Yêu Cầu Hoàn Thiện Pháp Luật Và Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Pháp Luật Về Xử Lý Vi Phạm Trong Lĩnh Vực Bảo Hiểm Xã Hội

Tiểu kết Chương 2

Quá trình thực hiện luận văn tác giả đã thu thập thông tin, xử lý và phân tích thông tin để đưa ra các vấn đề cần nghiên cứu.

Ở Chương 2, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng VPPL về BHXH (vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH, vi phạm trong giải quyết hưởng các chế độ BHXH và vi phạm trong quản lý nhà nước về BHXH) và các biện pháp xử lý VPPL về BHXH (biện pháp xử lý vi phạm hành chính, biện pháp xử lý hình sự và các biện pháp xử lý khác).

Kết quả phân tích làm cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý các hành vi VPPL về BHXH ở Việt Nam ở Chương 3. Đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng bởi có thể thấy tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội của một số hành vi vi phạm pháp luật BHXH thể hiện rất rò. Nếu những hành vi đó không bị xử lý kịp thời bằng bản án nghiêm khắc của pháp luật hình sự thì lòng tin của người dân vào các chính sách xã hội của Nhà nước, vào tính nghiêm minh của pháp luật bị giảm sút nghiêm trọng. Khi VPPL xảy ra mà không bị xử lý nghiêm hoặc không thể bị xử lý cho tương ứng với mức độ vi phạm sẽ dẫn đến ngày càng có thêm nhiều hành vi vi phạm mới hoặc người đã vi phạm sẽ dễ dàng tái phạm, anh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật và mục tiêu của các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

Chương 3

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC

BẢO HIỂM XÃ HỘI


3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Có thể thấy hiện nay, tình trạng VPPL về BHXH diễn ra ngày càng phổ biến xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Thứ nhất, các quy định của pháp luật về xử phạt VPHC đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT còn chưa đầy đủ dẫn đến một số hành vi vi phạm chưa có quy định để xử lý. Thẩm quyền của tổ chức BHXH về một số hành vi sai phạm chưa được quy định rò trong các văn bản quy phạm pháp luật như: Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC khi đối tượng vi phạm không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, ... nên còn khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Thứ hai, chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT chưa đủ sức răn đe, trong tổ chức thực hiện thì chưa nghiêm, chưa kiên quyết dẫn đến một số đơn vị sử dụng lao động còn coi thường pháp luật, vẫn cố tình nợ đọng kéo dài hoặc trục lợi chính sách BHXH, BHYT.

Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam - 7

Thứ ba, các quy định về tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT đã được quy định trong Bộ Luật hình sự năm 2015 tuy nhiên đến nay, việc lập hồ sơ chuyển cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để khởi tố khi phát hiện các hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực BHXH còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Từ những tác động trên đặt ra yêu cầu của của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xử lý VPPL về BHXH.

Theo đó, công tác xử lý vi phạm pháp luật về BHXH cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất: Yêu cầu bảo đảm nguyên tắc pháp chế

Yêu cầu đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí nói chung và công tác xử lý vi phạm pháp luật về BHXH nói riêng là yêu cầu tiên quyết trong quá trình thực hiện. Công tác xử lý VPPL về BHXH phải được tiến hành đúng thẩm quyền, theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định, có căn cứ pháp lí vũng chắc, đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật, tránh oan sai và không bỏ lọt vi phạm.

Thứ hai: Yêu cầu bảo đảm tính hợp lí

Trong công tác xử lý vi phạm pháp luật về BHXH thì yêu cầu đảm bảo tính hợp lí là rất quan trọng nhằm đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị - xã hội và đời sống nhân dân. Khi xử lý vi phạm pháp luật về BHXH cần phải xem xét đến sự phù hợp với các điều kiện hiện thực để có thể thi hành đồng thời phải đảm bảo tính có lợi nhất về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đặc biệt là quyền lợi của người tham gia BHXH..

Mục đích của BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH do đó khi xem xét xử lý các vi phạm pháp luật về BHXH cần chú trọng đến quyền lợi, cuộc sống của những người lao động nhất là đối với các vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH của chủ sử dụng lao động. Yêu cầu này cũng đã được thể hiện rò khi xây dựng Bộ luật Hình sự năm 2015 trong đó đã bổ sung tội danh và quy định hình thức phạt tiền là hình phạt chính đối với các tội danh thuộc lĩnh vực BHXH. Cũng trong Bộ luật Hình sự năm 2015, lần đầu tiên quy định trách nhiệm hình sự của tổ chức - pháp nhân thương mại với hình phạt chính là phạt tiền. Như vậy, việc áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính và xử phạt pháp nhân thương mại cũng là đảm bảo tính hợp lí trong quá trình xử lý hình sự các vi phạm BHXH..

Thứ ba: Yêu cầu tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người

Có thể thấy, việc áp dụng các vi phạm hành chính là mang tính chất răn đe, trong khi đó các hình phạt hình sự được phân chia nhiều cấp độ mang cả tính răn đe, phòng ngừa và trừng phạt. Tuy nhiên các hình phạt này đều tuân thủ nguyên tắc không áp dụng những biện pháp cưỡng chế có tính chất làm nhục con người. Bên cạnh đó, trong quá trình xử lý các vi phạm pháp luật BHXH cũng đạt ra yêu cầu khoan hồng đối với những người thành khẩn, tự nguyện khắc phục hậu quả nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHXH, đồng thời nghiêm trị những kẻ cầm đầu chủ mưu, vi phạm pháp luật có tính chuyên nghiệp.

Thứ tư: Yêu cầu kịp thời, nhanh chóng

Nhằm bảo đảm việc xử lý các vi phạm pháp luật về BHXH được thuận lợi, ngăn chặn kịp thời các VPPL tương tự có thể xẩy ra cũng như ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực trong quá trình xử lý thì việc phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật mọi hành vi phạm tội có một ý nghĩa không chỉ đối với việc đấu tranh chống tội phạm mà còn có ý nghĩa phòng ngừa tội phạm.

Thực tiễn cho thấy nhiều trường hợp do phát hiện kịp thời hành vi vi phạm nên đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại do hành vi vi phạm gây ra. Phát hiện kịp thời hành vi vi phạm còn có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục cho mọi công dân đấu tranh và phòng ngừa các vi phạm, cảnh báo những ai có ý định thực hiện hành vi vi phạm. Phát hiện và xử lý kịp thời vi phạm pháp luật BHXH còn có tác dụng tạo niềm tin giúp mọi người yên tâm lao động sản xuất, tin tưởng vào chế độ, vào Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Yêu cầu này đòi hỏi các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và mọi công dân có nhiệm vụ phát hiện vi phạm, tố giác hành vi phạm tội với các cơ quan có trách nhiệm, yêu cầu này cũng đặt các cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.

Thứ năm: Yêu cầu bảo đảm nguyên tắc công bằng

Yêu cầu này thể hiện người vi phạm đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội; công bằng trong việc xác định hành vi vi phạm hoặc vận dụng các dấu hiệu cấu thành tội phạm đối với một hành vi phạm tội, đối với hình phạt, chống những biểu hiện phân biệt đối xử giữa những người vi phạm khác nhau. Đây không chỉ là yêu cầu trong xử lý vi phạm nói chung và vi phạm pháp luật về BHXH nói riêng mà đây cũng là yêu cầu đối với toàn xã hội, cần phải có thái độ công bằng đối với người vi phạm, người phạm tội dù họ là ai.

3.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH, hoạt động này chỉ thực hiện hiệu quả trên cơ sở những quy định pháp luật đầy đủ, đồng bộ; do đó cần sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động này, cụ thể:

Thứ nhất: Cần bổ sung các quy định về xử phạt VPHC và xử lý hình sự đối với các hành vi VPPL trong lĩnh vực BHXH:

- Ngoài các tội danh đã được quy định trong Bộ luật Hình sự, cần bổ sung quy định về xử lý hình sự đối với những hành vi phạm tội khác liên quan đến quản lý và thực hiện BHXH: Hành vi người sử dụng lao động không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH, BHTN, BHYT của người lao động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; người sử dụng lao động có hành vi chiếm dụng tiền hưởng BHXH bắt buộc của người lao động hay hành vi thỏa thuận không tham gia BHXH, BHTN, BHYT, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định bởi đây là những hành vi xuất phát từ lỗi chủ quan của người sử dụng lao động, gây ảnh hưởng đến hệ thống an sinh xã hội, đến quỹ BHXH, đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Việc tội phạm hóa một số hành vi vi phạm pháp luật về BHXH không chỉ thể hiện các hành vi vi phạm này có tính chất phổ biến và gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến mức phải dùng loại chế tài nghiêm khắc nhất - chế tài hình sự để xử lý, mà còn thể hiện rò quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo vệ và phát triển hệ thống an sinh xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động.

- Bổ sung các quy định về xử phạt VPHC đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT để phù hợp với thực tế, tránh bỏ lọt các vi phạm do không có quy định xử lý, đơn cử: Nhiều đơn vị sử dụng lao động cố tình không ký hợp đồng lao động hoặc ký sai hợp đồng lao động và không đóng BHXH cho người lao động, dẫn đến không thể xử phạt VPHC đối với hành vi đóng BHXH bắt buộc, BHTN không đúng mức quy định và đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện phải tham gia BHXH, BHTN mà chỉ có thể xử phạt đơn vị sử dụng lao động với hành vi không ký hợp đồng lao động đối với người lao động với mức phạt nhẹ hơn nhiều bởi các hành vi này chưa được đề cập đến trong các văn bản quy định về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH và chưa có quy định xử lý.

- Nâng mức xử phạt VPHC đối với một số hành vi vi phạm thường xuyên diễn ra hiện nay như: Trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT của chủ sử dụng lao động, ... làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động:

Theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đối với hành vi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN; đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng; đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà không phải là trốn đóng thì số tiền phạt mới dừng lại ở mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi

phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động. Đối với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì số tiền phạt từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. Đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng [6].

Như vậy theo quy định hiện nay thì số tiền xử phạt VPHC tối đa đối với các hành vi vi phạm về đóng BHXH, BHTN mới dừng ở mức 75 triệu đồng, có thể thấy mức phạt này là khá thấp, thiếu tính răn đe, cần thiết phải tăng lên nhiều lần, không nhất thiết mức phạt vi phạm hành chính thấp hơn hình sự để hạn chế các hành vi vi phạm, tăng tính bền vững của quỹ BHXH, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

- Hoàn thiện các quy định pháp luật về xác định thẩm quyền xử lý: Pháp luật về xử phạt VPHC cần xác định thứ tự ưu tiên các nguyên tắc; theo đó, người thụ lý vụ việc đầu tiên có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt là nguyên tắc ưu tiên trước để đảm bảo mọi hành vi VPHC đều được phát hiện kịp thời và xử phạt nghiêm minh, tránh tình trạng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và chủ thể vi phạm vẫn ngang nhiên thực hiện hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người thụ hưởng chính sách BHXH, BHTN, BHYT.

Thứ hai: Giao cho cơ quan BHXH thực hiện chức năng thanh tra toàn diện về BHXH, BHTN, BHYT để Ngành BHXH có thể thực hiện được thanh tra trong việc thanh quyết toán các chế độ chính sách BHXH (cả trong lĩnh vực thu và chi trả) tại các đơn vị sử dụng lao động.

Hiện nay tình trạng VPPL trong lĩnh vực BHXH, BHYT đang diễn ra ở nhiều nơi và có diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt là trong lĩnh vực chi BHXH, BHYT; nhiều sai phạm trong lĩnh vực này chưa được các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, xử lý kịp thời với nhiều lý do, một trong số đó là việc cơ quan BHXH chưa được giao nhiệm vụ thanh tra lĩnh vực chi BHXH, BHYT.

Theo quy định hiện nay, "Cơ quan BHXH thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN và BHYT theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan" [18, Điều 13, khoản 3], cơ quan BHXH có quyền "Kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT" [18, Điều 22, khoản 7], "BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật [8, Điều 1, khoản 1].

Như vậy, tổ chức BHXH có quyền và trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT nhưng lại chỉ có chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT mà không có chức năng thanh tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân, đơn vị sử dụng lao động và các cơ sở KCB BHYT, nên đã gặp khó khăn không nhỏ trong việc tổ chức thực hiện các quy định của chính sách pháp luật về BHXH, BHYT; quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN bị xâm hại không được ngăn chặn hoặc xử lý kịp thời; nên hàng năm có hàng trăm nghìn lao động không được hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT kịp thời; mức độ vi phạm không chỉ dừng ở mức độ xử phạt VPHC mà trong một số trường hợp đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Để hạn chế được tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHTN, BHYT,

Xem tất cả 91 trang.

Ngày đăng: 17/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí