Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Trung Tâm Thông Tin -Thư Viện Học Viện Ngân Hàng.

tạo với nhiều trường đại học có uy tín trên thế giới. Các hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách và chuyển giao công nghệ của Học viện Ngân hàng đã tạo nên động lực nâng cao chất lượng đào tạo và đóng góp có hiệu quả cho nền kinh tế.

Tầm nhìn của Học viện đến năm 2020, Học viện Ngân hàng sẽ là trường đại học đa ngành, định hướng nghề nghiệp - ứng dụng; đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản của trường đại học; trở thành trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng của Việt Nam.

1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin -Thư viện Học viện Ngân hàng.

Trung tâm Thông tin -Thư viện Học viện Ngân hàng được thành lập ngay từ những ngày đầu thành lập Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng với quy mô lúc ban đầu rất nhỏ bé. Ngoài việc phục vụ báo và tài liệu tham khảo, thư viện còn kiêm cả việc quản lý kho giáo trình, tổ chức cho mượn giáo trình đối với học viên các khoá đào tạo. Biên chế chỉ có một người, sinh hoạt chung cùng Phòng Giáo vụ. Qua thời gian Trung tâm đã có bước phát triển vượt bậc qua các mốc thời gian chính:

Năm 1985: Bộ phận thư viện được thành lập với biên chế 03 người. Nhiệm vụ chủ yếu vẫn là phục vụ sách báo tham khảo cho cán bộ, học sinh. Việc cho mượn giáo trình đối với học sinh do phòng Giáo vụ đảm nhiệm.

Năm 1992: bộ phận thư viện của Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng được sáp nhập với phòng Tư liệu của Viện Nghiên cứu Tiền tệ Tín dụng và thành lập phòng Tư liệu - Biên dịch (thuộc Viện Khoa học Ngân hàng). Với biên chế 07 cán bộ, ngoài các chức năng nhiệm vụ chính của một thư viện, phòng còn được giao nhiệm vụ sưu tầm, thu thập, xử lý các tài liệu nghiệp vụ bằng tiếng Việt cũng như bằng tiếng nước ngoài trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng - ngân hàng để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ; tổ chức công tác biên dịch các tài liệu bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt; tổ chức việc in ấn các bài giảng, giáo trình phục vụ công tác dạy và học của giáo viên, học sinh; tổ chức việc xuất bản các tài liệu tham khảo về nghiệp vụ ngân hàng, làm đầu mối xuất bản các loại tài liệu này cho toàn ngành ngân hàng phục vụ công tác cập nhật, đổi mới kiến thức, góp phần đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng.

Từ tháng 2/1998: Phòng Tư liệu - Biên dịch được đổi tên là Phòng Tư liệu - Thư viện và Xuất bản, là đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng (trước đây là Viện Khoa học Ngân hàng).

Giai đoạn 2004 - 2005: Từ tháng 3/2004 phòng Tư liệu - Thư viện và xuất bản thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng đã được Giám đốc Học viện điều chuyển về Học viện Ngân hàng và thành lập Trung tâm Thông tin - Thư viện. Trung tâm được tạm thời đặt địa điểm tại tầng 1 nhà H. Số lượng tài liệu thời kỳ này đã phát triển nhanh chóng lên đến 2.300 tên sách với 25.502 bản và một khối lượng lớn các tài liệu nội sinh của cán bộ, giảng viên và học viên, sinh viên của Học viện. Lúc này, số lượng cán bộ thư viện và nhân viên của Trung tâm là 07 người, đáp ứng tương đối tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu của bạn đọc.

Giai đoạn 2006 - 2007: Đây là giai đoạn phát triển bước ngoặt của Trung tâm về cơ sở vật chất, đánh dấu bằng việc khai trương tòa nhà Trung tâm Thông tin

- Thư viện gồm 07 tầng với diện tích sử dụng 1.600m2. Trung tâm được trang bị hệ

thống wifi, phòng máy tính truy cập Internet dành cho sinh viên và cán bộ giảng viên với tổng số máy tính lên đến 48 máy, 06 máy tính tra cứu tài liệu và hệ thống 05 phòng đọc mở có khả năng phục vụ 350 lượt bạn đọc mỗi ngày. Để đáp ứng nhu cầu mở phòng đọc mở, KPL DDC được đưa vào áp dụng trong công tác phân loại tài liệu và sắp xếp tài liệu lên giá từ giai đoạn này. Cùng với việc hiện đại hóa cơ sở vật chất, Trung tâm đã bổ sung thêm cán bộ thư viện, đưa tổng số nhân viên lên 11 người. Khối lượng tên tài liệu tăng lên 6.200 tên/ 28.112 bản và một số lượng lớn các công trình khoa học, công trình nghiên cứu, kỷ yếu hội thảo, luận án, luận văn, khóa luận của cán bộ giảng viên và sinh viên của trường tích lũy qua nhiều năm.

Giai đoạn 2009- 2012: đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Trung tâm cả về chất và lượng, trở thành thư viện hiện đại, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo và nghiên cứu của cán bộ, sinh viên Học viện. Trung tâm đã được trang bị hệ thống an ninh hiện đại bao gồm cổng từ, camera giám sát đảm bảo an toàn cho nguồn tài liệu và cơ sở vật chất. Đội ngũ cán bộ của Trung tâm lên đến 18 người (năm 2011), có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng và trình độ học vấn cao. Nguồn tin của Trung tâm ngày càng đa dạng và phong phú, ngoài tài liệu dạng truyền thống, đã bước đầu triển khai thu thập nguồn tài liệu điện tử. Tổng số tài liệu (tính đến tháng 3 năm 2012)

là: 7.734 tên sách/ 32.000 bản (bao gồm sách bộ, sách tập, sách đơn), 2.864 cuốn khóa luận, 1.045 luận văn, 104 luận án và 326 kỷ yếu, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Toàn bộ quy trình công tác được quản lý bằng phần mềm ILIB 4.0 và giao tiếp với NDT thông qua cổng thông tin (portal).

Giai đoạn từ tháng 11/2012 đến nay: là giai đoạn Trung tâm có sự thay đổi về quy mô hoạt động, chức năng nhiệm vụ trong việc quản lý và điều phối hoạt động nghiệp vụ của các thư viện trong toàn bộ Hệ thống thông tin - thư viện của Học viện Ngân hàng.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển lớn mạnh của Học viện Ngân hàng, Trung tâm đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác hiện đại hóa nhằm nâng cao chất lượng phục vụ thông tin, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của Học viện.

1.2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ

Trung tâm là đơn vị quản lý hành chính cơ sở của Học viện Ngân hàng có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và quản lý của Học viện thông quan việc sử dụng, khai thác các loại hình tài liệu trong thư viện và các nguồn thông tin khác.

Trung tâm có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Tham mưu giúp Giám đốc Học viện xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của Trung tâm TT-TV; tổ chức điều phối toàn bộ hệ thống TT-TV trong Học viện.

Bổ sung, phát triển nguồn sách, tài liệu, thông tin trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Học viện; thu nhận các tài liệu do Học viện xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, luận án, luận văn, khóa luận của cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên, nội dung chương trình đào tạo, giáo trình và các dạng tài liệu khác, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các cơ quan TT-TV.

Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản các loại tài liệu; xây dựng hệ thống tra cứu thích hợp, thiết lập mạng lưới truy cập và tìm kiếm thông tin tự động hóa; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu theo các loại hình thư mục, dữ kiện và toàn văn; biên soạn các ẩn phẩm thông tin theo quy định.

Tổ chức phục vụ, hướng dẫn người đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ TT-TV thông qua các hình thức phục vụ phù hợp với quy định.

Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, quản lý tiên tiến vào công tác thông tin - thư viện, kết nối Trung tâm với Thư viện của các phân viện và Cơ sở đào tạo Sơn Tây, tiến tới liên kết với thư viện các Trường đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho viên chức thư viện để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác.

Quản lý cán bộ, viên chức, tài sản theo sự phân cấp của Giám đốc Học viện; bảo quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác của Trung tâm; Thanh lọc khỏi kho các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy định của Học viện và Nhà nước.

Tham gia các hội nghề nghiệp, hội nghị, hội thảo khoa học về thông tin – thư viện trong nước và quốc tế; liên kết hợp tác với các thư viện, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về tiếp nhận tài trợ, viện trợ, trao đổi nguồn lực thông tin, kinh nghiệm chuyên môn, tham gia các mạng thông tin phù hợp với quy định của Học viện và pháp luật.

Thực hiện các hoạt động dịch vụ có thu phù hợp với quy định của pháp luật và chức năng nhiệm vụ được giao, từ chối phục vụ tài liệu trái pháp luật và nội quy, quy chế của Học viện.

Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện giao.

1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ

Cơ cấu tổ chức

Trung tâm thuộc Hệ thống thông tin - thư viện Học viện Ngân hàng. Hệ thống gồm Trung tâm Thông tin – Thư viện Học viện Ngân hàng là thư viện trung tâm và các thư viện thành viên: cơ sở đào tạo Sơn Tây, Phân viện Phú Yên, Bắc Ninh. Trung tâm chịu trách nhiệm bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin và chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ cho các thư viện thành viên. Trung tâm tổ chức thành 3 tổ gồm: Tổ Bổ sung - Biên mục,

Tổ Phục vụ, Tổ marketing và tư vấn thông tin, hoạt động dưới sự quản lý của Ban Giám đốc Trung tâm, do Ban Giám đốc Học viện trực tiếp lãnh đạo, cụ thể như sau:


BAN GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN



BAN GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM


Tổ Bổ sung - Biên mục

Tổ Phục vụ

Tổ Marketing và tư vấn thông tin


Bộ phận Bổ sung

Phòng sách tham khảo

Phòng Marketing


Bộ phận Biên mục

Phòng giáo trình

Bộ phận tư vấn thông tin


Phòng sách Ngoại văn


Phòng Tài liệu ITP


Phòng của giảng viên


Phòng Luận án, Luận văn


Phòng

Multimedia


Phòng Báo, Tạp chí


Ghi chú:Đường chỉ đạo

Đường phối hợp

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức Trung tâm

Ban Giám đốc Trung tâm: Bao gồm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc, có nhiệm vụ tổ chức và quản lý điều hành toàn bộ các hoạt động của Trung tâm.

+ Giám đốc Trung tâm: phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Học viện về tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động của Trung tâm; điều phối hoạt động của Hệ thống thông tin -thư viện của Học viện. Trực tiếp phụ trách Tổ Bổ sung - Biên mục.

+ Phó Giám đốc Trung tâm: giúp Giám đốc Trung tâm trong công tác tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động của Trung tâm; điều phối hoạt động của Hệ thống thông tin - thư viện của Học viện. Trực tiếp phụ trách Tổ Phục vụ và Tổ Marketing, tư vấn thông tin.

Tổ Bổ sung - Biên mục: Phụ trách bổ sung và biên mục tất cả các loại hình tài liệu.

Tổ Phục vụ: Phục vụ đọc, mượn - trả tài liệu; hướng dẫn tìm kiếm, tra cứu tài liệu.

Tổ Marketing và tư vấn thông tin: Phụ trách hoạt động marketing hoạt động thư viện và tổ chức các sự kiện như: triển lãm, hội thảo, tư vấn thông tin,... góp phần quảng bá hình ảnh của Trung tâm và các sản phẩm - dịch vụ TTTV. Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ tổ chức các lớp tập huấn đào tạo kỹ năng cho NDT.

Đội ngũ cán bộ

Đội ngũ cán bộ của Trung tâm gồm có 13 cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, đa số có thể làm chủ được tình hình để đưa ra những quyết định chính xác, phù hợp trong việc lựa chọn, tổ chức, phổ biến nguồn thông tin, cụ thể:

STT

Trình độ chuyên môn

Số lượng cán bộ

Tỷ lệ (%)

1

Thạc sĩ

4

30.77

2

Cao học viên

3

23.08

3

Cử nhân

4

30.77

4

Khác

2

15.38

Tổng

13

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Ngân hàng - 5

Bảng 1.1: Thống kê số lượng cán bộ Trung tâm

Hầu hết các cán bộ của Trung tâm có thể thẩm định được chất lượng, tổ chức khoa học, phổ biến đa dạng nguồn tin, đảm bảo chất lượng phục vụ tối đa NCT của NDT Học viện.

1.2.2.3 Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin

Mặt bằng làm việc của Trung tâm: gồm 1 ngôi nhà 7 tầng, tổng diện tích sử dụng khoảng 1.600 m2, được trang bị đồng bộ phục vụ người dùng tin và các hoạt động nghiệp vụ. Các phòng đọc đều được trang bị hệ thống giá sách mới, hiện đại, bàn đọc ghế ngồi đều được trang bị phù hợp với tiêu chuẩn của thư viện hiện đại. Hiện nay, các phòng đọc cùng một lúc có thể đáp ứng đủ chỗ ngồi cho 450 độc giả, với đầy đủ ánh sáng, hệ thống quạt mát, thông gió tự nhiên tốt.

Sơ đồ bố trí các tầng và các phòng chức năng

Tầng 1, Quầy mượn trả tài liệu - Bộ phận phục vụ. Phòng Marketing và tư vấn thông tin.

Tầng 2, Phòng tài liệu tham khảo, có 80 chỗ ngồi.

Tầng 3, Phòng giáo trình, có 50 chỗ ngồi; Phòng Biên mục và Bổ sung tài liệu

Tầng 4, Phòng tài liệu tham khảo, có 80 chỗ ngồi.

Tâng 5, Phòng tài liệu ITP. Phòng dành cho giáo viên

Tầng 6, Phòng tài liệu nội sinh, ngoại văn.

Tầng 7, Phòng đa phương tiện - Internet, Phòng báo tạp chí. Phòng dành cho giáo viên.

Thiết bị tin học: Trung tâm có hệ thống máy chủ và máy trạm phục vụ cho các công tác nghiệp vụ, tra cứu thông tin và các dịch vụ bạn đọc. Cụ thể:

Máy chủ: 02 máy

Hệ thống máy tính cho sinh viên: 37 máy

Phòng máy tính cho giáo viên: 12 máy

Hệ thống máy tính tra cứu: 05 máy

Máy tính dùng cho nghiệp vụ: 12 máy

Các thiết bị ngoại vi: máy đọc mã vạch, máy in laze, máy scan v.v.

Các thiết bị an toàn hệ thống thông tin: thiết bị lưu điện, thiết bị bảo vệ, bảo mật.

Tất cả số máy tính trên đều được nối mạng với máy chủ của Học viện thông qua 3 bộ HUB.

Các phòng làm việc, phòng đọc, phòng máy tính đều được trang bị đầu phát tín hiệu Wireless phục vụ truy cập Internet không dây.

Trung tâm được trang bị riêng 1 đường ADSL để kết nối hệ thống máy tính với mạng Internet.

Phần mềm: Trung tâm được trang bị phần mềm thư viện điện tử ILIB 4.0 từ năm 2010 phục vụ cho các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ: bổ sung, biên mục, lưu thông, tổ chức kho,… Ngoài ra Trung tâm sử dụng một số phần mềm, chương trình máy tính hỗ trợ các kỹ thuật nghiệp vụ tổ chức sản phẩm và dịch vụ, quản lý tài chính và cơ sở vật chất, soạn thảo và quản lý văn bản,…

Cổng thông tin điện tử tại địa chỉ http://thuvien.hvnh.edu.vn được tích hợp Mục lục trực tuyến OPAC giúp NDT tra cứu tài liệu mọi lúc, mọi nơi cả trong và ngoài Trung tâm.

Nhìn chung, Trung tâm đã đảm bảo tương đối tốt về điều kiện cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin cho cán bộ thư viện làm việc cũng như nhu cầu truy cập thông tin qua Internet của NDT. Tuy nhiên, hệ thống máy tính tra cứu còn ít, đều là những máy cũ, cấu hình thấp trong khi đây là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng tra cứu thông tin của NDT.

1.2.3 Nguồn lực thông tin

Nguồn lực thông tin trong hoạt động thư viện chính là cơ sở cho việc đáp ứng nhu cầu thông tin của NDT. Nhờ có nguồn lực thông tin mà các thư viện, các cơ quan thông tin thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Nguồn lực thông tin càng phong phú và đa dạng càng có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng. Căn cứ theo loại hình vật mang tin thì nguồn lực thông tin của Trung tâm được chia thành 2 nhóm chính như sau: nguồn lực thông tin truyền thống và nguồn lực thông tin điện tử.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022