/ Nhà Nước Cần Phải Có Cơ Chế Định Hướng Nội Dung, Cung Cấp Thông Tin, Cơ Chế Về Tài Chính, Kinh Phí Để Nâng Cao Chất Lượng Truyền Thông Về Vấn Đề 17213


8/ Báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông về vấn đề “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”?

Bám sát chủ trương, Nghị quyết của Đảng, của Tỉnh ủy; định hướng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở thông tin và Truyền thông để tuyên truyền về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với XDNTM.

9/ Theo ông thì các cơ quan báo chí có nên đẩy mạnh các hoạt động truyền thông khác về TCCNNN (cơ quan báo chí tổ chức hội thảo, phát tờ rơi, phát hành sách…)

Cần đẩy mạnh tuyên truyền, nhưng nên bám sát theo tôn chỉ mục đích của mình. Vấn đề tờ bướm, tờ rơi nên để cho những cơ quan khác thực hiện, phù hợp và hiệu quả hơn.

10/ Cơ quan báo chí có cần phải đẩy mạnh các hình thức tương tác giữa báo chí với công chúng?

Cần. Vì đây là động lực, là điều kiện để phát triển tờ báo.

11/ Nhà nước cần phải có cơ chế định hướng nội dung, cung cấp thông tin, cơ chế về tài chính, kinh phí để nâng cao chất lượng truyền thông về vấn đề “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” như thế nào?

Cần có sự phối hợp thường xuyên. Nên có kế hoạch về tài chính theo năm, nhiệm kỳ (giai đoạn) để giúp cho cơ quan thông tấn báo chí có đầu tư trong thực hiện tuyên truyền.

Đình kỳ cần có họp báo để cung cấp thông tin cho báo chí về kết quả, tiến độ thực hiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.

Xin cảm ơn ông!


Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay - 33

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

------------------

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Đề tài “Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay”

Họ và tên Người trả lời phỏng vấn: Bùi Thanh Hồng Cơ quan công tác: Đài PT - TH Đồng Tháp

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0913.967 200

Trả lời qua Email ngày: 8/5/2018

NỘI DUNG (trích lược)

1/ Theo Ông thì vai trò của báo chí nói chung và báo chí ĐBSCL nói riêng trong truyền thông “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”?

Trong bất kỳ một chủ trương mới nào, báo chí cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, đối tượng tác động rộng, do vậy càng cần đến vai trò truyền thông của báo chí. Trong chương trình này, báo chí không chỉ thông tin về nội dung Đề án mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phản biện chính sách, tăng cường đối thoại, phát huy tính dân chủ để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án. Do chủ trương chung của Đảng, báo chí truyền thông TCCNNN thực hiện trách nhiệm của mình thì đây cũng là một trong những nhiệm vụ chính trị. Mặt khác đây là nội dung rất là hấp dẫn bạn đọc, với thính giả với người xem và làm phong phú thêm nội dung của các cái kênh truyền thông báo chí.

2/ Ông đánh giá như thế nào về công tác truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp của báo chí ĐBSCL trong thời gian qua?

Không theo dòi đầy đủ báo chí ĐBSCL tuyên truyền về Tái cơ cấu NN nên không thể nhận xét chính xác. Nhìn chung, các kênh truyền thông đều có thông tin về TCCNN nhưng số lượng, chất lượng khác nhau. Việc tuyên truyền nhiều hay ít, chất lượng tốt hay chưa phụ thuộc vào sự quan tâm của cơ quan chủ quản, chủ trương của cơ quan báo chí và đội ngũ phóng viên và nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động truyền thông.

3/ Các cơ quan báo chí ĐBSCL đã có những hoạt động truyền thông nào ngoài các sản phẩm báo chí chưa? Thời gian qua chúng ta quan tâm nhiều đến các hình thức truyền thông này chưa?

Theo tôi, phần lớn các cơ quan báo chí ĐBSCL chưa có nhiều hoạt động truyền thông ngoài sản phẩm báo chí. Chúng tôi nghĩ các hoạt động bổ trợ như tổ chức hội thảo, phát hành sách, tạp chí chuyên đề về TCCNN cũng cần thiết. Tuy nhiên, với các phương tiện hiện có vừa gần gũi với bà


con nông dân vừa phục vụ đa dạng đối tượng, Đài đang nỗ lực thực hiện các sản phẩm phục vụ tốt yêu cầu tuyên truyền về TCCNN.

4/ Thời gian qua sự liên kết, phối hợp giữa cơ quan báo chí với các ngành chuyên môn có tốt không? Cơ quan báo chí tiếp cận nguồn tin cũng như những dự báo thị trường ra sao, có đáp ứng nhu cầu chưa? Sắp tới có yêu cầu gì?

Đồng Tháp đang đẩy mạnh tuyên truyền về Đề án TCCNN nên phóng viên các cơ quan báo chí khá thuận lợi khi tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, mãng thông tin dự báo thị trường có phần còn hạn chế. Sắp tới, đề nghị ngành chuyên môn có Tổ phân tích thông tin thị trường để thông tin kịp thời, góp phần định hướng sản xuất phù hợp.

5/ Cơ quan báo chí có quan tâm đến việc cử Nhà báo đi tham quan học tập các mô hình, kinh nghiệm về TCCNNN ở nước ngoài có nhiều không?Sắp tới cơ quan báo chí có kế hoạch gì không?

Việc tham quan học tập mô hình nông nghiệp tiên tiến ở nước ngoài là rất cần thiết. Tuy nhiên, từ trước đến nay Đài chỉ cử phóng viên đi cùng các đoàn học tập kinh nghiệm của tỉnh, chủ yếu do điều kiện kinh phí. Nếu được, Hội Nhà báo có thể huy động các nguồn hỗ trợ của tỉnh và vận động tài trợ để tổ chức cho phóng viên tham quan học tập tại các bước có mô hình sản xuất và phương thức quản lý tiên tiến.

6/ Cơ quan báo chí có được cấp nguồn kinh phí để truyền thông riêng về TCCNNN không? Và nó đã tác động như thế nào đến công tác truyền thông tái cơ cấu NN?

Đài có được cấp 01 khoản kinh phí tuyên truyền về Đề án TCCNN, góp phần nâng cao chất lượng các chương trình truyền thông về TCCNN.

7/ Báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông về vấn đề “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”?

Xây dựng chương trình phù hợp với đối tượng và lộ trình thực hiện đề án, bố trí lực lượng phóng viên chuyên sâu về nông nghiệp, TCCNN...

8/ Cơ quan báo chí có cần phải đẩy mạnh các hình thức tương tác giữa báo chí với công chúng? Việc tương tác với công chúng là rất cần thiết, có thể mở thêm các chương trình có sự tham gia trực tiếp của khán giả, hoặc cung cấp số điện thoại, địa chỉ email để tác giả tham gia góp ý, phản ánh cùng chương trình.

9/ Nhà nước cần phải có cơ chế định hướng nội dung, cung cấp thông tin, cơ chế về tài chính, kinh phí để nâng cao chất lượng truyền thông về vấn đề “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” như thế nào?

Cần thường xuyên tập huấn, định hướng về nội dung và có cơ chế đặt hàng rò ràng để cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền về TCCNNN.

Xin cảm ơn ông!


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

------------------


BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Đề tài “Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay”

Họ và tên Người trả lời phỏng vấn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Tiếng

Cơ quan công tác: Đài PT - TH Thành phố Cần Thơ Chức vụ: Phó Giám đốc

Số điện thoại: 09133.785 251

Trả lời qua Email ngày: 9/11/2017


NỘI DUNG (trích lược)

1/ Theo bà, vai trò của báo chí nói chung và báo chí ĐBSCL nói riêng trong truyền thông “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”?

Xác định là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ nhân dân các địa phương, các cơ quan báo chí đều xem vấn đề tuyên truyền tái cơ cấu nông nghiệp là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cơ quan đơn vị, góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả chủ truơng của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp thông qua việc xây dựng các chuyên đề, chuyên mục về nông nghiệp để tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách về nông nghiêp cũng như hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

2/ Bà đánh giá như thế nào về công tác truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp của báo chí ĐBSCL trong thời gian qua?

Về ưu điểm: hầu hết các cơ quan báo chí điều xây dựng chương trình, chuyên đề, chuyên mục chuyên biệt trong tuyên truyền tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng và phát triển nông nghiệp nói chung. Về nội dung bám sát định hướng tuyên truyền, nhiệm vụ của Đảng bộ từng địa phương. Hình thức phong phú, thông qua nhiều thể loại, loại hình báo chí: phóng sự, tin, phản ánh, câu chuyện truyền thanh, sân khấu hóa ….Tuy nhiên hạn chế lớn nhất vẫn là các cơ quan báo chí chưa nói lên được cái nhu cầu của người nông dân cần, mà chỉ làm theo cái của cơ quan báo chí có sẵn. Vì vậy tính tương tác ít, hiệu quả đôi lúc chưa cao.

3/ Thời gian qua chúng ta có phối hợp với các Viện, Trường để truyền thông TCCNNN chưa? Vì sao?

Đối với Đài thì việc phối hợp với các cơ quan, viện trường để tuyên truyền về nông nghiệp nói chung thì có làm. Riêng về tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì chưa. Vì Đài xây dựng các chuyên


đề, chuyên mục phục vụ chung, Tái cơ cấu chỉ là thành phần trong tuyên truyền trong lĩnh vực nông nghiệp của Đài.

4/ Bà thấy sự phối hợp với các viện, trường để truyền thông TCCNNN có cần thiết không? Sắp tới cơ quan báo chí có kế hoạch gì cho sự phối hợp này?

Rất cần thiết, bởi phóng viên không thể tự tổ chức sản xuất chương trình được mà phải có sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các Viện, Trường trong cung cấp thông tin, phổ biến chủ trương chính sách cũng như hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.Việc phối hợp với các viện trường để thực hiện công tác truyền thông là rất cần thiết. Báo chí nên xây dựng kế hoạch mang tính chất dài hạn để sự phối hợp này ổn định hơn, bền vững hơn. Ký kết qui chế phối hợp, tăng cường trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước, Viện, Trường trong cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phóng viên tác nghiệp.

5/ Thời gian qua sự liên kết, phối hợp giữa cơ quan báo chí với các ngành chuyên môn có tốt không? Cơ quan báo chí tiếp cận nguồn tin cũng như những dự báo thị trường ra sao, có đáp ứng nhu cầu chưa? Sắp tới có yêu cầu gì?

Nhìn chung, đối với Đài việc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trở thành truyền thống, nên thuận lợi trong việc cung cấp thông tin cũng như hỗ trợ truyền thông. Tuy nhiên, việc các cơ quan quản lý nhà nước dự báo thị trường, định hướng tuyên truyền, đặt hàng thì chưa nhiều; phần lớn do phóng viên chủ động phối hợp thực hiện.

6/ Theo bà thì Báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông về vấn đề “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”?

Tiếp tục nâng cao chất lượng nội dung, đa dạng hóa hình thức thể hiện, lấy công chúng làm mục tiêu phát triển, đó là sản xuất tác phẩm báo chí đáp ứng nhu cầu của công chúng hơn là sản xuất theo hướng chủ quan của cơ quan báo chí, của người phóng viên. Tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức tái cơ cấu nông nghiệp cho những nhà báo phụ trách.

Tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan báo chí với các cơ quan quản lý nhà nước, Viện, trường trong cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho nhà báo tác nghiệp.

7/ Theo Bà thì các cơ quan báo chí có nên đẩy mạnh các hoạt động truyền thông khác về TCCNNN (cơ quan báo chí tổ chức hội thảo, phát tờ rơi, phát hành sách…)?

Là cơ quan báo chí, việc tổ chức hội thảo, phát tờ rơi … thì cơ quan báo chí chỉ phối hợp, hỗ trợ về tuyên truyền, không đứng ra tổ chức, mà cái việc đó do cơ quan quản lý nhà nước tổ chức sẽ hay hơn.

8/ Cơ quan báo chí có cần phải đẩy mạnh các hình thức tương tác giữa báo chí với công chúng? Nâng cao chất lượng trên sóng, đăng tải… là nhiệm vụ xuyên suốt của các các quan báo chí nói chung và của Đài nói riêng. Đặc biệt là nghiên cứu thị hiếu công chúng để có những tác phẩm


báo chí đáp ứng được nhu cầu công chúng và tính tương tác của báo với công chúng hiện nay là hướng đi mới của báo chí thông qua việc chỉ dẫn nông dân sản xuất, phỏng vấn các chuyên gia về nông nghiệp, các nhà hoạch định, nhà quản lý về nông nghiệp.

9/ Nhà nước cần có cơ chế định hướng nội dung, cung cấp thông tin, cơ chế về tài chính, kinh phí để nâng cao chất lượng truyền thông về vấn đề “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” như thế nào?

Việc đó là cần thiết, bởi hiện nay phần lớn các cơ quan báo chí nói chung và Đài nói riêng thì nội dung tuyên truyền trên cơ sở theo dòng thời sự, mang tính vụ việc nhiều hơn. Về tài chính thì kinh phí do cơ quan tự cân đối tính toán mà quyết định, chưa có nguồn kinh phí dành riêng cho việc tuyên truyền này. Đây là những hạn chế, khó khăn trong tuyên truyền.

Xin cảm ơn!


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

------------------


BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Đề tài “Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay”

Họ và tên Người trả lời phỏng vấn: Tăng Chí Huấn Cơ quan công tác: Đài PTTH Trà Vinh

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0919.481 668

Trả lời qua Email ngày: 20/4/2018


NỘI DUNG (trích lược)

Những năm qua, báo chí của tỉnh nói chung và ĐBSCL nói riêng đã đẩy mạnh tuyên truyền tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới làm thay đổi nhận thức về sản xuất nông nghiệp hàng hóa của người dân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu. Trong đó chú trọng tuyên truyền về quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, gương điển hình tiên tiến. Các cơ quan báo chí đều có chương trình, chuyên mục về khuyến nông, khuyến ngư, nông thôn mới, nông dân - nông thôn, tuyên truyền, biểu dương các mô hình kinh tế, các

điển hình về phát triển kinh tế nông thôn.

1/ Theo ông, vai trò của báo chí nói chung và báo chí ĐBSCL nói riêng trong truyền thông “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”?


2/ Ông đánh giá như thế nào về công tác truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp của báo chí ĐBSCL trong thời gian qua? (Những ưu điểm, hạn chế về nội dung, hình thức, dung lượng, thời lượng, thời điểm đăng tải, phát sóng các chương trình về tái cơ cấu ngành nông nghiệp…) Có quan tâm nhưng chưa nhiều về nội dung và thời lượng: có các chuyên đề chuyên sâu: khuyến ngư, khuyến nông, nông dân - nông thôn, nông thôn mới, thích ứng biến đổi khí hậu.... Có những bài phản ánh, phóng sự, phỏng vấn, giao lưu, tọa đàm; những bài mang tính dự báo, cảnh báo, phân tích sâu với sự tham gia của những nhà chuyên môn. Tuy nhiên Đa số các Đài tuyên truyền từ nguồn XHH nhất là truyền hình trực tiếp nên các chương trình còn chung chung, trùng lắp nội dung.

3/ Một số ý kiến cho rằng hoạt động xã hội hóa (quảng cáo, tài trợ…) đã ảnh hưởng đến chất lượng truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ông nghĩ sao về ý kiến này?


Theo tôi thì không, quan điểm của BBT mới là quan trọng, tuy ở một số chương trình thì họ có quảng cáo sản phẩm chứ nội dung do cơ quan báo chí quản lý, xây dựng kịch bản, nội dung thông tin và hình ảnh do Đài kiểm duyệt nên chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát

4/ Các cơ quan báo chí ĐBSCL đã có những hoạt động truyền thông nào ngoài các sản phẩm báo chí chưa? Thời gian qua chúng ta quan tâm nhiều đến các hình thức truyền thông này chưa?

Chưa.

5/ Thời gian qua sự liên kết, phối hợp giữa cơ quan báo chí với các ngành chuyên môn có tốt không? Cơ quan báo chí tiếp cận nguồn tin cũng như những dự báo thị trường ra sao, có đáp ứng nhu cầu chưa? Sắp tới có yêu cầu gì?

Đối với Đài phối hợp tốt với các cơ quan, ban ngành ... tốt. Riêng chưa có sự phối hợp chặt chẽ với Sở NN và PTNT.

Đài nắm thông tin chủ yếu từ cơ sở (huyện, xã, nông dân... khi thực hiện chương trình). Tăng cường sự phối hợp với ngành NN và PTNT bằng Quy chế phối hợp.

6/ Theo ông thì báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông về vấn đề “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”?

Tùy mỗi địa phương có quy hoạch riêng để phát huy thế mạnh của vùng, miền, phát triển theo hướng bền vững... nên báo chí địa phương bám sát theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, kế hoạch của UBND tỉnh, huyện, thị, xã, của ngành Nông nghiệp theo để tuyên truyền. Phân công PV, BTV có kiến thức về lĩnh vực này. Xây dựng đội ngũ CTV có chuyên môn sâu.Phối hợp trong sản xuất, trao đổi phát sóng chương trình giữa các cơ quan báo chí.

7/ Nhà nước cần phải có cơ chế định hướng nội dung, cung cấp thông tinh, cơ chế về tài chính, kinh phí để nâng cao chất lượng truyền thông về vấn đề “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” như thế nào?

Thực hiện theo quy định hiện hành. Xu hướng hiện nay là tự chủ về tài chính cơ quan báo chí tăng cường xã hội hóa để truyền thông về vấn đề “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.

Xin cảm ơn ông!

Xem tất cả 289 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí