Số Nợ Bảo Hiểm Xã Hội Từ Năm 2016 Đến Hết Năm 2019

chế do công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa cơ quan BHXH với các cơ quan liên quan về quản lý doanh nghiệp, lao động như Kế hoạch - Đầu tư, Thuế, Lao động - Thương binh và Xã hội tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Đóng BHXH không đủ số người lao động trong đơn vị (thực tế là trốn đóng BHXH đối với một số lao động trong đơn vị)

Đây là hành vi rất phổ biến. Người sử dụng lao động lợi dụng kẽ hở của pháp luật bằng cách hợp đồng miệng hoặc núp dưới hợp đồng theo mùa vụ hoặc ký chuỗi hợp đồng lao động/làm việc có thời hạn dưới 01 tháng để không phải đăng ký tham gia BHXH bắt buộc (theo quy định của Luật BHXH thì người lao động có hợp đồng lao động dưới 01 tháng không phải tham gia BHXH) hoặc thuần túy là không đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho một nhóm người lao động không phải là cán bộ chủ chốt của đơn vị.

Vi phạm theo dạng này có thể nói tới trường hợp Công ty cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn (Hà Tĩnh), Công ty này sử dụng trên 2.000 lao động nhưng chỉ đóng BHXH cho 50 người [9]. Mặt khác, qua giám sát 10 doanh nghiệp và 2 hợp tác xã tại Hà Tĩnh, tỷ lệ người tham gia BHXH bắt buộc còn chưa cao, còn 2.250 lao động chưa được tham gia BHXH bắt buộc, chiếm tỷ lệ 38,72%. Cũng theo Báo cáo này, trong năm 2012 tổng số 50.192 người lao động trong khối doanh nghiệp đã được ký hợp đồng lao động, chỉ có 25.628 người được tham gia BHXH và BHTN, tỷ lệ tham gia BHXH đạt 43,3% (trong đó, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp FDI đã ký

43.228 hợp đồng lao động nhưng chỉ có 16.664 người được tham gia BHXH). Hậu quả của việc người sử dụng lao động trốn đóng BHXH là quỹ BHXH bị thất thu và khi phát sinh các sự kiện về BHXH như ốm đau, tai nạn... thì người lao động không được hưởng quyền lợi về BHXH, thiệt thòi cho bản thân, đồng thời tạo gánh nặng cho xã hội, không đảm bảo mục tiêu an

sinh xã hội bền vững.

- Hành vi đóng BHXH, BHTN chậm hơn so với thời gian quy định (thực chất là nợ tiền BHXH, BHYT)

Tình trạng người sử dụng lao động đóng BHXH chậm còn xảy ra ở tất cả các địa phương. Bản chất của hành vi chậm đóng BHXH là nợ tiền BHXH. Một số đơn vị sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn thậm chí không còn tiền để trả lương cho người lao động, dẫn đến không có tiền đóng BHXH nên phải nợ; nhưng nhiều đơn vị cố tình chiếm dụng tiền BHXH (bao gồm cả phần trích từ tiền lương thuộc trách nhiệm đóng của người lao động) để đưa vào nguồn vốn của đơn vị.

Theo số liệu từ BHXH Việt Nam, số nợ BHXH hàng năm là không hề nhỏ, từ năm 2016 đến hết năm 2019. Bảng thống kê dưới đây thể hiện số nợ BHXH từ năm 2016 đến hết năm 2019 và tỷ lệ số nợ so với số phải thu:

Bảng 2.4: Số nợ bảo hiểm xã hội từ năm 2016 đến hết năm 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng


STT

Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Số nợ bảo hiểm xã hội

6.551

5.737

5.715

6.018

2

Tỷ lệ số nợ so với số phải thu

3,64%

2,93%

1,7%

1,6%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam - 6

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Việc các đơn vị sử dụng lao động cố tình chây ỳ, không đóng BHXH cho người lao động trong thời gian dài trong khi vẫn chiếm dụng số tiền trích đóng BHXH thuộc trách nhiệm của người lao động, không chỉ gây nhiều khó khăn cho cơ quan BHXH mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Theo đó một số lượng không nhỏ người lao động đã ký hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp còn nợ BHXH nhưng có nhu cầu chuyển công tác, đủ điều kiện nghỉ hưu hoặc các trường hợp phát sinh sự kiện BHXH khác… không giải quyết được. Mặt khác, đây chính là hành vi chiếm dụng tiền quỹ BHXH, ảnh hưởng đến công tác đầu tư, tăng trưởng quỹ.

Việc các đơn vị nợ tiền BHXH có nguyên nhân chính từ cơ chế chính sách do quy định mức phạt lãi chậm đóng quá thấp (thấp hơn nhiều so với tiền vay ngân hàng). Vì vậy các đơn vị lựa chọn nợ tiền BHXH thay vì vay tiền ngân hàng với thủ tục hết sức phức tạp và phiền nhiễu. Chế tài xử lý hành chính đối với hành vi này còn chưa tương xứng.

- Đóng BHXH thấp hơn mức quy định

Người sử dụng lao động thực hiện hành vi này nhằm mục đích giảm bớt chi phí đóng BHXH thuộc phần trách nhiệm của họ nhưng hậu quả là gây thất thu cho Quỹ BHXH và người lao động phải gánh chịu do mức hưởng BHXH, BHTN được xác định trên cơ sở mức đóng. Khi phát sinh sự kiện BHXH, BHTN thì mức hưởng của người lao động sẽ thấp hơn mức thực tế lẽ ra họ phải được hưởng. Việc đóng BHXH thấp hơn mức quy định thường xảy ra phổ biến ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh (kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Hành vi này được thực hiện dưới các hình thức:

Sử dụng hai hệ thống sổ lương khác nhau: Một hệ thống lương dùng để chi trả lương thực tế cho người lao động (thường là tương ứng với sức lao động), một hệ thống lương khác dùng để đăng ký tham gia và làm cơ sở tính mức đóng BHXH, BHTN (trong nhiều trường hợp mức lương này chỉ bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng một chút): Trường hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn J and V, Đồng Nai, qua kiểm tra, thanh tra phát hiện những trường hợp người lao động có tới 2 hợp đồng lao động. Mức lương ký trên hợp đồng lao động thực trả là 12.000.000 đồng/tháng, mức lương ký hợp đồng lao động để tham gia BHXH chỉ bằng với mức lương tối thiểu vùng vào thời điểm đó [4].

Ký hợp đồng lao động, trong đó xác định mức tiền lương, tiền công thấp (vì theo quy định đây là mức lương làm căn cứ tham gia BHXH; trong nhiều trường hợp mức lương này chỉ bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu

vùng một chút) nhưng bổ sung thêm các khoản phụ cấp ngoài lương khác như tiền ăn trưa, tiền vệ sinh, tiền xăng xe,... Trong nhiều trường hợp, người lao động làm công việc thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại theo quy định phải được hưởng mức lương cao hơn 7% và thực tế hưởng cao hơn nhưng tiền lương đóng BHXH cũng chỉ bằng các trường hợp làm nghề thông thường.

- Đóng BHXH cao hơn bất thường so với mức quy định

Đây là hành vi người sử dụng lao động đóng BHXH trên cơ sở mức lương tăng cao đột ngột bất thường để trục lợi Quỹ BHXH, hành vi này có sự thông đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động và thường xảy ra trong các doanh nghiệp thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Trong đó, người lao động sẽ chịu phần chi phí chênh lệch đóng BHXH tăng thêm do tăng mức lương làm căn cứ tham gia BHXH, BHTN và không loại trừ việc chia sẻ với người sử dụng lao động phần tiền BHXH trục lợi. Biểu hiện cụ thể thường thấy là đột ngột tăng mức đóng BHXH, BHTN rất cao, thậm chí bằng mức tối đa pháp luật cho phép (20 lần mức lương tối thiểu chung) trong các tháng làm căn cứ tính trợ cấp thai sản, trợ cấp thất nghiệp để trục lợi khi sinh con, nhận nuôi con nuôi hoặc khi nghỉ việc hưởng BHTN, ... Hậu quả của hành vi này là quỹ BHXH phải bù ra một khoản tiền để trả thêm mức chênh lệch cho người trục lợi, không đảm bảo công bằng xã hội.

Có thể thấy nguyên nhân của tình trạng này là do chúng ta chưa kiểm soát tốt để ngăn chặn từ khâu thu BHXH (khi phát hiện được cần kiến nghị để thanh tra, kiểm tra thực trạng chi trả lương đối với người sử dụng lao động, có đối chiếu với mức lương làm cơ sở xác định thuế thu nhập cá nhân và thuế của doanh nghiệp).

- Hành vi đóng BHXH không đúng đối tượng

Đây là hành vi người lao động không tham gia quan hệ lao động nhưng

đơn vị vẫn lập hồ sơ tham gia đóng BHXH để cộng thời gian đóng BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí (thực chất là người lao động gửi đóng BHXH bắt buộc), gây thất thoát Quỹ BHXH. Tuy chưa có thống kê chính thức nhưng hiện tượng này xảy ra khá phổ biến và ở hầu hết các địa phương. Việc giải quyết hậu quả đối với các trường hợp này thường kéo dài và hết sức phức tạp.

Đơn cử trường hợp bà Trần Thị Ngôn (Thái Bình): Bà Ngôn đã được giải quyết hưởng chế độ hưu trí, nhưng qua giải quyết đơn thư tố cáo phát hiện đây là trường hợp gửi đóng BHXH bắt buộc cho đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. BHXH tỉnh Thái Bình đã có quyết định dừng chi trả, thu hồi số tiền lương hưu bà Ngôn đã nhận. Tranh chấp phát sinh, qua nhiều cấp xét xử, nhiều đợt kiểm tra (kể cả kiểm tra liên ngành) và rất nhiều công văn trao đổi, đến nay vẫn bế tắc trong khâu thi hành án do quyết định của Tòa án buộc cơ quan BHXH phải tiếp tục chi trả chế độ đối với bà Ngôn có nhiều nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật BHXH.

Việc người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH đã ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động. Nhiều trường hợp người lao động khi ốm đau, thai sản không được hưởng chế độ BHXH, BHYT hoặc đã đủ điều kiện nghỉ hưu nhưng do doanh nghiệp chưa đóng tiền BHXH nên chưa thể chốt sổ để hưởng chế độ theo quy định.

Từ thực tế trên, có thể thấy các hành vi thuộc nhóm hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH đã gây thiệt hại lớn về tài chính cho quỹ BHXH, xâm phạm trực tiếp đến quyền thụ hưởng BHXH của người lao động ở cả hiện tại và tương lai. Các hành vi VPPL về nghĩa vụ đóng BHXH xảy ra ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến quyền lợi BHXH của hàng ngàn người lao động, là nguyên nhân của những cuộc đình công đòi quyền lợi của người lao động, làm mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, thậm chí gây sự hiểu lầm rằng cơ quan thực hiện chính sách BHXH gây khó khăn cho người lao động.

Thứ hai: Vi phạm trong giải quyết hưởng các chế độ BHXH

Bên cạnh các hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH, các vi phạm trong quá trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, ảnh hưởng đến quyền thụ hưởng BHXH của người lao động, đặc biệt là các hành vi nhằm trục lợi quỹ BHXH cũng trở thành hiện tượng phổ biến ở nhiều địa phương.

- Giả mạo hồ sơ hưởng BHXH

Làm giả hồ sơ hưởng BHXH (giấy chứng nhận nghỉ việc, giấy ra viện, giấy khám thai, ...) để bán cho người lao động (người bệnh, chữ ký của bác sỹ, con dấu hoàn toàn là giả)

Đây là hành vi vi phạm có tổ chức được thực hiện hết sức tinh vi, thể hiện ý thức manh động, coi thường pháp luật của những kẻ làm giả chứng từ nhằm trục lợi từ người lao động và thông qua đó trục lợi Quỹ BHXH; đối với người lao động, việc mua chứng từ giả cũng thể hiện ý thức coi thường pháp luật và trong nhiều trường hợp nhằm mục đích trục lợi, một số trường hợp thuần túy chỉ nhằm mục đích được nghỉ việc để giải quyết các nhu cầu cá nhân, tránh bị đơn vị sử dụng lao động kỷ luật. Hậu quả của hành vi lạm dụng này là một mặt, làm thất thoát Quỹ BHXH, mặt khác làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động do bị động về nhân công và trên hết tạo tâm lý coi thường pháp luật trong cộng đồng.

Riêng trong năm 2017 toàn quốc phát hiện trên 2.000 chứng từ giả đề nghị thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, một số vụ việc được phát hiện với tính chất chuyên nghiệp như ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương... [4]. Do tính chất có tổ chức của hành vi này nên người lao động trong đơn vị thường chỉ bảo nhau cách thức tiếp cận để mua giấy tờ giả này. Vì vậy, biểu hiện có thể nhận biết được là nhiều người lao động cùng nghỉ việc trong những thời điểm nhạy cảm với giấy chứng nhận nghỉ việc có con dấu của cùng một cơ sở y tế cấp.

- Sửa chữa, tẩy xóa hồ sơ hưởng BHXH

Hành vi này được thực hiện rất tinh vi dưới hình thức: Sửa tăng thời gian nghỉ, sửa chữa tên người bệnh, sau đó chụp màu lại các giấy tờ này để xóa dấu vết sửa chữa, tẩy xóa nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, việc lạm dụng dưới hình thức này ít hơn so với việc làm giả.

- Cấp khống chứng từ hưởng BHXH (giấy chứng nhận nghỉ việc, giấy ra viện, giấy khám thai)

Đây là hành vi vi phạm một cách cố ý của các cơ sở khám chữa bệnh, cấp các giấy tờ này mà không có người bệnh đến khám vì nể nang trong các mối quan hệ cá nhân hoặc thậm chí bán phôi của các giấy tờ này ra ngoài sau khi đã đóng dấu của cơ sở khám chữa bệnh nhằm trục lợi từ người lao động, thông qua đó trục lợi Quỹ BHXH. Hành vi này thường chỉ xảy ra ở các cơ sở khám, chữa bệnh nhỏ như trạm y tế xã, phường, một số phòng khám khu vực hoặc trung tâm y tế huyện. Tính chất của hành vi này là hết sức nghiêm trọng vì nó được thực hiện bởi những người được pháp luật trao những quyền hạn nhất định.

Trong thời gian từ cuối năm 2011 đến hết năm 2018, BHXH thành phố Hà Nội đã phát hiện khoảng 1.000 trường hợp cấp khống chứng từ hưởng BHXH; BHXH tỉnh Bắc Giang phát hiện 585 trường hợp; BHXH tỉnh Đắk Lắk phát hiện 369 trường hợp; BHXH tỉnh Lào Cai phát hiện 63 trường hợp; BHXH tỉnh Điện Biên phát hiện 75 trường hợp và BHXH tỉnh Lai Châu phát hiện 10 trường hợp, ... [4]. Biểu hiện có thể nhận biết được ở hình thức lạm dụng này cũng tương tự như đối với hành vi làm giả: Là nhiều người lao động cùng nghỉ việc trong những thời điểm nhạy cảm với giấy chứng nhận nghỉ việc có con dấu của cùng một cơ sở y tế cấp.

- Người sử dụng lao động giải quyết chế độ BHXH cho người lao động không đúng quy định

Người sử dụng lao động giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người lao động vẫn có tên trong danh sách chấm công và được trả lương.

Hành vi này do người sử dụng lao động thực hiện như một kiểu ban phát quyền lợi cho người lao động, gây thất thoát Quỹ BHXH, tạo ý thức coi thường pháp luật. Nếu thực hiện công tác hậu kiểm bằng cách đối chiếu giữa bảng chấm công của đơn vị sử dụng lao động với danh sách người sử dụng lao động đề nghị thanh toán chế độ thì sẽ phát hiện được.

Ví dụ như: BHXH tỉnh Lâm Đồng qua kiểm tra, đối chiếu giữa bảng chấm công của Công ty TNHH AGRIVINA với hồ sơ quyết toán của cơ quan BHXH đã phát hiện 150 trường hợp người lao động thuộc Công ty hưởng sai quy định như vừa làm việc và hưởng lương, vừa thanh toán các chế độ nghỉ dưỡng sức với tổng số tiền là 164.025.171 đồng [4].

- Người sử dụng lao động và người lao động câu kết với các cơ sở y tế để được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH làm căn cứ thanh toán tiền trợ cấp ốm đau, thai sản

Đây là hành vi vi phạm có tổ chức thể hiện tâm lý trục lợi đương nhiên và coi thường pháp luật. Hành vi này thường chỉ xảy ra tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh thua lỗ, không có việc làm (đặc biệt là ở các đơn vị sử dụng lao động mà y tế cơ quan được ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT), họ coi đây như là giải pháp tình thế nhằm bù đắp thu nhập thu nhập cho người lao động trong thời gian đơn vị không có việc làm (thường tỷ lệ chi trợ cấp ốm đau, thai sản rất cao, khoảng trên 5% quỹ lương của đơn vị). Hậu quả là Quỹ BHXH bị thất thoát và làm thay chức năng phân phối thu nhập của xã hội.

Hành vi này là một biến thể của hành vi lạm dụng dưới hình thức “cho người lao động nghỉ việc không đúng với thực trạng bệnh lý hoặc cho nghỉ việc mặc dù người lao động không bị bệnh” nhưng ở mức độ tinh vi hơn.

Dấu hiệu để có thể phát hiện việc lạm dụng dưới hình thức này là việc nghỉ luân phiên với tần xuất cao. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó có căn cứ để xác định vi phạm và quy kết trách nhiệm đối với trường hợp này do hồ sơ đều được thống nhất hợp thức hóa một cách kín kẽ.

Xem tất cả 91 trang.

Ngày đăng: 17/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí