Khu Vực Địa Lý, Thời Kỳ Lịch Sử, Con Người: Trợ Ký Hiệu Địa Lý Phản Ánh Địa Điểm, Được Thể Hiện Bằng Các Con Số Từ -1 Đến -9.

14 rút gọn được đưa vào áp dụng, tuy nhiên do Bản dịch này nhiều đề mục sơ sài, không được chi tiết do đó Trung tâm sử dụng song song cùng tài liệu Hướng dẫn thực hành phân loại thập phân Dewey (2002) của nhóm tác giả Nguyễn Minh Hiệp,…, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, được biên soạn dựa trên KPL DDC 13 rút gọn vào công tác phân loại tài liệu của Trung tâm. Từ năm 2009, TVHVNH tham khảo thêm Khung phân loại đầy đủ DDC 22 tiếng Anh gồm 4 tập, áp dụng đến năm 2014. Từ tháng 5/2014, sau khi được bổ sung bản dịch đầy đủ DDC 23 cũng như cử cán bộ tham gia lớp tập huấn của Thư viện Quốc gia Việt Nam, Trung tâm đã chuyển sang áp dụng bản này.

Hệ thống phân loại thập phân Dewey là KPL của tác giả là nhà thư viện học người Mỹ, có tên đầy đủ là Melvil Louis Dewey (1851 - 1931). KPL được biên soạn vào năm 1873 và xuất bản lần đầu tiên năm 1876. Dewey đã quyết định sử dụng số thập phân để biều thị cho chủ đề của cuốn sách thay vì sử dụng các số nguyên thông thường. Toàn bộ tri thức của nhân loại được chia làm 10 lớp chính, mỗi môn loại chia thành 10 phân mục (có 100 phân mục); mỗi phân mục chia thành 10 phân đoạn (có 1.000 phân đoạn). Số thập phân là số theo sau dấu chấm (.) sau 3 chữ số đầu tiên của số phân loại Dewey.

Hệ thống phân loại thập phân Dewey là một công cụ dùng để sắp xếp hệ thống hóa tri thức của con người. KPL liên tục được chỉnh lý để theo kịp sự phát triển của khoa học và đời sống.

Quá trình xuất bản KPL DDC có thể chia thành 2 thời kỳ. Thời kỳ từ 1876 đến 1931 KPL được xuất bản 12 lần và mỗi lần đều có sự tham gia của tác giả. Năm 1924, Dewey đã giao cho Câu lạc bộ Lake Placid – một tổ chức phi lợi nhuận đảm nhiệm việc khai thác DDC. Thời kỳ từ 1932 đến nay KPL đã được cập nhật và tái bản đến lần thứ 23.

KPL Dewey là một hệ thống phân loại thư viện được sử dụng rộng rãi nhất. Nó được sử dụng trong hơn 138 đất nước và dịch sang hơn 30 ngôn ngữ. Hiện nay có khoảng 20.000 thư viện trên thế giới sử dụng DDC.

KPL thập phân Dewey được xuất bản thành hai dạng: Bảng rút gọn và bảng đầy đủ. Bảng rút gọn dành cho các thư viện có số vốn tài liệu khoảng 20.000 bản và

có dung lượng bằng hai phần năm bảng đầy đủ, được xuất bản lần đầu năm 1894 và đến nay đã được xuất bản đến lần thứ 14.

Với hệ thống phân loại Dewey lần đầu tiên sự sắp xếp một cách hệ thống các tài liệu trên giá được phản ánh bằng một lược đồ được xây dựng trên cơ sở lý thuyết của phân loại học.

KPL DDC đã được phát triển vượt bậc nhờ những tiến bộ về lý luận và kỹ thuật phân loại trong thế kỷ 20. Giáo sư, tiến sỹ Francis L.Miksa- chuyên gia về lịch sử thư viện, đặc biệt là lĩnh vực phân loại đã đưa ra dự báo về tương lai của DDC trong xã hội hậu hiện đại “Thư viện hậu hiện đại mang hai ý nghĩa gắn quyện với nhau. Ý nghĩa thứ nhất liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin mới. Ý nghĩa thứ hai liên quan đến sự phát triển của phân loại thư viện hiện đại theo cách nhìn nhận về thời đại ngày nay”[36, tr.25]

Cấu trúc của KPL DDC 23

KPL DDC ấn bản lần thứ 23 được xuất bản dưới dạng in gồm 4 tập trong đó ngoài lời giới thiệu, các đặc trưng của ấn bản mới…thì nội dung chính gồm có bảng chính (2 tập), 6 bảng phụ và bảng chỉ mục quan hệ.

Bảng chính

Bảng chính bao gồm một dãy các chỉ số DDC với tiêu đề mô tả lớp của mỗi trình bày chỉ số và ghi chú giải thích về sử dụng lớp đó. Bảng chính được chia làm 2 tập: tập 2, chứa 000 - 599; tập 3 chứa 600 – 999. Bảng chính hình thành hạt nhân của Khung phân loại, gồm 10 môn loại chính, còn gọi là các lớp cơ bản có ký hiệu bằng số Ả rập với ba con số và có hai số 0 ở cuối thể hiện như sau:

000 Khoa học máy tính, thông tin & tác phẩm tổng quát 500 Khoa học 100 Triết học và tâm lý học 600 Công nghệ

200 Tôn giáo 700 Nghệ thuật & giải trí

300 Khoa học xã hội 800 Văn học

400 Ngôn ngữ 900 Lịch sử & Địa lý

Mỗi lớp trên lại chia thành tối đa thành 10 lớp con, thể hiện những lớp con của chủ đề, những lớp con lại chia thành 10 lớp nhỏ theo nguyên tắc thập phân ở

các bậc chi tiết hơn. Các chỉ số chi tiết giúp cho việc định vị các lớp đó một cách dễ dàng trong KPL.

Dewey đã sử dụng hệ thống ký hiệu đồng nhất là chữ số Ả rập. Mỗi ký hiệu không thể ít hơn ba chữ số. Số 0 luôn biểu thị những vấn đề chung.

Tính phân cấp trong DDC được biểu thị qua cấu trúc và ký hiệu. Tính phân cấp cấu trúc nghĩa là mỗi đề tài, khác với đề tài được trình bày trong lớp chính, là dưới cấp và là một phần của đề tài rộng hơn trên nó.

Phân cấp ký hiệu được biểu thị bằng độ dài của ký hiệu. Chỉ số tại mức bất kỳ luôn là dưới cấp đối với một lớp có ký hiệu ngắn hơn một chữ số; ngang cấp với một lớp có ký hiệu với cùng số chữ số có nghĩa và trên cấp đối với một lớp có chỉ số dài hơn một hoặc nhiều hơn chữ số. Tính phân cấp ký hiệu được biểu thị trong bản in của Bảng chính bằng một thay đổi độ lùi của một tiêu đề về bên phải và bằng thêm một chữ số có nghĩa vào chỉ số ở cột bên trái.

Ví dụ:

300 Khoa học xã hội (Lớp cơ bản)

330 Kinh tế học

332 Ngân hàng

332.4 Tiền tệ

Các ký hiệu có trên ba con số sẽ có một dấu chấm ngăn cách ba con số đầu với các số sau. Khi ký hiệu có hơn 6 con số thì các chữ số còn lại được in thành nhóm ba chữ số với một dấu cách giữa mỗi nhóm.

Ví dụ: 613.717 Chạy và đi bộ 613.717 2 Chạy

Hệ thống ký hiệu của DDC phản ánh cấu trúc đẳng cấp của KPL, vì thế vấn đề càng chi tiết thì ký hiệu càng dài.

Đặc điểm cấu tạo trong ký hiệu DDC thể hiện tính khoa học với việc luôn có quy luật tồn tại khi quan sát vào những ký hiệu cụ thể trong các lớp thuộc các bậc phân chia khác nhau:

Ví dụ: Trong lớp 4 Ngôn ngữ và lớp 8 Văn học:


420 Ngôn ngữ Anh

tương ứng

820 Văn học Anh

430 Ngôn ngữ Đức 440 Ngôn ngữ Pháp

Các Bảng phụ


830 Văn học Đức 840 Văn học Pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Trong KPL DDC ấn bản lần thứ 23 có 6 bảng phụ. Các bảng này nhằm mục đích mở rộng ký hiệu của các lớp của bảng chính. Các bảng phụ chỉ sử dụng để kết hợp với các ký hiệu của bảng chính mà không được sử dụng độc lập, chúng được sử dụng khi định các khía cạnh của một chủ đề không được biểu thị ở chỉ số chính của bảng chính, giúp cho việc sử dụng bảng phân loại linh hoạt và có hiệu quả.

Phạm vi sử dụng các bảng phụ trong các môn ngành là khác nhau. Có một số bảng dùng để ghép cho tất cả các môn ngành như: bảng phụ hình thức, bảng phụ địa lý, có một số bảng chỉ dùng riêng cho một ngành hoặc một số môn ngành nhất định như: bảng phụ ngôn ngữ chỉ được sử dụng trong lớp 4 Ngôn ngữ, bảng phụ văn học chỉ được sử dụng trong lớp 8 Văn học.

Bảng 1: Tiểu phân mục chung: Thể hiện những vấn đề chung nhất sử dụng cho hầu hết các ngành. Bảng trợ ký hiệu này bao giờ cũng có số 0 đứng trước để thể hiện hình thức của tài liệu và những vấn đề có tính chất lặp lại của nhiều ngành khoa học.

Bảng 2: Khu vực địa lý, thời kỳ lịch sử, Con người: Trợ ký hiệu địa lý phản ánh địa điểm, được thể hiện bằng các con số từ -1 đến -9.

Khi xây dựng ký hiệu, các khái niệm địa lý có quan hệ phụ thuộc được chia nhỏ theo cấp bậc.

Ví dụ:

4 Châu Âu

43 Đức

Khi ghép trợ ký hiệu địa lý với ký hiệu của bảng chính thông thường phải dùng trợ ký hiệu chung -09

Bảng 3A-C: Tiểu phân mục cho nghệ thuật, cho các nền văn học riêng rẽ, cho hình thái văn học cụ thể

Bảng này chỉ được sử dụng trực tiếp cho lớp 800 Văn học, thể hiện thể loại văn học cụ thể. Bảng này phân chia thành 8 loại như sau:

…1 Thơ ca

…2 Kịch

…3 Tiểu thuyết

…4 Tiểu luận

…5 Diễn văn

…6 Thư từ

…7 Văn trào phúng và châm biếm

…8 Tạp văn

Bảng 4: Tiểu phân mục của ngôn ngữ và họ ngôn ngữ riêng rẽ

Bảng này phản ánh các khía cạnh liên quan đến ngôn ngữ theo từng hệ ngôn ngữ. Bảng được sử dụng để ghép với ký hiệu của bảng chính từ 420 đến 490. Các trợ ký hiệu này được thể hiện bằng các chữ số từ 1 – 8.

Khi ghép nối trợ ký hiệu của ngôn ngữ được ghép liền với ký hiệu của ngôn ngữ cần mô tả.

Ví dụ:

Tiếng Việt có ký hiệu là 495.922

Từ điển Tiếng Việt có ký hiệu là 495.922 3 Ngữ pháp Tiếng Việt có ký hiệu là 495.922 5 Bảng 5: Nhóm sắc tộc và dân tộc

Liệt kê nhóm người có hệ thống theo nguồn gốc sắc tộc và dân tộc. Ký hiệu bảng 5 không bao giờ được dùng một mình, có thể thêm vào chỉ số phân loại bất kỳ thông qua tiểu phân mục chung -089 Nhóm sắc tộc và dân tộc hoặc theo một chỉ dẫn thêm được đưa ra ở bảng chính. Khi ký hiệu Bảng 5 được áp dụng, tiểu phân mục chung -089, được dùng như chỉ thị diện.

Bảng 6: Ngôn ngữ

Bao gồm ký hiệu về các họ ngôn ngữ và ngôn ngữ chủ yếu. Ký hiệu từ bảng này có thể thêm khi được chỉ dẫn vào chỉ số từ bảng chính hoặc từ bảng phụ khác.

Bảng chỉ mục quan hệ

Bảng chỉ mục quan hệ là bảng tra ngược bảng chính và bảng trợ ký hiệu. Nội dung của chỉ mục quan hệ bao gồm tất cả các khái niệm có trong các đề mục của

bảng phân loại. Các khái niệm đó được lập thành các đề mục chủ đề ngắn gọn tuân thủ phương pháp luận về xây dựng các đề mục chủ đề. Mỗi đề mục chủ đề này đều kèm theo ký hiệu phân loại và được sắp xếp theo thứ tự vần chữ cái tên của đề mục, liên kết các thuật ngữ với ngành mà chúng xuất hiện ở bảng chính. Bảng chỉ mục quan hệ là chìa khoá để đi tới bảng chính.

Những lý do khi Trung tâm lựa chọn sử dụng KPL DDC:

- Tài liệu của Trung tâm chủ yếu là tài liệu về kinh tế tài chính, ngân hàng lớp 300 và quản trị doanh nghiệp lớp 600. Các lớp này đều được chia khá chi tiết trong KPL DDC, thể hiện được tương đối diện tài liệu của Trung tâm.

- Trung tâm tổ chức phục vụ theo kho mở, theo đó tài liệu được sắp xếp theo chỉ số phân loại. Với cấu trúc phân cấp, chi tiết cụ thể dần theo lớp giúp cho DDC trở nên dễ sử dụng, dễ nhớ đối với cán bộ thư viện trong việc phân loại và sắp xếp cũng như giúp bạn đọc dễ sử dụng trong tìm kiếm tài liệu.

- Hiện nay, DDC đang trở nên phổ biến và được sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt trong các nước nói tiếng Anh. Trong khi đó, tài liệu của Trung tâm ngoài nguồn tài liệu Tiếng Việt chiếm đa số thì số lượng tài liệu Tiếng Anh từ nguồn mua cũng như nguồn biếu tặng từ các quỹ đang gia tăng liên tục qua các năm. Vì vậy, để khai thác triệt để lợi ích của việc trao đổi và chia sẻ các nguồn dữ liệu biên mục thông qua các biểu ghi thư mục sao chép tải trực tiếp từ các thư viện lớn trên thế giới qua cổng Z39.50 - cho phép sử dụng lại những ký hiệu phân loại sẵn có của các thư viện các nước trên thế giới, đòi hỏi Trung tâm phải ứng dụng chuẩn tương thích.

2.3.1.2 Quy trình phân loại

Đối với các tài liệu được tìm thấy ở cơ sở dữ liệu của các thư viện khác, việc phân loại sẽ được tiến hành theo quy trình sao chép chỉ số phân loại.

Cán bộ phân loại sẽ tra cứu ở một số các trang web để tìm tài liệu phù hợp gồm: http://catalog.loc.gov (Thư viện Quốc hội Mỹ), http://nlv.gov.vn (Thư viện quốc gia Việt Nam), http://worldcat.org


Hình 2 1 Biểu ghi được tải về CSDL của Trung tâm Tài liệu được tìm thấy 1

Hình 2.1: Biểu ghi được tải về CSDL của Trung tâm

Tài liệu được tìm thấy nếu trùng với tài liệu cần xử lý, cán bộ phân loại chỉ cần thực hiện các thao tác để tải biểu ghi về CSDL của Trung tâm qua cổng Z39.50. Nếu các tài liệu không trùng khít hoàn toàn với tài liệu cần xử lý, cán bộ phân loại có thể tham khảo chỉ số phân loại để tìm ra chỉ số phân loại thích hợp cho tài liệu.

Lợi thế này đã giúp cho cán bộ phân loại giảm bớt được thời gian, công sức thực hiện, kết quả phân loại có độ chính xác cao.

Theo thống kê thực tế quá trình phân loại tại Trung tâm, có tới 90% tài liệu tiếng Anh có thể tìm thấy ký hiệu phân loại theo DDC thông qua tra cứu và khai thác các CSDL khác trên Internet.

Đối với các tài liệu không tìm thấy thông qua mạng Internet, cán bộ phân loại của Trung tâm phải tiến hành theo các bước của quy trình phân loại:

- Phân tích nội dung tài liệu

- Xác định vị trí môn loại

- Thiết lập chỉ số phân loại

Quy trình này được bắt đầu từ việc đọc nhan đề của tài liệu và kết thúc bằng việc nhập thông tin vào trường ký hiệu phân loại trong biểu ghi thư mục của CSDL. Trong quá trình phân loại, cán bộ thư viện phải xác định nội dung tài liệu xem

những vấn đề được tài liệu đề cập đến thuộc môn loại tri thức nào. Trên cơ sở xác định nội dung và mục đích biên soạn của tài liệu, cán bộ thư viện sẽ quyết định xếp tài liệu đó vào đề mục nào trong bảng phân loại. Sự thống nhất về phương pháp phân loại sẽ có ý nghĩa to lớn trong công tác phân loại tài liệu. Để đảm bảo tính thống nhất khi XLTL, phương pháp phân loại chia làm hai phần: Phương pháp chung và phương pháp cụ thể.

Phương pháp chung: Bao gồm những yêu cầu, nguyên tắc, quy định áp dụng trong phân loại tài liệu thuộc mọi lĩnh vực tri thức và không phụ thuộc vào cấu tạo của KPL.

Phương pháp cụ thể: Bao gồm những nguyên tắc phân loại áp dụng cho một số nhóm tài liệu thuộc các lĩnh vực tri thức cụ thể và nó phụ thuộc vào quy định của các KPL cụ thể.

Phân tích nội dung tài liệu:

Phân tích tài liệu là công đoạn đầu tiên trong quy trình xử lý nội dung tài liệu. Thông qua việc phân tích tài liệu, chúng ta sẽ xác định được những yếu tố nội dung và hình thức đặc trưng của tài liệu, các góc độ và thời gian, địa điểm của vấn đề được nghiên cứu, tác dụng với bạn đọc và ý nghĩa của nó.

Bằng việc phân tích tài liệu, cán bộ phân loại phải xác định chính xác chủ đề và những khía cạnh phụ. Trong đó, chủ đề của tài liệu chính là vấn đề được tác giả chọn lựa trong thế giới khách quan làm đối tượng nghiên cứu. Một tài liệu có thể có một hoặc nhiều chủ đề và khi đó, cán bộ phân loại phải xem xét các chủ đề này được trình bày độc lập hay trong mối liên hệ với nhau. Những khía cạnh phụ bao gồm quan điểm của tác giả, hình thức trình bày của tài liệu,… đòi hỏi phải được cán bộ phân loại lưu ý để thể hiện chỉ số phân loại nhằm chi tiết hóa nội dung tài liệu xếp trên giá.

Thông thường, khi phân tích tài liệu, cán bộ phân loại dựa vào các yếu tố: Nhan đề, thông tin bổ sung cho nhan đề, lời giới thiệu, mục lục, các yếu tố xuất bản, thư mục tài liệu tham khảo… Tuy nhiên, trong những trường hợp cần thiết khi đã đọc tất cả các yếu tố trên mà vẫn chưa xác định hoặc chưa chắc chắn về nội dung tài liệu đề cập đến, cán bộ phân loại có thể phải đọc chính văn tài liệu.

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí