Các Yếu Tố Xã Hội Của Tỉnh Đồng Nai Có Ảnh Hưởng Đến Việc Xử Lý Tội Vi Phạm Quy Định Về Bảo Vệ Động Vật Nguy Cấp, Quý, Hiếm


các loài bướm đang phụ thuộc vào sự bảo tồn và có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng trong tương lai [47, tr 75 – 80].

Tóm lại: Với sự đa dạng, phong phú của các loài thú, chim, bò sát, ếch, cá và côn trùng thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm; sự đa dạng về chủng loại cũng như sự đa dạng về các hệ sinh thái thì Đồng Nai chính là địa bàn hấp dẫn cho hoạt động săn bắt, buôn bán trái pháp luật động vật nguy cấp, quý, hiếm, không những diễn ra trong nội địa mà còn có các đường dây buôn bán trái pháp luật xuyên quốc gia bằng cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Các đối tượng vi phạm luôn lợi dụng sự sơ hở của các cơ quan chức năng để dùng nhiều thủ đoạn rất tinh vi săn bắt, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm gây nên sự diễn biến phức tạp của loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả Khu vực Miền Đông Nam Bộ nói chung.

2.1.2. Các yếu tố xã hội của tỉnh Đồng Nai có ảnh hưởng đến việc xử lý Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Dân số của toàn tỉnh là 2.905,85 nghìn người, mật độ dân số là 491,91 người/km2, mức tăng dân số trung bình là 2,5% chủ yếu là tăng dân số cơ học, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1,1% năm 2015, tỷ lệ lao động đạt 61,58% năm 2014, tỷ lệ lao động được đào tạo là 17,20% năm 2014.

Tỷ lệ hộ nghèo thuộc đối tượng thành thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua đã giảm rất nhanh. Theo Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 27/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, có một số nội dung cụ thể như sau: Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP: 9,5%/năm (2020 - 2025); GRDP bình quân đầu người: 9.000 - 10.000 USD (2025); GRDP

ngành dịch vụ: 44 - 45% (2025); GRDP ngành công nghiệp - xây dựng: 53 - 54% (2025); GRDP nông lâm nghiệp và thủy sản: 04 - 05% (2025). Về xã hội: Dân số trung bình 3,3 - 3,4 triệu người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 90% (trong đó đào tạo nghề đạt 80%), tỷ lệ lao động không có việc làm


ở khu vực đô thị dưới 2,5%. Dân số di cư từ các tỉnh phía Bắc đến Đồng Nai sinh sống, làm việc trong các khu công nghiệp chiếm số lượng không nhỏ.

Kinh tế tỉnh Đồng Nai tăng trưởng hàng năm tương đối cao, thường cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của cả nước (GDP cả nước năm 2018 đạt 7,08%, còn Đồng Nai đạt 8,1%). Thu nhập bình quân đầu người tỉnh Đồng Nai khoảng 104 triệu đồng cao hơn 1,7 lần so với thu nhập bình quân đầu người cả nước (khoảng 60 triệu đồng, tương đương 2.587 USD) và là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về số thu ngân sách. Đồng Nai là một trong các địa phương dẫn đầu về phát triển KCN với 31 khu công nghiệp đang họat động chiếm 10% KCN cả nước (cả nước có 325 KCN), tỷ lệ lấp đầy trên 77% (trung bình cả nước đạt 51%). Thu hút đầu tư nước ngoài FDI năm 2018 đạt 1,915 tỷ USD (xếp thứ 4 cả nước, sau Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương).

Bên cạnh các yếu tố tự nhiên thì các yếu tố xã hội cũng có tác động đến việc xử lý Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Thực tế cuộc sống càng phát triển thì việc tiêu thụ động vật hoang dã; động vật nguy cấp, quý, hiếm càng tăng cao. Trong khi đó việc xử lý đối với các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt hoặc tiêu thụ, sử dụng, tàng trữ động vật nguy cấp, quý, hiếm chưa thật sự hiệu quả. Điển hình tại một số nơi, các nhà hàng ăn uống cao cấp có bán công khai sản phẩm của các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm để làm món ăn cho thực khách.

2.2. Thực tiễn xử lý Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

2.2.1. Khái quát kết quả phát hiện xử lý tội phạm

Trong thời gian qua, song song với việc bảo vệ rừng thì công tác bảo vệ các loại động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm được các Cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương tỉnh Đồng Nai đặc biệt quan tâm, chỉ đạo các biện pháp quyết liệt nhằm bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên, phong phú cũng như bảo tồn tính đa dạng sinh học của địa phương và khu vực… Mặc dù vậy, tình trạng săn bắt, giết, buôn bán, vận chuyển và tiêu thụ trái pháp luật các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Các đối tượng vi phạm dùng nhiều thủ đoạn tinh vi


nên rất khó phát hiện, xử lý. Các hành vi này ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái, tạo ra doanh thu bất hợp pháp, gây bất ổn tình hình kinh tế và là nguy cơ làm xuất hiện, lây lan các bệnh truyền nhiễm mới; đồng thời còn gây tác động xấu tới hình ảnh của Việt Nam trong việc thực thi Công ước quốc tế về về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà Việt Nam là thành viên; ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với một số nước trên thế giới và nhiều Tổ chức quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã.

Diễn biến số liệu thống kê từ năm 2016 đến năm 2020 về số vụ và người phạm Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:

Bảng 2.4: Số vụ và số người phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 – 2020



Năm

Số vụ án về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm xét xử

Số người phạm Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm xét xử

2016

4

5

2017

3

6

2018

6

6

2019

4

5

2020

7

10

Tổng số

24

32

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 6

Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai


Qua phân tích Bảng số liệu 2.4 cho thấy: Từ năm 2016 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra 24 vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm với 32 bị can, bị cáo đã bị Tòa án đưa ra xét xử. Trong đó, số vụ và


số bị cáo bị xét xử về tội phạm này có năm tăng có năm giảm không đều nhau, nhưng trong năm 2020 số vụ và số bị can, bị cáo đều tăng nhiều so với các năm trước với 07 vụ và 10 bị can, bị cáo.

Ngoài ra, nếu chỉ căn cứ vào số liệu thống kê tội phạm hàng năm sẽ chưa đánh giá hết được về thực trạng Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; bởi vì theo đánh giá của các Cơ quan bảo vệ pháp luật và của nhân dân thì số lượng các vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm được phát hiện mới chỉ giống như “phần nổi của tảng băng”, bởi vì: Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là loại tội phạm có độ ẩn cao. Trên thực tế, để phát hiện và xử lý đối với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm tiềm ẩn là vấn đề không hề đơn giản, bởi vì loại tội phạm này xảy ra ở nhiều địa bàn khác nhau, với phương thức thủ đoạn khác nhau, ngày càng tinh vi, xảo quyệt và thường gắn với địa bàn rừng, núi nên khó phát hiện chưa kể những trường hợp có nguồn gốc từ nước ngoài tái xuất, nhập khẩu vào Việt Nam dưới dạng hàng hóa được phép nhập khẩu, nên rất khó khăn trong việc phát hiện và truy tìm chủ thể của tội phạm để xử lý.

Qua số liệu trên có thể thấy rằng số vụ vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm bị xử lý bằng biện pháp hình sự còn khá khiêm tốn so với thực tế tội phạm đã xảy ra và số vụ việc đã xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, nếu so với các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị xử lý hình sự thì hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm bị xử lý hình sự là nhiều hơn.

Có được kết quả này nguyên nhân một phần là do “Cấu thành” của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm được thiết kế sát với thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các Cơ quan tiến hành tố tụng dễ dàng áp dụng hơn so với các “Cấu thành” của các điều luật khác trong nhóm tội phạm về môi trường, cụ thể như sau:

+ Cấu thành tội phạm này được thiết kế theo hướng quy định, liệt kê, diễn giải; nghĩa là chỉ cần có hành vi “săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái


phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ” hoặc “tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm” của loài động vật đó.

+ Hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành cơ bản của tội phạm này khá đa dạng, bao gồm cả hoạt động săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán. Chính vì vậy, có thể nói đây được xem là những thuận lợi cho các Cơ quan tiến hành tố tụng trong việc vận dụng pháp luật khi xử lý loại tội phạm này.

2.2.2. Thực tiễn định tội danh đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Định tội danh (ĐTD) là giai đoạn rất quan trọng, xuyên suốt toàn bộ quá trình tố tụng từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Là quá trình áp dụng pháp luật hình sự, là cơ sở quan trọng có tính quyết định đối với hoạt động quyết định hình phạt của Tòa án.

Định tội danh là hoạt động thực tiễn của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án theo quy định của pháp luật để xác định một người có phạm tội hay không, nếu phạm tội thì đó là tội gì, theo điều luật nào được quy định trong BLHS hay nói cách khác đây là quá trình xác định tên gọi đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện.

Như vậy, căn cứ quy định tại Điều 244 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và các dấu hiệu pháp lý đặc trưng trong cấu thành của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm có thể Định nghĩa ĐTD như sau: "Định tội danh Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của BLTTHS tiến hành xem xét, phân tích, đánh giá một hành vi có thỏa mãn những dấu hiệu của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm hay không; nếu có thì thuộc điểm, khoản nào của Điều 244 BLHS”.

Pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự là cơ sở để các chủ thể tiến hành tố tụng áp dụng trong hoạt động ĐTD đối với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Đây là những căn cứ pháp lý để tiến hành ĐTD đối


với tất cả các loại tội phạm nói chung, trong đó có Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm nói riêng.

Hoạt động ĐTD của các chủ thể tiến hành tố tụng phải dựa trên những quy định của pháp luật nội dung, đó là những căn cứ quy định của pháp luật hình sự mà cụ thể là căn cứ vào các yếu tố cấu thành Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; bao gồm: Mặt khách thể, mặt khách quan, mặt chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm này. Bên cạnh đó, hoạt động ĐTD của các chủ thể tiến hành tố tụng cũng cần phải tuân thủ quy định của pháp luật TTHS với ý nghĩa là hình thức pháp lý đối với hoạt động ĐTD, tức là pháp luật TTHS quy định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền của các Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng khi thực hiện hoạt động ĐTD.

Việc các chủ thể tiến hành tố tụng ĐTD đúng có nghĩa là tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật hình sự trong việc áp dụng điều luật, khoản, điểm của điều luật hoặc tổng hợp các điều luật bao quát được hành vi phạm tội đã thực hiện. Đối với pháp luật hình sự: Việc ĐTD đúng sẽ là cơ sở để các chủ thể tiến hành tố tụng có thể truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi phạm tội, xác định họ đã phạm tội gì, mức độ nguy hiểm cho xã hội mà họ đã thực hiện, đó chính là cơ sở để cá thể hóa hình phạt đối với họ. Bên cạnh đó, việc ĐTD đúng cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong tố tụng hình sự, bởi đây là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định hành vi của một người có phạm tội hay không phạm tội; nếu có thì phạm tội gì, thuộc điểm, khoản, Điều nào trong BLHS. Để ĐTD đúng, người THTT phải nắm rò các khái niệm về ĐTD, cơ sở pháp lý của việc ĐTD, các đặc điểm, các bước của ĐTD cũng như phải nghiên cứu, nắm vững về cấu thành tội phạm của từng loại tội phạm cụ thể quy định trong BLHS.

Trong thời gian qua, hoạt động định tội danh đối với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai về cơ bản là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, hầu hết các vụ án đưa ra xét xử về tội này là đúng tội danh. Vụ án sau đây là một ví dụ về ĐTD đúng đối với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm:


Vào khoảng 14h ngày 13/04/2016 tại khu vực lô 4, khoảnh 3, Tiểu khu 22, Đội 3, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà, thuộc ấp 7, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán; Đặng Xuân Tiến, sinh năm 1974, ngụ tại Lạng Sơn đã có hành vi săn bắt trái phép 01 cá thể “Rắn hổ mang chúa”. Kết luận giám định động vật rừng số 46/CV-STHMN ngày 14/04/2016 của Viện Sinh thái học Miền Nam kết luận: Mẫu động vật đem giám định được xác định là loài động vật hoang dã thuộc lớp bò sát (Reptilia), bộ có vây (Squamata), họ rắn hổ (Elapidae). Mẫu vật là loài “Rắn hổ chúa” hay còn gọi là “Hổ mang chúa” – Là loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo pháp luật Việt Nam.

Các Cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào kết luận giám định của Viện Sinh thái học Miền Nam đối với động vật rừng để làm căn cứ xác định loài nguy cấp, quý, hiếm là chính xác và đúng quy định của pháp luật. Đây chính là cơ sở để ĐTD đối với bị cáo Tiến.

Chính vì vậy, việc Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Đặng Xuân Tiến, về tội: “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” theo khoản 1 Điều 190 BLHS 1999 nay là Điều 244 BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017) là hoàn toàn chính xác (Bản án số 124/2016/HSST ngày 16/09/2016 của TAND huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai).

Có được kết quả ĐTD đúng với tính chất mức độ hành vi, khách thể bị xâm hại của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua là do các Cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã có sự phối hợp rất tốt trong công tác khám nghiệm hiện trường vụ án, kịp thời thống nhất trong việc trưng cầu giám định tư pháp về ĐVHD và đánh giá kết luận giám định để có căn cứ pháp lý xác định chính xác loài động vật bị xâm hại thuộc Danh mục, Nhóm, Phụ lục nào theo quy định của Chính phủ và quy định của BLHS, tuân thủ đúng các quy định của BLHS trong việc áp dụng điểm, khoản của điều luật, nhất là xác định đúng tình tiết định khung hình phạt như: Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm; săn bắt trong khu vực bị cấm...từ đó việc ĐTD đã mang lại kết quả thiết thực, cụ thể: Tất cả các vụ án về Tội


vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm đều được Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thống nhất ĐTD đúng với quy định của BLHS, áp dụng khung hình phạt đúng với phương thức thủ đoạn phạm tội, tính chất mức độ hành vi và hậu quả của vụ án; đảm bảo việc khởi tố, điều tra, truy tố là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đối với 32 bị can trong 24 vụ án xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ năm 2016 đến 2020.

2.2.3. Thực tiễn áp dụng quy định BLHS trong xử lý tội phạm

- Khách thể của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; xâm phạm nghiêm trọng đến các yếu tố bảo vệ môi trường, gây mất cân bằng sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội. Việc xác định chính xác loài ĐVHD sẽ giúp xác định đúng khách thể bị xâm hại để lựa chọn chính xác điều luật áp dụng trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Tuy nhiên, việc xác định khách thể của tội phạm này khác với khách thể của các tội phạm khác ở chỗ: Chỉ có thể xác định chính xác đối tượng bị xâm hại là động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hay động vật hoang dã khác đều phải căn cứ vào kết luận giám định tư pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân người giám định về loại đối tượng bị xâm hại để xác định tội phạm một cách chính xác.

Đồng Nai là nơi các vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm xảy ra tương đối nhiều hơn so với các địa phương khác. Tuy nhiên thực tiễn địa phương việc xác định giá trị của đối tượng tác động là cá thể bị xâm hại để làm căn cứ xử lý hình sự còn gặp nhiều khó khăn từ các Cơ quan bổ trợ tư pháp dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết vụ việc. Điển hình là vụ việc sau: Ngày 24/5/2019, tại nhà số 208 khu phố 1, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Vũ Đông Vi bị phát hiện có hành vi nuôi nhốt 03 cá thể Linh Miêu. Ngày 27/8/2019, Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đã có kết luận giám định tư pháp, kết luận: Có 01 cá thể Linh Miêu tai đen (Caracal Caracal) phân bố ở Châu Á, thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quy định tại Thông tư số

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí