Thực Trạng Xây Dựng Văn Hóa Nhà Trường Ở Các Trường Thpt Tại Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh


phân loại ý và là cơ sở để làm rỏ thêm kết quả khảo sát bằng bảng hỏi. Một số nội dung sẽ được trích dẫn nguyên văn trong những trường hợp cần thiết.

2.3. Thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Mức độ quan tâm của CB, GV, NV và HS ở các trường THPT tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa nhà trường Bảng 2.6. Kết quả mức độ nhận thức của CB, GV, NV và HS về việc xây dựng VHNT‌‌‌


STT


Nội dung tiêu chí

Mức độ quan tâm (%)


ĐTB


ĐLC

5

4

3

2

1

TS

(%)

TS

(%)

TS

(%)

TS

(%)

TS

(%)

1

Cán bộ quản lý, giáo

viên, nhân viên (252)

210

(83,3)

41

(16,3)

1

(0,04)

0

0

4,83

0,39

2

Học sinh (480)

228

(47,5)

203

(42,3)

39

(8,1)

5

(1,0)

5

(1,0)

4,34

0,76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh - 8

Ghi chú: 5=Rất quan trọng, 4=Quan trọng, 3=Phân vân, 2=Không quan trọng, 1=Rất không quan trọng. TS=Tần số, %=Tỉ lệ phần trăm. ĐTB= Điểm trung bình. ĐLC= Độ lệch chuẩn.

Kết quả thể hiện Bảng 2.6, mức độ quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa nhà trường của CB, GV, NV và HS có ĐTB cộng 4,6, đạt mức độ 5 "Rất quan trọng". Cụ thể mức độ 5 "Rất quan trọng" chiếm 83,3% của (CB, GV, NV) và 47,5% của (HS); mức độ 4 "Quan trọng" chiếm 16,3% của (CB, GV, NV) và 42,3% của (HS). Điều này cho thấy, trong nhận thức của hầu hết CB, GV, NV và HS việc xây dựng văn hóa nhà trường là rất quan trọng. Đây là điểm mạnh, tích cực trong nhận thức của CB, GV, NV và HS về văn hóa nhà trường, điều này đòi hỏi lãnh đạo trường cần quan tâm nhiều hơn nữa về VHNT, từ đó xây dựng nội dung, chương trình và biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục văn hóa nhà trường phù hợp để nâng cao hơn nữa nhận thức cho CB, GV, VN và HS về văn hóa nhà trường trong thời gian tới.


Với học sinh, quan sát Bảng 2.6 ta thấy ở mức độ 1-2-3 chiếm 10,1% HS chưa quan tâm đến xây dựng văn hóa nhà trường. Điều này cho thấy, trong nhận thức của một bộ phận HS chưa xác định được văn hóa nhà trường là gì. Những hình ảnh văn hóa nhà trường ở phần nổi có thể dễ dàng nhận ra và có tác động trực tiếp đến học sinh thì học sinh có thể nghĩ rằng đó là những điều hiển nhiên phải có trong nhà trường. Còn những yếu tố thuộc phần chìm của văn hóa nhà trường thì học sinh khó nhận biết. Do vậy, nhà trường cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho HS về văn hóa nhà trường và xây dựng văn hóa nhà trường nhất là các giá trị thuộc phần chìm, đồng thời khuyến khích, động viên HS tham gia vào công tác xây dựng văn hóa nhà trường trong thời gian tới thông qua các hoạt động dạy – học, các hoạt động giáo dục của nhà trường.

2.3.2. Xây dựng môi trường văn hóa nhà trường, lớp học‌

Thực trạng xây dựng môi trường văn hóa nhà trường, lớp học là một phần của bề nổi trong văn hóa nhà trường. Tác giả chỉ tập trung khảo sát không gia lớp học, việc bố trí các phòng học, phòng chức năng, diện tích khuôn viên, vệ sinh trường lớp và không tiến hành khảo sát các bề nổi khác như đồng phục, logo, bảng hiệu…

Bảng 2.7. Kết quả môi trường văn hóa nhà trường, lớp học‌



STT


Nội dung tiêu chí

Mức độ hài lòng

Đối tượng

ĐTB

ĐLC

Xếp

bậc

1

Nhà trường xanh – sạch – đẹp,

thoải mái.

CB, GV, NV

3,42

0,70

2

HS

3,19

0,78

6

2


Lớp học gọn gàng ngăn nắp.

CB, GV, NV

3,24

0,74

4

HS

3,20

0,86

5

3

Các phòng óc được bố trí phù hợp.

CB, GV, NV

3,23

0,74

5

HS

3,25

0,92

3

4

Cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm

bảo cho hoạt động dạy và học.

CB, GV, NV

3,14

0,84

6

HS

3,21

0,94

4



STT


Nội dung tiêu chí

Mức độ hài lòng

Đối tượng

ĐTB

ĐLC

Xếp

bậc

5

Không gian nhà trường rộng rãi.

CB, GV, NV

3,45

0,67

1

HS

3,43

0,74

1

6

Khuôn viên nhà trường an toàn

CB, GV, NV

3,40

0,62

3

HS

3,34

0,79

2

Tổng

CB, GV, NV

3,31

0,50


HS

3,27

0,48


Ghi chú: 5=Rất hài lòng, 4=Hài lòng, 3=Phân vân, 2=Không hài lòng, 1=Rất không hài lòng. TS=Tần số, %=Tỉ lệ phần trăm. ĐTB= Điểm trung bình. ĐLC= Độ lệch chuẩn.

Kết quả khảo sát Bảng 2.7 ta thấy, môi trường VHNT, lớp học được hầu hết CB, GV, NV và HS nhận định ở mức khá, ĐTB cộng của nhóm tiêu chí này đạt 3,29 nằm ở mức độ 3 thể hiện qua các nội dung như: chỉ có tiêu chí 5“Không gian nhà trường rộng rãi” được đánh giá cao nhất ĐTB đạt 3,45 (CB, GV, NV); 3,43 (HS) xếp bậc 1 trong bảng, nằm ở mức 4 theo qui ước. Tiêu chí 1“Nhà trường xanh - sạch

- đẹp, thoải mái” có ĐTB là 3,42 (CB, GV, NV) xếp thứ 2 - nằm ở mức 4 theo qui ước. Nhưng đối với học sinh lại có ĐTB là 3,19- xếp bậc 6 là bậc thấp nhất trong bảng. Qua đây cho thấy việc giữ gìn vệ sinh môi trường để tạo sự thoải mái trong học sinh chưa hiệu quả. Tiêu chí 6 “Khuôn viên nhà trường an toàn” được đánh giá ĐTB đạt 3,4 (CB, GV, NV) - xếp bậc 3; ĐTB 3,34 (HS) - xếp bậc 2 trong bảng, nằm ở mức 3 theo qui ước điều này mức độ an toàn trong trường học khá tốt. Tiêu chí 2 “Lớp học gọn gàng ngăn nắp” được đánh giá ĐTB đạt 3,24 (CB, GV, NV) - xếp bậc 4; ĐTB 3,2 (HS) - xếp bậc 5 trong bảng, nằm ở mức 3 theo qui ước. Từ kết quả cho thấy, khi có giáo viên trong lớp thì sự gọn gàng ngăn nắp của học sinh tốt hơn khi không có thầy cô. Vì vậy, thầy cô cần giáo dục cho học sinh ý thức tự giác cao hơn. Tiêu chí 3“Các phòng óc được bố trí phù hợp” được đánh giá ĐTB đạt 3,23 (CB, GV, NV) - xếp bậc 5; ĐTB 3,25 (HS) - xếp bậc 3 trong bảng, nằm ở mức 3 theo qui


ước. Điều này cho thấy, việc bố trí các phòng phục vụ cho học sinh khá hợp lý, nhưng đối với thầy cô thì sự hài lòng chưa cao. Vì vậy nhà trường cần xem lại việc bố trí các phòng chức năng phục vụ cho công tác của giáo viên, nhân viên cho hợp lý hơn. Tiêu chí 4“Cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động dạy và học” được đánh giá ĐTB đạt 3,14 (CB, GV, NV) - xếp bậc 6 là bậc thấp nhất; ĐTB 3,21 (HS) - xếp bậc 4 trong bảng, nằm ở mức 3 theo qui ước. Qua phân tích, ta thấy giáo viên hài lòng không cao về sự đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học.

Nói tóm lại, các tiêu chí lớp học gọn gàng, ngăn nắp, phòng óc bố trí hợp lý, sạch sẽ là nội dung còn hạn chế do công tác quản lý của nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến việc bố trí các phòng óc hợp lý và việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Thầy cô chưa thường xuyên, sát sao dẫn đến HS chưa ý thức tốt về giữ gìn vệ sinh. Vì vậy, trong thời gian tới, Lãnh đạo nhà trường cần đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sắp xếp lại các phòng óc cho hợp lý, quan tâm sát sao hơn nữa về công tác vệ sinh lớp học; đồng thời giao trách nhiệm này cho từng bộ phận cụ thể để tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát đối với công tác này, góp phần tích cực trong việc xây dựng cảnh quan, khuôn viên nhà trường, lớp học xanh – sạch – đẹp tạo diện mạo mới cho bề nổi của VHNT.

2.3.3. Xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường‌

VHNT được thể hiện ở môi trường nhà trường, đặc biệt là trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường. Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường với VHNT có mối quan hệ biện chứng. Nếu các thành viên trong nhà trường có mối quan hệ tốt đẹp, tích cực sẽ tạo ra bầu không khí tâm lý nhà trường thân thiện, cởi mở từ đó tác động tích cực đến nhận thức, thái độ, hành vi của mỗi thành viên, tạo ra môi trường VH tích cực trong các hoạt động của nhà trường. Môi trường VHNT tích cực lại trở thành động lực củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường trở nên tốt đẹp hơn, tạo ra được môi trường làm việc – học tập thân thiện, tích cực.

a. Mối quan hệ giữa GV với GV

Quan hệ giữa GV với GV trong nhà trường, là một trong những mối quan hệ hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường, là một trong các chỉ số cơ


bản để đánh giá văn hóa nhà trường, tạo dựng văn hóa nhà trường, cùng nhau hướng tới sự phát triển toàn diện nhà trường.

Bảng 2.8. Kết quả mối quan hệ giữa GV với GV‌



STT


Nội dung tiêu chí

Mức độ hài lòng

Đối tượng

ĐTB

ĐLC

Xếp

bậc


1


Các thành viên ứng xử nhân văn.

CB, GV,

NV

3,18

0,74

1

HS

3,00

0,89

2


2

Các thành viên hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

CB, GV,

NV

3,13

0,72

2

HS

3,03

0,86

1


3


Các thành viên đối xử công bằng

CB, GV,

NV

3,10

0,79

3

HS

2,95

0,94

3


Tổng

CB, GV,

NV

3,14

0,63


HS

2,99

0,68


Kết quả khảo sát ở Bảng 2.8 ta thấy, hầu hết CB, GV, NV và HS đều đánh giá sự ứng xử, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau và đối xử công bằng trong quan hệ giữa GV với GV ở mức khá, ĐTB cộng của nhóm tiêu chí này đạt 3,1-đạt mức độ 3 “Khá” theo điểm qui ước. Trong đó, tiêu chí 1 “Các thành viên ứng xử nhân văn” có ĐTB 3,18 (CB, GV, NV) - xếp bậc 1 và ĐTB 3,0(HS) -xếp bậc 2; Tiêu chí 2 “Các thành viên hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc” có ĐTB 3,13 (CB, GV, NV) - xếp bậc 2 và ĐTB 3,03 (HS) - xếp bậc 1; Tiêu chí 3 “Các thành viên đối xử công bằng” có ĐTB 3,1 (CB, GV, NV) và ĐTB 2,99 (HS)- đều xếp bậc thấp nhất trong bảng. Điều này cho thấy sự công bằng trong các hoạt động của nhà trường qua nhận định từ thầy cô đến học sinh đều chưa tốt nhất. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo tổ chuyên môn, lãnh đạo các đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cần nghiên cứu tổ chức nhiều hoạt động mang tính chất đồng đội để thầy cô, nhân viên, học sinh có cơ


hội chia sẻ, trao đổi giúp đỡ lẫn nhau nhằm phát huy đến mức tốt nhất mối quan hệ giữa giáo viên với giáo viên. Đồng thời trong quá trình phân công, đánh giá nhiệm vụ cần lưu ý đến sự công bằng giữa các thành viên trong nhà trường.

b. Mối quan hệ giữa GV với HS

Bảng 2.9. Kết quả mối quan hệ giữa GV với HS‌



STT


Nội dung tiêu chí

Mức độ hài lòng

Đối tượng

ĐTB

ĐLC

Xếp bậc

1

Giáo viên đối xử với học sinh bằng

sự tôn trọng.

CB,GV,NV

3,19

0,74

3

HS

3,22

0,87

1

2

Giáo viên quan tâm muốn giúp đỡ

học sinh.

CB,GV,NV

3,26

0,71

1

HS

3,18

0,84

3

3

Giáo viên thân thiện với học sinh.

CB,GV,NV

3,23

0,71

2

HS

3,22

0,88

1

4

Giáo viên tin tưởng học sinh.

CB,GV,NV

3,10

0,80

4

HS

2,96

0,94

4

Tổng

CB,GV,NV

3,20

0,62


HS

3,15

0,67


Quan hệ giữa GV với HS là nội dung quan trọng góp phần trong việc nâng cao chất lượng GD toàn diện, cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá VHNT. Kết quả khảo sát ở Bảng 2.9 cho thấy, nội dung này được các chủ thể đánh giá ở mức khá, ĐTB cộng của nội dung này đạt 3,17 - ĐLC: 0,65 đạt mức độ 3 “Khá”. Cụ thể tiêu chí 2 và 3 đều được đánh giá cao đó là “Giáo viên quan tâm muốn giúp đỡ học sinh”,“Giáo viên thân thiện với học sinh” có ĐTB là 3,26 và 3,23 (CBQL,GV); 3,18 và 3,22 (HS) đều cao hơn ĐTB cộng. Kết quả này cho thấy mối quan hệ giữa GV và HS của nhà trường hiện đang ở trạng thái khá, cần tiếp tục bồi đắp mối quan hệ này để phát triển ở mức cao hơn.

Tiêu chí 1 “Giáo viên đối xử với học sinh bằng sự tôn trọng”có ĐTB 3,19 (CB, GV, NV) xếp bậc 3 và ĐTB 3,22 (HS) - xếp bậc 1. Điều này cho thấy, thầy cô đối xử với học sinh bằng sự tôn trong chưa cao hoặc chưa đồng đều trong đội ngũ giáo viên.


Tiêu chí 4 “Giáo viên tin tưởng học sinh” xếp hạng thấp nhất trong 4 tiêu chí điều này cho thấy sự tin tưởng của giáo viên đối với học sinh còn thấp. Đồng thời, học sinh cần nỗ lực nhiều để tạo niềm tin ở thầy cô và thầy cô phải tạo nhiều cơ hội, điều kiện để học sinh thể hiện nhiều kỹ năng và năng lực bản thân. Vì vậy trong mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh, nhà trường cần quan tâm chỉ đạo thầy cô cần thể hiện rõ hơn sự tôn trọng và tin tưởng học sinh trong mọi hoạt động giáo dục.

b. Mối quan hệ giữa HS với HS

“Bạo lực học đường”, sự xuống cấp về đạo đức ở một bộ phận không nhỏ trong học sinh – sinh viên đang là vấn đề thời sự, gây bức xúc trong nhà trường, xã hội hiện nay; xây dựng văn hóa nhà trường có thể xem đây là khâu đột phá, là một trong những giải pháp quan trọng để hạn chế, khắc phục sự xuống cấp về đạo đức trong môi trường giáo dục hiện nay.

Bảng 2.10. Kết quả mối quan hệ giữa HS với HS‌



STT


Nội dung tiêu chí

Mức độ hài lòng

Đối tượng

ĐTB

ĐLC

Xếp bậc

1

Học sinh đối xử với nhau một

cách tôn trọng.

CB, GV, NV

2,98

0,82

4

HS

3,00

1,04

1

2

Học sinh giúp đỡ lẫn nhau ngay

cả khi họ không phải là bạn.

CB, GV, NV

3,04

0,88

1

HS

2,97

1,08

2

3

Học sinh thuộc các nhóm khác

nhau thân thiện.

CB, GV, NV

3,00

0,91

2

HS

2,94

1,07

3

4

Học sinh tin tưởng lẫn nhau

CB, GV, NV

2,99

0,90

3

HS

2,93

1,05

4

Tổng

CB, GV, NV

3,00

0,76


HS

2,96

0,78


Vấn đề hành xử, vi phạm đạo đức ở học sinh hiện nay đang là vấn đề gây lo lắng cho các bậc cha mẹ, sự quan tâm của các nhà trường; Mối quan hệ giữa học sinh với học sinh cũng là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá văn hóa nhà trường. Qua Bảng kết quả 2.10 cho thấy, quan hệ giữa HS với HS ở trường được hầu hết các chủ thể đánh giá ở mức khá, ĐTB cộng là 2,98 - ĐLC: 0,77 - đạt mức độ 3“Khá”, mối quan hệ giữa HS với HS hiện đang ở trong trang thái tích cực và cụ thể như sau:


Tiêu chí 2 “Học sinh giúp đỡ lẫn nhau ngay cả khi họ không phải là bạn”có ĐTB 3,04 (CB, GV, NV) xếp bậc 1 và ĐTB 2,97 (HS) - xếp bậc 2; tiêu chí 3 “Học sinh thuộc các nhóm khác nhau thân thiện”có ĐTB 3,0 (CB, GV, NV) xếp bậc 2 và ĐTB 2,94 (HS) - xếp bậc 3 đã cho thấy HS giúp đỡ nhau tự nguyện và hòa đồng rất tốt cho dù chưa phải là bạn.

Tiêu chí 1 “Học sinh đối xử với nhau một cách tôn trọng” có ĐTB 2,98 (CB, GV, NV) xếp bậc 4 và ĐTB 3,0 (HS) - xếp bậc 1; tiêu chí 4 “Học sinh tin tưởng lẫn nhau” có ĐTB 2,99 (CB, GV, NV) xếp bậc 3 và ĐTB 2,93 (HS) - xếp bậc 4 đã cho thấy sự tôn trọng lẫn nhau giữa học sinh với học sinh chưa tốt và sự tin tưởng nhau cũng còn hạn chế. Vì vậy, nhà trường cần tiếp tục bồi dưỡng để phát triển tốt hơn mối quan hệ giữa học sinh với học sinh thông qua các hoạt động GD như sinh hoạt ở các câu lạc bộ học thuật và kỹ năng của nhà trường; các tiết học ngoài nhà trường, các tiết sinh hoạt chủ nhiệm ngoài không gian lớp học, các tiết học kỹ năng sống, xây dựng thói quen giao tiếp, ứng xử văn hóa trong học sinh, giúp HS biết giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện, nhất là các hoạt động gắn kết giữa các khối và các lớp khác nhau. Khi xây dựng tốt mối quan hệ giữa học sinh với học sinh sẽ hạn chế được “bạo lực học đường” và việc vi phạm về đạo đức ở một số học sinh; xây dựng văn hóa nhà trường có thể xem đây là khâu đột phá, là một trong những giải pháp quan trọng để hạn chế, khắc phục sự xuống cấp về đạo đức trong môi trường giáo dục hiện nay.

Qua Bảng tổng hợp kết quả (2.8; 2.9 và 2.10) cho thấy mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường ở các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá ở mức độ khá; tất cả các chủ thể đều đề cao sự tôn trọng; giao tiếp ứng xử văn hóa; sự quan tâm, chia sẻ, thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường. Đây là các ngầm định nền tảng của văn hóa nhà trường mà ở bất cứ nhà trường nào cũng cần phải tôn trọng giữ gìn, bồi dưỡng để phát triển, tạo sự lan tỏa tích cực trong mỗi thành viên trong nhà trường, gia đình và xã hội. Trong mỗi nhà trường, khi mối quan hệ giữa các thành viên thiếu đi những giá trị văn hóa này thì không thể tạo nên được văn hóa nhà trường, không tạo ra được những giá trị văn hóa cốt lõi cho sự phát triển bền vững của nhà trường.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí