Thực Trạng Các Quy Định Pháp Luật Về Xử Lý Vi Phạm Trong Lĩnh Vực Bảo Hiểm Xã Hội

phạm vi chịu trách nhiệm hình sự với 03 điều luật, trong đó có 02 điều về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH: Điều 214: Tội gian lận BHXH, BHTN và Điều 216: Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động; các tội danh này thuộc Mục B “Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm” của Chương XVIII - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Có thể thấy, tội phạm trong lĩnh vực BHXH xét về bản chất pháp lý cũng là loại VPPL về BHXH (trực tiếp hoặc gián tiếp). Do vậy, giữa tội phạm và VPHC trong lĩnh vực BHXH có những điểm giống nhau cơ bản:

- Cùng xâm hại quan hệ BHXH, nghĩa là cùng xâm hại đến quan hệ giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong việc hình thành quỹ tài chính để đảm bảo bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập cho người lao động trong các trường hợp bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, người lao động - BNN, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp… và cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế thiết yếu cho người lao động;

- Đều gây thiệt hại (hoặc đe dọa gây thiệt hại) về vật chất cho Nhà nước hoặc có thể cho cá nhân người lao động;

- Cùng có hành vi khách quan cũng như lỗi của chủ thể tương tự nhau vì tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT thực chất là các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này nhưng có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội đòi hỏi phải bị xử lý bằng chế tài hình sự;

- Cùng vi phạm trực tiếp hoặc gián tiếp các quy định của pháp luật về BHXH. Các quy định này chủ yếu bao gồm các quy định về đóng và hưởng các chế độ BHXH.

Tội phạm và VPHC trong lĩnh vực BHXH về cơ bản được phân biệt với nhau ở mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, từ đó dẫn tới sự khác nhau thứ hai về hậu quả pháp lý mà chủ thể thực hiện phải gánh chịu, cụ thể:

- Về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội: Tội phạm trong lĩnh vực BHXH là những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ đáng kể, đòi hỏi phải bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt. Đó là mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho Nhà nước hoặc người lao động, là mức độ lỗi của người có hành vi VPPL BHXH, là tình hình thực thi pháp luật BHXH đặt trong hoàn cảnh và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Việc xác định ranh giới giữa tội phạm trong lĩnh vực BHXH và VPHC trong lĩnh vực này có thể căn cứ vào: Mức độ thiệt hại về vật chất mà hành vi đã gây ra cho quỹ BHXH hoặc cho người lao động; Quy mô và mức độ vi phạm; Tính chất “lặp lại” của hành vi vi phạm.

- Về hậu quả pháp lý: Nếu như VPPL chỉ bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế ít nghiêm khắc hơn như biện pháp hành chính (Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền), biện pháp kỷ luật hay biện pháp bồi thường thiệt hại thì tội phạm trong lĩnh vực BHXH cũng như các tội phạm nói chung bị xử lý bằng hình thức nghiêm khắc nhất là hình phạt với loại và mức khác nhau, tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự. Đồng thời, người phạm tội còn phải mang án tích trong một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật.

Ngoài hai sự khác biệt nêu trên, tội phạm và VPHC trong lĩnh vực BHXH còn khác nhau ở hình thức phản ánh, đây là dấu hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với người áp dụng pháp luật. Nếu như các hành vi bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự thì việc xử lý VPHC căn cứ vào các quy định tại Luật Xử lý VPHC và Nghị định có liên quan (Nghị định số 95/2013/NĐ- CP; Nghị định số 88/2015/NĐ-CP, ...).

Thứ ba: Trách nhiệm kỷ luật

Trong trường hợp chủ thể vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo Luật Cán bộ công chức, Luật viên chức và các văn bản

có liên quan, nếu gây thiệt hại phải thực hiện việc bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ tư: Trách nhiệm dân sự

Theo quy định hiện hành, tổ chức công đoàn có quyền: “Khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động theo quy định tại khoản 8 Điều 10 của Luật công đoàn” [18, Điều 14, khoản 1, điểm d]. “Người lao động có quyền khởi kiện về BHXH theo quy định của pháp luật” [18, Điều 18, khoản 8]. Người sử dụng lao động có quyền khởi kiện về BHXH theo quy định của pháp luật [18, Điều 20, khoản 2].

Có thể thấy, các VPPL về BHXH là vô cùng phức tạp, theo đó các hình thức xử lý VPPL về BHXH cũng rất đa dạng, tuy nhiên, như ở phạm vi nghiên cứu của Luận văn đã đề cập, trong khuôn khổ có hạn của một Luận văn thạc sỹ, tác giả tập trung nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật và thực trạng việc xử lý VPHC và xử lý hình sự trong việc thực hiện chính sách BHXH ở Việt Nam của cơ quan BHXH trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 với đối tượng vi phạm là người lao động và người sử dụng lao động.

Tiểu kết Chương 1


Trong Chương 1 tác giả đã đi sâu nghiên cứu lý luận về VPPL và xử lý VPPL về BHXH ở Việt Nam thông qua việc nghiên cứu khái niệm, đặc trưng, cấu thành, phân loại VPPL và khái niệm, các hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các VPPL về BHXH.

Việc xử lý các hành vi VPPL về BHXH đang đặt ra những yêu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay khi không ít doanh nghiệp, người sử dụng lao động còn thiếu hiểu biết pháp luật về BHXH hoặc cố tình trốn đóng, chậm đóng, VPPL về BHXH làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Ngày 22/11/2012 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 21- NQ/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”, qua đó thấy được vai trò của BHXH, BHYT trong chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, những định hướng phát triển ngành BHXH, BHYT và các biện pháp nhằm thực hiện việc các chế độ chính sách đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi tham gia BHXH.

Việc phân tích lý luận về VPPL và xử lý VPPL về BHXH ở Việt Nam ở Chương 1 làm cơ sở để tác giả nghiên cứu thực trạng tình hình vi phạm và xử lý VPPL về BHXH ở Việt Nam ở Chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN‌


2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

2.1.1. Thực trạng các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Giai đoạn trước ngày 01/01/2016 (trước khi ngành BHXH được giao chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT), để khắc phục tình trạng VPPL trong lĩnh vực BHXH, ngành BHXH đã áp dụng các giải pháp như: kiểm tra, kiến nghị xử lý vi phạm; phối hợp thực hiện thanh tra; cử cán bộ chuyên quản theo dòi, đôn đốc việc đóng và trả nợ tiền BHXH của các đơn vị sử dụng lao động; thành lập các Tổ thu nợ liên ngành; yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm tra và thông tin, báo cáo kịp thời tình hình VPPL về BHXH của các đơn vị trên địa bàn để có hướng chỉ đạo giải quyết, xử lý kịp thời; công khai thông tin về các đơn vị trốn đóng, nợ tiền đóng BHXH, BHYT số lượng lớn, kéo dài trên các phương tiện thông tin đại chúng...

Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra của BHXH Việt Nam giai đoạn này chỉ dừng lại ở việc phát hiện, đề nghị, kiến nghị xử lý, không có thẩm quyền xử phạt nên hiệu quả chưa cao. Mặt khác, sau khi phối hợp thực hiện thanh tra và có quyết định xử phạt VPHC thì việc phối hợp với các cơ quan nhà nước để theo dòi, đôn đốc thực hiện chưa được quan tâm và rất khó để cưỡng chế các đơn vị bị xử phạt thi hành quyết định xử phạt VPHC theo quy định.

Ngày 20/11/2014, Quốc hội thông qua Luật số 58/2014/QH13 về BHXH (Luật BHXH năm 2014), có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 đã trao cho cơ quan

BHXH thêm công cụ hữu hiệu để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật về đóng BHXH là chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, theo đó cơ quan BHXH có thẩm quyền xử phạt VPHC đối với các hành vi vi phạm. Cũng từ đó, công tác thanh tra, kiểm tra của ngành BHXH tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng tăng cường thanh tra, kiểm tra phối hợp giữa các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan, cụ thể: Phối hợp với thanh tra ngành Lao động, các bộ, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH tại nhiều đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt các đơn vị nợ đọng BHXH và xử lý hành chính các hành vi vi phạm theo quy định.

Đối với ngành BHXH, thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT được quy định cho Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam [7, Điều 6, khoản 5], Giám đốc BHXH cấp tỉnh [7, Điều 8, khoản 5], Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định thành lập [7, Điều 11, khoản 3], cụ thể:

- Thẩm quyền của Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố: Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng, theo đó mức phạt tối đa đối với cá nhân là 37,5 triệu đồng, đối với tổ chức là 75 triệu đồng

- Thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra do Tổng Giám đốc quyết định thành lập: Phạt tiền đến 70% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng, theo đó mức phạt tối đa đối với cá nhân là 52,5 triệu đồng, đối với tổ chức là 105 triệu đồng;

- Thẩm quyền của Tổng Giám đốc: Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng, theo đó mức phạt tối đa đối với cá nhân là 75 triệu đồng, đối với tổ chức là 150 triệu đồng.

Theo đó, từ năm 2016-2019 qua công tác thanh tra, kiểm tra ngành BHXH đã ban hành 2.311 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền

90.402 triệu đồng. Cụ thể:

Bảng 2.1: Kết quả xử lý vi phạm hành chính từ năm 2016 đến hết năm 2019

Đơn vị tính: triệu đồng



STT


Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tổng cộng

1

Số Quyết định xử phạt VPHC

104

264

1.051

892

2.311

2

Số tiền xử phạt VPHC

2.174

7.899

37.323

43.006

90.402

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam - 4

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

2.1.2. Thực trạng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hình sự trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra khi mức độ hành vi vi phạm có mức độ nghiêm trọng, vi phạm có dấu hiệu tội phạm tức là có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Qua thanh tra nếu phát hiện các vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan BHXH phải chuyển Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát làm rò những vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 đã bổ sung quy định xử lý hình sự đối với các hành vi VPPL về BHXH, BHYT, BHTN, BHTN tại các điều: Điều 214 (Tội gian lận BHXH, BHTN), Điều 215 (Tội gian lận BHYT); Điều 216 (Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động). Ðây là cơ sở pháp lý quan trọng và mạnh mẽ để xử lý nghiêm khắc hơn đối với hành vi vi phạm các chính sách BHXH, BHYT, BHTN đang gây bức xúc cho xã hội, đặc biệt là đối với công nhân lao động. Mục đích truy cứu trách nhiệm hình sự loại hành vi phạm tội này cũng nhằm trước hết là bảo vệ quỹ BHXH, BHYT, BHTN bảo vệ quyền lợi của người lao động. Do vậy, việc truy cứu trách nhiệm hình sự vừa phải bảo đảm thu hồi được tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN và vừa tạo điều kiện cho bên có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, số vụ việc được xử lý theo các điều luật mới này còn quá ít và chưa kịp thời.

Trong 5 năm (2012 - 2017), lực lượng Cảnh sát kinh tế cả nước đã phát hiện, điều tra, xử lý 70 vụ việc vi phạm liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHYT; khởi tố điều tra 46 vụ với gần 130 đối tượng, trong đó có nhiều vụ việc liên quan tới trục lợi Quỹ BHYT [1]. Trong 8 tháng đầu năm 2018 đã có 12 BHXH tỉnh, thành phố chuyển sang cơ quan điều tra đề nghị xử lý hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN với tổng số 40 hồ sơ. Trong đó: 15 hồ sơ đề nghị xử lý theo Điều 214, 01 hồ sơ đề nghị xử lý theo Điều 215 24 hồ sơ đề nghị xử lý theo Điều 216 [4], cụ thể:

- Kết quả xử lý của cơ quan điều tra:

+ 02 vụ việc đã bị khởi tố nhưng theo tội danh khác: “Giả mạo trong công tác” và “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” (Hưng Yên).

+ 01 vụ việc chuyển sang xử lý vi phạm hành chính do cơ quan điều tra xác định chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm (Quảng Bình).

+ 10 vụ việc cơ quan điều tra không thụ lý với lý do hành vi vi phạm xảy ra trước thời điểm Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực (ngày 01/01/2018) (Đồng Nai, Đồng Tháp).

+ 01 trường hợp công ty đã tự nguyện trả hết nợ sau khi cơ quan BHXH chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra (Hà Tĩnh)

+ Các trường hợp còn lại cơ quan điều tra đang xem xét, nghiên cứu hồ sơ.

Hồ sơ chuyển cơ quan điều tra chủ yếu là các tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý của cơ quan BHXH như: Biên bản vi phạm hành chính; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN; Biên bản và Kết luận thanh tra; Công văn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; Hồ sơ thanh toán chế độ BHXH; Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN…

Tại Bình Phước, thực hiện Chương trình phối hợp giữa Công an và BHXH tỉnh, BHXH tỉnh đã chuyển hồ sơ của 04 doanh nghiệp có hành vi nợ

Xem tất cả 91 trang.

Ngày đăng: 17/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí