Tú Xương Với Tư Cách Là Con Người Xã Hội



Trước khi Pháp xâm lược, Nam Định cũng giống như vùng tỉnh khác của cả nước, vẫn chịu sự thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền.

Nam Định là một trong những thành có ngành thủ công và làng nghề truyền thống xuất hiện sớm và tiếp tục phát triển trong thế kỷ XIX. Sách Đại Nam nhất thống chí có chép về các làng dệt có tiếng như Vân Cát, Tương Đông, Hà An… Trong lĩnh vực thương nghiệp, hệ thống chợ làng mở rộng tạo thành một mạng lưới rộng khắp. Nối tiếng nhất là chợ Vị Hoàng (thuộc xã Vị Hoàng), còn có tên là chợ Vị Xuyên thuộc tổng đốc Đông Mặc, nay là thành phố Nam Định. Các làng chuyên nghề buôn đã xuất hiện từ hàng trăm năm trước vẫn tiếp tục duy trì ở thế kỷ XIX. Đầu thế kỷ XIX, khu vực trung tâm thành phố Nam Định ngày nay đã trở thành một nơi phố xá đông đúc, buôn bán tấp nập.

Năm 1883, sau khi bình định Nam Định, thực dân Pháp đã nhanh chóng phân chia lại địa giới hành chính và bắt tay vào khai thác thuộc địa. Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cấu trúc kinh tế- xã hội và bộ mặt của Nam Định đã có những biến đổi sâu sắc và toàn diện. Chỉ trong vòng hơn chục năm, bộ mặt thành phố đã hoàn toàn đổi khác. Tòa thành cũ đã bị người Pháp phá dỡ từng phần. Thay vào đó là những công sở, dinh thự mới mọc lên. Những đường phố mới được rải nhựa, đèn điện thắp sáng đêm đêm. Kho tàng, bến bãi, nhà ga xe lửa được xây dựng, tạo cơ sở cho việc xuất hiện Nhà máy dệt, Nhà máy tơ, Nhà máy chai...

Dân cư thành Nam cũng tăng nhanh với một kết cấu mới, đủ mặt mọi thành phần của cư dân đô thị cận đại: công nhân, tư sản, tiểu tư sản, học sinh, trí thức tự do, quan chức thực dân và bản xứ cùng một số không nhỏ nông dân ven thị. Nam Định dần trở thành một trong ba đô thị lớn nhất Bắc Kỳ thời Pháp thuộc.

Ngoài các tầng lớp cũ, tư sản được hình thành. Cuối thế kỷ XIX, đầu XX, đội ngũ tiểu tư sản phát triển nhanh chóng theo đà đô thị hoá ở Nam Định. Họ bao gồm các thị dân, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ…



Dưới tác động của hai cuộc khai thác thuộc địa trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm xuất hiện các giai tầng xã hội mới ở Nam Định, đại diện cho phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa. Các lực lượng xã hội mới chỉ là thiểu số, nắm trong tay một tiềm lực kinh tế hết sức hạn hẹp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Cơ cấu xã hội truyền thống ở Nam Định đã bị biến đổi và xáo trộn mạnh, nhưng chưa bị phá vỡ và thay đổi căn bản. Chính điều này đã làm bộc lộ rõ tính chất nửa thuộc địa nửa phong kiến của xã hội Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng.

Những biến đổi về kinh tế - xã hội và quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Đông - Tây ở Nam Định đã dẫn đến những chuyển biến mới trong sinh hoạt văn hóa. Sự chuyển biến đó được biểu hiện rõ nét nhất trong sự hình thành nếp sống đô thị ở thành phố Nam Định. Nhưng mặt khác, quá trình đô thị hóa và việc du nhập lối sống phương Tây vào Thành Nam cũng làm nảy ra nhũng thói hư tật xấu mới như trộm cướp, đĩ điếm, nghiện hút...

Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương - 3

Chuyển biến lớn nhất về giáo dục ở Nam định từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là sự tàn lụi của nền giáo dục Nho học và thay vào đó là nền giáo dục mới –Tây học. Giáo dục ở Nam định mới chỉ dừng lại ở một cấp độ thấp, chủ yếu là tiểu học và chỉ một số rất ít người được đi học, còn lại đại đa số nhân dân là mù chữ.

Sau khi chiếm được thành Nam Định năm 1884 thực dân Pháp đã bắt đầu tính đến việc xây dựng một thành phố ở đây. Các công sở của người Pháp lần lượt mọc lên trên các phố phường như: Toà công sứ, Toà án Tây, Sở kho bạc ...., bên cạch đó là các nhà máy, xí nghiệp như: Nhà máy chai, nhà máy rượu, nhà máy sợi......Hệ thống chợ phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hóa rất phát triển trong đó có 4 chợ lớn: Chợ Rồng, chợ Vị Hoàng, chợ Của Trường...

Thành phố Nam Định, không chỉ là một thành phố công thương nghiệp nổi tiếng đầu thế kỷ XX, mà còn trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa - tư tưởng lớn, một điểm tiếp xúc của luồng giao lưu văn hóa Đông - Tây. Các cụ Phan Bội Châu, Lương



Văn Can đều đã tìm đến Nam Định, tuyên truyền và vận động sự ủng hộ của nhân dân Nam Định tham gia phong trào Đông Du và Đông Kinh nghĩa thục.

Tiểu kết:

Sống trong cảnh mất nước và quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, Trần Tế Xương được coi là nhà nho thị dân đầu tiên ở Việt Nam. Trong xã hội đặc biệt, mọi trải nghiệm của Trần Tế Xương khác các nhà nho truyền thống- không cung phụng trong chốn quan đường, không thả mình, ngâm vịnh ở chốn thiên nhiên u tịch... , tính chất thị dân của Tú Xương đã được khẳng định qua cách ông tự giới thiệu: “Ở phố hàng Nâu” (Tự vịnh), và “Quen lối sống thị thành” (Phú hỏng thi), “Sáng vác ô đi tối vác về” (Tự ngụ)...



Chương 2: NHẬN DIỆN LẠI CON NGƯỜI TRẦN TẾ XƯƠNG THÔNG QUA CÁCH ỨNG XỬ TRƯỚC SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HOÁ- XÃ HỘI BUỔI GIAO THỜI‌‌

2.1. Tú Xương với tư cách là con người xã hội

Nếu dựa vào tiêu chí Nho gia để đánh giá Tú Xương là nho hay phi nho, ta thấy tuy bề ngoài có mâu thuẫn vì lúc thế này lúc thế kia, nhưng về bản chất trong ông vẫn có sự thống nhất trong một mẫu nhà nho khác, mới hình thành trong xã hội cuối thế kỉ XIX, đó là nhà nho thành thị.

2.1.1. Tu thân:

Tu thân là khái niệm then chốt của nho giáo, là hành xử quan trọng đối với bậc quân tử. Tú Xương vẫn là một nhà nho chăm chăm đèn sách, hòng mong tiến thân trên con đường khoa cử, nhưng dường như không thấy xuất hiện ý niệm tu, tề, trị, bình ở con người ông. Đối với nho sĩ, một khi đã bước chân vào cửa Khổng sân Trình thì đều thấm nhuần tinh thần của nho giáo là con người phải ý thức vấn đề tu thân và coi trọng việc giữ gìn truyền thống đạo lý.

Trong thơ ca truyền thống, nhà nho luôn luôn đề cao và ý thức việc tu thân, rèn luyện mình thành người quân tử. Khái niệm tu thân được nhắc tới khá nhiều, ngoài việc thể hiện tấm lòng luôn hướng về nghĩa quân thân với ước mong được báo đáp đền ơn của một kẻ bề tôi hết lòng vì dân vì nước, còn là thái độ coi thường công danh phú quý.

Coi thường công danh phú quý họ tìm đến với cuộc sống giản dị, hoà hợp với thiên nhiên để di dưỡng tinh thần. Họ vui với bữa cơm dưa muối, áo bô, hài cỏ, chè mai, hiên nguyệt, con lều, am quán...

Sống vui với thiên nhiên, các nhà nho cũng luôn dặn lòng mình nhớ cho bền đạo trung dung, giữ lấy cái đạo của người quân tử. Có được đạo trung dung là có được sự điều hòa, sự quân bình trong cuộc sống. Đó mới là bí quyết của cuộc sống, bí quyết của hạnh phúc.



Đối với họ, ý thức tu thân còn là ý thức học tập các vị tiền bối, coi họ là tấm gương sáng để noi theo. Đó là các tấm gương của các bậc trung thần nghĩa sĩ, các bậc tài cao đức trọng, các văn nhân thi sĩ đã trở thành biểu tượng cho nhân cách sáng ngời của các nhà nho: Trương Lương, Tiêu Hà, Văn Chính, Chu Công, Y Doãn, Đỗ Phủ, Đào Tiềm...

Con người cũng nên tránh xa những thói xấu, tránh xa sắc, xa rượu chè, cờ bạc... Những lời khuyên này không chỉ là lời giáo huấn khô khan mà là lời của những người từng trải, tha thiết muốn giữ gìn thế đạo, tha thiết muốn giữ lấy đạo lý dân tộc đang bị mai một.

Như vậy, đạo lý nói chung và vấn đề tu thân nói riêng là nội dung quan trọng trong thơ ca trung đại. Bởi theo Nho giáo, văn chương phải có tác dụng cải tạo con người, động viên, tổ chức hoàn thiện xã hội. Do đó, mệnh đề “văn dĩ tải đạo” đề cao chức năng giáo huấn của văn chương trở thành quan điểm chính thống chi phối đến sự phát triển của toàn bộ nền văn học trung đại.

Với Tú Xương, ta lại thấy xuất hiện một con người sống buông xả, để cảm xúc và ứng xử chảy theo bản năng và sở thích. Ông không ngại ngần tự nhận mình rằng:

Bài bạc, kiệu cờ cao nhất xứ Rượu chè, trai gái đủ tam khoanh

(Tự vịnh)

Tất cả những thói hư tật xấu dường như hội tụ đầy đủ ở nhà nho thị dân Tú Xương. Đánh bài, chơi gái, quỵt tiền, rượu chè... đều có cả:

Biết chăng cũng chẳng biết gì

Biết ngồi Thống Bảo, biết đi ả đầu Biết thuốc lá, biết chè tàu

Cao lâu biết vị, thanh lâu biết mùi

(Hỏi ông trời)



Lối sống tu thân khắc kỷ không còn là tiêu chuẩn đầu tiên để hành xử theo đối với nhà nho thị dân Tú Xương. Ông thả mình ăn chơi và ngông ngược nói lên những “thú” vui đấy một cách trâng tráo. Những thú vui đi ngược lại với truyền thống cũng như cung cách vốn có của một nhà nho. Nó không chỉ phá vỡ ý thức tu thân đầy chỉn chu của nho giáo mà còn vượt ra ngoài tính quy phạm của giọng điệu ngôn chí nho gia.

Cái tôi Tú Xương được bộc lộ rõ đầy cá tính. Tuy vẫn dùi mài theo khoa cử, vẫn lều chõng đi thi, nhưng không chú tâm nơi sách vở, mà “Mỗi năm ông học một vài câu”, và chủ yếu chỉ học “Lạc nhạn Xuyên tâm đủ ngón chầu”. Ta thấy Tú Xương không để chí nơi học hành, mà mải mê với những cuộc chơi nằm ngoài truyền thống nho giáo. Không những không tu thân lập chí theo gương thánh hiền, Tú Xương cũng không tha thiết đạo thánh hiền. Đỗ tú tài, mở lớp dạy học, nhưng ông Tú chỉ dạy:

...Dạy câu kiều lẩy, Dạy khúc lí Kinh,

Dạy ngón trống phách, Dạy khúc Dương tranh.

Dạy những khi xuống ngựa lên xe, đứng ngồi phải phép Dạy những lúc cao lâu chiếu hát, ăn nói cho sành

(Phú thầy đồ dạy học)

Đối với nhà nho truyền thống, tu thân còn là giữ cho tình cảm luôn luôn ở trạng thái ôn nhu, quân bình. Họ luôn cố gắng giữ mình, không để cho bản thân tức giận quá, vui mừng quá, say sưa quá, bởi ưu toan quá mức sẽ hỏng việc. Nhưng với Tú Xương, ông để cảm xúc chảy theo bản năng. Người đọc thấy thú vị khi đọc những câu thơ thể hiện sự “ân hận” của ông sau những cuộc chơi, cuộc say.

Đây là Chừa gái:

Một trà, một rượu, một đàn bà Ba thứ linh tinh nó hại ta

Chừa được thứ nào hay thứ ấy



Phải chăng chừa rượu với chừa trà Và đây là Chừa rượu:

Những lúc say sưa cũng muốn chừa Muốn chừa nhưng lại tính hay ưa Hay ưa nên nỗi không chừa được

Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa

Tú Xương không ép mình trong “lễ” nghiêm ngặt của một nhà nho đạo mạo, ứng xử theo đạo nho, ông thích sống theo bản năng và sở thích như một con người bình thường cần có nhiều nhu cầu, nhiều ước muốn. Con người ấy khi hành động không phải ngước nhìn ai, không phải nhìn trước nhìn sau, không phải dè chừng hay ái ngại bất cứ một điều gì. Hơn một lần ông ca ngợi hình tượng chú Mán, một tính cách có nhiều nét lạ, rất ngông và phớt đời:

Phong lưu nhất ai bằng chú Mán Trong anh em chúng bạn đều thua xa Buổi loạn li bốn bể không nhà

Răng chẳng nhuộm, vợ chẳng lấy, lụa là chẳng mặc. Mán chỉ làm đủ tiền tiêu vặt

Khi cao lâu, khi cà phê, khi nước đá, khi thuốc lá, khi đủng đỉnh ngồi xe

Sự đời Mán chẳng buồn nghe

(Chú Mán)

Hình tượng chú Mán sống ngoài vòng cương tỏa của lễ nghi nho giáo được Tú Xương ca ngợi đầy thích thú và ngưỡng mộ. Đối với nhà nho này, lối sống tu thân khắc kỉ không còn là tiêu chuẩn đầu tiên để ông hành xử theo.

2.1.2. Đối với gia đình

Theo nho giáo, mọi người đều bị trói buộc trong các quan hệ gia đình: vợ- chồng, cha- con, anh-em. Học thuyết này cũng vạch ra rằng, để giữ được sự bình ổn



trong gia đình thì mọi cá nhân đều phải thực hiện đúng chức phận của mình, có nghĩa là cha ra cha, con ra con, chồng ra chồng, vợ ra vợ. Và trong mối quan hệ vợ chồng thì phu xướng phụ tùy, người phụ nữ rất ít khi được coi trọng.

Hình ảnh người vợ đã đem lại nhiều cảm hứng cho không ít nhà nho trung đại. Nguyễn Bỉnh Khiêm có Thơ vịnh đạo vợ chồng (Phu phụ thi), Phạm Nguyễn Du có Đoạn trường lục, Phạm Thái có Văn tế Trương Quỳnh Như, Nguyễn Khuyến cũng có khá nhiều thơ viết cho các bà vợ: Nhất vợ nhì giời, Khuyên vợ cả, Vãn thiếp Phạm thị (Khóc người vợ thiếp họ Phạm). Tuy nhiên, Văn tế sống vợ thì đến Tú Xương mới có.

Hình ảnh người vợ hiện lên trong thơ các nhà nho là hình ảnh người phụ nữ cần mẫn, chịu khó, giữ trọn phận người phụ nữ tao khang. Nhưng những chân dung ấy chỉ mang tính khái quát, ý tưởng cốt để ngôn chí, cảm hoài. Đến Tú Xương, ông khắc họa chân dung người vợ cụ thể, mang đậm tính cá thể hóa trong các bài Thương vợ, Văn tế sống vợ, Đang ốm nghe vợ khấn cầu. Đó là những bài thơ Tú Xương lấy cảm hứng trực tiếp từ người vợ Phạm Thị Mẫn tần tảo của ông.

Qua những lời thơ đó, ta thấy Tú Xương một mực yêu thương và tôn trọng vợ. Ông vì hoàn cảnh đặc biệt (thi mãi chỉ đỗ tú tài) nên cuộc sống của nhà thơ và các con ông đều trông cậy ở tài làm ăn xoay xở của bà Tú:

Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng

(Thương vợ)

Các nhà nho xưa dẫu hết sức cảm thương nỗi vất vả của các bà vợ nhưng chỉ có thể giãi bày nỗi thương cảm một cách chừng mực và kín đáo. Nhưng Tú Xương lại mạnh bạo “đặc tả” chân dung, tính cách của vợ qua những suy nghĩ bằng việc tường thuật, miêu tả công việc:

Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ

Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ

Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn,

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 28/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí