Xử Lý Vi Phạm Và Giải Quyết Tranh Chấp Về Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc.

bù những chi phí cần thiết cho việc điều trị ở nước ngoài cũng như những chi phí không được tính đến trong phạm vi bảo hiểm ốm đau.

Trong trường hợp mất khả năng lao động tạm thời, mức trợ cấp theo từng trường hợp bằng mức trợ cấp được chi trả trong trường hợp ốm đau. Trong trường hợp mất khả năng lao động vĩnh viễn, một trợ cấp để bồi thường mất thu nhập do tai nạn có thể được chi trả khi tỷ lệ mất khả năng làm việc ít nhất là 1/15. Trong trường hợp chết sau khi xảy ra TNLĐ, người vợ / chồng còn sống cũng như con dưới 18 tuổi hay 20 tuổi trong trường hợp vẫn tiếp tục đi học có quyền được nhận trợ cấp.

Trợ cấp thất nghiệp, là một chế độ trong hệ thống các chế độ BHXH, nhằm hỗ trợ thu nhập cho NLĐ bị mất thu nhập do mất việc làm. Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm hai loại hình trợ cấp: một trợ cấp cơ bản và một trợ cấp tỷ lệ với thu nhập. Những trợ cấp này do các quỹ BHTN đặt dưới sự giám sát của Cục thị trường lao động quốc gia chi trả. Trợ cấp cơ bản là một trợ cấp với định mức nhất định được chi trả cho những người không có bảo hiểm để bù đắp cho việc mất thu nhập hay không đáp ứng các yêu cầu tham gia và việc làm. Thời hạn chi trả trợ cấp phụ thuộc vào tuổi của người được bảo hiểm.

Không giống như mô hình ASXH của các nước Bắc Âu, mô hình ASXH của Mỹ, Anh lại đề cao trách nhiệm cá nhân, Nhà nước chỉ tập trung cho những lực lượng yếu thế trong xã hội. Nhà nước chỉ đảm bảo những mức trợ cấp thấp cho người dân và khuyến khích họ tham gia các dịch vụ bảo hiểm tư nhân. Vì theo quan điểm không tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tạo tư tưởng lười biếng do lợi ích bị cào bằng, mức trợ cấp của Nhà nước thường chỉ đảm bảo mức sống tối thiểu cho người được hưởng trợ cấp. Trong trường hợp muốn hưởng cao hơn, người dân phải tự tham gia các sản phẩm bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Đối với chính sách BHXH, Nhà nước đảm bảo rất hạn chế trong phạm vi một số chế độ, chứ không phải toàn bộ chín chế độ như theo mô hình Bismarck. Ví dụ, tại Mỹ, Nhà nước chỉ cung cấp trợ giúp cho

các chế độ BHXH bao gồm trợ cấp hưu trí, trợ cấp mất người nuôi dưỡng, trợ cấp mất sức lao động, bảo hiểm y tế; còn lại, bảo hiểm TNLĐ, bảo hiểm thất nghiệp người dân bắt buộc tự phải mua bảo hiểm tư nhân mà không có sự trợ giúp, bảo trợ của Nhà nước[11, tr20].Tương tự, ở Anh, Nhà nước cũng chỉ cung cấp trợ giúp cho các chế độ BHXH sau:

Trợ cấp ốm đau, được chi trả trong trường hợp NLĐ làm công ăn lương ốm ngừng làm việc, nếu đáp ứng các điều kiện, sau thời hạn ba ngày có quyền được hưởng trợ cấp ốm đau hàng ngày. Việc chi trả các trợ cấp này do NSDLĐ thực hiện và sau đó NSDLĐ sẽ được Bảo hiểm quốc gia hoàn trả. Trợ cấp được chi trả tối đa là 28 tuần và với mức 52,50 bảng một tuần. Chỉ người làm công ăn lương có thu nhập ít nhất 58 bảng một tuần mới có thể được hưởng. Những người không được hưởng trợ cấp ốm đau hàng ngày (người không làm công ăn lương, thất nghiệp, hưu, người không đóng góp đủ hoặc có thu nhập dưới 58 bảng) có thể nhận trợ cấp với mức khoán do Bảo hiểm quốc gia chi trả trực tiếp, tối đa không quá 28 tuần. Khoản trợ cấp này cũng dao động giữa 44,40 và 52,50 bảng một tuần. Khoản này bằng 56,45 bảng đối với phụ nữ trên 60 tuổi và nam trên 65 tuổi [32,tr359,360]. Việc phân bổ này phụ thuộc các điều kiện đóng bảo hiểm.

Trợ cấp thai sản, theo pháp luật, trợ cấp này sẽ được NSDLĐ chi trả 18 tuần. Khoản trợ cấp này tương ứng với: 90% lương trước đó trong 6 tuần đầu tiên và một khoản khoán hàng tuần bằng 52,50 bảng ở 12 tuần tiếp theo. Với điều kiện người này làm một công việc không gián đoạn ít nhất 26 tuần trước khi nghỉ và yêu cầu hưởng trợ cấp phải được đưa ra từ tuần thứ 15 trước ngày dự kiến sinh con. Mặt khác, lương tuần trung bình phải vượt quá sàn đóng cho bảo hiểm quốc gia là 58 bảng một tuần. Bảo hiểm quốc gia có thể chi trả cho người không đáp ứng đầy đủ các điều kiện này một khoản khoán:

- 45,55 bảng một tuần cho người được bảo hiểm nữ không có việc làm hoặc không phải là người làm công ăn lương.

- 52,50 bảng một tuần cho người làm công ăn lương nữ[33 ,tr360,361].

Các trợ cấp này chỉ được chi trả dưới một số điều kiện đóng góp bảo hiểm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Trợ cấp hưu trí: Tuổi nghỉ hưu là 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ. Thời gian làm việc đầy đủ là 44 năm làm việc đối với nam và 39 năm đối với nữ. Từ năm 2010, tuổi nghỉ hưu của nữ sẽ được nâng lên mỗi năm 6 tháng tuổi cho đến 65 tuổi vào năm 2020 [34,tr361]. Trợ cấp hưu trí mà người về hưu nhận là một khoản trợ cấp theo pháp luật cơ bản, độc lập với lương và là một khoản trợ cấp bổ sung bắt buộc.

Bảo hiểm thất nghiệp: Được cấp với các điều kiện tham gia bảo hiểm như các trợ cấp hàng ngày ốm đau. Trợ cấp được chi trả sau một thời hạn 3 ngày kể từ ngày thất nghiệp với thời hạn tối đa một năm và trả độc lập với lương nhận được. Nó bao gồm trợ cấp cơ bản 46,45 bảng một tuần và trợ cấp bổ sung với người lớn phải nuôi là 28,65 bảng một tuần [35, tr365].

Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Luật Bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội - 5

Như vậy, qua tìm hiểu hệ thống các chế độ về BHXH bắt buộc một số nước trên thế giới cho thấy, mô hình Bismarck có những ưu thế vượt trội trong việc bảo vệ quyền lợi của người dân. Hầu như toàn bộ người dân (người lao động làm công ăn lương, lao động tự do, người thân của họ) đều được bảo vệ bởi chính sách BHXH với chín chế độ thực hiện đầy đủ. Trong khi đó, các nước đang phát triển phần lớn chỉ mới thực hiện được với người làm công, ăn lương. Do vậy, những ưu việt mà hệ thống các chế độ BHXH bắt buộc ở các nước theo mô hình Bismarck, trong đó có Thụy Điển mang lại cho người dân là những kinh nghiệm quý, rất đáng tham khảo.

Đối với Việt Nam, trên cơ sở kế thừa những tri thức về BHXH của thế giới, với điều kiện hiện tại, nước ta đã lựa chọn thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc, bao gồm: chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp. Và, tùy điều kiện kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ mà Nhà nước có những điều chỉnh khác nhau đối với hệ thống các chế độ BHXH bắt buộc cho phù hợp.

1.3.4. Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

* Xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Hoạt động BHXH là quá trình thu, chi và quản lý quỹ tài chính được hình thành chủ yếu từ nguồn đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động nên khả năng xảy ra vi phạm và tội phạm về BHXH cũng không nằm ngoài quá trình thu, chi và quản lý hoạt động BHXH đó. Căn cứ vào tính chất của hoạt động BHXH, có thể chia những hành vi này thành 3 nhóm chính như sau:

+ Nhóm hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH.

+ Nhóm hành vi vi phạm quyền thụ hưởng BHXH.

+ Nhóm hành vi vi phạm liên quan đến quản lý và thực hiện BHXH. Đối với nhóm thứ nhất - nhóm hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH:

Những hành vi thuộc nhóm này xuất phát từ ý thức tuân thủ pháp luật của NSDLĐ chưa cao. Nhằm mục đích giảm tối đa chi phí đóng BHXH, nhiều chủ sử dụng lao động đã tìm mọi cách để có thể lẩn trách nghĩa vụ đóng BHXH hoặc chỉ đóng cho một bộ phận NLĐ, chậm đóng BHXH hay chỉ đóng BHXH cho NLĐ với mức thấp. Sự trốn tránh này có thể ở những mức độ khác nhau nhưng đều có tính nguy hiểm cho xã hội, làm ảnh hưởng đến quyền được tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH của NLĐ, trong đó có trường hợp mà mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội là đáng kể, cần bị coi là tội phạm.

Đối với nhóm hành vi thứ hai, những hành vi vi phạm quy định về quyền thụ hưởng BHXH là những hành vi gian lận qua việc làm sai lệch hồ sơ, làm giả giấy tờ, hồ sơ để hưởng các chế độ BHXH trái pháp luật. Những hành vi gian lận BHXH có thể do một cá nhân thực hiện một cách độc lập để cho chính mình được hưởng BHXH hoặc được hưởng BHXH ở mức cao hơn

mức quy định. Tuy nhiên, những hành vi này cũng có thể do một nhóm người thực hiện như trong hành vi tổ chức làm giả, làm sai lệch một số lượng lớn hồ sơ của nhiều đối tượng khác nhau nhằm chiếm đoạt tiền của quỹ BHXH. Những hành vi gian lận này, trước hết gây thiệt hại cho quỹ BHXH và qua đó gián tiếp gây thiệt hại cho quyền lợi hợp pháp của người lao động tham gia BHXH. Các hành vi vi phạm quy định này, dù ở mức độ nào cũng có tính nguy hiểm cho xã hội, cần bị xử lý bằng chế tài phù hợp, là chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự.

Đối với nhóm thứ ba, những hành vi vi phạm liên quan đến quản lý và thực hiện hoạt động BHXH, những quy định này có thể là những quy định chung trong quản lý kinh tế nhưng cũng có thể là quy định riêng đối với hoạt động quản lý BHXH. Việc vi phạm những quy định này có thể dẫn đến thất thoát về mặt tài sản của quỹ BHXH, không những ảnh hưởng đến quỹ BHXH theo chiều hưởng giảm thiểu mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến quyền lợi của NLĐ, làm giảm niềm tin của của NLĐ vào việc thực thi chính sách BHXH của Nhà nước. Do có tính nguy hiểm cho xã hội như vậy nên những hành vi này cũng có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi.

Trên thế giới, hầu hết văn bản pháp luật của các nước đều quy định các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng và quyền thụ hưởng các chế độ. Các văn bản pháp luật ASXH phải quy định các hành vi vi phạm có thể bị truy tố, ví dụ như: gian lận để hưởng BHXH hay không nộp tiền đóng BHXH đúng hạn… Cũng có quan điểm cho rằng, không nên hình sự hóa đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH vì lo ngại trước việc có thể làm ảnh hưởng tới sự tồn tại của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan điểm khác thì cho rằng miễn là những hình phạt được pháp luật quy định là hợp lý, thỏa đáng và có ý nghĩa giáo dục, răn đe

thì nhất định sẽ được người lao động ủng hộ. Bằng việc truy tố những kẻ phạm pháp, cơ quan, tổ chức BHXH có thể khẳng định rằng dưới góc nhìn của người tham gia BHXH, mình đã làm tròn nghĩa vụ đối với họ.

Trong một số trường hợp, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các vụ phạm tội nghiêm trọng lại càng chứng minh tính đúng đắn trong việc phòng ngừa đối với những kẻ phạm pháp tiềm ẩn. Nếu vi phạm nghiêm trọng xảy ra mà ta bỏ qua không truy tố hoặc không thể truy tố thì sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của NLĐ vào hệ thống BHXH và khuyến khích người ta tin rằng có thể vi phạm pháp luật BHXH mà không phải chịu hậu quả gì.

Mặc dù, do mô hình thực hiện BHXH ở các quốc gia không giống nhau do có sự khác nhau về điều kiện kinh tế và mục tiêu chính sách của quốc gia. Bên cạnh đó, cách thức quy định tội phạm và hình phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH nói chung cũng có sự khác nhau. Trước hết là sự khác nhau về nguồn văn bản quy định tội phạm trong lĩnh vực BHXH và tiếp theo là khác nhau về dạng hành vi vi phạm bị coi là tội phạm mặc dù tội phạm trong lĩnh vực BHXH luôn gắn với 3 nhóm là nhóm hành vi nói trên.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định chế tài hình sự để xử lý những hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH và vi phạm về quyền thụ hưởng các chế độ BHXH để bảo vệ chính sách an sinh xã hội của mình thông qua việc bảo vệ những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách BHXH trong các luật chuyên ngành về BHXH (như: Mỹ, Philippin, Thái Lan, Campuchia...). Bên cạnh đó cũng có nhiều quốc gia đi theo hướng tội phạm hóa các hành vi này trong bộ luật hình sự (như: Đức, Slovenia...).

Từ kinh nghiệm của các quốc gia, Việt Nam có thể nghiên cứu, học hỏi để xây dựng các chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật BHXH, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Đặc biệt, việc tội phạm hóa

một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.

* Giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tranh chấp về BHXH bắt buộc là tranh chấp trong việc thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc do Nhà nước quy định. Các tranh chấp về BHXH bắt buộc có thể nảy sinh khi một trong các bên hoặc cả hai bên trong quan hệ BHXH bắt buộc xung đột với nhau về quyền lợi BHXH. Những tranh chấp về BHXH bắt buộc nhìn chung rất đa dạng nhưng ở khía cạnh chung nhất đều tập trung ở những vấn đề liên quan tới việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của nhà nước trong việc giải quyết các quyền lợi BHXH cho NLĐ và các đối tượng thụ hưởng khác. Trong quan hệ lao động ngày nay, đây là loại hình tranh chấp khá phổ biến.

Do vậy, giải quyết tranh chấp về BHXH bắt buộc là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với các quốc gia. Các phương thức giải quyết tranh chấp về BHXH gồm:

* Cơ chế thỏa thuận: Là những hình thức và biện pháp trong đó, các bên tranh chấp tiến hành giải quyết tranh chấp thông qua việc thỏa thuận với nhau trên cơ sở sử dụng các giải pháp thương lượng hoặc giải pháp hỗ trợ thỏa thuận như hòa giải, trọng tài [24, tr 399].

Trong các phương thức giải quyết tranh chấp, thương lượng được nhìn nhận và sử dụng như là bước đầu tiên trong hệ cơ chế thỏa thuận và có thể được sử dụng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp. Chỉ khi nào không thể giải quyết được (do một trong các bên từ chối hoặc do các bên đã giải quyết nhưng không thể đạt được thỏa thuận) thì mới sử dụng đến các biện pháp khác.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của cơ chế thỏa thuận qua thương lượng hay hòa giải ngoài tố tụng là tính thiếu hiệu quả do ý thức tự nguyện và kỹ năng

của các bên còn thấp cũng như thiếu sự hỗ trợ từ Nhà nước để buộc thi hành các thỏa thuận hợp pháp. Việc thực hiện hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người tham gia (chủ yếu là của NLĐ và NSDLĐ ).

* Cơ chế kiện tụng: Là việc các bên trong tranh chấp BHXH bắt buộc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết trước các cơ quan tài phán để phân định tính đúng đắn của mỗi bên [25, tr 400].

Kiện tụng là một phương thức giải quyết tranh chấp ASXH được sử dụng khá phổ biến và hiệu quả ở nhiều nơi trên thế giới. Lợi thế của kiện tụng là ở chỗ bên khởi kiện không chịu sự phụ thuộc vào bên bị kiện. Mặt khác, với một quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp cần thiết, thậm chí kể cả các biện pháp mạnh mẽ nhằm đảm bảo quyền lợi của bên bị xâm hại cũng như quyền lợi của các bên trong vụ tranh chấp.

Để tiến hành được phương thức kiện tụng giải quyết các tranh chấp BHXH, cần phải xác định cơ cấu (hay là hình thức) nào sẽ thực hiện hành vi giải quyết. Trong lĩnh vực kiện tụng có hai loại cơ cấu được sử dụng, đó là Trọng tài và Tòa án. Tuy nhiên, trên cơ sở thực tiễn có thể thấy tòa án xã hội hoặc tòa án ASXH là hình thức được lựa chọn nhiều ở các nước hiện nay.

Việc sử dụng phương thức kiện tụng để giải quyết các tranh chấp BHXH là một trong những giải pháp tốt đối với Việt Nam trong tương lai. Việc tổ chức hệ thống tòa án ASXH có thể tham khảo các quốc gia như Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Hoa Kỳ... Phương thức kiện tụng giải quyết tranh chấp BHXH có thể thay thế cho cơ chế giải quyết khiếu nại trong các quy định của pháp luật hiện hành và tạo cho quá trình giải quyết các tranh chấp BHXH một hệ thống nền nếp, có hiệu quả cao, khắc phục được sự tốn phí thời gian, tiền bạc cũng như tính vòng vèo, nhiêu khê của cơ chế khiếu nại từ trước đến nay[26, tr401]. Tuy nhiên, để phương thức này thực sự đủ

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 16/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí