Khảo Sát Trình Độ Ngoại Ngữ Của Cán Bộ Thông Tin Tại Trung Tâm Thông Tin Kh&cn Quốc Gia


Phân tích kết quả điều tra cho thấy tổng số cán bộ thông tin tại 75 đơn 1

Phân tích kết quả điều tra cho thấy, tổng số cán bộ thông tin tại 75 đơn vị là 1.098 người (chiếm khoảng 20% tổng số nhân lực thông tin trong Hệ thống thông tin KH&CN ở Việt Nam). Vì mẫu điều tra chiếm tới 20% tổng số nhân lực của cơ quan thông tin KH&CN, hơn nữa lại đa dạng (các đơn vị điều tra thuộc rất nhiều tỉnh, thành phố, Bộ, ngành khác nhau), nên các kết quả thu được từ các mẫu này sẽ phản ánh tương đối chính xác và chân thực hiện trạng về trình độ nhân lực thông tin hiện nay. Dưới đây là một số kết quả thu được từ điều tra trên:

* Thứ nhất, về cơ cấu cán bộ theo chuyên ngành đào tạo

Trong số 1.098 cán bộ thông tin được điều tra thì chỉ có 63 người tốt nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện (chiếm 6%), còn lại 1.035 người tốt nghiệp các chuyên ngành khác chiếm tới 94%


6% - chuyª n ngµnh th«ng tin th• viÖn


94 % - chuyª n ngµnh kh¸ c Hin h 2.2.2.2 - PH¢ N THEO CHUY£ N NGµ NH § µ o t ¹ o


Như vậy, số cán bộ làm việc trong các cơ quan thông tin KH&CN thuộc Hệ thống Thông tin KH&CN quốc gia, tốt nghiệp chuyên ngành thông tin thư viện không nhiều chỉ chiếm 6%, tức là khoảng 300 người trong toàn hệ thống. Phải chăng, đào tạo văn bằng chuyên ngành thông tin ở Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu?. Theo tôi lý do chủ yếu của tình trạng này là do:

- Hiện nay, các cơ sở đào tạo chuyên ngành thông tin - thư viện ở Việt Nam chú trong nhiều vào các kỹ năng thư viện, chưa chuyên sâu về thông tin,

đặc biệt chưa trang bị các kiến thức trong lĩnh vực KH&CN. Do vậy, sinh viên ra trường sẽ gặp khó khăn trong công tác thông tin KH&CN, vì cán bộ thông tin ngoài việc nắm rò chuyên ngành thông tin cần phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực khoa học mà mình trực tiếp làm thông tin. Do đó, những đơn vị làm thông tin KH&CN phải chăng cũng không mặn mà tuyển những đối tượng này vào làm việc?

- Đặc thù hình thành và phát triển của Hệ thống Thông tin KH&CN Quốc gia, gắn liền với việc thành lập các Trung tâm Thông tin KH&CN của các Bộ, ngành, địa phương trên cở sở sử dụng nhân lực từ chính các chuyên viên nghiên cứu khoa học trong chính ngành của mình để chuyển sang làm thông tin KH&CN. Cách làm này, về sau vẫn được duy trì đã dẫn đễn số lượng cán bộ làm thông tin tốt nghiệp các chuyên ngành khác làm việc trong lĩnh vực thông tin KH&CN rất đông, chiếm tới 90%, tương đương 4.700 người trong toàn hệ thống. Ưu điểm của việc tuyển dụng nhân lực theo cách này, đó là cán bộ thông tin hiểu rò lĩnh vực khoa học mà mình làm nên có thể phân tích và đánh giá thông tin tốt hơn nhiều so với các cán bộ khác. Nhưng thực tế, đa số các cán bộ có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin để biến nó thành nguồn lực cho sự phát triển lại được đào tạo ngành thông tin.

* Thứ hai, về trình độ học vấn

Theo kết quả điều tra, trong số 1.098 cán bộ thông tin có:

+ 24 tiến sỹ, chiếm 2%

+ 97 thạc sỹ, chiếm 9%

+ 840 kỹ sư, cử nhân chiếm 77%

+ 119 cán bộ có trình độ cao đẳng, chiếm 11%

+ 18 cán bộ có trình độ trung cấp, chiếm 2%

Cao ®¼ng 11%

Trung cÊp 2%

TiÒn sü 2%

Th¹ c sü 9%

§ ¹ i häc 77%

Hình 2.2.2.3 - ph ©n t h e o t r ×n h ®é h ä c v Ên


Căn cứ vào cơ cấu theo trình độ học vấn, số cán bộ có trình độ từ đại học trở lên chiếm tới 88%, đây là một con số khá cao, nghĩa là họ có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của công việc. Tuy nhiên, phần lớn trong số này là tốt nghiệp đại học, hoặc có bằng tiến sỹ thạc sỹ thuộc các chuyên ngành khác không phải ngành thông tin, do vậy hiệu quả thực sự bị hạn chế. Hơn nữa, vì không tốt nghiệp đúng chuyên ngành thông tin, nên mảng kiến thức về thông tin thư viện bị giới hạn, bên cạnh đó các kiến thức về ngoại ngữ, tin học cũng cần được củng cố nâng cao.

* Thứ ba, về trình độ ngoại ngữ

Trong số 1.098 cán bộ thông tin có 567 người có trình độ B (chiếm 52%

), 411 người có trình độ C (chiếm 37%), và 120 người trên C (chiếm 11%). Ở đây, tôi chỉ khảo sát ở mức độ người cán bộ biết sử dụng bất kỳ một ngoại ngữ nào (Anh, Pháp, Nga ...) và phân làm 3 mức độ (qui chiếu theo phân bằng cấp của tiếng Anh ) để so sánh.


52% B

11% trên C


37% C


Hình 2.2.2.4 - t r ×n h ®é n g o ¹ i n g ÷


Phần lớn cán bộ thông tin đều biết tiếng Anh và tiếng Nga. Đối tượng biết tiếng Nga phần lớn ở độ tuổi trên 40, còn các cán bộ trẻ dưới 40 thì hầu hết có ngoại ngữ tiếng Anh. Bảng điều tra cho thấy, 48% cán bộ thông tin có trình độ ngoại từ C trở lên, tức là có khả năng nghe, nói, đọc, viết một ngoại ngữ thành thạo và 52% có trình độ B. Tức là 100% có đủ trình độ ngoại ngữ để đáp ứng công việc. Vậy thực tế có thể sử dụng các con số thống kê này để rút ra kế luận trình độ ngoại ngữ của cán bộ thông tin hiện nay là tốt không?

Chúng tôi nghi ngờ về việc đánh giá trình độ ngoại ngữ thông qua các chứng chỉ ngoại ngữ, nên đã tiến hành thêm một khảo sát nhỏ ở Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia. Khi thu thập thông tin về bằng ngoại ngữ của các cán bộ trong trung tâm cũng cho kết quả tương tự (tức là đại đa số cán bộ thông tin đều có một chứng chỉ ngoại ngữ B, C và trên C). Trên thực tế, chỉ có 40% sử dụng thông thạo một ngoại ngữ nào đó, 30% có khả năng sử dụng 1 ngoại ngữ ở mức đọc, dịch tài liệu và giao tiếp thông thường, còn lại 30% là không đủ trình độ ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu công việc. Tức là số người có đủ trình độ ngoại ngữ để đáp ứng tốt yêu cầu công việc là 70%, còn lại 30% trình độ ngoại ngữ kém không đáp ứng tốt được công việc.

Nội dung của mức độ

Tỷ lệ

Mức 1

Sử dụng thông thạo một ngoại ngữ trở lệ trong công tác

chuyên môn

40%

Mức 2

Sử dụng được một ngoại ngữ để đọc, dịch tài liệu, giao

tiếp thông thường

30%

Mức 3

Trình độ chưa đủ đáp ứng nhu cầu công việc

30%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Mức độ

Bảng 2.2.2.5 - Khảo sát trình độ ngoại ngữ của cán bộ thông tin tại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia

Tại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, cơ quan thông tin đầu ngành tập trung số lượng lớn cán bộ thông tin nhưng kết quả khảo sát khá khiêm tốn thì ở các đơn vị thông tin địa phương, con số này chắc chắn sẽ thấp hơn nhiều.

Nguyên nhân của tình trạng ai cũng có chứng chỉ ngoại ngữ B, C thậm chí trên C, nhưng thực ra chỉ khoảng 50% đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ cho công việc có thể do các nguyên nhân sau:

+ Các trung tâm ngoại ngữ cấp chứng chỉ ngoại ngữ tràn lan không phản ánh đúng trình độ thực tế của người học.

+ Trong quá trình làm việc, cán bộ thông tin không được bồi dưỡng thường xuyên nên các kỹ năng ngoại ngữ lâu dần bị mai một.

Vì vậy, các cơ quan thông tin KH&CN nên chú trọng đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ thông tin.

* Thứ tư, về cơ cấu cán bộ thông tin theo độ tuổi

Trong số 1.098 cán bộ, có 180 người ở độ tuổi dưới 30 tuổi (chiếm 16% ), 258 người ở độ tuổi từ 30-40 chiếm 24%, 318 người ở độ tuổi từ 40-50

(chiếm 29% ) và 342 người trên 50 tuổi (chiếm 31%)




> 50 (31%)



40-50 (29%)




30 - 40 (24%)




< 30 (16%)



Hình 2.2.2.6: Cơ cấu cán bộ thông tin theo độ tuổi

Biểu đồ cho thấy, số cán bộ lớn tuổi (trên 50 tuổi) chiếm 31%, còn nếu tính từ độ tuổi trên 40 tuổi thì con số này đã lên tới 60%, như vậy, đội ngũ cán bộ thông tin hiện nay đa số là lớn tuổi, trong khi đội ngũ trẻ tuổi kế cận lại chiếm tỷ lệ nhỏ (16%). Có thể thấy sự hụt hẫng lớn giữa thế hệ cán bộ lớn tuổi và lớp trẻ.

* Thứ năm, về mức độ hoàn thành công việc của cán bộ thông tin

Do số liệu điều tra dàn trải ở nhiều cơ quan thông tin thuộc các bộ, ban, ngành, địa phương khác nhau nên chúng tôi không có điều kiện đánh giá với độ tin cậy về tham số “mức độ hoàn thành công việc” của các cán bộ thông tin tại các cơ sở đó. Do vậy, để đánh giá, chúng tôi quyết định làm một điều tra phụ ở tại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia. Thông qua tiếp xúc và phỏng vấn các trưởng, phó phòng tại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia về công việc của các cán bộ trong phòng, cũng như đánh giá của các phòng ban khác, chúng tôi đã tổng hợp và rút ra được các kết quả khá bất ngờ đó là có đến 20% cán bộ làm thông tin KH&CN hiện đang công tác tại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của công việc (xem bảng 2.2.2.7). Qua đó cũng cho thấy cán bộ thông tin tại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia nói riêng và Hệ thống cơ quan thông tin KH&CN nói chung vẫn rất cần được bồi dưỡng nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học để làm tốt hơn công việc của mình.

Nội dung của mức độ

Tỷ lệ

%

Mức 1

Có năng lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn

40%

Mức 2

Có năng lực hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn ở mức khá, trung bình

40%

Mức 3

Chưa đáp ứng tốt yêu cầu của công việc

20%

Mức độ


Bảng 2.2.2.7 - Mức độ hoàn thành công việc của cán bộ thông tin qua khảo sát tại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia năm 2008‌

2.2.3 Tổng hợp nhận định về nhân lực thông tin

Qua phân tích thực trạng về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thông tin, chúng ta có thể rút ra các nhận xét như sau:

- Đội ngũ cán bộ thông tin tuy đông về số lượng, song lại tốt nghiệp nhiều chuyên ngành khác nhau, trong đó rất ít cán bộ được đào tạo chuyên ngành thông tin thư viện. Nhìn chung, chất lượng cán bộ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn công việc.

- Phần lớn cán bộ thông tin có kinh nghiệm, được đào tạo đã qua tuổi 50, lớp cán bộ trẻ lại bị thiếu hụt và sự kế cận trong công việc chưa tốt. Do vậy, vấn đề thiếu hụt cán bộ cả về số lượng và chất lượng trong các năm tới là khá lớn.

- Trình độ ngoại ngữ của cán bộ thông tin nói chung chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Số cán bộ có thể sử dụng được tiếng Anh, tiếng Pháp như một công cụ làm việc còn rất hạn chế.

Ngày đăng: 14/06/2022