ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THIÊN LÝ
Xử Lý Vi Phạm Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Ở Việt Nam
Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỮU CHÍ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Thiên Lý
LỜI CẢM ƠN
Với những tình cảm chân thành nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho tôi hệ thống tri thức về Luật học nói chung cũng như kiến thức về chuyên ngành Luật Kinh tế nói riêng.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Bộ môn Luật Kinh doanh đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành được luận văn đúng kế hoạch.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Hữu Chí đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”.
Mặc dù tôi đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Kính mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Thị Thiên Lý
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP
LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ VIỆC XỬ LÝ 9
1.1. Vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội 9
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội 9
1.1.2. Cấu thành của vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội 12
1.1.3. Phân loại vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội 14
1.2. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội 16
1.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội 16
1.2.2. Các hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội 16
Tiểu kết Chương 1 21
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN 22
2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội 22
2.1.1. Thực trạng các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội 22
2.1.2. Thực trạng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hình sự trong
lĩnh vực bảo hiểm xã hội 24
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực
bảo hiểm xã hội 32
Tiểu kết Chương 2 42
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI 43
3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội 43
3.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh
vực bảo hiểm xã hội 46
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm pháp luật về bảo
hiểm xã hội 50
3.3.1. Cải cách thủ tục hành chính trong công tác giải quyết chế độ bảo
hiểm xã hội 50
3.3.2. Ứng dụng công nghệ tin trong quản lý nhằm hạn chế vi phạm
pháp luật về bảo hiểm xã hội 52
3.3.3. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra ngành
Bảo hiểm xã hội 53
3.3.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật và công khai thông tin tình hình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo
hiểm xã hội 55
3.3.5. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh lực bảo hiểm xã hội 56
Tiểu kết Chương 3 58
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 63
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế VPHC: Vi phạm hành chính VPPL: Vi phạm pháp luật
"tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" gọi chung là: "tỉnh" "quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh" gọi chung là: "huyện"
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
Bảng 2.1 | Kết quả xử lý vi phạm hành chính từ năm 2016 đến hết năm 2019 | 24 |
Bảng 2.2 | Số đơn vị được thanh tra, kiểm tra của ngành BHXH (từ năm 2016 đến hết năm 2019) | 30 |
Bảng 2.3 | Kết quả thực hiện công tác TTKT ngành BHXH từ năm 2016 đến hết năm 2019 | 31 |
Bảng 2.4 | Số nợ bảo hiểm xã hội từ năm 2016 đến hết năm 2019 | 35 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam - 2
- Cấu Thành Của Vi Phạm Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội
- Thực Trạng Các Quy Định Pháp Luật Về Xử Lý Vi Phạm Trong Lĩnh Vực Bảo Hiểm Xã Hội
Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là những chính sách lớn, là trụ cột chính của hệ thống bảo đảm an sinh xã hội của mỗi quốc gia, Việt Nam chúng ta cũng không đứng ngoài xu thế chung đó của thế giới.
Chính sách BHXH, BHYT, BHTN đã được Đảng, Nhà nước ta coi trọng và từng bước điều chỉnh để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và sự phát triển của đất nước trong từng thời kỳ, trong đó BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH; ngày 20/11/2014, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật BHXH, theo đó việc tham gia BHXH là quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động “Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về BHXH và pháp luật về BHYT” [16, Điều 186, khoản 1].
Hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của hệ thống an sinh xã hội quốc gia mà trong đó chính sách BHXH là một trong những trụ cột chính, thì việc lợi dụng các kẽ hở hoặc cố tình vi phạm các quy định gây thiệt hại cho hệ thống an sinh xã hội, cho Nhà nước và những người tham gia BHXH đang ngày càng lan rộng và phức tạp. Tìm hiểu thực trạng các quy định về xử lý vi phạm pháp luật (VPPL) về BHXH ở Việt Nam và bản chất, nguyên nhân của tình trạng trên có ý nghĩa quan trọng để đưa ra các biện pháp đấu tranh một cách có hiệu quả nhằm ổn định xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.