Thống Kê Nguồn Lực Thông Tin Truyền Thống Của Trung Tâm

1.2.3.1 Nguồn lực thông tin truyền thống

● Theo loại hình

Nguồn tài liệu truyền thống chia theo loại hình của Trung tâm bao gồm sách, báo, sách tham khảo, tài liệu tra cứu, giáo khoa, giáo trình, các loại báo tạp chí trong và ngoài nước.v.v. Hiện nay, tổng số vốn tài liệu của Trung tâm có 14.838 tên tài liệu trong đó có 9.059 tên sách, 51.848 bản; 114 tên báo, tạp chí với 10.000 bản; tài liệu nội sinh với trên 5.500 tên cụ thể:


STT

Dạng tài liệu

Tên tài liệu

Bản tài liệu

SL (Tên)

Tỷ lệ (%)

SL (bản)

Tỷ lệ (%)

1

Giáo trình

724

4.88

6.944

9.83

2

Sách tham khảo

8.335

56.17

44.904

63.58

5

Tài liệu tra cứu

155

1.04

200

0.28

4

Tài liệu nội sinh

5.510

37.13

5.557

7.87

3

Báo, tạp chí

114

0.78

10.000

14.16

Tổng số

14.838

100

67.605

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Bảng 1.2: Thống kê nguồn lực thông tin truyền thống của Trung tâm


Biểu đồ 1 1 Cơ cấu nguồn lực thông tin truyền thống của Trung tâm Sách 1

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu nguồn lực thông tin truyền thống của Trung tâm

Sách:

+ Giáo trình: Trung tâm hiện có 724 tên (chiếm 4.88% tổng số tên sách trong kho) tương ứng với 6.944 bản giáo trình (chiếm 9.83% tổng số bản giáo trình trong kho). Loại tài liệu này do các cán bộ giảng dạy của HVNH biên soạn. Đó là các tài liệu chuyên ngành được đào tạo của Học viện: ngân hàng, tài chính, quản trị, kế toán, kiểm toán,.. Ngoài những giáo trình nhà trường biên soạn, Trung tâm cũng bổ sung giáo trình của các nhà xuất bản như: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Lao động, Giáo dục, Chính trị quốc gia…

+ Tài liệu tham khảo: là loại tài liệu khá phong phú và có vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của của cán bộ, giáo viên và sinh viên của Học viện. Hiện nay, tổng số vốn tài liệu tham khảo của Trung tâm là 8.335 tên tài liệu (chiếm 56.17% tổng số tên tài liệu trong kho) tương ứng với 44.904 bản sách (chiếm 63.58 % tổng số bản tài liệu trong kho). Bên cạnh các loại tài liệu tham khảo viết bằng tiếng Việt, Trung tâm còn có các loại tài liệu tham khảo viết bằng tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh.

+ Tài liệu tra cứu: là loại tài liệu đặc biệt trong hệ thống kho sách của Trung tâm, gồm các loại sách: Bách khoa toàn thư, từ điển, sổ tay tra cứu chuyên ngành,... Số tài liệu này hiện nay có 155 tên (chiếm 1.04% tên tài liệu, với hơn 200 bản, chiếm 0.28% tổng số bản tài liệu.

Tài liệu nội sinh: Gồm luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu,… là công trình nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên trong Học viện, hiện nay có 5.510 tên tài liệu (chiếm 37.13% tên tài liệu) tương ứng với 5.557 bản (chiếm 7.87% bản tài liệu)

Báo, Tạp chí: gồm 114 loại báo tạp chí, với 10.000 bản, chiếm 14.16% tổng số bản tài liệu, trong đó có 112 loại báo, tạp chí Tiếng Việt, 02 loại tạp chí Tiếng Anh. Các loại báo, tạp chí được lưu giữ đầy đủ, tạp chí từ năm 2013 trở về trước được đóng tập bìa cứng.

● Theo ngôn ngữ

Nguồn lực thông tin chia theo ngôn ngữ tại Trung tâm gồm: tài liệu Tiếng Việt và Tiếng Anh. Nguồn tài liệu Tiếng Anh Trung tâm bổ sung được là từ nguồn mua của Học viện, nguồn biếu tặng từ Quỹ châu Á, Dự án CIM, giáo viên nước

ngoài đang giảng dạy cho Chương trình hợp tác quốc tế của Học viện, cán bộ đào tạo ở nước ngoài về,...


TT

Ngôn ngữ

Tên tài liệu

Tỷ lệ (%)

Bản tài liệu

Tỷ lệ (%)

1

Tài liệu tiếng

Việt


13.230


89.16


63.722


95.12

2

Tài liệu tiếng

Anh


1.608


10.84


3.883


4.88


Tổng

14,838

100

67.605

100

Bảng 1.3: Thống kê tài liệu theo ngôn ngữ

Qua bảng cơ cấu ngôn ngữ tài liệu chúng ta thấy vốn tài liệu tại Trung tâm chủ yếu là Tiếng Việt chiếm 89.16%, tài liệu Tiếng Anh chiếm 10.84%. Như vậy cơ cấu ngôn ngữ của vốn tài liệu có sự chênh lệch rất lớn giữa tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh do nhu cầu sử dụng đối với vốn tài liệu tiếng Anh chưa cao, kinh phí bổ sung lớn.

● Theo chuyên ngành (của loại hình tài liệu: sách và tài liệu nội sinh, tài liệu tra cứu)

Học viện Ngân hàng là cơ sở đào tạo đầu ngành trên cả nước trong đào tạo lĩnh vực tài chính ngân hàng, kế toán, quản trị do đó các loại hình tài liệu chỉ riêng về lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học công nghệ chiếm tỷ lệ rất lớn 77.96%, trong khi các tài liệu khác về ngôn ngữ, khoa học tự nhiên, văn học nghệ thuật,... chiếm tỷ lệ 22.04%, cụ thể:

STT

Lĩnh vực

Tên tài liệu

Bản tài liệu

SL (Tên)

Tỷ lệ (%)

SL (bản)

Tỷ lệ (%)

1

Khoa học xã hội

8.647

58.73

31.637

54.92

2

Khoa học và ứng dụng

2.832

19.23

14.954

25.96

3

Khác

3.245

22.04

11.014

19.12

Tổng

14.724

100

57.605

100

Bảng 1.4: Thống kê tài liệu theo chuyên ngành

Trong lĩnh vực Khoa học xã hội, chuyên ngành kinh tế - tài chính - ngân hàng chiếm khối lượng lớn với hơn 6.500 tên tài liệu, chiếm 75.17%. Trong toàn CSDL, tài liệu kinh tế, tài chính ngân hàng chiếm 44.14% trong cơ cấu nguồn lực thông tin truyền thống của Trung tâm.

1.2.3.2 Nguồn lực thông tin điện tử

Nguồn lực thông tin điện tử tại Trung tâm gồm CSDL thư mục và CSDL toàn văn:

Cơ sở dữ liệu thư mục: Là nguồn lực thông tin cơ bản của Trung tâm hiện nay. Hệ thống các CSDL này phản ánh thành phần, quy mô vốn tài liệu của Trung tâm, là cơ sở để thực hiện tự động hóa các hoạt động thông tin - thư viện: xây dựng hệ thống mục lục điện tử, biên soạn thư mục giới thiệu sách, phục vụ tra cứu thông tin, trao đổi thông tin thư mục,…

Hiện nay, Trung tâm đã tạo lập được 03 CSDL thư mục với 14.724 biểu ghi, cụ thể: CSDL sách tiếng Việt khoảng gần 7.600 biểu ghi, CSDL sách tiếng Anh có khoảng hơn 1.600 biểu ghi, CSDL tài liệu nội sinh với hơn 5.500 biểu ghi.

Toàn bộ CSDL này là CSDL thư mục chứa các thông tin cấp 2, bao gồm các dữ liệu thư mục như: tác giả, nhan đề, các yếu tố xuất bản, các đặc trưng dữ liệu, các chỉ số phân loại, tóm tắt, định chủ đề,... CSDL thư mục bao gồm tra cứu về tài liệu gốc, cùng với các chỉ dẫn giúp người dùng tin có thể nhận được tài liệu gốc ở thư viện.

Cơ sở dữ liệu toàn văn: Trung tâm có 3.020 tài liệu điện tử được lưu dưới dạng file hoặc CD-ROM gồm:

CSDL sách: Bao gồm giáo trình, tài liệu tham khảo, chuyên khảo chủ yếu bằng tiếng Anh với số lượng 859 file điện tử lưu trên CD-ROM.

CSDL toàn văn luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp: gồm khoảng gần

2.000 file dữ liệu toàn văn luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp được thu thập từ nguồn nộp lưu chiểu Luận án, Luận văn, Khóa luận và đề tài nghiên cứu khoa học… Mặc dù chưa đầy đủ nhưng với số lượng luận án, luận văn, khóa luận đã được số hóa cơ bản, Trung tâm hiện đang tiến hành tổ chức thành các bộ sưu tập số với dạng file PDF sử dụng phần mềm quản trị mã nguồn mở Dspace, tiến tới phục

vụ nhu cầu lượng thông tin xám đa dạng này đến NDT trong Học viện. Cụ thể, Trung tâm đang lưu trữ (dưới dạng file PDF và file DOC), gồm: 77 Luận án, 615 Luận văn, 852 Khóa luận tốt nghiệp.

CSDL toàn văn đề tài nghiên cứu khoa học, kỷ yếu hội thảo: gồm có 258 tài liệu với 02 đề tài NCKH cấp Nhà nước, 36 đề tài NCKH cấp Ngân hàng nhà nước, 70 đề tài NCKH cấp cơ sở… và 150 đề tài nghiên cứu của sinh viên.

CSDL bài báo, tạp chí: Gồm nhiều bài báo, tạp chí chuyên ngành của cán bộ giảng viên Học viện và các bài báo với nội dung tiêu biểu về kinh tế, tài chính, ngân hàng.

1.2.4 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin

1.2.4.1 Đặc điểm người dùng tin

NDT là yếu tố cơ bản của hoạt động thông tin, vừa là khách hàng của các hoạt động dịch vụ thông tin, đồng thời, họ cũng là những người sản sinh ra những thông tin mới.

NDT của Trung tâm rất đa dạng và trình độ ở nhiều cấp khác nhau do đó nhu cầu tin của họ cũng đa dạng. Đối tượng NDT của Trung tâm chủ yếu là sinh viên gồm hệ đào tạo chính quy và theo học các chương trình đào tạo khác của Nhà trường như hệ Cao đẳng, liên thông, văn bằng hai; học viên cao học, nghiên cứu sinh... Ngoài ra, NDT của Trung tâm còn là các nhà khoa học, nhà lãnh đạo, quản lý.

Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện trong giai đoạn hiện nay, có thể phân chia NDT tại Thư viện thành 4 nhóm chính: Nhóm cán bộ lãnh đạo và quản lý, Nhóm giảng viên và cán bộ nghiên cứu, Nhóm nghiên cứu sinh, học viên cao học và Nhóm sinh viên. Các nhóm NDT của Thư viện có số lượng cụ thể như sau:

Nhóm người dùng tin

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Cán bộ lãnh đạo quản lý

139

0.78

Giảng viên và cán bộ nghiên cứu, phục vụ

721

4.03

Nghiên cứu sinh và học viên cao học

1.184

6.63

Nhóm sinh viên

15.824

88.56

Tổng

17.868

100

Bảng 1.5: Thống kê số lượng NDT của Trung tâm theo 4 nhóm đối tượng


Biểu đồ 1 2 Cơ cấu NDT của Trung tâm  Nhóm 1 Cán bộ lãnh đạo và quản 2

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu NDT của Trung tâm

Nhóm 1 - Cán bộ lãnh đạo và quản lý

Nhóm này bao gồm Ban giám đốc, Trưởng, Phó các Khoa, Phòng ban, Trung tâm, Tổ bộ môn, các cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể. Nhóm này tuy chiếm tỷ lệ không cao (0.78%) trong số NDT tại Học viện nhưng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Học viện do đặc thù của cán bộ lãnh đạo, quản lý là đưa ra các quyết định, đặt ra mục tiêu, phương hướng, đường lối phát triển của nhà trường, của khoa, của bộ môn,…lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Trong nhóm này có thêm bộ phận nhóm NDT vừa là cán bộ lãnh đạo, quản lý vừa là giảng viên kiêm nhiệm. Nhóm này gồm khoảng 29 cán bộ chiếm 3.4% tổng số cán bộ của Học viện.[13, tr.3]

Cường độ lao động của nhóm này rất cao. Do vậy, họ có rất ít thời gian khai thác tại thư viện mà chủ yếu là sử dụng các dịch vụ mượn tài liệu về nhà, đa phương tiện hoặc sao in tài liệu gốc.

Nhóm 2 - Giảng viên và cán bộ nghiên cứu

Nhóm này chiếm tỷ lệ không nhiều (4.03 %), tuy nhiên, đây là nhóm người có trình độ trên đại học và có khả năng sử dụng ngoại ngữ cao. Họ vừa là chủ thể sáng tạo ra thông tin thông qua các bài giảng, giáo trình, công trình nghiên cứu và các dự

án,… đồng thời vừa là NDT thường xuyên của Trung tâm. Vì tham gia giảng dạy nên họ phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, công nghệ mới và chuyên sâu liên quan trực tiếp tới lĩnh vực mà họ giảng dạy, nghiên cứu. Do vậy, nhóm NDT này luôn dành một khoảng thời gian nhất định cho việc tìm tài liệu tham khảo tại thư viện.

Nhóm 3 - Nghiên cứu sinh, học viên cao học

Với tỷ lệ 6.63% trong tổng số NDT của Trung tâm, đặc điểm của nhóm đối tượng này là sử dụng thư viện với cường độ cao, đặc biệt vào thời gian thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu, bảo vệ tốt nghiệp,…

Đây là những người đã tốt nghiệp đại học. Họ có kỹ năng sử dụng thư viện, biết cách khai thác hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ thông tin (SP & DV) phục vụ cho công việc nghiên cứu, học tập của mình. Tuy nhiên, do hầu hết trong số họ là cán bộ vừa đi học vừa đi làm nên thời gian dành cho thư viện còn hạn chế.

Nhóm 4 - Sinh viên

Trong tất cả các nhóm NDT thì nhóm NDT là sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất (88.56%). Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy và học, đặc biệt việc chuyển đổi sang hình thức tín chỉ, sinh viên không còn học một cách thụ động như trước mà đã có sự tìm tòi, học hỏi, bổ sung thêm kiến thức ở bên ngoài. Lúc này, thư viện được xem như “giảng đường thứ 2”, nơi cung cấp tri thức của nhân loại thông qua hệ thống các SP & DV của mình. Chính vì vậy, sau giờ học, thư viện và phòng thí nghiệm là nơi sinh viên dành nhiều thời gian cho nghiên cứu và sử dụng.

1.2.4.2 Đặc điểm nhu cầu tin

NCT là tính chất của đối tượng cá nhân, tập thể hoặc một hệ thống nào đó thể hiện sự cần thiết thông tin phù hợp với hành vi hay công việc mà đối tượng đó đang thực hiện. Nói cách khác, NCT là nhu cầu về những thông tin cần thiết cho NDT giúp họ giải quyết một vấn đề hoặc một nhiệm vụ. Nghiên cứu đặc điểm NCT là nhận dạng về nhu cầu thông tin và tài liệu của người dùng, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp cụ thể và phù hợp để cung cấp thông tin hoặc tài liệu cho họ. Công cuộc đổi mới giáo dục mà đặc biệt là đổi mới giáo dục đại học (đổi mới về chương trình học, phương pháp đào tạo và qui mô đào tạo) đã tác động rất lớn và làm biến đổi

NCT của NDT trong nhà trường. Thông tin/tài liệu đã trở thành yếu tố không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và học tập với phương pháp đào tạo mới lấy người học là trung tâm giúp học viên và sinh viên tăng cường tính chủ động, tích cực, tự học, tự nghiên cứu là chính.

Nhu cầu tin của nhóm 1 - Cán bộ lãnh đạo và quản lý

Do đặc thù và tính chất công việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý là ra các quyết định, thông tin đối với họ là công cụ để quản lý. Họ làm việc với cường độ rất cao. Do vậy, thông tin cho nhóm người này phải sâu, rộng, thông tin mang tính xác thực và bền vững. Hình thức thông tin đa dạng, phong phú (bao gồm cả tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử). Thông tin họ cần là những thông tin mới nhất, mang tính thời sự. Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý có khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên họ chỉ sử dụng các tài liệu nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) đã được xử lý thông tin như các con số, bảng biểu, tổng quan, tổng luận, bản tin chọn lọc.

Nhu cầu tin của nhóm 2 - Giảng viên và cán bộ nghiên cứu

Đây là nhóm NDT trình độ cao. Trước yêu cầu về đổi mới giáo dục, người giáo viên phải tìm và giới thiệu cho sinh viên những tài liệu cần thiết liên quan tới môn học để sinh viên có thể tìm tòi và bổ sung kiến thức mới, kích thích quá trình sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong học tập và nghiên cứu. Do vậy, thông tin cho nhóm này là những thông tin chuyên sâu có tính thời sự về KH & CN thuộc các lĩnh vực Trường đào tạo. Hình thức phục vụ thông tin cho nhóm này là các danh mục tài liệu chuyên ngành mới hoặc sắp xuất bản, các thông tin thư mục chuyên đề, thông tin chọn lọc về KH & CN, tài liệu chuyên ngành là sách cũng như tạp chí khoa học kỹ thuật nước ngoài, các CSDL và các tài liệu điện tử…

Nhu cầu tin của nhóm 3 - Nghiên cứu sinh, học viên cao học

Là người đã tốt nghiệp đại học nay nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể. Thông tin họ cần chủ yếu là tài liệu mang tính chất chuyên ngành sâu phù hợp với chương trình học hoặc đề tài, đề án họ nghiên cứu như: sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, luận án, luận văn,...

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí