Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương - 8



Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai Vẳng nghe tiếng ếch bên tai

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò

(Sông lấp)

Nhà văn Nguyễn Tuân đánh giá cao bài thơ này của Tú Xương. Ông cho rằng: Thơ “cũng mọc lên từ cái đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la, từ một cái điểm nhất định mà nó mở ra một cái diện không gian thời gian trong đó nhịp mãi một tấm lòng sứ điệp”. Và “Thơ là mở ra được một cái gì đó mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó, vẫn như bị phong kín. Bài Sông lấp đã cho thấy rõ cái điệu mở ra mở vào đó” [13;tr.71].

Hai câu đầu là hiện thực, hiện thực có thật của thành Nam đương thời. Nó miêu tả sự biến chuyển của quê hương ông, của cái vùng quê “ai khéo quay ra phố nửa làng” ấy một cách chân thực. Sự thay đổi thể hiện ngay ở sự vật. Sự vật được hiện lên trong sự so sánh xưa- nay. Mới chỉ đọc hai câu thơ này, người đọc cũng chưa thể thăm dò ngay được thái độ và cảm xúc của nhà thơ đối với sự biến chuyển ấy: đồng tình, hay tiếc nuối. Chỉ đến hai câu sau, chúng ta mới vỡ ra:

Đêm nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò

Tiếng ếch đã trở thành ranh giới cho hiện thực và tưởng tượng, cho xưa và nay. Nhưng ranh giới ấy cũng thật mong manh và cũng khó đoán. Liệu tiếng ếch ấy là có thực hay cũng chỉ là tưởng tượng. Xuân Diệu viết: “hai câu dưới là cái ngân nga vang hưởng, nó là cái lãng mạn ở trong tâm hồn. Đêm ngủ chập chờn nghe tiếng ếch kêu mà tưởng chừng như ai gọi đò qua sông thuở xưa”. Và vì sao, tác giả lại mượn tiếng ếch như là cầu nối để trở về với tiếng vọng của quá khứ. Có thể âm thanh tiếng ếch rất đặc biệt. Tiếng “ộp ộp, oạp oạp” của ếch là một âm thanh mà khi nghe từ xa có độ dính vào nhau bởi không có phụ âm. Đặc biệt tiếng ếch kêu trong một “dàn đồng thanh” thì độ rời của các tiếng lại càng không có. Cũng giống như tiếng gọi đò “đò ơi” vậy. Thông


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


thường người ta kéo dài từ “ơi”, vì nó là âm mở và vang, nên sẽ ngân được xa và lâu hơn. Tú Xương đã “mượn” tiếng ếch kêu là rất hợp lý, dù đó là hiện thực hay là tưởng tượng. Nhà thơ Xuân Diệu nhận xét: “Tú Xương đã đưa vào thơ tiếng gọi đò vang vang man mác. Những âm ba ấy chính là cái còn lại truyền mãi của con sông lấp kia, hơn nữa nó lại chập vào tiếng ếch kêu”. Và âm thanh của quá khứ ấy ùa về trong tâm trí của nhà thơ như một vọng tưởng, một luyến tiếc, một nét hoài cổ kín đáo nhưng rất hiện đại, vì nó cụ thể và riêng tư nên nó rất sâu lắng. Ở đây ta bắt gặp một nội tâm bình tĩnh và đẹp hơn cả, hiếm hoi hơn cả trong thơ Tú Xương.

Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương - 8

Nỗi ưu tư về sự thay đổi của xã hội day dứt trong tiếng gọi đò, nỗi ưu tư về trách nhiệm cá nhân lại trùm lên trong bài Đêm buồn:

Trời không chớp bể, chẳng mưa nguồn Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn

Bối rối tình duyên cơn gió thoảng

Nhạt nhèo quang cảnh bóng trăng suông Khăn khăn áo áo thêm rầy chuyện

Bút bút, nghiên nghiên khéo dở tuồng Ngủ quách, sự đời thây kẻ thức

Bên chùa chú trọc đã hồi chuông

(Đêm buồn)

Những vấn đề của cuộc sống, trách nhiệm của một trang nam nhi trong cuộc sống đã không được hoàn thành. Tình duyên không được mặn mà:

Bối rối tình duyên cơn gió thoảng

Nhạt nhèo quang cảnh bóng trăng suông Đời sống cơm áo gạo tiền có vẻ chật vật: Khăn khăn áo áo thêm rầy chuyện

Và công danh sự nghiệp lại được như ý: Bút bút, nghiên nghiên khéo dở tuồng



Tất cả đối với ông đang trong thế dở dang, không cái gì được tròn vẹn và viên mãn. Nỗi buồn của cái tôi này không phải vì viện cớ cảnh buồn như trong thơ truyền thống, mà nỗi buồn trở lại nhuốm vào cảnh vật. Tâm sự của nhà thơ thoáng một chút chán nản và bất lực, tỏ thái độ buông xuôi. Nỗi buồn này được trừu tượng hóa trong bài thơ hay khác:

Chợt giấc trông ra ngỡ sáng lòa Đêm sao đêm mãi thế ru mà?

Lạnh lùng bốn bể, ba phần tuyết Xao xác năm canh một tiếng gà... Chim chóc hãy còn nương cửa tổ Bướm ong chưa thấy lượn vườn hoa Nào ai là kẻ tìm ta đó

Đốt đuốc lên soi kẻo lẫn nhà

(Đêm dài)

Chắc chắn người đọc sẽ phải ngạc nhiên khi bên cạnh những vần thơ trào phúng bỡn cợt của Tú Xương vẫn có những bài thơ nhẹ nhàng như thế này. Nội tâm ở đây không được diễn tả cụ thể như trong bài Đêm buồn, nhưng nó lại diễn tả nỗi buồn, nỗi trăn trở của nhân vật trữ tình rõ hơn. Nhân vật ở đây như thức cùng đêm khuya, lục lọi và đếm từng khắc thời gian chảy trôi. Đồng thời cảm nhận được từng chuyển động tinh tế của sự vật trong đêm. Nỗi cô đơn càng lớn hơn lên khi một mình trong không gian lặng lẽ và vô tình như thế. Sự vật có, nhưng dấu hiệu của niềm vui, sự sinh động của sự sống muôn màu thì không có. Chìm trong cảnh vật thiên nhiên đó, nỗi buồn như nhân lên, sâu hơn.

Như vậy, bên cạnh một con người ồn ào trong những bài trào phúng, ta còn thấy một con người trữ tình lắng sâu, đa cảm và tinh tế ở Tú Xương. Hình tượng này thể hiện khá toàn diện về nội tâm của một người nghệ sĩ vốn đa cảm. Nhìn ở góc độ này, để ta thấy rõ hơn mâu thuẫn trong con người ông, một nội tâm bề ngoài ồn ào, nhưng



bên trong lại nhạy cảm đến bất ngờ. Trước đó ta vẫn không thấy một thái độ rõ ràng trong hành xử của ông đối với vấn đề thi cử, hành đạo của ông thì ở đây, mặc dù cũng không mấy rõ ràng song vẫn thấy được nỗi buồn ẩn sâu trong con người khi không thực hành trọn vẹn được đạo như một nhà nho. Sự mâu thuẫn này càng thể hiện rõ tính chuyển tiếp ở tác gia Tú Xương giữa văn học truyền thống và cận hiện đại.

2.2.4. Ngôn ngữ, bút pháp

2.2.4.1. Thơ truyền thống thường hướng nội, thơ Tú Xương hướng ngoại nhiều hơn. Theo Vương Trí Nhàn, thơ Tú Xương gần với thể báo chí, những bài thơ như là những ống kính chụp nhanh những cảnh đời, sự vật, hiện tượng... gần với cách đưa tin của báo chí.

“Trong khi phần lớn thơ ca nho sĩ là thơ ca hướng nội, thì thơ Tú Xương “hướng ngoại”. Đối với ông, những chuyện đời Đường, đời Tống ông phải học từ khi để chỏm chả có gì quan trọng. Mà ông luôn luôn dỏng tai để lắng nghe các chuyện thời cuộc và tìm cách ghi lại nó trên mặt giấy. Chưa nói được về tình hình chung của cả xứ cả nước, thì ông nói về chuyện cái thành phố ông ở. Giá một tờ báo lớn nào đó ở Hà Nội, ở Sài Gòn muốn tìm cộng tác viên tại chỗ, chắc phải mời ông, vì ông thạo tin vỉa hè, biết đủ chuyện đầu đường xó chợ người ta đang đồn đại, và sẵn sàng làm những việc mà một phóng viên tập sự phải làm tức là săn tin ở sở cảnh sát, ở toà án. Nhìn vào các loại việc mà thứ thơ “ống kính chụp nhanh” của ông đã có nhắc tới, nào ăn cắp vào nhà pha, nào sư ở tù, mán ngồi xe, nào cảnh mẹ vợ ngủ với chàng rể, cô ký lấy lẽ v.v..., người ta dễ nghĩ tới một mục Việt Nam nhị thập thế kỷ ba đào ký mà tờ An Nam tạp chí của Tản Đà sẽ mở” [57].

Là một ngòi bút trào phúng thực thụ và có bản lĩnh, Tú Xương thường không ngại mang chính mình ra mà chế giễu. Loạt thơ tự trào, cộng với những bài trữ tình thuần túy làm nên một mảng thơ riêng, khá đặc sắc.

Có điều, dẫu sao, trong số hơn trăm bài thơ hiện đang lưu truyền và được xác định là của tác giả, các bài thơ "hướng nội" nói trên chỉ chiếm một phần nhỏ. Ngược



lại, nói tới Tú Xương, nhiều khi người ta nhớ ngay tới loại thơ khắc họa chân dung những người đương thời. Những bài "hướng ngoại" này thường nói tới một đối tượng cụ thể: một ông phủ, ông đốc học nào đó trong vùng hoặc một người bạn nào đó của tác giả. Và chúng thường có nhan đề ngắn gọn (do người sau đặt): Mừng ông lang, Chế ông huyện, Đùa ông Hàn, Bỡn ông Điềm...

Tú Xương có một phạm vi quan sát khá rộng. Sống trong một đô thị nhỏ nơi thoát thai từ làng xóm, ông vẫn giữ được thói quen thường thấy trong sinh hoạt tinh thần nơi thôn xã là để mắt đến mọi việc xảy ra chung quanh, và sẵn sàng lên tiếng về những chuyện ấy. Lọt vào kính ngắm thường xuyên của ông là đủ loại nhân vật, từ quan chức đến sư sãi, từ ông tú ông cử, cho đến đám học trò đang mài đũng quần trong các lớp bình văn, rồi cô ký, me tây, rồi thầy thông, thầy phán... sơ sơ có thể ước tính tổng cộng số người được Tú Xương nhắc tới trong các bài thơ đã viết lên tới vài chục. Tất cả hiện ra như các hình nhân trong một chiếc đèn kéo quân khổng lồ mà tác giả đã kỳ công vẽ mặt tô mày để kiếm chút niềm vui giữa cuộc đời tẻ nhạt.

“Từ trước đến nay, thơ văn của Trần Tế Xương thường được các nhà nghiên cứu ở ta xếp vào dòng thơ cổ điển, thứ thơ từ thế kỷ XIX về trước. Đã đến lúc, nên nói thêm rằng sáng tác của Tú Xương có những khía cạnh khá hiện đại, mà trước tiên con người tác giả hiện ra trong thơ đã là con người khá hiện đại. Được đào tạo chính quy từ nơi cửa Khổng sân Trình song ông xa lạ với mọi quan niệm sống khắc kỷ khổ hạnh mà các nhà nho tự ép xác để noi theo bằng được. Ông thích công khai nói lên những khao khát thường xuyên lồng lộn vật vã trong lòng mình. Cay nghiệt trong nhận xét, xô bồ thoải mái trong lựa chọn tài liệu, không ngại trâng tráo trong trình bày miêu tả, ông đã mang tới trong thơ ca một tiếng nói mới, tiếng nói của những thành thị đang hình thành” [57]

2.2.4.2. Nhân vật trong thơ Tú Xương rất cụ thể, đa số là những nhân vật có thực ngoài đời: ông cử nhu, ông cử ba, vợ, cô đầu... Điều đặc biệt, Tú Xương có lối phác họa và xây dựng nhân vật mang những nét kỳ dị, méo mó, thậm chí là kỳ quái



nhưng rất độc đáo, hiện lên chân dung vừa thực vừa ấn tượng. Thơ truyền thống thường dùng thủ pháp ước lệ, dụng điển, tập cổ... để xây dựng nhân vật, nhân vật hiện lên thường mang nét đẹp khái quát chung chung. Nhưng với Tú Xương, nét hiện đại hiện rõ trong thơ ông là thế giới nhân vật rất sống động nhờ vận dụng thủ pháp miêu tả cái riêng, nét cụ thể của từng nhân vật, để nó là nhân vật “này” chứ không thể lẫn vào đâu được. Mỗi nhân vật ông đều đánh dấu bởi một nét riêng: cô Bố "chồng chung vợ chạ"; ông Hàn "đậu lạy quan xin"; Thành thì đen kịt, Đốc thì lang; người bán sắt thì “Mũi nó gồ gồ, trán nó giô ”; ngay cả chính bản thân mình, ông cũng viết: “Mắt thì lao láo, mặt thì xanh ”....

“Như các nhà nghiên cứu nghệ thuật đã lưu ý, nét đặc biệt của nghệ thuật hiện đại (rõ nhất là trong hội họa) ấy là thiên về miêu tả con người với những nét kỳ dị, hình ảnh méo mó, không những không ăn khớp với những khuôn mẫu sẵn có, mà còn thường xuyên có hiện tượng phân thân, và không tạo ra một sự ổn định, không có những đường viền rõ rệt. Do những hạn chế của thời đại và của bản thân, đương nhiên Tú Xương chưa thể có được một tư duy nghệ thuật mới lạ như vậy. Có thể là những câu thơ trên chỉ được viết ra một cách tự phát. Dẫu sao đọc Tú Xương, người ta vẫn không khỏi liên tưởng tới một quan niệm về con người mới mẻ, chưa thể có ở những thời của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, tóm lại là những quan niệm về con người chỉ xã hội hiện đại mới có”. [57].

Đặc biệt, Tú Xương còn vận dụng hình thức chơi chữ rất hóm để miêu tả nhân vật. Ví như bài Mừng ông cử ba:

Cửa Vũ ba nghìn sóng nhảy qua Ai ngờ mũ áo đến ba ba

Đầu như lươn đất mà không lấm Thân tựa xà hang cũng ngó ra! Dưới nước không ưa, ưa trên cạn Đất sét không ăn, ăn thịt gà



Tuy rằng cổ rụt mà không ngỏng Hễ cắn ai thì sét mới tha.

(Mừng ông cử ba)

Ông Cử là con thứ ba cho nên gọi là Cử Ba, nhân đó nhà thơ lấy tên ba ba đồng âm với con ba ba để giễu ông.

Hoặc một bài thơ rất hóm khác mà nhà thơ dựa vào trò chơi đánh tam cúc để đả kích nhân vật và có cái kết thật bất ngờ:

Tượng tượng xe xe, xé lẻ rồi Sĩ đen sĩ đỏ chẳng thành đôi Đố ai biết ngỏ quân nào kết

Tốt cũng chui mà mã cũng chui.

(Thành Pháo)

Đây là bài thơ Tú Xương giễu ông thành Pháo vì thời thế mà gặp may, mà lên đời. Chuyện kể rằng, một ngày vào năm 1902, vua Thành Thái từ kinh thành Huế ra Bắc để dự khánh thành cầu Dumer. Qua Nam Định, vua Thành Thái dừng nghỉ tại Vọng Cung. Các quan chức làm lễ bái yết.

Khi ấy ở Nam Định, có một người ở phố hàng Song, trước nấu bếp cho Tây, được xã Vị Xuyên cử ra làm chức phòng thành để phụ việc với viên cẩm Tây, trông coi việc trị an trong thành phố, không vào lương ngạch nào cả. Người đó tên Pháo, người ta quen gọi là thành Pháo.

Trong buổi lễ bái yết, Thành Pháo cũng được đứng ghé trong hàng quan chức, vì y có phận sự đứng giữ gìn trật tự trị an. Vua Thành Thái hỏi chức vụ của từng người và bảo tùy tùng ghi vào sổ. Hỏi đến thành Pháo chẳng lẽ lại bảo y là phụ việc cho cẩm Tây, người ta đành tâu đó là viên Phòng thành thủ úy.

Ít lâu sau, có sắc chỉ khen thưởng của triều đình gửi ra, trong đó thành Pháo được phong hàm thất phẩm đương nhiên là ngang hàng với các quan chức cùng phẩm.



Thế là tự nhiên, thành Pháo được nên danh nên giá.Anh ta nghiễm nhiên trở thành một thân hào có cỡ ở xã Vị Xuyên, ngồi ngang hàng với các chức sắc danh vọng.

Và Tú Xương đã làm bài thơ để giễu ông thành pháo này.

Bằng những nét miêu tả nhân vật đặc biệt như vậy, Tú Xương đã vượt xa thơ truyền thống, tiến lên một bậc gần với thơ hiện đại. Nét hiện đại trong bút pháp thơ Tú Xương có lẽ là hiện thực sinh động tràn vào thơ một cách tự nhiên và phong phú, rất quen thuộc, gần gũi.

2.2.4.3. Ngôn ngữ

2.2.4.3.1. Tú Xương ít sử dụng từ ngữ, thi liệu, ngữ liệu gốc Hán. Thơ Tú Xương ít sử dụng từ ngữ ước lệ, phi cá thể, từ vựng điển tích, cách điệu mà sử dụng nhiều từ ngữ thông tục, cụ thể, mang đậm tính khắc hoạ. Tú Xương luôn tước đi vẻ trang nhã, lược bỏ đi sự cách điệu của từ ngữ. Ít miêu tả, có thể nói là thiếu vắng hình tượng anh hùng, tráng sĩ, những người tài sắc, những mẫu người lý tưởng… nên bút pháp cách điệu hoá ít được vận dụng, thay vào đó là bút pháp cá thể hoá để xây dựng thế giới thị dân muôn màu. Do vậy, thơ Tú Xương không có hệ thống ngôn từ: nợ tang bồng, hồ thỉ, vòng cương toả, điền viên, nguyệt hoa, bể dâu, phong trần… mà thay vào đó là những từ ngữ đời thường: lôi thôi, ậm oẹ, ngoi đít vịt, lụ khụ, sặc sụa, chí cha chí chát, đen thủi đen thui, mốc thếch, đen kịt, gồ gồ, tấp tểnh…. Ta hãy xem chỉ một từ “tấp tểnh”, Tú Xương đã hí hoạ được con người và sự vật một cách sinh động và chính xác:

Tấp tểnh người đi tớ cũng đi Cũng lều cũng chõng cũng đi thi

(Đi thi)

Qua từ “tấp tểnh”, nhà thơ đã khắc họa được bộ dạng cũng như tâm trạng của người đi thi, đồng thời thể hiện được sự tuột dốc thảm hại của khoa cử và đạo học nhà nho. Ta cũng thấy từ láy tượng hình này xuất hiện trong những câu thơ miêu tả ấn tượng tình cảnh của những người kẻ chợ nơi phố phường:

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 28/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí