Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ một bệnh hay gàn hay dở. Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười,
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ Gần xa nô nức, lắm gái nhiều trai,
Sớm tối khuyên răn, kẻ thầy người tớ.
Ông tu tác cửa cao nhà rộng, phó mặc tay dâu, Anh lăm le bia đá bảng vàng, cho vang mặt vợ...
(Văn tế sống vợ)
Bằng lối tả chân, Tú Xương đã khắc họa chân dung vợ cụ thể từ diện mạo, tính tình đến lai lịch. Ông bỡn cợt tính gàn dở, sự vụng về của vợ cũng là để khen tính thật thà và sự tần tảo của bà Tú. Bài văn tế là cách bộc lộ tình cảm yêu thương trìu mến của ông đối với người vợ hiền thục.
Tú Xương thương vợ bởi ông ý thức được sự vất vả khó nhọc của vợ, ông ý thức được sự ăn chơi vô trách nhiệm cũng như sự “dài lưng tốn vải” của mình. Theo tiểu sử, Tú Xương cũng thuộc dòng dõi nho gia, nhưng do thời thế và việc làm ăn thua lỗ, gia đình dần đi vào bại sản. Ông kết hôn với bà Phạm Thị Mẫn và có với nhau tám người con. Tú Xương sinh thời hầu như ngoài việc học hành, thi cử, làm thơ phú thì không có nghề gì cả. Cuộc sống vật chất nhờ cả vào bà vợ đảm đang tần tảo. Ý thức được vai trò của vợ, dường như Tú Xương biết ơn và trân trọng vợ nhiều hơn. Những tình cảm dành cho vợ là có thực nhưng ta vẫn thấy ở ông “thương” nhiều hơn “yêu”.
Còn bản tính ăn chơi của Tú Xương thì không phải bàn. Mặc dù nhà không lấy gì khá giả, nhưng lúc nào cũng ăn mặc “hợp thời trang”:
Có thể bạn quan tâm!
- Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương - 1
- Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương - 2
- Tú Xương Với Tư Cách Là Con Người Xã Hội
- Đối Với Thương Nhân Và Những Lề Thói Khác
- Nhà Nho Phá Vỡ Sự Quân Bình Trong Cảm Xúc
- Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương - 7
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Quanh năm phong vận, áo hàng tàu, khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh Ra phố nghênh ngang, quần tố nữ, bít tất tơ, giầy Gia Định bóng
(Phú hỏng khoa Canh Tý)
Người vợ lúc nào cũng lo đủ cho chồng, kể cả việc ăn chơi. Theo giai thoại Mùa nực mặc áo bông, việc nhà thơ mặc áo bông trong lúc bức sốt là để chọc vợ. Số tiền bà
đưa cho ông may áo sa hoa Tàu đã bị ông trót tiêu hết, nên ông mặc áo bông cho bà sốt ruột mà phải đưa tiền cho ông lần thứ hai. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, những bài thơ Thương vợ, Văn tế sống vợ được viết ra sau những lần vợ giận như thế. Những lời thơ thể hiện sự tôn kính đó chẳng qua lại là những lời vuốt đuôi nịnh vợ- một người vợ tần tảo, đảm đang và tháo vát. Đó là những lời xoa dịu cơn giận của vợ sau những đợt ăn chơi tơi bời và quá tay của ông.
Có thể với Tú Xương, người vợ cần mẫn và chịu khó ấy, ông chỉ biết ơn và tôn trọng, còn tấm tình với nghĩa tình yêu, tình trai gái ông lại để chỗ khác: Đã rất nhiều lần ông viết thơ cho cố nhân (Áo bông che đầu, Tự tiếc), thơ cho nhân tình (Gửi cho cô đào, Đi hát mất ô, Thú cô đầu...), thơ cho một bóng hồng thoáng gặp (Hóa ra dưa).
Bài thơ Áo bông che đầu, ông viết cho người tình cũ là bà Hai Đích. Theo giai thoại, trước khi lấy bà Tú, Tú Xương yêu cô con gái của ông tiến sĩ Vũ Công Độ, tức cô Hai Đích. Hai người không đến được với nhau, nàng đi lấy chồng rồi chàng cũng đi lấy vợ. Nhưng sau đó, bà Hai Đích góa chồng, đưa con về sống với bố mẹ. Gặp lại người tình cũ, tình cảm của ông vẫn còn tha thiết:
Ai ơi, còn nhớ ai không?
Trời mưa, một mảnh áo bông che đầu.
Nào ai có tiếc ai đâu?
Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô.
Người đi Tam Đảo, Ngũ Hồ
Kẻ về khóc trúc, than ngô một mình Non non, nước nước, tình tình
Vì ai ngơ ngẩn cho mình ngẩn ngơ! (Áo bông che đầu)
Nhà thơ nhắc nhớ người bạn tình về một hoài niệm đẹp. Đó là sự cảm thông, đồng cảm với nỗi mất mát của người tình:
Người đi Tam Đảo, Ngũ Hồ
Kẻ về khóc trúc, than ngô một mình Rồi cả những bài thơ gửi tặng tình nhân đầy tình tứ, nồng nàn:
Đêm qua anh đến chơi đây Giày giôn anh dận, ô tây anh cầm. Rạng ngày sang trống canh năm Anh dậy, em hãy còn nằm trơ trơ.
Hỏi ô, ô mất bao giờ,
Hỏi em, em cứ ỡm ờ không thưa.
Chỉ e rày gió mai mưa Lấy gì đi sớm về trưa với tình?
(Đi hát mất ô)
Lời thơ ban đầu nhuốm sự sỗ sàng, táo bạo, tưởng chừng như chỉ là thứ tình cảm ăn bánh trả tiền. Đọc đến đây, Nguyễn Đình Chú trong bài viết : Tú Xương, nhà thơ lớn của dân tộc đã phải thốt lên: “Tình gì mà tệ mạt thế!”. “Nhưng điều đáng quý là Tú Xương phong tình ở đây đã không chịu để cho cái tầm thường, cái đớn hèn từ phía kia đè tất cả xuống, mà chỉ một nỗi băn khoăn:
Chỉ e rày gió mai mưa
Lấy gì đi sớm về trưa với tình?”
Chỉ hai chữ “với tình”, Tú Xương đã làm cho bài thơ kết lại rất đẹp, nâng tình cảm ấy lên mức thanh cao.
Tú Xương quả là đa tình. Bất chợt gặp người con gái đẹp, ông sân si ngay:
Ước gì ta hoá ra dưa
Để cho người tắm nước mưa chậu đồng !
Ước gì ta hoá ra hồng
Để cho người bế người bồng trên tay !
(Hóa ra dưa)
Đây là cách tỏ tình, chọc ghẹo vừa tình tứ, ý nhị giống như trong ca dao dân gian, nhưng cũng đầy sỗ sàng, bốp chát kiểu Tú Xương. Nỗi ước ao và khát khao yêu đương của Tú Xương dẫu tha thiết, gần gũi trần tục nhưng được diễn tả đầy cách điệu mang hơi hướng ca dao.
Nói thế ra để thấy Tú Xương, một bên vẫn hết mực yêu quý và tôn trọng vợ; nhưng một bên là chân dung của một kẻ đa tình, ong bướm. Đây là đạo đức lệch chuẩn với tiêu chí tam cương của nho giáo, người chồng không làm đúng chữ danh của mình.
Không chỉ nhà nho Tú Xương không làm tròn danh phận của một người chồng. Đối với tư cách một người con, người anh, người cha, ông cũng không làm tỏ rõ lòng hiếu đễ. Không lo được cho vợ đã đành, lại ăn bám vợ, ‘làm thuê’ cho vợ. Ông Tú mải rong chơi không màng việc nhà, không quan tâm đến con cái, nên bà Tú phải đón về dạy con, trả lương như thầy đồ người ngoài. Nhận thấy mình không được đối đãi chu tất «Quần áo rách rưới. Ăn uống xô bồ », nên ông « nhăn nhở »:
Sao dám khinh mình, thầy đâu thầy vậy Không biết trọng đạo, cô lốc cô lô...
(Phú thầy đồ tại gia)
Trách vợ, nhưng bản thân ông lại không làm đúng công việc của một thầy đồ dạy chữ nghĩa, dạy khuôn phép thánh hiền mong cho con sau này đỗ đạt, mà ông chỉ dạy các ngón đàn, điệu hát, cách cầm chầu, nhịp phách... dạy đủ các ngón ăn chơi.
Như vậy, trong gia đình, đối chiếu với cách xử sự lẽ ra phải có, thì Tú Xương là người bài bây, vô trách nhiệm, "lạm dụng sự tín nhiệm", và khi bị vợ phản ứng thì "nhăn nhở". Nhà Nho truyền thống (trong bối cảnh nông thôn xưa) không bao giờ xử sự với vợ con như thế. Đối với các con, ông cũng không quan tâm thực sự và chu đáo. Được vợ "thuê" dạy học cho chính con mình (để rồi "Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ") thì ông ấy "dạy " con toàn chuyện đàn đúm, ăn chơi sành điệu, ... chứ không phải dạy theo phương pháp và nội dung của lớp học truyền thống. Xét với tư cách người cha, ông là
người vô trách nhiệm, xét tư cách người thầy, ông không phải là một "thầy giáo mẫu mực" theo cách nhìn truyền thống.
2.1.3. Thái độ của Tú Xương đối với minh quân lương tướng
Trong thơ Tú Xương, không có bài nào lấy cảm hứng ca ngợi vua sáng tôi hiền, ca ngợi đấng minh quân lương tướng, ca ngợi mẫu hình hoàng đế điển hình phương đông. Cũng trong thời biến loạn, Tú Xương lại rất khác với nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu. Dù thời cuộc có chuyển biển, có thay đổi, vua chúa có hèn kém từng bước dâng nước cho ngoại xâm, nhưng Nguyễn Đình Chiểu vẫn một mực ca ngợi những con người “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc” bởi theo ông, họ luôn luôn ý thức “tấc đất ngọn rau ơn chúa”, hiểu được “chữ thiên dân”, “câu vương thổ”. Nhưng với Tú Xương, cũng trong thời cuộc biến động đó, thiên tử dường như vắng bóng. Và chắc hẳn trong quan niệm của ông, vai trò của vua đã mờ nhạt. Mối quan hệ vua- tôi không được đề cập trong những tác phẩm của nhà nho này. Có chăng chỉ là thấp thoáng hình ảnh đấng trượng phu với tâm thế và thái độ mới:
Mấy năm vượt bể lại trèo non Em hỏi thăm qua bác hãy còn.
Mái tóc Giáp Thìn đà nhuộm tuyết Điểm đầu Canh Tý chửa phai son Vá trời gặp hội, mây năm vẻ
Lấp bể ra công, đất một hòn Có phải như ai mà chẳng chết?
Giương tay chống vững cột càn khôn
(Gửi ông thủ khoa Phan)
Bằng cảm quan của kẻ sĩ thị dân, Tú Xương đã bước một bước dài ra khỏi sự cách điệu và điển phạm trong sự thể hiện cảm hứng về con người mang đậm chất lí tưởng tạo nên một hệ thống cảm hứng mới về con người và thế giới. Bài thơ xây dựng “hình ảnh người anh hùng “vượt bể trèo non” và “giương tay chống vững cột càn
khôn” thật hiên ngang và đầy tráng khí. Con người ấy mang một trọng trách nặng nề với một tinh thần quyết chí xả thân vì nước. Nhưng con người ấy cũng thật cô độc: “Lấp bể ra công đất một hòn”. Bài thơ khép lại thật đẹp với một hình tượng con người lí tưởng, nhưng so với âm điệu của câu thơ ca ngợi tráng khí cái thế của người anh hùng mà Nguyễn Khuyến đã dành cho Nguyễn Trãi “Xắn tay đỡ trời ôm chí lớn” thì quả là âm điệu ở đây không vút cao hào sảng mà chùng hẳn xuống đượm vẻ ngậm ngùi cay đắng.
Ngoài ra, một bài thơ khác, đề là Nhớ bạn, nhiều ý kiến cho rằng nhà thơ thể hiện tấm lòng đối với cụ Phan khi ông “xuất dương lưu biệt”:
Ta nhớ người xa cách núi sông, Người xa, xa lắm, nhớ ta không? Đã từng vui lắm, thêm buồn bã, Vừa mới quen nhau hóa lạ lùng. Khi thấy thấy gì trong mộng mị, Nỗi riêng riêng cả mảnh tình chung. Tương tư lọ phải là trai gái,
Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng.
“Bài ấy có câu 7 tỏ ra là không phải thơ tương tư trai gái rồi, nhưng nói rằng nhớ cụ Sào Nam thì cũng chẳng lấy gì làm đích xác, duy có bốn chữ "người xa xa lắm", cho là chỉ kẻ đi trốn ra nước ngoài, không mong về được thì hoạ chăng có lẽ mà thôi. Song có người biết việc lúc bấy giờ, nói ông Tú Xương làm bài ấy là ngụ ý nhớ cụ Phan thật, có điều giấu đi mà không đặt đầu đề rõ ràng, chỉ dùng chữ “tương tư” đó thôi”. (Phan Khôi)
Thời đại Tú Xương đang sống- cũng là thời đại Nguyễn Khuyến đang sống- là thời đại của những anh hùng thất bại, thời đại của buổi giao thời đông tây với nhiều điều lố lăng bỉ ổi, lí tưởng nhà nho phong kiến đang sụp đổ thảm hại trước sức mạnh vật chất và vũ khí của phương tây. Con người trong thơ Tú Xương ở đây là con người
của thực tại- tuy là người anh hùng cái thế nhưng là anh hùng của thời đại thất bại, hoàn toàn khác với con người trong thơ của Nguyễn Khuyến là con người của quá khứ- người anh hùng của thời đại chiến thắng. Còn những anh hùng của thời đại mới, thời đại cách mạng chưa xuất hiện. Cũng sống trong không khí thất bại bao trùm của thời đại như Nguyễn Khuyến, nhưng Tú Xương lại không có được cái cảm hứng trong ánh hồi quang về thời quá khứ như nhà nho hiển đạt Nguyễn Khuyến, do vậy mà, nhà thơ- kẻ sĩ thất bại thành Nam đã không thể bay bổng trong cảm hứng về con người anh hùng, con người vũ trụ- sử thi theo mạch cảm hứng của tư duy thơ ca cổ điển.
2.1.4. Con đường học vấn khoa cử
Như các nhà nho khác, Tú Xương cũng gắn liền với khoa cử. Cuộc đời ngắn ngủi 37 năm của ông đã trải qua 8 lần thử thách nơi cửa Khổng sân Trình. Đó là minh chứng cho khát vọng được vinh thân hiển danh của bao sĩ tử thời xưa. Lập thân bằng khoa cử là ước mơ và con đường duy nhất của các nho sĩ. Con đường tiến thân của Tú Xương không mấy bằng phẳng. Tám lần lều chõng đi thi và chỉ đỗ tú tài thiêm thủ (lấy thêm, đỗ vớt). Có thể nói, Tú Xương không phải là người xoàng về chữ nghĩa, song có lẽ do tinh thần nghệ sĩ phóng khoáng, lại đề cao “phong nguyệt tình hoài, giang hồ khí cốt” nên ông khó có thể ép mình theo lối văn chương cử tử gò bó. Ông đã không khiêm tốn mà nói rằng:
Rõ thực nôm hay mà chữ dốt
Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy
(Buồn hỏng thi)
Ông không chuyên tâm dùi mài kinh sử, và chỉ chuyên tâm vào những thú vui chơi, lệch khỏi lễ nghĩa và đầy tốn kém:
Cái thú cô đầu nghĩ cũng hay Cùng nhau dan díu mấy đêm ngày Năm canh to nhỏ tình dơi chuột
Sáu khắc mơ màng chuyện nước mây
Hay:
Êm ái cung đàn chen tiếng hát La đà kẻ tỉnh dắt người say
Thú vui chơi mãi mà không chán Vô tận kho trời hết lại vay
(Thú cô đầu)
Có phải rằng ông chẳng học đâu Một năm ông học một vài câu Ví dù vua mở khoa thi trống
“Lạc nhạn”, “Xuyên tâm” đủ ngón chầu
(Ngón chầu)
Học hành thi cứ đối với Tú Xương cứ dở dở ương ương, ông vừa muốn “Lăm le
bảng vàng cho vang mặt vợ”, vừa lại “Cứ việc ăn chơi chẳng học hành”, để đến nỗi vào trường thi mà vẫn “Sờ bụng thấy không một chữ nào”. Theo sát con đường hoạn lộ của Tú Xương, ta thấy lúc đầu tưởng chừng như ông chỉ dềnh dàng trong chuyện thi cử: “Tấp tểnh người đi tớ cũng đi, Cũng lều cũng chiếu cũng đi thi” (Đi thi). Đối với ông, thi cử và đỗ đạt may ra chỉ:
No ấm chưa qua vành mẹ đĩ
Đỗ đành may khỏi tiếng cha cu
(Hỏi mình)
Nhưng thi mãi không với lấy được chữ cử nhân, dần dần ông đã sốt ruột: Học đã sôi cơm nhưng chửa chín;
Thi không ăn ớt thế mà cay!…
(Thi hỏng)
Rồi phát hoảng:
Một việc văn chương thôi cũng nhảm Trăm năm thân thế có ra gì!…