ Việt và chữ Khmer, nhất là đối với lĩnh vực tái cơ cấu nông nghiệp gắn với XDNTM.

6/ Thời gian qua sự liên kết, phối hợp giữa cơ quan báo chí với các ngành chuyên môn có tốt không? Cơ quan báo chí tiếp cận nguồn tin cũng như những dự báo thị trường ra sao, có đáp ứng nhu cầu chưa? Sắp tới có yêu cầu gì?

Đại đa số các cơ quan đều phối hợp tốt. Tuy nhiên, vấn đề kinh phí để mua báo, phát hành đến cơ sở nhằm tuyên truyền về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với XDNTM thì không có kinh phí. Đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành cần chủ động, ưu tiên xây dựng kinh phí để mua báo, thực hiện tuyên truyền đến tận cơ sở.

7/Cơ quan báo chí có quan tâm đến việc cử Nhà báo đi tham quan học tập các mô hình, kinh nghiệm về TCCNNN ở nước ngoài có nhiều không? Vì sao nhiều và vì sao chưa nhiều? Sắp tới cơ quan báo chí có kế hoạch gì không?

Cơ quan Báo Trà Vinh chưa có Nhà báo đi nước ngoài theo diện này. Nguyên nhân chính là không có kinh phí; chưa được chủ trương chung của tỉnh để Nhà báo tham gia cùng đoàn. Cơ quan Báo Trà Vinh sẵn sàng cử cán bộ, phóng viên tham gia cùng đoàn nếu được sự cho phép của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Xem tất cả 289 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí