Phụ lục 3
PHỤ LỤC BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU PHỤ LỤC BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU
Chuyên gia: Trang
1. Biên bản PVS - GS.TS Tạ Ngọc Tấn
2. Biên bản PVS - PGS.TS Nguyễn Ngọc Trân
3. Biên bản PVS - Tiến sĩ Đặng Kim Sơn
4. Biên bản PVS - Tiến sĩ Nguyễn Thành Tài
5. Biên bản PVS - Tiến sĩ Vò Thị Thanh Lộc
6. Biên bản PVS - Ông Nguyễn Văn Công
7. Biên bản PVS - Ông Đỗ Minh Tri
Có thể bạn quan tâm!
- Các Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nông Sản, Hạ Giá Thành Sản Xuất Giảm Chi Phí Sản Xuất
- Ngành Báo Chí: A. Trung Cấp/cao Đẳng B. Đại Học C. Sau Đại Học
- Mức Độ Quan Tâm Của Lãnh Đạo Các Cơ Quan Báo Chí Trong Truyền Thông Tccnn?
- Nhà Nước Cần Tạo Cơ Chế Như Thế Nào Để Báo Chí Có Thể Tham Gia Vào Các Khâu Hoạch Định Chính Sách Về Tccnnn?
- / Nhà Nước Cần Phải Có Cơ Chế Định Hướng Nội Dung, Cung Cấp Thông Tin, Cơ Chế Về Tài Chính, Kinh Phí Để Nâng Cao Chất Lượng Truyền Thông Về Vấn Đề
- / Nhà Nước Cần Phải Có Cơ Chế Định Hướng Nội Dung, Cung Cấp Thông Tin, Cơ Chế Về Tài Chính, Kinh Phí Để Nâng Cao Chất Lượng Truyền Thông Về Vấn Đề
Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.
8. Biên bản PVS - Tiến sĩ Hồ Quốc Lực
Lãnh đạo Cơ quan quản lý báo chí
9. Biên bản PVS - Bà Lê Thị Kim Loan
Lãnh đạo Cơ quan báo chí
10. Biên bản PVS - Nhà báo Trương Văn Chuyển, Tổng biên tập báo Cần Thơ
11. Biên bản PVS - Nhà báo Phạm Hữu Hoàn, Phó tổng Biên tập Báo Đồng Tháp
13. Biên bản PVS - Nhà báo Trần Văn Phương, Phó Tổng biên tập Báo Trà Vinh
14. Biên bản PVS - Nhà báo Bùi Thanh Hồng, Giám đốc Đài PT - TH Đồng Tháp
15. Biên bản PVS - Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Tiếng, Phó Giám đốc Đài PT - TH Thành phố Cần Thơ
16. Biên bản PVS - Thạc sĩ Tăng Chí Huấn, Giám đốc Đài PT - TH Trà Vinh
Nhà báo
17 Biên bản PVS - Nhà báo Thạch Sâm Bát, Phóng viên biên tập báo Khmer ngữ Báo Trà Vinh
18. Biên bản PVS - Nhà báo Lê Thanh Long, Biên tập viên - Báo Cần Thơ
PHỤ LỤC BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU
Đề tài “Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay”
Họ và tên Người trả lời phỏng vấn: GS.TS Tạ Ngọc Tấn
Cơ quan công tác: Hội đồng lý luận Trung ương Chức vụ: Phó Chủ tịch
Thời điểm phỏng vấn: Lúc 9 giờ Ngày 18/10/2016
Địa điểm phỏng vấn: Phòng học số 302, Tòa nhà A 2 (Thư viện) - Học viện Báo chí và Tuyên truyền (36 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội)
NỘI DUNG PHỎNG VẤN (Trích lược)
1/ Thưa Thầy, xin Thầy cho biết sự cần thiết của tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Ở ĐBSCL cái thứ nhất là biến đổi khí hậu nó dẫn đến cái chuyện không còn lũ, mà không còn lũ nó thì phù sa kém đi. Thứ hai nữa là vì không có lũ nên ngập mặn nó vào sâu hơn. Thứ ba nữa là yêu cầu phát triển bền vững làm sao để sản xuất mang lại lợi nhuận đảm bảo cho cuộc sống của 10 mấy triệu dân ĐBSCL đảm bảo môi trường sinh hoạt phục vụ cho đời sống con người tất cả những điều kiện ấy người ta cân nhắc, tính toán xem xét lại TCCNNN.
2/ Cuộc cách mạng về TCCNNN đã bắt đầu, Theo Thầy thì Báo chí phải vào cuộc như thế nào? Vai trò của báo chí là cực kỳ quan trọng anh phải dẫn đầu về tư tưởng nhận thức. Anh phải tuyên truyền, thông tin, giải thích, cung cấp thông tin cho mọi người dân để người ta hiểu rằng không thể tiếp tục sử dụng cái cơ cấu kinh tế cũ cái cơ cấu kinh tế cũ ấy tụt hậu mà nếu tiếp tục sử dụng cơ cấu kinh tế cũ sẽ bị thiệt hại và thiệt hại cho chính người nông dân. Anh cung cấp thông tin, công cấp chủ trương, anh cung cấp KHKT, anh phản biện lại các đề án về mặt cơ cấu NN của các nhà khoa học của các nhà chính trị. Cái nữa là những cái vấn đề liên quan đến kinh nghiệm của quốc tế, liên quan đến kinh nghiệm trong nước anh phải thông tin, chia sẻ. Tóm lại anh báo chí phải là người dẫn đường, mở đường về tư tưởng nhận thức cho việc cơ cấu lại.
3/ Theo thầy thì trong thời gian qua, báo chí đã làm được gì và cần tiếp tục như thế nào nữa để truyền thông về TCCNNN mang lại hiệu quả?
Rất tiếc là tôi không theo kỷ các loại hình báo chí truyền thông về vấn đề này. Nhưng mà theo tôi báo chí vừa qua thông tin, tuyên truyền về vấn đề cơ cấu lại trong cả nước, ở ĐBSCL chưa đạt
cấu lại. Cơ cấu lại nền kinh tế đó là nói đến chính sách.
4/ Thầy có những kiến nghị, lưu ý gì đối với Báo chí khi truyền thông về TCCNNN
Nói truyền thông về cơ cấu lại nền kinh tế thì báo chí có thể tham gia vào tất cả các khâu từ cái khâu mà thông tin cho người dân. Quan trọng nhất là chỉ cho người ta biết cái nguyên nhân, nguyên nhân sâu sắc. Nguyên nhân đó là cái gì nguyên nhân là sự vận chuyển, sự phát triển của một cuộc cách mạng công nghệ KHKT. Thứ hai nữa là môi trường, môi trường sống của chúng ta đã thay đổi kinh khủng rồi. ĐBSCL thì ngập mặn đến nơi rồi, cạn kiệt đến nơi rồi, nước lũ không có rồi. Làm xong mà nước lũ chưa về dân cảm thấy khó chịu rồi. Nước biển dâng đã khó khăn rồi. Con đường phía trước tất cả các khâu của trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Báo chí đều phải tham gia.
Xin cảm ơn thầy!
Đề tài “Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay”
Họ và tên Người trả lời phỏng vấn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Trân
Cơ quan công tác: UB Kế hoạch và Kinh tế Nhà nước Chức vụ: Nguyên phó chủ nhiệm
Thời điểm phỏng vấn: Lúc 9 giờ 30 phút Ngày 20/09/2016
Địa điểm phỏng vấn: Phòng hợp Bông Lúa - Văn Phòng UBND Tỉnh Đồng Tháp (Số 12, đường 30/4, phường 1 - TP. Cao Lãnh)
NỘI DUNG PHỎNG VẤN (Trích lược) 1/ Xin ông cho biết vai trò của báo chí trong truyền thông TCCNNN?
Tôi nghĩ trước nhất là cái xã hội ngày càng phát triển, cái nhu cầu thông tin của người dân. Báo chí là cái công cụ để mà thúc đẩy cái động lực phát triển đất nước, xã hội. Vậy cái vai trò của báo chí, báo nói, báo in rất là quan trọng. Tái cơ cấu chúng ta sẽ thành công nếu chúng ta thực hiện 2 liên kết là: liên kết chuỗi giá trị và chuỗi liên kết giữa các tỉnh ở trong ĐBSCL. Báo chí có vai trò làm cho người dân, cộng đồng dân cư hiểu để họ đóng góp và họ tham gia vào trong cái chuỗi. Cái cuối cùng người dân ĐBSCL mình rất nhạy bén với các tiến bộ KHKT nhưng hạn chế họ học qua kinh nghiệm còn cái hiểu biết về KHKT về cái quản trị doanh nghiệp còn yếu.
2/ Theo ông, thời gian qua báo chí có những hạn chế gì trong truyền thông TCCNNN và sắp tới cần phải làm như thế nào để truyền thông TCCNNN mang lại hiệu quả hơn?
Cái điểm yếu của nông dân mình học tập kinh nghiệm với nhau khi mà báo chí đưa lên thành công cái ông này ổng làm như vầy thu hoạch được trên ha là bao nhiêu thì người ta dễ bắt chước dễ học theo cái đó nhưng khi mà ổng làm như thế đó điều kiện thổ nhưỡng như thế nào điều kiện kỹ năng như thế nào, giống má như thế nào mình chưa cho được những thông tin đó để họ thấy nếu muốn làm được cái đó thì phải hội tụ những điều kiện như ông đó làm cái thứ hai nữa là ổng thành công 1 vụ trong 1 năm nhưng chưa chắc vì ổng thành công nhiều năm thành ra mình khoan nâng cái gì đó coi như 1 kết quả khẳng định rồi người khác dễ bắt chước theo mà bắt chước mà không có thông tin đầy đủ thì tôi nghĩ là mình học theo cái sai cái chưa chính xác.
Xin cảm ơn ông!
Đề tài “Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay”
Họ và tên Người trả lời phỏng vấn: Tiến sĩ Đặng Kim Sơn
Cơ quan công tác: Viện Chính sách Chiến lược Bộ NN&PTNT Chức vụ: Nguyên viện trưởng
Số điện thoại: 0913.270 672
Thời điểm phỏng vấn: Từ 9 giờ - 9 giờ 15 phút Ngày 20/09/2016
Địa điểm phỏng vấn: Phòng hợp Bông Lúa - Văn Phòng UBND Tỉnh Đồng Tháp ( Số 12, đường 30/4, phường 1 - TP. Cao Lãnh )
NỘI DUNG PHỎNG VẤN (Trích lược)
1/ Xin ông có thể cho biết vai trò của báo chí trong truyền thông TCCNNN?
Đề án TCCNN được Chính phủ phê duyệt, nó đi đầu và nó là lĩnh vực rộng rãi nhất cho nên bước đi của nó rất là khó khăn mà hiệu quả thành công của nó đem lại thì rất là to lớn. Vì thế vai trò của báo chí có 2 vai trò cực kỳ quan trọng. Cái thứ hai là khi Tái cơ cấu thành công những bước ban đầu đã gặp nhiều bước cản, những cái thất bại thì cái vai trò của truyền thông, truyền hình thì rất quan trọng để giới thiệu với mọi người cả những cái thành công cả những cái thất bại rút ra những bài học.
2/ Theo ông thì báo chí thời gian qua đã làm được những gì và những điều gì cần phải rút kinh nghiệm?
Báo chí ĐBSCL nói riêng và Báo chí cả nước nói chung làm tốt cái vai trò báo động, cảnh báo, thông báo, chuyển tải đến người sản xuất, đến người kinh doanh, đến người dân về cái tình hình diễn biến khó khăn, những cái bất cập của thời gian qua, của những người quan tâm chú ý đến nông nghiệp, nông thôn. Cái mặt chưa tốt, còn hạn chế là chúng ta còn thiếu những cái phân tích, thiếu những cái diễn giải đi sâu đằng sau các sự kiện, đằng sau những cái hiện tượng, đằng sau những cái đe dọa, những cái rũi ro những cái cảnh báo. Bản chất của nó là gì nguyên nhân của nó là đâu, giải pháp ở đâu cái gì là tiềm năng cái gì là ẩn giấu. Cái gì còn chưa được khai thác bởi đó mới chính là cái giúp cho người đọc, người nghe hành động. .
3/ Báo chí cần có sự thay đổi và đổi mới hình thức truyền thông như thế nào về TCCNNN?
chuyện thương khóc, những chuyện báo động chẳng hạn như là đất lở rồi người chết, nước cạn, nhập mặn mà nói sâu hơn nữa về cân bằng tài nguyên về kết cấu xã hội về việc phân bổ nguồn lực về những cái yếu tố mà nó dẫn đến, mà nó sẽ dẫn đến những cái bất ổn trong tương lai.
Xin cảm ơn Tiến sĩ!
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
------------------
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU
Đề tài “Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay”
Họ và tên Người trả lời phỏng vấn: Tiến sĩ Nguyễn Thành Tài Cơ quan công tác: Sở NN Và PTNT tỉnh Đồng Tháp
Chức vụ: Phó Giám đốc
Số điện thoại: 0918.973 938
Trả lời qua Email, ngày: 06/10/2017
NỘI DUNG
1/ Xin ông cho biết quan điểm của mình về tái cơ cấu ngành nông nghiệp?
Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo cơ chế thị trường, dựa trên các ngành hàng có lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả thể hiện bằng giá trị, lợi nhuận; đồng thời, chú trọng đáp ứng các yêu cầu về xã hội, môi trường. Nhà nước làm tốt vai trò kiến tạo phát triển thông qua đổi mới cơ chế, chính sách, thể chế và các hỗ trợ cần thiết, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động.
2/ Theo ông, vai trò của báo chí nói chung và báo chí ĐBSCL nói riêng trong truyền thông “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”?
Truyền thông báo chí có vai trò hết sức quan trọng trong thông tin phản biện để hoàn thiện chính sách về tái cơ cấu nông nghiệp sao cho sát với thực tiễn. Báo chí là kênh thông tin quan trọng để tăng cường đối thoại giữa chính quyền với người dân nông thôn. Việc đối thoại thẳng thắn, công khai, trách nhiệm sẽ phát huy hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp. Qua đó, Chính phủ, Ban Chỉ đạo các cấp, các cơ quan chức năng, chính quyền luôn lắng nghe, tiếp nhận ý kiến chính đáng của cán bộ, Nhân dân và cơ quan truyền thông báo chí trong quá trình triển khai thực hiện.
3/ Ông đánh giá như thế nào về công tác truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp của báo chí ĐBSCL trong thời gian qua? (Những ưu điểm, hạn chế về nội dung, hình thức, dung lượng, thời lượng, thời điểm đăng tải, phát sóng các chương trình về tái cơ cấu ngành nông nghiệp…) Những ưu điểm:
Công tác truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp của báo chí ĐBSCL đã triển khai nhiệm vụ tuyên truyền về Đề án tái cơ cấu ngành nông một cách đậm nét, có trọng tâm, trọng điểm cho
từng giai đoạn trên cơ sở bám sát vào chủ trương, chỉ đạo điều hành của các cấp ủy và Chính quyền địa phương.
Về hạn chế: Có những nhà báo phụ trách mảng đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhưng nhìn về nó với ánh mắt hời hợt, thiếu quan tâm tới những khó khăn, vướng mắc mà người nông dân đang đối mặt…Lực lượng phóng viên chưa được đào tạo một cách bài bản nên đôi lúc nhiều bài viết chưa phản ánh thật sâu sắc, sinh động và có tính hệ thống…
4/Theo ông, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trong truyền thông TCCNNN của báo chí ĐBSCL?
TCCNN là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nên được các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm tạo mọi điều kiện thực hiện công tác tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ báo chí được đẩy mạnh, nhất là cán bộ trẻ nhiệt tình. Hiệu quả hoạt động nâng cao.
5/ Vấn đề đặt ra trong truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp của báo chí nói chung và báo chí ĐBSCL nói riêng?
Truyền thông xã hội đang phát triển mạnh mẽ và mỗi ngày chúng ta thấy đều có sự thay đổi rất lớn. Mạng xã hội đã tận dụng được những tiến bộ của công nghệ hiện đại để tạo ra sức hấp dẫn ngày càng tăng.
6/ Theo ông thì Báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông về vấn đề “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”? ( nội dung, hình thức, phương thức tiếp nhận và chuyển tải thông tin. Báo chí có cần thực hiện các mô hình truyền thông khác như: tổ chức hội thảo, phát hành sách, báo,… )
(1) Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng hơn nữa những nội dung về quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về chủ trương; tính tất yếu của tái cơ cấu nông nghiệp; (2) Đổi mới phương pháp tuyên truyền.
10/ Nhà nước cần phải có cơ chế và cấp kinh phí như thế nào để nâng cao chất lượng truyền thông về vấn đề “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”?
Nhà nước cần giao cơ chế tự chủ thông thoáng và cấp một phần kinh phí hỗ trợ các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nhân lực phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước cho nhân dân.
11/ Đảng cần phải định hướng và lãnh đạo báo chí như thế nào trong truyền thông về TCCNNN?
Bám sát mục tiêu TCCNN “nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành nông nghiệp”. Phấn đấu đưa nông nghiệp Đồng Tháp tiến đến nền nông nghiệp hiện đại 4.0.
Xin cảm ơn Tiến sĩ!