Trung Tâm Thông Tin - Thư Viện Đại Học Giao Thông Vận Tải Trước Nhiệm Vụ Phát Triển, Khai Thác Và Chia Sẻ Nguồn Tài Liệu Số


tài liệu, thông tin của các cơ quan Đảng và Nhà nước, các tổ chức kinh tế, khoa học, giáo dục, văn hóa, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và cá nhân, đồng thời phát huy hiệu quả cao nhất vốn tài liệu, thông tin của các thư viện, cơ quan thông tin trong nước”.

Trong quy mô việc cùng khai thác, chia sẻ nguồn tài liệu số giữa các thư viện đại học với nhau, thì việc tốn kém kinh phí là không đáng kể. Thậm chí, việc chia sẻ này còn giúp các thư viện tránh được sự trùng lặp và lãng phí. Ý tưởng và giá trị của việc chia sẻ thông tin đã được Bernard Shaw diễn đạt hình tượng rằng: “Nếu mỗi người có một quả táo mà trao đổi với nhau thì kết cụ mỗi người vẫn chỉ có một quả táo. Nhưng nếu mỗi người có một ý tưởng và trao đổi với nhau thì kết quả mỗi người sẽ có hai ý tưởng”.

Công cụ hỗ trợ trực tiếp cho việc khai thác, chia sẻ tài liệu số là máy tính, mạng máy tính và các phương tiện đa phương tiện khác như: máy đọc đĩa, máy quét… Đồng thời cần có sự hỗ trợ của phần mềm nhằm đọc, chuyển tải các tài liệu số.

Như vậy, công tác phát triển, khai thác và chia sẻ nguồn tài liệu số có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự tác động qua lại giữa chúng giúp củng cố các nguồn tin số hóa của thư viện. Góp phần quan trọng vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo tại các trường đại học hiện nay.


1.3. Trung tâm thông tin - thư viện Đại học Giao thông Vận tải trước nhiệm vụ phát triển, khai thác và chia sẻ nguồn tài liệu số

1.3.1. Vài nét về Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông Vận Tải

1.3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông Vận tải

Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông vận tải gắn liền cùng với quá trình ra đời và phát triển của Trường Đại học Giao thông Vận tải. Ban đầu vào năm đầu thành lập, năm 1962 Trung tâm chỉ là một bộ phận nhỏ trực thuộc Ban Giáo vụ của trường gồm có 2 cán bộ đảm trách mọi công việc của thư viện với cơ sở vật chất và vốn tài liệu rất nghèo nàn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Trong những năm chống Mỹ, Trung tâm cùng với Nhà trường nhiều lần sơ tán để phục vụ đảm bảo việc dạy và học được thông suốt.

Năm 1980 bộ phận Thư viện của Nhà trường được tách ra thành 2 bộ phận khác nhau là Tổ Giáo trình gồm 5 người thuộc Phòng Giáo vụ và Tổ Thư viện gồm 7 người thuộc Ban nghiên cứu khoa học. Đến năm 1984, được chính thức trở thành một đơn vị độc lập trực thuộc Ban Giám hiệu Nhà trường.

Tìm hiểu công tác phát triển, khai thác và chia sẻ nguồn tài nguyên số tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Giao thông Vận tải - 3

Theo Quyết định số 73QĐ – BGD&ĐT ngày 21/02/2002 Thư viện Đại học Giao thông Vận tải được chính thức đổi tên thành Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông Vận tải (sau đây gọi tắt là Trung tâm).

Cuối năm 2002, đầu năm 2003 Trung tâm được thụ hưởng dự án đầu tư ở mức A, B của Ngân hàng Thế giới nên đã được đầu tư về trang thiết bị hiện đại và hệ thống máy tính nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thông tin thư viện.


Năm 2004 với dự án giáo dục ở mức C đã đưa Trung tâm trở thành một trong những thư viện hiện đại hàng đầu tại khu vực miền Bắc.

Với những thành tích đã đạt được, Trung tâm đã nhiều lần được Nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông Vận tải khen thưởng và động viên.

1.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Chức năng:


Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải vì vậy có những chức năng cơ bản sau:

- Chức năng phục vụ nguồn tài liệu, thông tin cho công tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, xây dựng nguồn nhân lực có đủ trình độ đáp ứng xây dựng và phát triển giao thông vận tải của đất nước.

- Chức năng nghiên cứu, thu thập, bổ sung, xứ lý tài liệu khoa học kỹ thuật công nghệ giao thông vận tải và các tài liệu khác thuộc các lĩnh vực có liên quan phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường.

Nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch trung, dài hạn, tham mưu cho Ban Giám hiệu về công tác thông tin thư viện phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học

- Tổ chức công tác khai thác, thu thập và xử lý thông tin các nguồn tư liệu khoa học công nghệ giao thông vận tải ở trong và ngoài nước.

- Tổ chức khoa học, sắp xếp hợp lý, lưu trữ và bảo quản lâu dài kho tài liệu của thư viện phục vụ nhiệm vụ giáo dục, nghiên cứu.


- Xây dựng hệ thống tra cứu, tìm tin, thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm tin tự động hóa, tổ chức cho bạn đọc khai thác và sử dụng hợp lý, thuận lợi và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin của Trung tâm

- Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản của Trung tâm được giao, gồm toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị, hệ thống tài nguyên thông tin.

- Phát triển mối quan hệ hợp tác với các thư viện, cơ quan thông tin, tổ chức khoa học, xuất bản về lĩnh vực giao thông vận tải trong và ngoài nước.

- Nghiên cứu, đẩy mạnh phát triển chuyên môn nghiệp vụ thư viện.


1.3.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm Cơ cấu tổ chức:

Hiện nay, ngoài Ban Giám đốc có nhiệm vụ điều hành và quản lý chung các hoạt động cơ bản thì Trung tâm còn được phân chia ra các phòng ban chức năng với các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Phòng nghiệp vụ (Tầng 4)


- Phòng mượn (Tầng 4)


- Hệ thống các phòng đọc bao gồm: Phòng đọc tiếng Việt (Tầng 5); phòng đọc ngoại văn, báo – tạp chí, luận án, luận văn (Tầng 6); phòng đọc điện tử (Tầng 7). Các phòng đọc này đều được tổ chức theo hình thức phòng đọc mở, phục vụ người dùng tin sử dụng tài liệu tại chỗ.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm được thể hiện qua sơ đồ sau:



Phòng mượn

Phòng đọc tiếng Việt

Phòng nghiệp vụ

Phòng đọc sách ngoại, luận văn

Phòng đọc điện tử

Phòng hội thảo

Quầy bán sách

BAN GIÁM ĐỐC


Đội ngũ cán bộ:


Hiện nay Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Giao thông Vận tải bao gồm 19 cán bộ. Trong đó:

- Ban Giám đốc: 2 người

- Nhân viên nghiệp vụ và phục vụ: 17 người Số lượng cán bộ được bố trí như sau:

- Ban Giám đốc: 02 người

- Phòng nghiệp vụ: 05 người

- Phòng mượn: 04 người

- Phòng đọc tiếng Việt: 03 người

- Phòng đọc ngoại văn, báo – tạp chí, luận văn: 02 người

- Phòng đọc điện tử: 02 người

- Quầy bán sách: 01 người


Về trình độ cán bộ như sau:

Trình độ cao học trở lên: 04 cán bộ (21%) Trình độ đại học: 15 cán bộ (79%)

Trình độ cử nhân chuyên ngành Thông tin Thư viện: 12 cán bộ (64%) Trình độ cử nhân chuyên ngành khác: 7 cán bộ (36%)

Hầu hết các cán bộ, nhân viên của Trung tâm đều có trình độ về tin học cơ bản khá tốt, một số có trình độ tin học tin học nâng cao. Các cán bộ đều có trình độ khá về tiếng Anh, Tiếng Nga.

Do đội ngũ cán bộ Trung tâm còn thiếu về số lượng trong khi lại phải thực hiện một khối lượng công việc rất lớn, quản lý một trung tâm với các trang thiết bị hiện đại nên về mặt tổ chức lao động theo các phòng ban chưa thật chuyên môn hóa. Cán bộ giữa các phòng nghiệp vụ, phòng đọc và mượn liên tục phải luân chuyển cho nhau.

1.3.1.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm

Trung tâm hiện nay đang có một hệ thống cơ sở vật chất khá hiện đại và đồng bộ. Hầu hết các trang thiết bị của Trung tâm đều được thụ hưởng từ dự án ở mức C của Ngân hàng thế giới năm 2003, các trang thiết bị mới và cấu hình ổn định từ hệ thống máy chủ, máy trạm, hệ thống an ninh, bàn ghế, giá sách…

Nằm trong hệ thống toàn nhà 7 tầng (nhà A8), Trung tâm có diện tích gần 4000 m2 với mặt bằng làm việc từ tầng 4 đến tầng 7

Số lượng chỗ ngồi của toàn Trung tâm hiện là gần 712 chỗ ngồi trong đó được phân bố như sau:

- Phòng đọc tầng 5: 280 chỗ ngồi

- Phòng đọc tầng 6: 256 chỗ ngồi

- Phòng đọc điện tử: 88 chỗ ngồi

- Phòng tự học tầng 4 (mới đưa vào sử dụng): 88 chỗ ngồi


Tất cả các phòng đọc và mượn của Trung tâm đều được trang bị hệ thống máy điều hòa nhiệt độ với 13 tủ điều hòa nhiệt độ 50.000 BTU và 20 máy điều hòa nhiệt độ 18.000 BTU.

Hệ thống máy tính: Trung tâm hiện có 17 máy chủ, 140 máy trạm phục vụ công tác nghiệp vụ của cán bộ, tra cứu của sinh viên và tại phòng đọc điện tử.

Hệ thống máy in, máy photo được bố trí tại tất cả các phòng nghiệp vụ và phòng đọc nhằm phục vụ công tác nghiệp vụ và nhu cầu cảu bạn đọc.

Hệ thống an ninh: Tất cả các phòng của Trung tâm đều được lắp đặt camera phục vụ quản lý bạn đọc. Với 30 camera có khả năng lưu trữ hình ảnh, được lắp đặt khoa học.

Tại các phòng đọc mở tại tầng 5 và 6 đều được bố trí hệ thống cổng an ninh kép RFID nhằm kiểm soát tài liệu, kiểm soát bạn đọc ra vào phòng đọc.

Hệ thống máy quét, máy đọc mã vạch tại các phòng nghiệp vu, phòng mượn và các phòng đọc.

Trung tâm hiện nay đang sử dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp Ilib 4.0 của công ty CMC. Phần mềm được ứng dụng trong hầu hết các hoạt động nghiệp vụ, công tác phục vụ người dùng tin, giúp ích rất nhiều cho Trung tâm trong việc tự động hóa các hoạt động thông tin – thư viện. Phần mềm gồm 8 module nhưng hiện Trung tâm chỉ sử dụng một số module như: Biên mục bổ sung, mượn trả, thống kê lượt bạn đọc, quản trị hệ thống…

Trung tâm hiện cũng sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu số Dlib nhằm giúp quản lý và khai thác nguồn tài liệu số của mình.

1.3.1.5. Nguồn lực thông tin của Trung tâm

Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Giao Thông Vận tải đã không ngừng xây dựng và phát triển được một nguồn lực tài nguyên thông tin lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng tin trong trường. Vốn tài liệu của Trung


tâm rất phong phú thuộc tất cả các ngành đào tạo và nghiên cứu của trường hiện nay.

Bao gồm tất cả các loại tài liệu được xuất bản, in ấn, photo trên giấy theo phương pháp in ấn truyền thống như: sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn…Cụ thể như sau:

Sách giáo trình: 3495 đầu = 84.484 bản Sách tham khảo: 15.243 đầu = 48.857 bản Tài liệu tra cứu: 3050 đầu = 3421 bản Tạp chí: 893 đầu = 3120 bản

Bài giảng: 162 đầu = 324 bản Luận văn luận án: Trên 2300 bản

Nghiên cứu khoa học: 426 đầu = 426 bản Báo - tạp chí: gần 200 đầu

+ Báo, tạp chí Tiếng Việt: 77 đầu

+ Tạp chí ngoại văn: 20 đầu

+ Tạp chí đóng quyển: 4191 cuốn

Tài liệu hiện đại:


CSDL thư mục gồm: Tổng số hơn 18962 biểu ghi trong đó:


+ CSDL sách: 14943 biểu ghi


+ CSDL báo, tạp chí đóng quyển: 1933 biểu ghi


+ CSDL luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học: gần 2450 biểu ghi


+ CSDL sách lưu chiểu: 732 biểu ghi


CSDL toàn văn gồm:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023