Bộ Công Nghiệp, Tổ Chức Phát Triển Công Nghiệp Liên Hợp Quốc (1996), Bảo Tồn Và Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Việt Nam, Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học,

và phát triển làng nghề, Hà Nam cần chú ý đến các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái.

Để giải quyết vấn đề này, trước tiên, Đảng bộ Hà Nam cần công khai thông tin về tình trạng ô nhiễm môi trường của các làng nghề trên hệ thống phương tiện thông tin đại chúng để người dân thấy được thực trạng

và tác hại của ô nhiễm môi trường

ở địa phương, từ

đó họ

có ý thức và

trách nhiệm hơn trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường. Tỉnh nên có

những biện pháp khuyến khích người sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất trong các làng nghề xây dựng hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Tiếp tục thu hút, di chuyển các cơ sở sản xuất trong các làng nghề vào các cụm CN ­ TTCN ­ làng nghề và tại đây cần phát triển hệ thống xử lý chất thải tập trung cho cả khu với kỹ thuật hiện đại giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát các nguồn thải ra môi trường của các cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó, các địa phương thường

xuyên tuyên truyền các quy định pháp luật về quản lý môi trường nhằm

nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia sản xuất trong làng nghề; đồng thời kiên quyết xử lý các đơn vị sản xuất, hộ gia đình gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Muốn phát triển các làng nghề bền vững cần tạo lập thị trường ổn định cho làng nghề

Có thể thấy rằng, việc mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản

Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 - 14

phẩm là một trong những biện pháp hữu hiệu để

phát triển kinh tế

làng

nghề. Các làng nghề ở Hà Nam hiện nay, có nhiều sản phẩm được bạn bè trong nước và quốc tế ưa chuộng. Vì vậy, trong thời gian tới, Hà Nam cần

phải duy trì và tiếp tục đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của những

khách hàng hiện có; quan trọng hơn, các ban, ngành liên quan cần phải tiến hành các biện pháp kích thích mở rộng thị trường, khai thác các thị trường

tiềm năng. Tăng cường đào tạo và nâng cao kiến thức và kĩ năng hoạt động thị trường cho các thành phần kinh tế, hộ gia đình tham gia sản xuất sản phẩm làng nghề. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề tham gia hoạt động xúc tiến thương mại; tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quôc tế nhằm quảng bá các sản phẩm cho làng nghề, đồng thời tăng cường giao lưu học hỏi, trau dồi kinh nghiệm giữa các địa phương. Xây dựng website giới thiệu sản phẩm làng nghề để tìm kiếm bạn hàng. Hình thành các tổ chức hiệp hội ngành nghề như thêu ren, dệt may, mây tre đan… để bảo vệ thương hiệu, uy tín cho sản phẩm làng nghề. Các cơ quan, ban ngành liên quan cần tăng cường

thông tin dự

báo thị

trường để mở

rộng phạm vi trao đổi, tiêu thụ

sản

phẩm cho làng nghề. Đặc biệt, các địa phương cần hỗ trợ, giúp đỡ các làng nghề ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thay đổi mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Cần có kế hoạch cho các làng nghề

làm gia công cho các doanh nghiệp để kết hợp được quy mô, công nghệ

khác nhau, phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, giúp cho các làng nghề phát triển bền vững. Đẩy mạnh hoạt động du lịch làng nghề để giới thiệu sản phẩm làng nghề với du khách trong và ngoài nước là một trong những giải pháp tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ cho làng nghề.

Tiểu kết chương3

Thực tế, trong mười bảy năm (1997 ­ 2014) lãnh đạo xây dựng và

phát triển kinh tế

­ xã hội của Đảng bộ

Hà Nam cho thấy công tác khôi

phục và phát triển các làng nghề thủ công luôn được chú trọng và thực hiện

tốt. Trong đó, công tác duy trì và bảo tồn các làng nghề

thủ

công truyền

thống được coi trọng. Nhờ

đó, các làng nghề

trên địa bàn tỉnh dần được

phục hồi, phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt

được, công tác lãnh đạo khôi phục và phát triển làng nghề của Đảng bộ

tỉnh Hà Nam còn tồn tại những hạn chế nhất định, chưa phát huy tối đa

tiềm năng, thế mạnh của địa phương cho phát triển làng nghề.

Khách quan đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời với tinh thần không ngừng tìm tòi, chỉ ra những nguyên nhân còn tồn tại trong công tác bảo tồn và phát triển làng nghề thủ công, Đảng bộ tỉnh rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu. Đó sẽ là cơ sở thúc đẩy sự phát triển hơn nữa

các làng nghề thủ công trong những năm tiếp theo. Từ đó góp phần thực

hiện thắng lợi các mục tiêu KT ­ XH của tỉnh nói riêng và sự nghiệp CNH ­ HĐH của đất nước nói chung.

KẾT LUẬN

Hà Nam là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống kinh tế ­ xã hội toàn diện. Hà Nam không chỉ là tỉnh có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa lâu đời mà còn là địa phương luôn đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Lãnh đạo thực hiện việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công

đối với Hà Nam là một khâu rất quan trọng trong toàn bộ tiến trình công

nghiệp hoá ­ hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Trên cơ sở các chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Nam đã vận dụng, cụ thể hoá sát với tình hình thực tế của địa phương, lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư trực tiếp cho các làng nghề với chủ trương duy trì và tạo điều kiện để hỗ trợ các làng nghề truyền thống phát triển; đồng thời cần tích cực, chủ động tìm kiếm phát triển thêm nhiều nghề mới phù hợp với điều kiện sản xuất ở khu vực nông thôn. Do vậy, tỉnh đã tập trung giải quyết được nhiều mặt quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế ­ xã hội, nhất là ở khu vực nông thôn.

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh; huy động nguồn lực từ trong dân, từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn; khai thác các lợi thế về kinh tế ­ xã hội… để phát triển ngành nghề, mang lại

nguồn thu nhập đáng kể cho người lao động; góp phần vào việc chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH ­ HĐH. Chính những nỗ

lực của nhân dân và sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng bộ tỉnh đã tạo ra bước phát triển mới cho các làng nghề và đóng góp vào sự phát triển kinh tế ­ xã hội của tỉnh. Từ những chủ trương và sự chỉ đạo đúng đắn trên đã đưa Hà

Nam từ một vùng quê thuần nông, nay có nhiều thay đổi; nhân dân có cuộc sống ổn định và ngày càng cải thiện. Cơ sở vật chất hạ tầng được nâng

cấp, đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống nhân dân. Hệ

thống

chính trị, tình hình an ninh lãnh đạo của Đảng.

ổn định. Nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự

Khôi phục và phát triển làng nghề thủ công là một trong những chủ trương lớn nằm trong chủ trương, chính sách phát triển kinh tế ­ xã hội của Đảng và Nhà nước. Từ năm 1997 ­ 2014, công cuộc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công là một quá trình phấn đấu không mệt mỏi của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Nó góp phần thực hiện phương châm “li nông bất li hương”, giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương. Tính đến năm

2014, Hà Nam có 176 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, thu hút

103,463 người tham gia sản xuất, chiếm 26% tổng số người trong độ tuổi lao động.

Hiện nay, các làng nghề thủ công của tỉnh có những bước phát triển mới. Nhiều làng nghề đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học hiện đại vào sản xuất để tạo ra sản phẩm phong phú về mẫu mã, chất lượng được nâng cao, đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Khi đến bất kỳ làng nghề nào của tỉnh ta đều bắt gặp các mô hình tổ chức sản

xuất phát triển phong phú: hộ

gia đình, công ty TNHH, công ty cổ

phần,

công ty tư nhân trong làng nghề, cụm CN ­ TTCN, cụm TTCN ­ làng nghề.

Sự phát triển đó góp phần chuyển dịch cơ

cấu kinh tế

nông thôn theo

hướng CNH ­ HĐH, thúc đẩy quá trình đô thị hoá ở nông thôn và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương.

Tuy vậy, để phát triển làng nghề bền vững cũng đặt ra hàng loạt vấn đề. Đó là giải quyết vấn đề về vốn để quay vòng sản xuất, đầu tư đổi mới

trang thiết bị công nghệ; tìm kiếm thị trường ổn định; đào tạo nghề và nâng cao trình độ quản lý; hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường… Đây là bài toán phức tạp, đòi hỏi sự chung tay giải đáp của các ban ngành liên quan cũng như các tổ chức, hiệp hội làng nghề…

Khôi phục và phát triển làng nghề là một quá trình gian lao nhưng

chứa đựng nhiều ý nghĩa. Để duy trì những thành tựu và kết quả đạt được;

khắc phục một số tồn tại trong công cuộc khôi phục và phát triển làng

nghề, trước hết, Đảng bộ tỉnh cần đánh giá đúng vai trò của nó trong quá trình CNH ­ HĐH; đào tạo đội ngũ lao động trẻ nhiệt huyết với nghề, có tri thức khoa học và am hiểu về nền kinh tế thị trường. Quan tâm cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các làng nghề mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường; thường xuyên định hướng, dự báo, cung cấp thông tin thị trường cho làng nghề; phát triển làng nghề kết hợp hài hoà với bảo vệ môi trường tự nhiên và xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh trong làng nghề. Để thực hiện tốt các giải pháp trên, cần đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng.

Mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, làm cho dân giàu, nước mạnh không chỉ là nguyện vọng, ước mơ của người dân mà còn là cái đích của Đảng ta. Giải pháp xoá đói giảm nghèo, dân giàu là thực hiện có hiệu quả việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công và thực chất của khôi phục và phát

triển làng nghề

là tiếp tục củng cố

và duy trì các làng nghề

hiện có, du

nhập nhiều nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình đó, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại là quan trọng. Mặt khác, sự thành

công của việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công còn phụ thuộc

chặt chẽ

vào chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và tính chủ

động của quần chúng nhân dân.

Trải qua hàng nghìn năm phát triển, đến nay, các làng nghề thủ công Hà Nam có nhiều khởi sắc, nhiều làng nghề phát triển ổn định, quy mô các làng nghề tăng lên cả về vốn kinh doanh, lao động, giá trị sản xuất và thu nhập. Sản phẩm làm ra ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của người dân trong vùng và cho xuất khẩu. Điều đó khẳng định sự đúng đắn của chủ trương, biện pháp mà Đảng bộ tỉnh đề ra và quá trình tổ chức thực hiện sát sao của các ban, ngành. Chính điều này, làm tăng niềm tin của nhân dân với Đảng, tiếp tục thi đua lao động, sản xuất cùng nhân dân cả nước phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mnh, dân ch, công bng, văn minh”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1999), Ngành nghnông thôn Vit Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Mt schính sách vphát trin ngành nghnông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bộ Công nghiệp, Tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc (1996), Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

4. Bộ Kế hoạch đầu tư (2004), Phát trin cm công nghip làng ngh­ thc trng và gii pháp, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

5. Ban tư

tưởng Văn hoá Trung

ương (2002),

Con đường công nghiệp

hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn

Quốc gia, Hà Nội.

ở Việt Nam, Nxb Chính trị

6. Bộ Thương mại (2003), Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp tiêu

thụ

sản phẩm của các làng nghề

truyền thống

ở Bắc Bộ

đến năm

2010, Hà Nội.

7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (1993),Văn kin Hi nghln V, Hà Nội.

8. Ban Chấp hành Đảng bộ

tỉnh Hà Nam (1997),

Báo cáo chính trị

của

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, lưu tại văn phòng tỉnh Uỷ.

9. Ban Chấp hành Đảng bộ

tỉnh Hà Nam (2001),

Báo cáo chính trị

của

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, lưu tại văn phòng tỉnh Uỷ.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí