Các Điều Kiện Để Xây Dựng Văn Hóa Nhà Trường Ở Trường Trung Học Phổ Thông


Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả. Mọi hoạt động khi thực hiện phải đảm bảo phù hợp với năng lực của các đối tượng. Nghĩa là khi được phân công nhiệm vụ thì người quản lý phải hiểu rõ được khả năng hoàn thành nhiệm vụ và mức độ đạt hiệu quả của cá nhân hay tổ chức khi được giao nhiệm vụ đó.

Trên đây là những nguyên tắc khi thực hiện công tác quản lý chỉ đạo thực hiện. Để đảm bảo nguyên tắc này có hiệu quả trong việc điều khiển quá trình thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường cần đảm bảo các nội dung cụ thể dưới đây:

Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể; công đoàn, đoàn thanh niên phối hợp với các tổ chuyên môn xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong môi trường sư phạm. Tổ chức lấy ý kiến tham gia đóng góp, điều chỉnh bổ sung của toàn thể tập thể cán bộ công nhân viên về các tiêu chuẩn, tiêu chí của bộ quy tắc này, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu cũng như điều chỉnh cách thức ứng xử của mọi thành viên trong toàn trường.

Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy tắc ứng xử đã được thông qua tập thể giáo viên, nhằm đưa bộ quy tắc vào đời sống sinh hoạt trong môi trường sư phạm. Nhằm củng cố và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với trò phù hợp với các quy chuẩn đạo đức “Tôn sư trọng đạo” và “Kính trên nhường dưới”.

Phối hợp với các cơ quan chức năng và hội cha mẹ học sinh truyên tuyền giáo dục đạo đức lối sống lành mạnh cho học sinh. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề có sự tham gia của các bên liên quan nhằm gắn liền giáo dục nhà trường với giáo dục đoàn thể của xã hội.

Như vậy, có thể nhận thấy những tiêu chí cơ bản để đánh giá chức năng chỉ đạo của nhà quản lí trong xây dựng văn hóa nhà trường gồm:

- Lãnh đạo có điều hành công tác xây dựng văn hóa nhà trường.

- Lãnh đạo có đưa nội dung văn hóa nhà trường vào nhiệm vụ phải thực hiện của cá nhân.

- Lãnh đạo có sự động viên kịp thời trong xây dựng văn hóa nhà trường.

- Lãnh đạo có các giải pháp để giám sát, điều chỉnh tiến trình công việc.

d. Kiểm tra thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông.

Kiểm tra là chức năng cuối cùng của hoạt động quản lý. Đây là khâu đánh giá


lại toàn bộ hoạt động, xem xét mục tiêu của hoạt động có phù hợp với mục tiêu ban đầu đề ra hay không.

Trong hoạt động kiểm tra thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường hiệu trưởng cần thực hiện các nội dung kiểm tra sau đây:

- Xây dựng nội dung và các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp nội dung thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng văn hóa nhà trường.

- Lựa chọn hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp nội dung xây dựng văn hóa nhà trường.

- Thường xuyên đánh giá văn hóa nhà trường và thiết lập các chuẩn mực mới, giá trị mới; đặc biệt là các giá trị học tập không ngừng và thay đổi thường xuyên.

- Đo đạc, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức, bộ phận, cá nhân trên cơ sở các tiêu chuẩn đã xây dựng (việc đánh giá theo các đợt thi đua, học kỳ và năm học)

- Lựa chọn, phân công lực lượng kiểm tra, đánh giá cụ thể theo các chức năng, nhiệm vụ đã được phân công.

- Phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn, tiêu chí của văn hóa nhà trường đã xây dựng.

- Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cần thay

đổi.

- Đưa ra các quyết định phát huy mặt tốt, điều chỉnh mặt chưa tốt, uốn nắn sai

sót và xử lý sai phạm.

1.3.5. Các điều kiện để xây dựng văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông‌

Hiệu trưởng phải xác định, nhận dạng được các giá trị cốt lõi thuộc các định chế văn hóa bền vững của dân tộc và thời đại mà nhà trường mong muốn định hướng cho tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh thực hiện. Đây là nền tảng cho mọi kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường. Ngoài ra người hiệu trưởng phải định hình được các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Các điều kiện bắt nguồn từ chủ quan, thuộc các nguồn lực của nhà trường hay các yếu tố từ khách quan thuộc môi trường xã hội đưa đến.


Các điều kiện chủ quan trong xây dựng văn hóa nhà trường bao gồm: các giá trị về chuẩn mực đạo đức, thương hiệu, uy tín của nhà trường đã xây dựng trong quá khứ; đội ngũ cán bộ công nhân viên, giáo viên, học sinh trong toàn trường; không gian, cơ sở vật chất, môi trường hoạt động trong khuôn viên nhà trường. Đây là những điều kiện quyết định đến công tác xây dựng môi trường văn hóa nhà trường. Tùy vào từng nhiệm vụ cụ thể mỗi nhân tố sẽ đóng góp nhất định vào văn hóa nhà trường.

Vai trò và sứ mệnh cùng tầm nhìn chiến lược của hiệu trưởng và tập thể giáo viên công nhân viên trong toàn trường là kế hoạch chính trong việc xây dựng văn hóa nhà trường. Căn cứ vào những yếu tố trên mà các bộ phận có liên quan xây dựng những giá trị cần lưu giữ và những giá trị, chuẩn mực cần vươn tới để đạt được trong tương lai.

Các điều kiện khách quan ảnh hưởng đến công tác xây dựng văn hóa nhà trường bao gồm: môi trường văn hóa địa phương, các mối quan hệ của nhà trường với các tổ chức chính trị đoàn thể trên địa bàn; mối quan hệ giữa nhà trường với các tổ chức khác; mối quan hệ giữa nhà trường với phụ huynh học sinh. Đây là những điều kiện đóng góp không nhỏ đến công tác xây dựng môi trường văn hóa của nhà trường. Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ của từng giai đoạn, mà hiệu trưởng nhà trường quyết định tập trung ưu tiên vào mối quan hệ nào nhất đảm bảo cho nhiệm vụ của giai đoạn đó đạt được kết quả cao nhất.

1.3.6. Vai trò của người CBQL, GV, NV, HS trong việc xây dựng môi trường văn hóa‌

1.3.6.1. Vai trò của người cán bộ quản lý trong việc xây dựng môi trường văn hóa

- Có tầm nhìn rõ ràng về những gì được thực hiện trong tương lai.

- Quản lý tốt các thông tin của tập thể, cá nhân.

- Quản lý tốt môi trường sư phạm.

- Coi trọng ý tưởng của giáo viên.

- Tin tưởng vào quyết định chuyên môn của giáo viên.

- Tạo thuận lợi cho giáo viên làm việc cùng nhau.

- Chấp nhận những rủi ro.


- Ủng hộ việc đổi mới trong giảng dạy.

- Thúc đẩy sự cạnh tranh để cá nhân thực hiện công việc ở cấp độ cao hơn.

- Hướng dẫn cấp dưới kỹ năng làm việc để đạt được kết quả cao hơn.

- Thường xuyên phản hồi với giáo viên, nhân viên về việc họ đang làm.

- Thúc đẩy sự cải thiện khi có thông tin tiêu cực chứ không phải tức giận.

- Thường xuyên tổ chức các nghi lễ truyền thống của trường.

Nói tóm lại, Hiệu trưởng có vai trò quyết định sự phát triển văn hóa nhà trường, là người lãnh đạo để lập ra văn hóa nhà trường, có vai trò quan trọng trong việc hình thành các chuẩn mực, các giá trị cốt lõi, niềm tin của nhà trường.

1.3.6.2. Vai trò của người giáo viên, nhân viên trong quá trình xây dựng văn hóa nhà trường

- Tham gia vào quá trình ra quyết định công việc chuyên môn.

- Được thông báo về các vấn đề hiện tại trong nhà trường.

- Được khen thưởng khi có thành tích trong công việc.

- Được khuyến khích chia sẻ ý tưởng.

- Luôn cải thiện quá trình làm việc để đạt được hiệu quả mong muốn.

- Làm chủ công việc của mình liên quan đến sự phát triển của nhà trường.

- Luôn cảm thấy thoải mái tự tin trong thực hiện nhiệm vụ.

- Cảm thấy có đóng góp vào thành công của nhà trường.

1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT‌

1.4.1. Những thuận lợi trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT‌

Các cơ quan ban ngành có liên quan đều có những hướng dẫn, định hướng về xây dựng văn hóa trong các đơn vị là các cơ sở pháp lý để các trường nghiên cứu thực hiện.

Các giá trị văn hóa của nhân loại, các giá trị truyền thống của xã hội và bề dày truyền thống của các trường về những chuẩn mực mà các thế hệ đi trước để lại là nền tảng để các nhà trường tiếp tục phát triển.

Các nhà lãnh đạo nhà trường đều mong muốn xây dựng một môi trường văn hóa tốt, phong phú các đặc điểm để hỗ trợ các hoạt động giáo dục diễn ra trong toàn


trường.

Đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường nhiệt tình tham gia hưởng ứng các phong trào làm lạnh mạnh và phong phú môi trường sư phạm.

Đối tượng học sinh năng động, sôi nổi đóng góp sức lực vào các hoạt động của nhà trường với tinh thần và nhiệt huyết của tuổi trẻ.

1.4.2. Những khó khăn trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông‌

Văn hóa nhà trường còn là nội dung mới đối với nhà trường THPT, do đó nguồn kinh phí chi cho xây dựng và hoạt động củng cố duy trì văn hóa nhà trường không được cấp một cách chính thức. Để hoạt động được lãnh đạo nhà trường phải linh động từ nhiều nguồn thu khác.

Chương trình giảng dạy quá nặng nên chỉ trú trọng vào việc dạy – học, GV – HS phải tham gia nhiều kỳ thi học sinh giỏi các cấp, nhận thức của một phần cha mẹ học sinh xem việc học là quan trọng nhất, nhu cầu thưởng thức các giá trị nghệ thuật chất lượng cao trong thời đại công nghệ 4.0 của nhân viên, giáo viên và học sinh trong toàn trường cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động nghệ thuật mang tính truyền thống để xây dựng văn hóa mà nhà trường tổ chức.


Tiểu kết chương 1‌

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người nói chung, của học sinh THPT nói riêng. Văn hóa thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội, nhất là Học sinh THPT có văn hóa sẽ thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, với gia đình và đất nước.

Văn hóa nhà trường có vai trò rất quan trọng, nó bao trùm lên hầu hết các hoạt động của nhà trường, văn hóa nhà trường góp phần trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Văn hóa nhà trường tập trung nhiều đến các giá trị cốt lõi cần thiết cho hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Nó liên quan đến các chủ thể trong và ngoài nhà trường, từ BGH đến CB, GV, NV và HS, đến phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội, đến mọi khía cạnh của nhà trường.

Xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh, hướng tới sự phát triển bền vững, thực chất là xây dựng nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong mọi hoạt động của các thành viện trong nhà trường, xây dựng nên các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy - trò, giữa trò

- trò, giữa thầy - thầy theo các chuẩn mực tích cực, tiến bộ chung của xã hội và những quy định riêng của ngành giáo dục. Mỗi nhà trường muốn phát triển tất yếu cần phải có một nền văn hóa tích cực.

Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường cho học sinh THPT là hoạt động có mục đích, có tổ chức của các chủ thể quản lý giáo dục trong nhà trường, nhằm tổ chức, điều khiển quá trình xây dựng VHNT diễn ra theo một chương trình, kế hoạch thống nhất, phù hợp với tính chất, đặc điểm của nhà trường THPT, mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường về bản chất là quá trình tổ chức việc hình thành ở các chủ thể một hệ thống những hiểu biết, những kỹ năng và thái độ đối với văn hóa nhà trường và việc xây dựng văn hóa nhà trường. Điều này đặt ra nhiệm vụ trọng tâm đối với mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Điều cụ thể đầu tiên là cán bộ quản lý cần phải nhìn nhận lại thực trạng văn hóa của nhà trường mình để từ đó lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường mang giá trị đặc trưng phù hợp với nhà trường mình, phù hợp với sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã


hội của đất nước, địa phương và đáp ứng tốt cho sự phát triển nhà trường, sự phát triển của xã hội.

Có nhiều yếu tố cơ bản tác động tới xây dựng VHNT cho học sinh THPT như: chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên; cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật; đặc điểm tâm - sinh lý và ý thức tự giáo dục của học sinh,… . Các nội dung xây dựng VHNT và các yếu tố tác động tới xây dựng VHNT cho học sinh THPT là những vấn đề lý luận quan trọng, làm cơ sở để tác giả tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng VHNT ở các trường THPT trên địa bàn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.


Chương 2‌

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THPT TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Khái quát về các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh‌

2.1.1. Mục tiêu phát triển của các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh‌

Các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại đáp ứng tốt cho công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh có khả năng nghiên cứu khoa học, đạt kết quả cao trong học tập, bồi dưỡng thành những người có tinh thần tự học, sáng tạo, có lòng yêu nước, yêu quê hương; Xây dựng nhà trường phát triển toàn diện, hướng tới mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại. (Nguồn do văn phòng các nhà trường cung cấp - tháng 7/2018)

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của các trường THPT quận Bình Thạnh, TP. HCM‌

a. Về đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý

Bảng 2.1. Quy mô đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh‌


Năm học

Hoàng Hoa

Thám

Gia

Định

Võ Thị

Sáu

Trần Văn

Giàu

Phan

Đăng Lưu

Thanh

Đa

GV

QL

GV

QL

GV

QL

GV

QL

GV

QL

GV

QL

2013-2014

102

3

119

4

144

4

86

3

101

3

70

3

2014-2015

106

3

121

4

147

4

95

3

104

3

70

3

2015-2016

109

3

127

4

141

4

96

3

104

3

70

3

2016-2017

119

3

133

4

141

4

102

3

101

3

77

3

2017-2018

122

3

138

3

132

4

104

3

104

4

73

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh - 6

(Số liệu do văn phòng các nhà trường cung cấp - tháng 7/2018)

Trong tổng số 693 cán bộ, giáo viên THPT trên địa bàn quận Bình Thạnh, có 113 trình độ thạc sỹ (16,30%); 580 trình độ đại học (83,69%); không có trình độ cao đẳng và trung cấp, hiện tại trong số đó có 17 giáo viên tiếp tục đi học nghiên cứu sinh và thạc sỹ. Trong số 113 CBQL và giáo viên có trình độ thạc sỹ, đội ngũ giáo

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí